VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH THỊ KIM HUỆ
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN
KINH DOANH THƢƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành
: Luật kinh tế
Mã số
: 60.38.01.07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2017
Cụng trỡnh c hon thnh ti
HC VIN KHOA HC X HI
Ngi hng dn khoa hc: TS. TRN MINH C
Phn bin 1:
Phn bin 2:
Luận vn sẽ đợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận vn
thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội............ giờ.............
ngày............ tháng ............. năm..............
Cú th tỡm hiu lun vn ti:
- Th- viện Học viện Khoa học xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tình cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh
quá trình cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia,
công cuộc cải cách tư pháp đã và đang đặt ra một loạt vấn đề lý
luận và thực tiễn cần được giải quyết một cách hợp lý và thoả đáng,
trong đó có vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nói
chung cũng như tạo lập khuôn khổ pháp lý điều chỉnh pháp luật bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các chủ thể kinh
doanh. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt khi
nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, các quan hệ
KDTM ngày càng đa dạng, phong phú. Tương ứng với sự đa dạng
phong phú của các quan hệ này, các vụ án KDTM ngày càng tăng
lên nhanh chóng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu lực
và hiệu quả hoạt động xét xử của Toà án đối với việc giải quyết các
vụ án KDTM. Đây là một trong số những nội dung cơ bản, quan
trọng trong việc cải cách và trên nền tảng đó, hoàn thiện cơ chế bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và hội
nhập quốc tế.
Đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ án KDTM của cá nhân, tổ
chức trong nền kinh tế thực tiễn đã hình thành nhiều phương thức
giải quyết như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục Trọng
tài, giải quyết theo thủ tục tư pháp. Tại Đà Nẵng, hều hết các đương
sự thường lựa chọn hình thức giải quyết các vụ án KDTM bằng Toà
án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và
lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng,
hoà giải. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà
1
án vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đó là: thủ tục phức tạp, rườm
rà hay thời gian giải quyết kéo dài, việc bảo mật thông tin không
được đảm bảo, các quy định của pháp luật chưa phù hợp, dẫn đến
việc áp dụng không đạt được tính thuyết phục; hướng dẫn của ngành
không thống nhất, quan điểm giải quyết không thống nhất giữa các
cấp giải quyết, điều đó làm cho hoạt động xét xử của Toà án gặp
nhiều khó khăn vướng mắc. Mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 đã được ban hành nhưng các quy định của pháp luật về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án vẫn chưa được khắc
phục. Hơn nữa, trong Nhà nước pháp quyền cũng đòi hỏi hoạt động
xét xử của Toà án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác
và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây
phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự.
Trước những yêu cầu của thực tiễn, việc tiếp tục nghiên cứu
các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong việc
giải quyết các vụ án KDTM nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về lý
luận cũng như thực tiễn, tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong
quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
các vụ án kinh tế theo tinh thần cải cách tư pháp là hết sức cần thiết
và rất được quan tâm trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, sự gia tăng không ngừng của các tranh chấp trong
lĩnh vực KDTM ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự không
ngừng nghiên cứu và làm mới các yêu cầu luật pháp cũng như
chuyên môn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp loại này để giải
quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền lợi cho các bên là việc làm không
phải đơn giản. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài “Thủ tục giải quyết
2
các vụ án kinh doanh thương mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”
làm luận văn thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến đề tài thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh
thương mại thì đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu trên
những khía cạnh khác nhau như: Giáo trình Luật thương mại, Đại
học Luật Hà Nội, năm 2006; Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2001 … Các bài tạp chí chuyên ngành
luật học như: Giải quyết TCKDTM theo quy định của BLTTDS
2004 (Viên Thế Giang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2005);
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh theo BLTTDS và
các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành (Phan Chí Hiếu, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 6/2005); Một số kiến nghị liên quan đến
quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại theo điều 29 BLTTDS (ThS.Nguyễn Thị Vân Anh - Giảng viên
khoa Đào tạo Thẩm phán Học viện Tư pháp); Giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng con đường Tòa án (Nguyễn Vũ Hoàng,
NXB Thanh niên, năm 2003)... Các luận án tiến sỹ như luận án
“Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Toà án ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh; luận án “Thẩm
quyền xét xử của Toà án nhân dân đối với các vụ việc KDTM theo
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tiến.
