Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở việt nam – thực trạng và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

NGUYỄN THANH MAI

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở
VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NGUYỄN THANH MAI

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HIỀN PHƯƠNG

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hiền Phương Khoa pháp luật Kinh tế, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đúng theo quy định.
Người thực hiện

Nguyễn Thanh Mai


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Viện Đại học Mở hà Nội
– Khoa sau đại học, Khoa Luật kinh tế đã giúp đỡ em, cung cấp các kiến thức cần
thiết, hướng dẫn em học tập, nghiên cứu trong suốt quá trình tham gia chương trình
học tập tại nhà trường và thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô giáo, PGS.TS Nguyễn
Hiền Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc sỹ này.

Ngày……tháng ……..năm 2017
Học viên

Nguyễn Thanh Mai


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC
GIA ĐÌNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ............ 7
1.1.

Một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình ................................ 7

1.1.1. Khái niệm lao động giúp việc gia đình ....................................................... 7
1.1.2. Phân loại lao động giúp việc gia đình ....................................................... 12
1.2.

Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình ... 14

1.3.

Nội dung pháp luật về lao động giúp việc gia đình .................................. 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ
LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH .................................................................. 25
2.1

Các quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình ........................... 25

2.1.1

Việc làm và học nghề đối với lao động giúp việc gia đình ....................... 25

2.1.2


Quy định về hợp đồng lao động giúp việc gia đình.................................. 27

2.1.3

Các điều kiện sử dụng lao động giúp việc gia đình.................................. 32

2.1.4

Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp lao
động giúp việc gia đình ............................................................................. 42

2.2

Thực tiễn thực hiện pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam ... 43

2.2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về việc làm, học nghề đối với lao động
giúp việc gia đình ...................................................................................... 45
2.2.2

Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng lao động giúp việc gia đình 49

2.2.3

Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện sử dụng lao động giúp việc gia
đình ............................................................................................................ 52

2.2.4. Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp lao động
giúp việc gia đình ...................................................................................... 57



KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC
GIA ĐÌNH ............................................................................................................. 60
3.1.

Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật lao động giúp
việc gia đình ............................................................................................. 60

3.2

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lao động giúp việc gia đình ... 62

3.3.

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động
giúp việc gia đình ...................................................................................... 68

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 73

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLLD

Bộ luật Lao động

GFCD


Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng

GVGĐ

Giúp việc gia đình

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization)

SDLĐ

sử dụng lao động


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, lao động giúp việc gia đình tại nhiều quốc gia trên thế giới đã
được coi là một nghề chính thức. Theo thống kê năm 2010 của Tổ chức Lao động
quốc tế, có ít nhất 52 triệu người trên thế giới, trong đó 83% là phụ nữ đang làm
giúp việc gia đình. Họ chiếm tới 7,5% lao động nữ được trả lương trên toàn thế giới
và chiếm một bộ phận còn lớn hơn nhiều ở một số khu vực, đặc biệt là châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ La tinh và vùng Caribe. Mặc dù đây là một nhóm lao
động chiếm số lượng lớn nhưng rất nhiều lao động giúp việc gia đình phải làm việc
trong điều kiện không đảm bảo và không được pháp luật bảo vệ đầy đủ [18]. Công
ước số 189 về “Việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình” đã được Tổ
chức Lao động Quốc tế thông qua ngày 16/6/2011 tại Hội nghị thường niên lần thứ
100 đã đánh dấu sự kiện lịch sử đối với lao động giúp việc gia đình trên thế giới.
Đây là khung pháp lý quốc tế đầu tiên về tiêu chuẩn lao động nhằm bảo vệ các
quyền và lợi ích tại nơi làm việc cũng như cải thiện các điều kiện làm việc cho lao

động giúp việc gia đình.
Ở Việt Nam, Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình được ban hành
ngày 7/4/2014 đã “gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng nghề giúp việc gia đình, khi
đảm bảo các yêu cầu quy định, là một nghề chuyên nghiệp, mang lại những lợi ích
đáng kể về kinh tế và xã hội cho các gia đình thuê người giúp việc, cho bản thân
người giúp việc và cả xã hội Việt Nam”. Điều đó thể hiện sự ghi nhận của Chính
phủ rằng nghề giúp việc gia đình mang ý nghĩa quan trọng để các thị trường lao
động có thể vận hành hiệu quả bằng cách tạo điều kiện để phụ nữ làm việc và duy
trì năng suất lao động ngoài gia đình [351]. Cùng với sự phát triển khá nhanh về
kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao trong những năm gần đây,
lực lượng lao động giúp việc gia đình ở nước ta đang có xu hướng tăng, dự báo đến

