Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tranh nhau sờ,cạy..."Chiếu dời đô" để lấy may.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.59 KB, 6 trang )

Tranh nhau sờ, cậy Chiếu dời đô lấy may
- Ngay sau chương trình giới thiệu và bàn giao bức Chiếu dời đô kỷ lục Việt Nam, hàng trăm
khách thăm quan đã dùng tay sờ mó, thử cậy các chữ Hán trên bức Chiếu này.
9h sáng nay (2/10), bức Chiếu dời đô đạt kỷ lục Guinness Việt Nam dành tặng cho Thủ đô nhân kỷ
niệm nghìn năm tuổi, đã được đưa ra trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng, tại sân khấu Vườn
hoa Lý Thái Tổ.

Toàn cảnh bức Chiếu dời đô đạt kỷ lục Việt Nam trưng bày tại Vườn hoa
Lý Thái Tổ

Tuy vậy, ngay sau chương trình giới thiệu, và bàn giao bức Chiếu dời đô cho đại diện Hà Nội, hàng
trăm du khách đã đến sờ lên bức Chiếu để… lấy may, xem đây là cơ hội “ngàn năm có một” để được
xem tận mắt, sờ tận tay.
Nhiều người con dùng tay thử cậy, bóc những chữ trên bức Chiếu, để xem có chắc chắn không.

Xem tận mắt, sờ tận tay

Tuy lực lượng bảo vệ đứng ngay cạnh đó, nhưng không thấy ai đến nhắc nhở, hay cấm người dân
xâm hại đến tác phẩm.
Bức trấn phong Chiếu dời đô là công trình nghệ thuật thư pháp mạ vàng gắn trên khung gỗ quý tự
nhiên. Bức Chiếu dời đô khổng lồ này có kích thước 458×385 cm, tổng trọng lượng gần 5 tấn, được
chế tác từ 7 tấn gỗ Hương nguyên khối. Tác phẩm gồm 2 mặt: Mặt trước trình bày nguyên bản chữ
Hán, mặt sau là bản dịch phiên âm và bản dịch ra tiếng Việt và tiếng Anh.
Phần khung của tác phẩm được làm bằng gỗ hương, phần chữ được các nghệ nhân gò tay với chất
liệu là đồng, mạ vàng 9999. Chiều cao mỗi chữ là 10 cm, được gắn bằng bulông nghệ thuật bắt chắc
chắn trên 12 tấm gỗ hương tự nhiên quý hiếm của Việt Nam.
“Phần nền bức Chiếu được ghép bởi 12 tấm gỗ hương, tượng trưng cho 12 tháng của bốn mùa, là
Xuân-Hạ-Thu-Đông, với ước mong tác phẩm sẽ “thuận” theo sự tuần hoàn của thời gian, để có thể
tồn tại vĩnh hằng với vũ trụ” - ông Lê Huy Kha – Phó Chủ nhiệm CLB Thư pháp, Hiệp hội làng nghề
VN (đơn vị thực hiện bức Chiếu) cho biết.
Đặc biệt, chữ Hán trên bức Chiếu được nhà thư pháp hàng đầu Việt Nam – Nguyễn Văn Bách viết.


Được thực hiện bởi hơn 30 nghệ nhân thư pháp, gò đồng, điêu khắc gỗ… hàng đầu của các làng nghề
truyền thống tỉnh Bắc Ninh.
Cũng theo ông Kha, sau khi về Hoa Lư (Ninh Bình) làm lễ vào sáng 1/10, bức Chiếu được rước ra Hà
Nội vào chiều cùng ngày (thực hiện hành trình mô phỏng chuyến dời đô của vua tôi nhà Lý, từ cố đô
Hoa Lư về Thăng Long). Bức Chiếu dời đô này sẽ được trưng bày tại Vườn hoa Lý Thái tổ đến hết
ngày 3/10, từ 4 đến hết 10/10 sẽ được trưng bày tại Văn Miếu trong Triển lãm thư pháp. Sau đó sẽ
được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh người dân tranh nhau sờ, cậy Chiếu dời đô lấy may:
Thử cậy chữ xem chắc hay không
Một bàn tay nõn nà bên những dòng chữ Hán
"Mẹ ơi, cái này chắc quá, con bóc mãi không ra..."

×