Một số luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề thẩm quyền của Tòa
án trong việc giải quyết TCKDTM như: “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án
nhân dân cấp huyện” của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng; “Giải quyết
tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp
ở Việt Nam” của tác giả Vũ Quốc Hùng…
3
Tuy nhiên, các công trình trên chưa tập trung nghiên cứu
chuyên sâu về thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại,
nhất là gắn với một địa phương cụ thể như thành phố Đà Nẵng.
Chính vì vậy, đề tài “Thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương
mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” không trùng lặp với các công
trình đã công bố, cả ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành
liên quan trực tiếp đến vấn đề thủ tục giải quyết các vụ án KDTM tại
Tòa án để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của pháp luật về
thủ tục giải quyết các vụ án KDTM tại tòa án nói riêng và pháp luật
giải quyết tranh chấp về KDTM nói chung nhằm đảm bảo mọi tranh
chấp KDTM đều được giải quyết một cách thuận lợi và triệt để.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có nhiệm vụ
làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống được cơ sở lí luận về thủ tục giải quyết các vụ án
KDTM tại Tòa án. Đây là cơ sở để hiểu rõ hơn về đặc điểm, vai trò
cũng như các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án
KDTM.
- Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về
thủ tục giải quyết các vụ án KDTM tại Toà án, vướng mắc trong quy
định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật tại thành
phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng
mắc trong thực thi pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án KDTM
tại Toà án.
- Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án KDTM
4
tại Toà án nhằm hoàn thiện công cụ pháp lý trong lĩnh vực kinh
doanh, tiền đề cho cải cách tư pháp, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, bình đẳng, văn minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đối tương chính là các quy
phạm pháp luật hiện hành liên quan trực tiếp đến vấn đề thủ tục giải
quyết các vụ án KDTM tại Tòa án.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng có thể được phân tích ở nhiều mức độ và
khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một bản Luận văn
thạc sỹ không thể đi sâu phân tích được tất cả các vấn đề đó. Luận
văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
của các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại ở cấp sơ thẩm từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng với phạm vi
nghiên cứu các số liệu từ năm 2012 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế xã
hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài
bao gồm các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và
phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng như phương
5
pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa pháp
luật...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa l luận
Việc nghiên cứu này cố gắng góp phần hoàn chỉnh thêm sự
hiểu biết về: khái niệm tranh chấp KDTM; khái niệm thủ tục giải
quyết tranh chấp KDTM, đặc điểm, vai trò của thủ tục giải quyết các
vụ án KDTM; khái niệm thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa
án, đặc điểm của thủ tục giải quyết các vụ án KDTM tại Tòa án; các
yếu tố cấu thành thủ tục giải quyết các vụ án KDTM; thủ tục giải
quyết các vụ án kinh doanh, thương mại theo pháp luật của một số
nước trên thế giới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án KDTM tại Tòa án
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án tại thành
phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết các vụ
án kinh doanh thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án
kinh doanh thương mại và thực tiễn áp dụng tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện thủ tục
giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại từ thực tiễn thành phố
Đà Nẵng
ơ
6
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ THỦ TỤC GIẢI
QUYẾT CÁC VỤ ÁN KINH DOANH, THƢƠNG MẠI
1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh doanh thƣơng mại và giải
quyết các vụ án kinh doanh, thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp kinh doanh thương mại
Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, “Tranh chấp là đấu
tranh, giằng co khi có mâu thuẫn, bất đồng, thường là trong vấn đề
quyền lực giữa hai bên”. Tranh chấp KDTM được hiểu là những
tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm
2014: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
[16].
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005
(LTM 2005): “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” [17].