1


năm 2020 cả nước có 350.000 lao động giúp việc gia đình [32]. Thực tế người làm
công việc giúp việc gia đình ở nước ta không chỉ có phụ nữ mà còn có trẻ em, đa số
xuất thân từ nông thôn và có trình độ học vấn thấp. Ở nước ta, giúp việc gia đình đã
được công nhận là một nghề, sự phát triển của lực lượng này có ảnh hưởng đến cơ
cấu lao động, đặc biệt là ở thành thị nhưng trên thực tế họ phải chịu nhiều thiệt thòi,
chưa được bảo đảm các quyền của mình, chưa được đảm bảo các điều kiện phát
triển nghề nghiệp và bản thân theo quy định của pháp luật lao động. Nhiều lao động
giúp việc gia đình làm việc theo hợp đồng lao động nhưng không đầy đủ nội dung
quy định, tiền lương bị cắt xén và việc tiếp cận các chính sách an sinh xã hội về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn rất hạn chế. Trong những năm gần đây, các vụ việc
hình sự, xử phạt hành chính và tranh chấp liên quan đến giúp việc gia đình ngày
càng nhiều, nảy sinh nhiều vấn đề trong xã hội liên quan đến lao động giúp việc gia
đình cho thấy công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này cần được quan tâm thực
hiện tốt hơn. Mặc dù các quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình đã có

những tiến bộ, tạo điều kiện để lực lượng lao động này phát triển, đóng góp ngày
càng nhiều hơn cho xã hội song vẫn còn những hạn chế, chưa phù hợp với thực tế.
Do đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam –
thực trạng và một số kiến nghị” cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo khảo cứu của tác giả, lao động giúp việc gia đình đã được quan tâm
nghiên cứu ở nhiều công trình khoa học, trong đó:
Các ấn phẩm, báo cáo:
- Khoa tâm lý học – Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội (2000), “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội”, NXB.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (2015), “Xu hướng gia
tăng lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài”, Hà Nội.
- Gyorgy Sziraczki – Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại
2


Việt Nam, “Bàn về vấn đề quyền lợi tối thiểu đối với lao động giúp việc gia đình
Việt Nam”.
- Yoshiteru Uramoto – Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á –
Thái Bình Dương, “Giúp việc gia đình, việc làm như những công việc khác”.
- Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (2015), “Báo
cáo tóm tắt Tổng quan tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm
2007 đến nay”.
Các bài viết đăng trên các tạp chí:
- Chu Mạnh Hùng, “Vấn đề trẻ em gái giúp việc gia đình tại các thành phố
lớn”, Tạp chí luật học Trường Đại học Luật Hà Nội số 5, năm 2005;
- Phạm Thị Huệ và Lê Việt Nga, “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình và thái
độ cộng đồng”, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới thuộc Viện Gia đình và giới, số
6, năm 2008;

- Trần Thị Hồng, “Một số vấn đề xã hội của lao động giúp việc gia đình ở đô
thị hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới thuộc Viện Gia đình và giới số 2
năm 2011.
- Nguyễn Thị Vân Anh, “Lao động giúp việc gia đình và những vấn đề đặt ra”,
Tạp chí Lao động và xã hội số 476, năm 2014.

- Lã Trọng Đại, “Những vấn đề nảy sinh trong quan hệ lao động giúp việc gia
đình và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Lao động và xã hội số 487, năm 2014.

- Đào Mộng Điệp, “Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình và kiến
nghị hoàn thiện”, Tạp chí Luật học số 12 năm 2014.
Các luận án, luận văn, khóa luận:

- Nguyễn Thị Lam (2013), Thực trạng lao động là người giúp việc gia đình ở
Việt Nam và một số kiến nghị”, Luận văn thạc sĩ luật học.

- Nguyễn Hữu Long (2014), “Lao động là người giúp việc gia đình theo Bộ

3


luật Lao động 2012”, Luận văn thạc sĩ luật học .

- Phạm Trung Giang (2015), “Lao động giúp việc gia đình theo pháp luật Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học.

- Sầm Thu Lan (2012), “Địa vị pháp lý của người lao động giúp việc gia
đình theo pháp luật lao động Việt Nam và giải pháp hoàn thiện”, Khóa luận
tốt nghiệp.


- Lê Thị Thu Trang (2016), “Pháp luật về bảo vệ người lao động giúp việc gia
đình - Thực trạng và một số kiến nghị”, Khóa luận tốt nghiệp.
Các công trình khoa học nói trên đã tiếp cận nghiên cứu về lao động giúp việc
gia đình từ nhiều góc độ khác nhau song những vấn đề pháp lý đặt ra đối với lao
động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động giúp việc gia đình và thực tiễn
thực hiện vẫn còn rất ít, có một vài công trình nghiên cứu dừng lại ở hình thức là
các khóa luận tốt nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý về lao động giúp việc gia đình, tìm
hiểu pháp luật hiện hành về lao động giúp việc gia đình và thực tế tình hình lao
động giúp việc gia đình ở nước ta. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động giúp việc gia đình và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật trên thực tế.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận văn:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình, sự điều
chỉnh của pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình. Cụ thể là làm rõ về khái
niệm lao động giúp việc gia đình, sự cần thiết và nội dung pháp luật về lao động
giúp việc gia đình.

