Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chuyên đề rèn chữ đẹp cho học sinh lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ
RÈN CHỮ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 1
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường. Biết đọc, biết viết thì cả
một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Vì vậy dạy chữ chính là dạy
người.
Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho
học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận,
tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy ,cô giáo và bạn mình”.
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao
cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận
dụng suốt đời.
Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh tiểu học chưa được đẹp, chưa đúng mẫu,
sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm.
Chính vì những lý do trên mà việc rèn chữ cho các em học sinh tiểu học đặc biệt học sinh lớp 1
là thật sự cần thiết và cấp bách .
II / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ
chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng,
cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và
+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ
ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn
được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở… bài kiểm tra cuối năm
là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc quá 5 lỗi chính tả).
+Thái độ : HS yêu thích môn học ,say mê rèn chữ .
III/ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TẬP VIẾT
1/ Phương pháp trực quan:
Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt
nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và
cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng


một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên
để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng , chữ
mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu… Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy
định, rõ ràng và đẹp.
- Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó
tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết
trong bài học.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ
của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết
nhanh.
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ
giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm
mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố việc đọc đúng và đọc
đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng.
2/ Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt
học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu
tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa
các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ A, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ A gồm có bao nhiêu nét? là
những nét nào? chữ A cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…
Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai trò của giáo
viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn
luyện tập viết ở phần sau.
3/ Phương pháp luyện tập:
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh
luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình
dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn
luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết

cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác.
Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi viết. Cần lưu ý
các hình thức luyện tập cơ bản sau:
Tập viết chữ vào bảng con của học sinh:
Học sinh luyện tập viết bằng phần (hoặc bút bảng) vào bảng con trước khi viết vào vở.
Học sinh có thể viết chữ cái, vần, chữ khó vào bảng. Khi sử dụng bảng, giáo viên phải hướng
dẫn học sinh cả cách lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và bảo quản phấn…
Luyện viết trong vở:
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội
dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ,
dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi
phần bài viết.
Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế,
việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc làm này yêu cầu người
giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu
nghề - mến trẻ.
4/ Rèn viết chữ rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
Chất lượng về chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ quan (năng
lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo viên…) mà còn có sự tác động của
những yếu tố khách quan (điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học Tập viết). Do
vậy, muốn rèn cho học sinh nếp viết rõ ràng, sạch đẹp, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn,
nhắc nhở các em thường xuyên chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông qua 2 hình thức: viết trên bảng (bảng cá
nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn và viết trong vở tập viết (tài liệu học tập chính thức do
Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp 1) bằng bút chì, bút mực. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt
kết quả tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập
thiết yếu sau:
Bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn (thể hiện
được 4 dòng) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất liệu tốt làm nổi
rõ hình chữ trên bảng. Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá bảng vừa đảm

bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến chữ viết.
Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viên nhanh chóng
nắm được những thông tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thời xử lí, tác động nhằm
đạt được mục đích dạy học đề ra.
Để việc sử dụng các đồ dùng học tập nói trên trong giờ Tập viết đạt hiệu quả tốt, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một số điểm sau:
- Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định:
+ Bảng con có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết.
+ Phấn viết có độ dài vừa phải.
+ Khăn lau sạch.
+ Ngồi viết đúng tư thế.
+ Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách.
+ Viết xong cần kiểm tra lại. Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảng ngay ngắn
để giáo viên kiểm tra nhận xét.
+ Đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng.
+ Vở tập viết, bút chì, bút mực:
Vở tập viết lớp 1 cần được giữ gìn sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn. Bút chì
dùng ở 3 tuần đầu lớp 1 cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì không nhọn quá hay dày quá để dễ
viết rõ nét chữ.
5/ Dạy các nét cơ bản và thực hiện đúng qui định khi viết :
Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 –
30cm; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch; hai chân
để song song, thoải mái (tham khảo hình vẽ minh hoạ ở trang 2, vở Tập viết 1 – tập 1)
* Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa)
với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá): khi viết, dùng ba ngón tay di
chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và
cánh tay cử động theo, mềm mại, thoải mái.
* Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước
mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng
với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép

bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ
nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở).
Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ trong
vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại được in nhạt hơn). Ta ký hiệu
đường kẻ trên là số 1 các đường khác là 2, 3, 4 kể từ dưới lên trên.
Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các
ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy
trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ
các chữ.
Hệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại:
* Nét thẳng: thẳng đứng , nét ngang , nét xiên /, \
* Nét cong: cong hở (cong phải , cong trái ), cong khép kín O.
1. Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược
2. Nét móc hai đầu:
3. Nét thắt giữa:
4. Nét khuyết: - nét khuyết trên
- nét khuyết dưới.
5. Nét thắt trên:
Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ quan
niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến
phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng):
a, ă, â, d, đ, g.
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét
móc): l, h, k, b, y, g.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s
Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở.
6/ Rèn luyện HS viết đúng mẫu chữ

7/ Xác định vị trí các đường kẻ, điểm đặt bút, điểm dừng bút.
Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ
trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại được in nhạt hơn). Ta ký
hiệu đường kẻ trên là số 1 các đường khác là 2, 3, 4 kể từ dưới lên trên.
Ví dụ:
-> Đường kẻ ngang

Đường kẻ dọc
* Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và
các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy
trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ
các chữ.
* Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể
nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
* Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể
trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
8/ Xác định khoảng cách và nối nét.
a- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước
tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
b- Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các
chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) không
chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút.
c- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa
viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của
nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
IV/ MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY TẬP VIẾT:
_ Luyện viết bảng con, vở (CN, lớp).
_Thi đua viết đẹp, đúng mẫu (CN, nhóm).
V/ QUI TRÌNH RÈN HỌC SINH VIẾT CHỮ ĐẸP:
_Luyện viết các nét cơ bản.

_ Luyện viết 24 chữ cái.
_ Luyện viết nối nét thông qua luyện viết vần, tiếng.
_ Luyện xác định khoảng cách thông qua viết từ, câu.

×