Ngoài các định nghĩa trên về tranh chấp kinh doanh thương
mại thì Giáo trình Luật Thương mại, tập 2 của trường Đại học Luật
Hà Nội cũng đưa ra quan điểm về tranh chấp thương mại: “Tranh
chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các họat
động thương mại” [2].
Như vậy, có thể hiểu khái niệm tranh chấp KDTM là những
mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể phát sinh trong việc thực hiện
7
các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và
thương mại. Và có thể định nghĩa một cách ngắn gọn đối với tranh
chấp KDTM như sau: “Tranh chấp KDTM là những mâu thuẫn, bất
đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham
gia các quá trình của hoạt động KDTM”.
1.1.2. Khái niệm giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại
Giải quyết các vụ án KDTM là quá trình phân xử để làm rõ
quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên, buộc bên vi phạm nghĩa vụ
phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với bên bị vi phạm, việc giải
quyết tranh chấp KDTM được tiến hành khi có ít nhất một bên cho
rằng mình có quyền lợi hợp pháp bị bên kia xâm phạm và có yêu cầu
được giải quyết. Kết quả là các quyền và nghĩa vụ của các bên được
xác định lại hoặc mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên được dung hòa
thông qua các phán quyết của người đứng ra giải quyết tranh chấp
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thủ tục giải quyết các vụ
án kinh doanh thƣơng mại tại Tòa án
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục giải quyết các vụ án
kinh doanh thương mại tại Tòa án
Thủ tục giải quyết các vụ án KDTM bằng Tòa án là hình thức
giải quyết các tranh chấp thuộc phạm vi hoạt động KDTM do cơ
quan tài phán của nhà nước thực hiện, mang ý chí quyền lực nhà
nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ, các
phán quyết của Tòa án mang tính cưỡng chế cao, được cơ quan Nhà
nước bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước có
hiệu lực giá trị pháp lý cao, buộc các bên phải thực hiện.
Bản chất của thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM bằng Tòa án:
- Thủ tục giải quyết các vụ án KDTM tại Tòa án mang tính
chất nghiêm ngặt, theo quy trình được quy định chặt chẽ bởi pháp
8
luật tố tụng dân sự.
- Mang bản chất cưỡng chế cao của cơ quan thi hành pháp luật
của Nhà nước, bắt buộc các bên khi tham gia tố tụng phải tuân theo
và thực thi.
- Được hỗ trợ bởi các cơ quan bổ trợ tư pháp thông qua các
hoạt động bổ trợ tư pháp khác nhau như hoạt động giám định, định
giá, các hoạt động trợ giúp pháp lý, cơ quan thi hành án,….
Đặc điểm của thủ tục giải quyết các vụ án KDTM bằng Tòa án:
Thứ nhất, thủ tục giải quyết các vụ án KDTM bằng Tòa án
được bắt đầu khi một trong các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án
yêu cầu giải quyết các nội dung tranh chấp của họ khi các lợi ích của
họ bị xâm phạm.
Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM phải
tuân theo các quy định của Bộ luật tố dụng dân sự 2015 và các văn
bản hướng dẫn thi hành.
Thứ ba, thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM thường không
phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự.
Thứ tư, bản án hay quyết định có hiệu lực của Tòa án bắt buộc
thi hành đối với các bên và có thể được cưỡng chế thi hành nếu các
bên không tự nguyện thi hành.
1.2.3. Vai trò của thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh,
thương mại
Thứ nhất, thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại
là một phương thức giải quyết các tranh chấp, mâu thuẩn, xung đột
giữa các bên khi một bên cho rằng lợi ích của mình bị xâm phạm.
Thứ hai, giúp các bên giải quyết các tranh chấp nhanh chóng,
có hiệu quả, công bằng và hợp pháp, đảm bảo hiệu quả thực thi
thông qua hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước.
9
Thứ ba, là cách thức thể hiện và bảo đảm quyền tự do lựa chọn
cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, tạo ra môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, bình
đẳng, thúc đẩy đảm bảo tự do kinh doanh.