4


- Phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về lao
động giúp việc gia đình theo Bộ luật lao động năm 2012.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng tình hình lao động giúp việc gia đinh ở nước
ta hiện nay.
- Đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lao động giúp việc gia
đình và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về lao động giúp việc gia đình trên

thực tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình,
các quy định của pháp luật Việt Nam theo Bộ luật lao động năm 2012 về lao động
giúp việc gia đình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động Việt
Nam hiện hành (Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn) về lao động
giúp việc gia đình. Trong giới hạn cho phép, để phục vụ mục đích nghiên cứu, luận
văn có thể có sự tiếp cận văn bản pháp luật trong lĩnh vực khác, ở phạm vi quốc tế
và mức độ nhất định.
Việc thống kê, theo dõi về lao động giúp việc gia đình ở nước ta còn chưa đầy
đủ, lực lượng lao động giúp việc gia đình lại chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn.
Do đó các nội dung nghiên cứu, đánh giá gắn với thực tiễn thực hiện chủ yếu là các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh từ khi Bộ luật lao động được
ban hành năm 2012 cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,
sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng,

5


Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan hệ lao động.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê, phương pháp tổng hợp. Các phương pháp này có thể được sử dụng riêng
hoặc kết hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu, làm rõ mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu của luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam –
Thực trạng và một số kiến nghị” có ý nghĩa về cả khoa học và thực tiễn. Về mặt
khoa học, luận văn góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về
lao động giúp việc gia đình. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu
về thực trạng pháp luật về lao động giúp việc gia đình sẽ giúp các cơ quan lập
pháp có thêm nguồn tư liệu để hoàn thiện pháp luật. Đồng thời cũng là tư liệu
phục vụ cho công tác các cán bộ quản lý lao động và các vấn đề xã hội liên quan
đến lao động giúp việc gia đình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình và sự điều
chỉnh pháp luật về lao động giúp việc gia đình.
Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về lao động giúp việc
gia đình.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về lao động giúp việc gia đình.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG GIÚP
VIỆC GIA ĐÌNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
1.1. Một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình
1.1.1. Khái niệm lao động giúp việc gia đình
Lao động GVGĐ là loại hình lao động xuất hiện trên thế giới từ thời kỳ chiếm
hữu nô lệ, khi mà ngoài những người nô lệ làm việc trong các đồn điền, công xưởng

thì những nô lệ nữ, nô lệ có sức khỏe không phù hợp làm những công việc nặng
nhọc sẽ được giao làm các công việc nhẹ nhàng hơn ở trong nhà của người chủ nô.
Ngày nay, ở các nước phát triển nền kinh tế thị trường đều tồn tại loại hình lao động
GVGĐ và đã trở thành một nghề được xã hội thừa nhận. Trong mối quan hệ đó,
người GVGĐ và người SDLĐ có địa vị pháp lý bình đẳng, quan hệ được tiến hành
trên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của nhau. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về lao động GVGĐ.
Tại Công ước số 189 được ILO đã thông qua ngày 16/6/2011 tại Geneva Thụy Sĩ về “Việc làm bền vững cho lao động GVGĐ” đã nêu “lao động GVGĐ là
bất cứ người nào được thuê để làm công việc GVGĐ trong mối quan hệ thuê
mướn”. Theo đó, lao động GVGĐ trước hết phải là người thực hiện công việc gia
đình, cũng theo Công ước này, “công việc GVGĐ nghĩa là công việc được thực hiện
trong hoặc cho một hộ gia đình hoặc các hộ gia đình”, đó có thể là: chăm sóc trẻ
em; chăm sóc người bị ốm đau, bị khuyết tật thể xác hoặc tinh thần hoặc suy yếu do
tuổi già; quét dọn, lau chùi, giặt giũ;… Đây đều là những công việc gắn liền với
cuộc sống sinh hoạt của bất cứ hộ gia đình nào. Do đó đặc trưng quan trọng của lao
động GVGĐ đó là phải thực hiện công việc một cách thường xuyên và mang tính
nghề nghiệp, được nêu tại Điều 1 Công ước số 189 của ILO là “một người thực hiện

7


công việc gia đình một cách thất thường hoặc không thường xuyên và không mang
tính nghề nghiệp không phải là một người lao động gia đình”.
Các quốc gia trên thế giới cũng có các định nghĩa khác nhau, thể hiện cách
tiếp cận chính sách và luật pháp khác nhau đối với lao động GVGĐ, chủ yếu ở
phạm vi công việc của lao động GVGĐ và tính chất hỗ trợ thương mại trong việc sử
dụng lao động GVGĐ. Một số quốc gia như Uruguay, Thụy Sĩ đưa những tiêu
chuẩn lao động GVGĐ tập trung vào nhiệm vụ dẫn đến “lợi ích trực tiếp” của người
sử dụng lao động, bao gồm cả lợi ích thương mại. Một số quốc gia như Argentina,
Malaysia, Brazil, Việt Nam loại trừ sử dụng lao động GVGĐ trong công việc tìm