Thứ năm, hoạt động xét xử của nó mang tính quyền lực Nhà
nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và đóng vai
trò là cơ quan bảo vệ pháp luật.
1.3. Nội dung thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại
Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mại
Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng
cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện là chứng thư pháp lý
quan trọng để Tòa án xem xét và giải quyết các yêu cầu của nguyên
đơn và phải đáp ứng hai yêu cầu về hình thức và nội dung.
Hồ sơ khởi kiện được nộp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết
vụ án. Sau khi xem xét thấy có đủ các điều kiện thụ lý vụ án thì Tòa
án sẽ thụ lý và thông báo cho người nộp đơn kiện biết mức tạm ứng
án phí phải nộp, còn nếu như chưa đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ
trả lại đơn khởi kiện.
Sau khi nộp tạm ứng án phí, người nộp đơn xuất trình cho Tòa
án biên lai nộp tạm ứng án phí, Tòa án sẽ thụ lý vụ án và ghi vào sổ
thụ lý.
Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử tại Tòa án
Trong giai đoạn này, hồ sơ sẽ được phân cho Thẩm phán thụ
lý nghiên cứu để tiến hành xét xử vụ án và Thẩm phán thụ lý có thể
yêu cầu các bên thực hiện các công việc sau: yêu cầu các bên xuất
trình thêm các giấy tờ, tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc; triệu
tập lên Tòa án để lấy lời khai hoặc để đối chất; triệu tập đến để hòa
giải. Kết thúc việc hòa giải tại Tòa án đồng thời kết thúc giai đoạn
10
chuẩn bị xét xử Tòa án ra một trong các quyết định:
- Tòa án tổ chức hòa giải và các bên tranh chấp hòa giải thành,
các vấn đề tranh chấp được các bên thỏa thuận với nhau về cách thức
giải quyết thì tòa án lập biên bản hòa giải thành.
- Trong trường hợp các đương sự không thể thỏa thuận với
nhau được, thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và có quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
- Ở giai đoạn này, trong trường hợp vì những lý do khách quan
Tòa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết
vụ án theo quy định
Giai đoạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Trong trường hợp đương sự trong vụ án không có thay đổi nào
khác cũng như không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
các nội dung tranh chấp thì thẩm phán trực tiếp thụ lý vụ án ban hành
quyết định đưa vụ án ra xét xử công khai tại tòa án. Quyết định này
được giao cho các đương sự và VKS cùng cấp, ngay sau khi ra quyết
định Tòa án phải mở phiên tòa xét xử công khai vụ án.
Trường hợp đương sự không có thỏa thuận nào khác hoặc
không có thay đổi nào khác thì Tòa án quyết định phân xử trên cơ sở
các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án, sự đánh giá và nhận định của
HĐXX. Kết quả giải quyết vụ án được thể hiện trên bản án, có nội
dung và hình thức được quy định theo BLTTDS.
Giai đoạn kháng cáo của đương sự, kháng nghị của VKS,
chuyển hồ sơ đến Tòa phúc thẩm
Giai đoạn xét xử phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ
thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị
hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
11
Đối với những phần không có kháng cáo, kháng nghị, hoặc không có
liên quan đến kháng cáo, kháng nghị thì hội đồng xét xử phúc thẩm
không được quyền xem xét và quyết định về những phần này.
Giai đoạn thi hành án
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, các bên phải tự nguyện thi hành. Nếu một bên không tự nguyện
thi hành, bên được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án
dân sự cưỡng chế thi hành.
1.4. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thƣơng mại theo
pháp luật Việt Nam trƣớc ngày 01/01/2012
Thủ tục giải quyết các tranh chấp về KDTM được tiến hành
theo các bước, trình tự thủ tục bao gồm các giai đoạn: Khởi kiện;
Chuẩn bị xét xử; xét sử sơ thẩm; Giai đoạn kháng cáo, kháng nghị; xét
xử phúc thẩm; Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; Gia đoạn thi hành án.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Toà án đã cho thấy một
số quy định về thủ tục tố tụng được mô phỏng từ pháp luật nước
ngoài khi áp dụng tại Việt Nam lại không phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh thực tế của xã hội Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, chưa thống nhất cách hiểu và vận dụng các quy định
của BLTTDS 2004 và các văn bản liên quan trong toàn ngành Tòa án.