kiếm lợi nhuận của người SDLĐ mà tập trung vào công việc của lao động GVGĐ là
công việc trợ giúp người sử dụng lao động và các công việc gia đình nằm trong
Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại nghề (ISCO) [12]. Hầu hết pháp luật các nước chưa
quy định cụ thể về bản chất công việc của lao động GVGĐ, chưa coi công việc gia
đình như một nhóm nghề riêng biệt, có tiêu chuẩn của nghề nghiệp mà chỉ đưa ra
danh mục công việc. Ví dụ như ở Costa Rica, tại Điều 139 của Nghị định No.
19010-G of 1999 liệt kê công việc của lao động GVGĐ là dọn dẹp, nấu ăn, là quần
áo, giặt giũ và trợ giúp; Bồ Đào Nha, tại Điều 2 (2) của Nghị định pháp lý
No.235/92 liệt kê công việc của lao động GVGĐ là giặt giũ và dọn dẹp, chăm sóc
người già và người ốm, chăm sóc động vật trong nhà, chăm sóc vườn cây [12]. Điều
này phản ánh thực tế ở các quốc gia trên thế giới, không chỉ chưa đồng nhất trong
quan điểm về bản chất công việc của lao động GVGĐ mà còn chưa chặt chẽ trong
việc quy định về nhóm nghề và nhiệm vụ của lao động GVGĐ.
Ở Việt Nam, loại hình lao động GVGĐ cũng có từ rất lâu với những tên gọi
khác nhau như con sen, con ở, gia nô trong thời kỳ phong kiến, phong kiến nửa thực
dân, khi những người nghèo bán mình cho những người giàu, quan lại khá giả và
làm không công, chỉ để được nuôi ăn, nuôi ở. Khi nước ta mở cửa hội nhập nền
kinh tế thế giới, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, loại hình
lao động GVGĐ có cơ hội phát triển, phổ biến hơn, tuy nhiên những người lao động
GVGĐ vẫn ở thế yếu trong xã hội. Tại BLLĐ năm 1994, vẫn chưa có quy định cụ

8


thể về lao động GVGĐ, lao động GVGĐ nằm trong “một số loại lao động khác” tại
Điều 139 của Bộ luật này. Cho đến khi BLLĐ năm 2012 ra đời, lao động GVGĐ
được định nghĩa tại khoản 1 Điều 179: “Lao động là người giúp việc gia đình là
người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều
hộ gia đình”. Như vậy, trước hết đó là người lao động mà theo Điều 3 BLLĐ năm
2012 “là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng

lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người SDLĐ”, đồng thời
đó là nhưng người làm công việc trong gia đình một cách thường xuyên. Có thể
thấy pháp luật lao động Việt Nam đưa ra quy định về lao động GVGĐ tương đối
phù hợp với quan điểm của ILO về lao động GVGĐ.
* Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình
Thứ nhất, lao động GVGĐ là người làm công việc gia đình một cách thường
xuyên trong hộ gia đình.
Công việc mà lao động GVGĐ làm có phạm vi thực hiện trong hộ gia đình.
Công việc gia đình được hiểu là các công việc chăm sóc gia đình. Pháp luật mỗi quốc
gia có thể quy định khác nhau về công việc mà lao động GVGĐ làm trong hộ gia đình.
Theo Đạo luật về việc làm số 265 năm 1955 của Malaysia thì “Họ có thể là người nấu
cơm, lau dọn nhà cửa, quản gia, chăm sóc trẻ, làm vườn, giặt giũ, bảo vệ, lái xe hoặc là
rửa xe của gia đình đó”[11, tr7]. Trong Quy chế tiền lương của bang California, Mỹ thì
đưa ra những ví dụ về “những nghề trong hộ gia đình” như: nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa,
bảo mẫu, chăm sóc bệnh nhân, v.v... Đạo luật về việc làm số 265 năm 1955 của
Malaysia đưa ra định nghĩa về lao động GVGĐ (theo cách gọi của nước này là
“domestic servant”), theo đó “Họ có thể là người nấu cơm, lau dọn nhà cửa, quản gia,
chăm sóc trẻ, làm vườn, giặt giũ, bảo vệ, lái xe hoặc là rửa xe của gia đình đó” [10,tr.7].
Công việc mà lao động GVGĐ có tính chất thường xuyên, tức là được lặp đi
lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định, có thể là hằng giờ, hằng ngày, hằng
tuần hoặc hằng tháng tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và chủ hộ gia đình
khi ký kết hợp đồng lao động. Lao động GVGĐ có thể là lao động làm việc toàn

9


thời gian hoặc bán thời gian. Những người GVGĐ làm việc toàn thời gian sẽ sống
cùng với hộ gia đình thuê giúp việc, do đó họ phải làm các công việc gia đình hằng
giờ, hằng ngày. Những lao động GVGĐ bán thời gian thì tùy thuộc vào nhu cầu
thuê giúp việc của từng hộ gia đình mà họ có thể làm việc tính theo số tiếng trong

ngày hoặc số tiếng, số ngày trong tuần, tính chất thường xuyên làm các công việc
gia đình của họ khác so với những lao động GVGĐ toàn thời gian.
Hai là, hoạt động của lao động GVGĐ không liên quan đến hoạt động
thương mại.
Công việc của lao động GVGĐ là những công việc trong phạm vi gia đình,
mang tính chất giúp cho người SDLĐ những công việc phục vụ sinh hoạt hàng ngày
do đó pháp luật các quốc gia đều có xu hướng ghi nhận đó là hoạt động không sinh
lời. Pháp luật của một số quốc gia còn loại bỏ ra khỏi danh sách lao động GVGĐ
các công việc hỗ trợ liên quan đến hoạt động thương mại, trực tiếp hoặc góp phần
tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình mà có thể được thực hiện
trong nhà của hộ gia đình. Trên thực tế có những gia đình, cá nhân trong hộ gia
đình thực hiện các hoạt động thương mại ngay tại nhà của mình. Người lao động
GVGĐ ở tại hộ gia đình người chủ SDLĐ và làm những công việc phục vụ cho
hoạt động thương mại của hộ gia đình, cá nhân hộ gia đình một cách thường
xuyên, ví dụ như bán hàng, lao động thủ công… Tuy nhiên hoạt động này không
được coi là lao động GVGĐ. Phù hợp với tinh thần của ILO, pháp luật nước ta
tại khoản 1 Điều 179 BLLĐ năm 2012 cũng quy định các công việc trong gia đình
phải “không liên quan đến hoạt động thương mại”. Nghị định số 27/2014/NĐ-CP
ngày 7/4/2014 có một khoản riêng quy định chi tiết về các công việc khác trong gia
đình những không liên quan đến hoạt động thương mại để tránh lạm dụng, vi phạm
pháp luật trên thực tế.
Ba là, lao động GVGĐ làm việc cho người SDLĐ là hộ gia đình hoặc nhiều hộ
gia đình.
Người SDLĐ trong các quan hệ lao động thông thường có thể là cá nhân, cơ

10


qua nhà nước, doanh nghiệp… còn trong quan hệ lao động GVGĐ thì người SDLĐ
lại là hộ gia đình. Đó có thể là một hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình. Xuất phát từ

đặc điểm lao động GVGĐ có thể làm việc toàn thời gian hoặc làm việc bán thời
gian, theo giờ trong một gia đình nên người lao động GVGĐ có thể làm việc trong
một hoặc nhiều hộ gia đình nếu như họ có thể sắp xếp, đảm bảo được công việc
theo thỏa thuận với người SDLĐ. Đây cũng là quyền tự do lao động của lao động
GVGĐ, họ có thể lựa chọn thỏa thuận với nhiều hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu của
người SDLĐ đồng thời có nhiều cơ hội tăng thu nhập. Có những người SDLĐ
không có nhu cầu thuê lao động GVGĐ toàn thời gian vì khối lượng công việc
không nhiều, có thể sắp xếp thu gọn để giảm mức tiền lương phải trả cho NLĐ.
Thậm chí, có những người SDLĐ lại không cảm thấy thoải mái, tự nhiên trong ngôi
nhà của mình khi có sự xuất hiện của lao động GVGĐ một cách thường xuyên vì dù
sao họ vẫn là người lao động làm thuê. Do đó, những người này thường ưu tiên lựa
chọn lao động GVGĐ bán thời gian.
Bốn là, lao động GVGĐ chủ yếu là nữ, có trình độ học vấn thấp, xuất thân từ
nông thôn.
Công việc của lao động GVGĐ là những việc phục vụ sinh hoạt hàng ngày
trong gia đình, vì thế nó thường không phải là các công việc nặng nhọc, thậm chí
còn đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mẩn, phù hợp với lao động nữ. Điều này phù hợp với lý
thuyết về phân công lao động xã hội và quan niệm của nhiều người trong xã hội
rằng công việc trong gia đình là công việc của phụ nữ. Thực tế theo thống kê của
ILO, trong khoảng 53 triệu người làm nghề GVGĐ thì phụ nữ chiếm đến 83% [33].
Công việc phục vụ sinh hoạt trong gia đình có tính chất không quá phức tạp do
đó thông thường không đòi hỏi người lao động GVGĐ phải có trình độ chuyên môn
kỹ thuật. Đa số vẫn coi lao động GVGĐ là công việc thấp hèn, thường chỉ có những
người sống ở nông thôn và có trình độ học vấn thấp mới chấp nhận làm. Cũng vì
quan niệm này mà nhiều người sống tại các thành thị dù khó khăn về kinh tế cũng
không chấp nhận làm công việc GVGĐ. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên

11



cứu xã hội, trường Đại học Chulalongkom năm 2008 cho thấy chủ yếu người lao
động GVGĐ là phụ nữ và chủ yếu có trình độ học vấn bậc tiểu học. Hiện nay,
với sự thay đổi trong quan niệm về nghề GVGĐ và cùng với sự phát triển của
kinh tế xã hội, nhiều người SDLĐ có yêu cầu cao về học vấn, trình độ chuyên
môn của lao động GVGĐ, họ chấp nhận trả lương cao để có được người GVGĐ
ưng ý, có trình độ học vấn cao. Chính vì vậy trong xã hội xuất hiện một số người
lao động GVGĐ có trình độ cao. Tuy nhiên số lượng người lao động GVGĐ có
trình độ học vấn cao vẫn rất ít, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong lực lượng lao động
GVGĐ.
1.1.2. Phân loại lao động giúp việc gia đình
Lao động GVGĐ có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như
thời gian làm việc, nhóm công việc, cách thức tính tiền thù lao,... Lao động GVGĐ
thường được phân loại theo thời gian làm việc và nhóm công việc gia đình mà họ
đảm nhiệm.
* Theo thời gian làm việc
Lao động GVGĐ làm việc toàn thời gian: Đây là những người lao động
GVGĐ sống tại gia đình người SDLĐ, họ cùng sinh hoạt và làm các công việc theo
yêu cầu của người SDLĐ. Đối với các loại hình lao động khác làm việc trọn thời
gian sẽ là thời gian làm việc theo ngày theo quy định, ví dụ như ở Việt Nam là 8
tiếng/ngày nhưng đối với người lao động GVGĐ làm việc toàn thời gian thì người
lao động có mặt tại gia đình người SDLĐ, ăn, ngủ tại đó và thực hiện công việc của
mình theo thỏa thuận với người SDLĐ. Chính vì thế, đối với lao động GVGĐ toàn
thời gian thì thời gian biểu thực hiện công việc của họ thường linh hoạt hơn. Việc
phân biệt thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thường không rõ ràng. Trong thời
gian làm việc, họ có thể vừa làm vừa được nghỉ ngơi nhưng cũng có khi phải làm
việc một cách bất chợt theo yêu cầu của chủ nhà. Cũng chính vì sống tại gia đình
người SDLĐ nên giữa người SDLĐ và lao động GVGĐ thường có mối quan hệ gắn
bó, dễ cảm thông cho nhau hơn. Đây vừa là yếu tố tích cực, giúp lao động GVGĐ