Thứ hai, BLTTDS 2004 chưa có quy định về cách phân loại vụ
án đơn giản, phức tạp hay đặc biệt phức tạp trong giai đoạn thụ lý vụ án.
Thứ ba, bất cập về nội dung của thông báo thụ lý quy định tại
Điều 175 BLTTDS 2004
Thứ tư, các quy định của BLTTDS 2004 cần quy định buộc
các bên đương sự có trách nhiệm cung cấp chứng cứ trung thực để
Tòa án có căn cứ giải quyết vụ án đồng thời cần tạo điều kiện để các
đương sự chủ động tranh luận tại Tòa án.
12
Thứ năm, chưa có những biện pháp thích hợp bảo đảm việc bị
đơn phải có mặt tại phiên tòa
Thứ sáu, việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
đến đương sự gặp nhiều trở ngại.
1.5. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thƣơng mại theo
pháp luật của một số nƣớc trên thế giới
Ở một số quốc gia như Pháp, Đức, Anh, có toà thương mại
chuyên biệt để giải quyết các tranh chấp KDTM đối với các chủ thể
là thương gia, hoạt động kinh doanh thương mại vì mục tiêu lợi
nhuận. Tuy nhiên, tổ chức, thẩm quyền và thủ tục tố tụng của mỗi
nước có sự khác nhau tuỳ theo hệ thống pháp luật của mỗi nước.
Kết luận Chƣơng 1
13
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
CÁC VỤ ÁN KINH DOANH THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ
án kinh doanh, thƣơng mại
BLTTDS 2015 đã quy định cụ thể, chi tiết các giai đoạn cũng
như các thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại tại Tòa án và được mô tả theo sơ đồ sau:
14
Giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mại
Mỗi vụ án tranh chấp KDTM được tòa án chấp nhận thụ lý
giải quyết đều phải đáp ứng đủ các tài liệu cơ bản như:
- Đơn khởi kiện do người có quyền khởi kiện hoặc người đại
diện hợp pháp của người có quyền khởi kiện bị xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp.
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các
đương sự và người có liên quan khác như
- Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị
như hợp đồng kinh tế kèm theo phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng
Giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử tại Tòa án
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối vụ án tranh chấp KDTM là 02
tháng. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại
khách quan thì Chánh án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử
nhưng không quá 01 tháng.
Trong thời gian chuẩn bị cho công tác xét xử, Tòa án tiến hành
các công việc chủ yếu sau:
Toà án phải chuyển thông báo thụ lý vụ án đến các đương sự
và VKS cùng cấp.
Tòa án yêu cầu đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc
Tòa án tự mình tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ làm căn cứ
cho việc giải quyết vụ án.
Trong giai đoạn này Tòa án phải tiến hành hòa giải để các
đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Kết thúc việc hòa giải tại Tòa án đồng thời kết thúc giai đoạn
chuẩn bị xét xử Tòa án ra một trong các quyết định được quy định tại
Khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015.
15
- Tòa án tổ chức hòa giải và các bên tranh chấp hòa giải thành,
các vấn đề tranh chấp được các bên thỏa thuận với nhau về cách thức
giải quyết thì tòa án lập biên bản hòa giải thành (Điều 211 BLTTDS
2015). Trong trường hợp các đương sự không thể thỏa thuận với
nhau được, thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và có quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
- Ở giai đoạn này, trong trường hợp vì những lý do khách quan
Tòa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy
định tại Điều 214 BLTTDS 2015 về tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự:
Giai đoạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Thẩm phán trực tiếp thụ lý vụ án ban hành quyết định đưa vụ
án ra xét xử công khai tại tòa án. Quyết định này được giao cho các
đương sự và VKS cùng cấp ngay sau khi ra quyết định trong thời hạn
03 ngày làm việc. Sau thời hạn 01 tháng kể từ ngày ban hành quyết
định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa xét xử công
khai vụ án.