12



tránh được những tâm lý khi phải xa gia đình nhưng cũng là yếu tố khó khăn, tạo
nên sự thiếu rõ ràng, rành mạch trong công việc, việc xác định thời giờ làm việc,
- Lao động GVGĐ làm việc bán thời gian (theo giờ, theo buổi): Căn cứ thỏa
thuận với người SDLĐ, lao động GVGĐ có thể làm việc một vài giờ trong một
ngày, vài buổi trong một tuần hay thậm chí chỉ một buổi trong một tuần. Công việc
này được lặp lại thường xuyên, liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Lao
động GVGĐ bán thời gian thường là những người nhanh nhẹn, làm việc cho nhiều
hộ gia đình do đó họ phải có khả năng sắp xếp công việc, đảm bảo hoàn thành công
việc theo đúng thời gian thỏa thuận với từng hộ gia đình. Lao động GVGĐ bán thời
gian phải tự lo nơi ăn, chốn ngủ cho mình nên thường là những người có nhà ở, gia
đình gần nơi làm việc hoặc ở trọ, là những người ưa tự do, tự chủ trong công việc
và sinh hoạt. Ưu điểm của lao động GVGĐ bán thời gian là ít xảy ra những xung
đột hay mâu thuẫn giữa hộ gia đình SDLĐ và người giúp việc, bởi lẽ thời gian làm
việc, thời gian tiếp xúc với các thành viên trong hộ gia đình ít hơn so với lao động
GVGĐ toàn thời gian. Hạn chế của lao động GVGĐ bán thời gian là đòi hỏi cả hai
bên tham gia quan hệ lao động phải luôn có kế hoạch, công việc cụ thể rõ ràng cho
thời gian làm việc của người lao động, hạn chế sự tùy tiện.
* Theo nhóm công việc gia đình
Tùy thuộc vào phạm vi công việc GVGĐ theo pháp luật mỗi nước mà có thể
phân nhóm công việc gia đình khác nhau. Có quốc gia coi bảo vệ là công việc
GVGĐ nhưng có quốc gia lại coi đây là một loại công việc, nghề nghiệp riêng, có
quốc gia lại coi công việc quản gia đồng nghĩa với công việc nội trợ… Phân loại về
Việc làm theo tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO năm 1988 (ISCO-88) đưa ra một
danh sách công việc cụ thể mà người lao động giúp việc gia đình đảm nhiệm thuộc
các nhóm công việc 5121 (quản gia), 5122 (nấu ăn), 5131 (chăm sóc trẻ em), 5133
(chăm sóc thành viên tại nhà), 5169 (bảo vệ), 9152 (trông coi nhà cửa), 6113 (làm
vườn). Trong mỗi nhóm này sẽ bao gồm một số công việc. Tuy nhiên, trong cách
phân loại này các công việc không dễ tách rời nhau, một số công việc còn gần như


13


cùng tồn tại một lúc, hơn nữa, chưa có nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra một tiêu
chuẩn cụ thể nào cho các nội dung công việc này [12, tr.6,7]. Thông thường, công
việc gia đình được chia thành 03 nhóm là trông coi trẻ em, chăm sóc người già,
người đau yếu, công việc nội trợ.
Đối với lao động GVGĐ làm việc toàn thời gian thì việc tách bạch các công
việc GVGĐ đôi khi không đơn giản, việc phân định rõ như vậy thường chỉ áp dụng
trong trường hợp người SDLĐ thuê nhiều lao động GVGĐ để đảm nhiệm các công
việc khác nhau trong gia đình hoặc các bên có thỏa thuận cụ thể về phạm vi công
việc của lao động GVGĐ.
1.2. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình
Pháp luật lao động GVGĐ là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động là người
GVGĐ và người SDLĐ về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, các điều kiện làm việc, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao
động. Mối quan hệ giữa người lao động GVGĐ và người SDLĐ là quan hệ giữa
người làm thuê và người chủ, đó cũng là quan hệ lao động nhưng có những đặc
điểm riêng mà pháp luật cần có những quy định riêng để điều chỉnh. Sự cần thiết
điều chỉnh pháp luật đối với lao động GVGĐ vì những lý do sau đây:
Một là, lao động GVGĐ là một bộ phận của lực lượng lao động và có tiềm
năng phát triển, đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Lao động GVGĐ đã trở thành một phần quan trọng của lực lượng lao động
toàn cầu. Theo Thống kê của ILO, tính đến năm 2010 thế giới đã có 52,6 triệu lao
động GVGĐ trên toàn thế giới, tăng 19 triệu lao động từ giữa thập kỷ 90 đến năm
2010. Lực lượng lao động GVGĐ đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong lực lượng
lao động, đặc biệt là ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng thậm chí cả ở
những nước công nghiệp hiện đại [23]. Ở nước ta, theo dự báo của Trung tâm

Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, năm 2020 thị trường lao động
GVGĐ nội địa có thể lên tới 350.000 người [31].

14


Sự phát triển của lực lượng lao động GVGĐ cũng giải phóng cho nhiều người
lao động khác. Khi người SDLĐ thuê mướn lao động GVGĐ, nhờ có người GVGĐ
đảm nhận các công việc gia đình, họ có nhiều sức khỏe và thời gian hơn để tham gia
các hoạt động tạo ra thu nhập, cùng với đó cũng tạo ra lợi ích cho sự phát triển cá
nhân của họ và xã hội. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của lao động GVGĐ,
nhà nước cần có chính sách bảo vệ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các quan hệ
lao động, tận dụng mọi tiềm năng lao động và hơn nữa là góp phần tăng thu nhập
cho bản thân người lao động GVGĐ và gia đình họ trong điều kiện trợ cấp xã hội,
phúc lợi xã hội còn hạn chế. Việc thực thi pháp luật về lao động GVGĐ một cách
nghiêm túc sẽ góp phần tạo sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Các quy
định pháp luật về lao động GVGĐ tạo cơ sở tạo việc làm cho một bộ phận người lao
động không có cơ hội, khả năng tìm được việc làm ổn định, đặc biệt là lao động ở
nông thôn, trình độ thấp, vốn hiểu biết hạn chế.
Hai là, xuất phát từ vị trí và tính chất công việc GVGĐ, pháp luật cần có
những quy định riêng cho lao động GVGĐ khi tham gia quan hệ lao động.
Lao động GVGĐ ở khu vực việc làm phi chính thức nhưng lại thuộc một trong
những nhóm người lao động yếu thế nhất. Trong quan hệ lao động nói chung, người
lao động đã ở vị trí yếu thế so với người SDLĐ nhưng đối với lao động GVGĐ, vị
thế của họ lại càng yếu thế hơn. Làm việc trong phạm vi hộ gia đình, bị giới hạn về
phạm vi không gian nên điều kiện làm việc, an toàn lao động, hay các tiêu chuẩn lao
động khác đối với lao động GVGĐ được đảm bảo ở mức độ nào phụ thuộc nhiều
vào người SDLĐ và khó có thể nắm bắt được. Pháp luật về lao động GVGĐ là cơ
sở để đảm bảo việc thực hiện các cam kết giữa người SDLĐ và người lao động
GVGĐ. Đồng thời nó ủng cố thêm hành lang pháp lý, đảm bảo một số quyền của

lao động GVGĐ, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa người lao động GVGĐ và
người SDLĐ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật quy
định. Pháp luật lao động GVGĐ là công cụ điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa hộ
gia đình SDLĐ và người lao động GVGĐ vào một khung pháp lý nhất định khiến
cho lợi ích trong các mối quan hệ trở nên cân bằng, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng

15


trong quan hệ lao động, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lao động
GVGĐ trong xã hội.
1.3. Nội dung pháp luật về lao động giúp việc gia đình
Pháp luật có các quy định về lao động GVGĐ một cách toàn diện, trên các
lĩnh vực của quan hệ lao động: việc làm, tiền lương, an toàn và vệ sinh lao động,
tiền lương và thu nhập, nhân thân…Các quy định lại được đưa ra trên nguyên tắc
bảo đảm quyền tự do lao động của người lao động, bảo vệ người lao động nhưng
cũng phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người SDLĐ, tôn trọng thỏa
thuận hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động và phù hợp tiêu chuẩn quốc
tế về lao động.
* Bảo vệ lao động GVGĐ về việc làm và học nghề
Quyền việc làm (hay quyền được làm việc) là nhóm quyền cơ bản trong pháp
luật lao động và là một trong rất nhiều quyền khác của người lao động. Việc làm
luôn là một trong những vấn đề quan trọng của các quốc gia. Căn cứ điều kiện kinh
tế - xã hội trong từng thời kỳ, nhà nước xây dựng các chương trình về việc làm
nhằm giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ
hội có việc làm. Đối với mỗi loại hình lao động thì lại có một chính sách điều chỉnh
riêng để phù hợp với đặc điểm chung và riêng biệt. Đối với lao động GVGĐ cũng
vậy, trường hợp đã công nhận đây là một nghề riêng biệt, đặc biệt là trong tình hình
hiện nay khi mà số lao động đảm nhận công việc này có xu hướng tăng lên, nhà
nước ban hành chính sách về việc làm cho lao động GVGĐ nhằm giải quyết những

khó khăn, tạo sự ổn định cho lực lượng lao động này.
Ngay cả khi công việc lao động GVGĐ được công nhận là một nghề thì những
kỹ năng nghề của họ cũng bị đánh giá thấp. Không ít người cho rằng khả năng làm việc
nhà là thiên chức tự nhiên của phụ nữ, và những kỹ năng đó không cần phải học, cũng
không mấy giá trị. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ nhận thức mang tính truyền thống
và định kiến về vai trò của phụ nữ và việc nhà. Nhằm giúp lao động GVGĐ thực hiện
được quyền làm việc, phát triển nghề nghiệp, pháp luật còn quy định về đào tạo nghề