Đối với trường hợp tại phiên tòa nguyên đơn trong vụ án có
đơn xin rút đơn khởi kiện hoặc phát hiện một hoặc một số các tình
huống được quy định tại Điều 217 BLTTDS 2015 thì Tòa án ra quyết
định đình chỉ tại phiên tòa. Đối với trường hợp tại phiên tòa các
đương sự trong vụ án lại thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
vụ án thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự
tại phiên tòa.
Giai đoạn kháng cáo của đương sự, kháng nghị của VKS,
chuyển hồ sơ đến Tòa phúc thẩm
- Về quyền kháng cáo của các đương sự được quy định tại
Điều 271 BLTTDS 2015
16
- Về quyền kháng nghị của VKS được quy định tại Điều 278
BLTTDS 2015
Trường hợp VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết các vụ
án KDTM là trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 21
BLTTDS 2015.
Giai đoạn xét xử phúc thẩm
Tại Điều 293 BLTTDS 2015 quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm
chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp
sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem
xét nội dung kháng cáo, kháng nghị”
Giai đoạn thi hành án
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật, các bên phải tự nguyện thi hành. Nếu một bên không tự nguyện
thi hành, bên được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án
dân sự cưỡng chế thi hành.
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án
kinh doanh thƣơng mại tại thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thành
phố Đà Nẵng có liên quan đến thủ tục giải quyết các vụ án kinh
doanh thương mại
Về yếu tố địa l - dân cư
Đà Nẵng nằm ở 15055' độ đến 16014' độ vĩ Bắc, 107018' đến
108020' độ kinh Đông; Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Diện
tích tự nhiên: 1.283,4km2 với dân số 951.572 người; mật độ: 757,8
người/km2. Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường, xã.
Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà,
Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Về yếu tố kinh tế - xã hội
Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho
17
sự phát triển nhanh chóng và bền vững khi nằm ở vị trí trung độ của
Việt Nam, nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của quốc gia về
đường bộ, đường sắt, đường hàng không với các khu công nghiệp và
Vùng kinh tế trọng điểm phát triển năng động.
2.2.2. Tình hình giải quyết các vụ án kinh doanh, thương
mại tại thành phố Đà Nẵng
Trong những năm gần đây, tại địa bàn thành phố Đà Nẵng số
lượng các loại vụ án tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án liên tục gia tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng khoảng
15% làm cho công việc của ngành Tòa án ngày càng quá tải. Đa số
các vụ án thuộc loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp
đồng tín dụng và hợp đồng dịch vụ, một số ít liên quan đến tài sản
công và yêu cầu khác. Số lượng các vụ án không những tăng nhanh
về số lượng mà còn phức tạp, đa dạng về nội dung tranh chấp.
Qua biểu đồ số liệu thụ lý vụ án giải quyết sơ thẩm các vụ án
tranh chấp KDTM của Tòa án các cấp tại thành phố Đà nẵng từ năm
2012 đến năm 2016 cho thấy số lượng các vụ án tranh chấp về
KDTM có xu hướng tăng nhanh và rõ rệt. So sánh với số lượng các
tranh chấp KDTM của cả nước đã giải quyết thì số vụ tranh chấp
KDTM tại thành phố Đà Nẵng chiểm tỉ lệ cao trong tổng số tranh
chấp của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều này cho thấy, Đà
Nẵng cũng là một trong những điểm nóng về tranh chấp KDTM
trong cả nước.