16


đối với GVGĐ. “Học nghề được hiểu là quá trình trong đó diễn ra các hoạt động học
tập, làm quen, rèn luyện... của người học (theo sự hướng dẫn của người dạy nghề)
nhằm đạt được trình độ nhất định về nghề nghiệp, nắm bắt kỹ năng thực hành một
nghề nhất định, nâng cao trình độ tay nghề...”[8, tr 203]. Vấn đề học nghề cho lao
động GVGĐ bao gồm học nghề để làm công việc GVGĐ và cả học nghề để làm
công việc không phải là công việc GVGĐ. Học nghề để làm công việc GVGĐ được
hiểu là người lao động được đào tạo các kỹ năng để làm công việc GVGĐ, được
diễn ra trước khi người lao động làm việc cho người SDLĐ. Học nghề để làm công
việc không phải công việc GVGĐ có thể diễn ra trong quá trình lao động GVGĐ
làm việc cho người SDLĐ. Đối với những lao động GVGĐ làm toàn thời gian, việc
họ tham gia học một nghề khác phải căn cứ vào thỏa thuận, được sự chấp thuận của
người SDLĐ. Đối với lao động GVGĐ bán thời gian, theo giờ thì họ có thể tham
gia học nghề để làm công việc khác theo nguyện vọng cá nhân và khả năng thu xếp
tài chính, thời gian để theo học.
* Hợp đồng lao động giúp việc gia đình
Hợp đồng lao động giữa người GVGĐ và người SDLĐ là sự thỏa thuận về
việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong
quan hệ lao động. Hợp đồng lao động chính là căn cứ để các bên xác lập mối quan
hệ lao động cũng như giải quyết các quyền và nghĩa vụ khi tranh chấp phát sinh.

Pháp luật có quy định về hình thức và nội dung của hợp đồng lao động GVGĐ. Ở
các quốc gia khác nhau, hợp đồng lao động GVGĐ có thể bằng văn bản hoặc bằng
lời nói. Theo Công ước số 189 của ILO, mỗi thành viên sẽ có các biện pháp để đảm
bảo rằng lao động GVGĐ được thông báo về điều khoản và điều kiện làm việc của
mình một cách thích hợp, có thể kiểm chứng, dễ hiểu nhất và tốt nhất, nếu có thể,
thông qua hợp đồng bằng văn bản theo quy định của luật pháp quốc gia, quy định
hoặc thoả ước tập thể. Thực tế hợp đồng lao động GVGĐ bằng lời nói thường dùng
trong trường hợp các công việc mang tính chất đơn giản, tạm thời. Nhiều nước quy
định hợp đồng lao động GVGĐ phải được lập thành văn bản, thậm chí ban hành
hợp đồng GVGĐ mẫu.

17


Đối với lao động GVGĐ, đa số có trình độ học vấn thấp, công việc GVGĐ có
những đặc điểm riêng nên các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, việc chấm dứt
hợp đồng lao động và các vấn đề khác liên quan cần có những quy định riêng phù
hợp. Về nội dung hợp đồng lao động GVGĐ, pháp luật thường quy định hợp đồng
phải có các nội dung chủ yếu là thông tin của các bên giao kết hợp đồng, công việc
mà người GVGĐ phải làm và địa điểm làm việc (nhà của hộ gia đình SDLĐ hoặc
các hộ gia đình thuê GVGĐ), tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thời
hạn của hợp đồng. Ngoài ra, căn cứ trường hợp cụ thể các bên có thể thỏa thuận
những nội dung khác có liên quan.
Pháp luật cũng quy định về việc tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động
GVGĐ. Do đặc điểm công việc GVGĐ, đặc biệt là GVGĐ làm việc toàn thời gian,
ở cùng với hộ gia đình SDLĐ thì việc người giúp việc gián đoạn công việc trong
một khoảng thời gian sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của những người trong hộ
gia đình. Bản thân lao động GVGĐ cũng có những trường hợp phải gián đoạn việc
làm để giải quyết các công việc gia đình, cá nhân. Do đó pháp luật phải có những
quy định về việc tạm hoãn hợp đồng lao động GVGĐ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng

phải quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động GVGĐ phù hợp với đặc điểm
của quan hệ lao động GVGĐ, người lao động GVGĐ.
* Quy định về điều kiện sử dụng lao động GVGĐ
Điều kiện sử dụng lao động là tổng hợp các yếu tố đảm bảo cho việc khai thác,
sử dụng lao động. Điều kiện sử dụng lao động có tác động trực tiếp đến sức khoẻ
người lao động, đến năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Trên phương diện
lý luận, điều kiện sử dụng lao động được pháp luật lao động quy định trước tiên và
chủ yếu bao gồm các nội dung về tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với lao động GVGĐ
Điều kiện SDLĐ đối với lao động GVGĐ được quy định trên cơ sở các quy
định chung về điều kiện sử dụng lao động áp dụng đối với mọi quan hệ lao động.
Tuy nhiên, pháp luật quốc tế cũng như quốc gia đều quy định những điều kiện riêng

18


×