Nhìn chung chất lượng công tác xét xử án nói chung và án
KDTM nói riêng tại tòa án các cấp của thành phố Đà Nẵng hiện nay
đã được nâng lên; những sai sót, khuyết điểm trong công tác chuyên
môn từng bước được khắc phục; công tác xây dựng ngành có tiến bộ,
công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng và hướng dẫn áp
18
dụng thống nhất pháp luật đạt hiệu quả cao. Về cơ bản trong những
năm qua, các chính sách, văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp
KDTM có nhiều thay đổi; một số văn bản pháp luật mâu thuẫn,
chồng chéo nhau, chưa được hướng dẫn, gây khó khăn cho các cơ
quan tiến hành tố tụng trong nhận thức, áp dụng pháp luật. Việc áp
dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 chưa
được Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao
hướng dẫn nên gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm
vụ và khối lượng công việc cũng như sự đa dạng, tính chất phức tạp
trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều thẩm phán bị áp lực và
còn nặng về tâm lý lo ngại án bị hủy, sửa nên thiếu sự chủ động,
chậm đổi mới trong việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng xét xử nên
lúng túng, dẫn đến có nhiều sai sót, vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc
sai lầm trong áp dụng pháp luật.
2.2.3. Những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong việc áp dụng
pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại
tại thành phố Đà Nẵng
Những ưu điểm trong việc áp dụng pháp luật về thủ tục giải
quyết các vụ án kinh doanh, thương mại tại thành phố Đà Nẵng
Trong những năm vừa qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc đã kéo theo sự gia tăng các
tranh chấp về KDTM, làm cho khối lượng công việc của ngành Tòa
án tăng lên một cách đáng kể. Các vụ tranh chấp KDTM không
những tăng lên về số lượng mà còn đa dạng, phức tạp về nội dung
giải quyết. Cụ thể, năm 2016 Tòa án các cấp tại thành phố Đà Nẵng
đã thụ lý và giải quyết thành công 546 vụ án tranh chấp về KDTM
tăng 192 vụ so với năm 2012. Hầu hết, các vụ tranh chấp được Tòa
19
án tiến hành thụ lý, giải quyết, tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục,
thời hạn mà luật đã quy định. Để đạt được những ưu điểm, kết quả
trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật được ban hành khá đầy
đủ, tương đối phù hợp với thực tiễn làm cơ sở cho các Tòa xét xử các
vụ án KDTM. Sau khi các văn bản luật được ban hành, các cơ quan
có thẩm quyền đã có văn bản hướng dẫn chi tiết và tập huấn cho cán
bộ Tòa án nắm bắt kịp thời và áp dụng thống nhất pháp luật.
Thứ hai, trình độ chuyên môn của các cán bộ Tòa án làm công
tác xét xử ngày càng được chuẩn hóa. Việc bổ nhiệm vào các chức
danh Thẩm phán ngày càng được chú trọng, vừa đáp ứng yêu cầu về
trình độ vừa có đạo đức lối sống tốt, như vậy sẽ tạo dựng niềm tin
của nhân dân vào cơ quan “cầm cân nảy mực”.
Thứ ba, cán bộ làm công tác xét xử cũng như các công việc
liên quan đến hoạt động tố tụng khác thường xuyên được tham gia
các Hội nghị, khóa bồi dưỡng ngắn hạn để gặp gỡ, trao đổi những
kinh nghiệm, vướng mắc trong quá trình giải quyết. Từ đó, nâng cao
chất lượng công tác xét xử, hạn chế oan sai.
Những hạn chế, bất cập việc áp dụng pháp luật về thủ tục giải
quyết các vụ án kinh doanh, thương mại tại thành phố Đà Nẵng:
Trong quá trình giải quyết án tranh chấp KDTM tại Đà Nẵng
cho thấy có những bất cập của pháp luật dẫn đến khó thực thi pháp
luật trên thực tế cần sớm khắc phục, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các quy định về việc phân loại thẩm quyền giải
quyết của BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 tại cấp sơ thẩm chưa
rõ ràng dẫn đến những vướng mắc trong quá trình thực thi.
Thứ hai, các yêu cầu và quyền lợi hợp pháp của đương sự
chưa được bảo đảm.
20
Thứ ba, sự phân loại vụ việc để Tòa án thụ l trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng được quy định tại điểm m Điều 29 BLTTDS
2004 sửa đổi, bổ sung 2011 chưa rõ ràng và cũng chưa được hướng
dẫn cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
Thứ tư, các quy định của BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 2011
còn một số bất cập về thời hạn.
Thứ năm, các quy định về thẩm quyền của Viện kiểm sát với tư
cách là người tiến hành tố tụng đối với các tranh chấp KDTM của
BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 2011, BLTTDS 2015 cũng có nhược
điểm cần xem xét để sửa đổi cho phù hợp, tạo điều kiện cho quá trình
hoàn thiện tố tụng tại tòa án trong giải quyết tranh chấp KDTM.
Thứ sáu, tranh chấp thẩm quyền giữa Tòa án và Trọng tài
thương mại cũng là bất cập lớn của giai đoạn đầu tiên trong thủ tục
tố tụng tại tòa án khi giải quyết các tranh chấp KDTM.
Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các quy định của BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung
2011 ban hành chưa phù hợp với đặc thù các tranh chấp KDTM nên
khi giải quyết gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
Thứ hai, các văn bản hướng dẫn áp dụng thực hiện pháp luật là
chưa thống nhất, còn chồng chéo, gây khó khăn trong quá trình vận
dụng để giải quyết.
Thứ ba, một số đội ngũ cán bộ Tòa án năng lực, trình độ
chuyên môn còn yếu, chưa nắm bắt và hiểu đúng, chính xác các quy
định để vận dụng trong quá trình giải quyết, thực thi công vụ.
Thứ tư, một số đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án có biểu hiện
suy thoái về đạo đức và lối sống, nhũng nhiểu, chưa thực sự nghiêm
minh trong đường lối giải quyết, chưa tạo được lòng tin cho đương
sự khi chọn Tòa án là nơi giải quyết tranh chấp cho họ.
Kết luận Chƣơng 2
21
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Nhu cầu hoàn thiện thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh,
thƣơng mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Nhu cầu hoàn thiện này trước hết phải xuất phát từ những yếu
tố sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ những hạn chế bất cập trong quá trình
giải quyết tranh chấp KDTM tại thành phố Đà Nẵng
Thứ hai, xuất phát từ việc hướng tới đáp ứng như cầu, đòi hỏi
ở tương lai
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu cải cách nền hành tư pháp tinh
gọn – nhanh chóng – hiệu quả
3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện thủ tục giải quyết các vụ án kinh
doanh, thƣơng mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp
KDTM phải trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp
KDTM phải tôn trọng ý chí của các bên tranh chấp.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp
KDTM phải trên cơ sở sửa đổi, bổ sung phát triển những quy định
của pháp luật hiện hành.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp
KDTM phải tính đến đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại
và tranh chấp KDTM so với các loại tranh chấp khác.
22
3.3. Các giải pháp hoàn thiện thủ tục giải quyết các vụ án kinh
doanh, thƣơng mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết
các vụ án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Thứ nhất, thống nhất cách hiểu và vận dụng các quy định về
thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại
Thứ hai, bên cạnh những văn bản hướng dẫn luật cần xây
dựng các án lệ riêng, làm nguồn để ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật tạo điều kiện cho các thẩm phán giải quyết án kinh doanh,
thương mại.
3.3.2. Các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về thủ tục
giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn thành
phố Đà Nẵng
Thứ nhất, cần định hướng xây dựng theo mô hình các Tòa
chuyên trách xét xử án KDTM
Thứ hai, tăng thẩm quyền cho Tòa án và thẩm phán, xây dựng
đội ngũ cán bộ, thẩm phán chuyên trách cho Tòa án sơ thẩm trong
giải quyết tranh chấp KDTM.
Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại cho các thẩm phán
Thứ tư, xây dựng mô hình Tòa án các cấp theo tinh thần cải
cách tư pháp
Thứ năm, nâng cao trình độ chuyên môn cho những người tiến
hành tố tụng khác như Hội thẩm nhân dân, Thư ký
Thứ sáu, giảm tải về số lượng vụ việc phải đưa ra thụ lý xét xử
tại Tòa án
Kết luận Chƣơng 3
23