Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA THÔNG TƯ 21/2013/TT-BYT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

VĂN THỊ HỒNG NHI

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH
SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
CỦA THÔNG TƯ 21/2013/TT-BYT
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Chuyên ngành : Quản lý và cung ứng thuốc

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: DS. CKII. Đào Duy Kim Ngà
ThS. Lê Thị Nga

Tp HCM – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát và kết
quả phân tích nêu trong bài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Nếu phát hiện có sự gian lận nào, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về khóa luận của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2018

Chữ ký SV



SV. Văn Thị Hồng Nhi


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa
Dược – Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
 DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà – Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Quận 11, Phó
trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cùng
Các Cộng Sự Khoa Dược.
 ThS. Lê Thị Nga – Giảng viên trường Đại Học Nguyễn Tất Thành đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
 Quý Thầy – Cô của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho
Khối Dược Đại Học có cơ hội học tập nâng cao kiến thức chuyên môn.
 Gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2018

Chữ ký SV

SV. Văn Thị Hồng Nhi



MỤC LỤC
Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu .................................................................................. 3
1.1 Cơ sở pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin ............................................. 3
1.2 Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam ........................................ 6
1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................... 6
1.2.2 Tại Việt Nam .......................................................................................... 6
1.2.3 Tình hình sử dụng thuốc trong hệ thống bệnh viện ở Việt Nam ............... 7
1.3 Vấn đề liên quan đến phân tích sử dụng thuốc ............................................... 8
1.3.1 Phương pháp phân tích ABC ................................................................... 9
1.3.2 Phương pháp phân tích VEN ................................................................. 11
1.3.3 Phân tích ma trận ABC/VEN ................................................................ 14
1.3.4 Phương pháp phân tích liều xác định trong ngày ................................... 16
1.3.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc đề nghị .............................................. 20
1.4 Giới thiệu về Bệnh viện và Khoa Dược Bệnh viện Quận 11 ......................... 21
1.4.1 Bệnh viện Quận 11................................................................................ 21
1.4.2 Khoa Dược Bệnh viện Quận 11 ............................................................. 22
1.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc ................................................................. 24
1.5.1 Phần mềm i3 Autralia Hospital Pharmacist Tool ................................... 24
1.5.2 Phần mềm iHIS Solutions ..................................................................... 25
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................. 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 27
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 27
2.3 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 27
i


Chương 3. Kết quả và bàn luận .............................................................................. 32
3.1 Kết quả khảo sát thực trạng bằng thủ công và ứng dụng công cụ phân tích tình

hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017 - áp dụng các phương
pháp theo Thông tư 21/2013/TT-BYT ............................................................... 32
3.1.1 Phương pháp phân tích ABC ................................................................. 32
3.1.2 Phương pháp phân tích VEN ................................................................. 36
3.1.3 Phân tích ma trận ABC/VEN ................................................................ 38
3.1.4 Phương pháp phân tích DDD ................................................................ 42
3.2 Phân tích tồn tại, đề xuất cải tiến và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng công
cụ phân tích ....................................................................................................... 56
3.2.1 Phân tích tồn tại .................................................................................... 56
3.2.2 Đề xuất cải tiến ..................................................................................... 57
3.2.3 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến ........ 60
3.3 Bàn luận ...................................................................................................... 61
Chương 4. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 63
4.1 Kết luận ....................................................................................................... 63
4.1.1 Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng các nhóm thuốc hiện có tại Bệnh
viện Quận 11 bằng phương pháp thủ công ..................................................... 63
4.1.2 Phân tích các tồn tại, cải tiến và đánh giá dữ liệu sử dụng thuốc bằng việc
ứng dụng công cụ phân tích: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD tại Bệnh viện Quận
11 theo các phương pháp của thông tư 21/2013/TT-BYT............................... 64
4.1.3 Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến ........ 64
4.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 65
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

ATC


Tiếng Anh

Tiếng Việt
Phân loại thuốc dựa theo hệ

Anatomical Therapeutic

thống giải phẫu – điều trị - hóa

Chemical code

học

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

BVQ11

Bệnh viện Quận 11

BYT

Ministry of Public Health/
Department of Health


Bộ Y Tế
Công nghệ thông tin

CNTT
D

Desitable

Không thiết yếu

DDD

Defined Daily Dose

Liều xác định trong ngày
Danh mục thuốc

DMT

Phương pháp nghiên cứu phân
DU 90%

khúc 90% tổng giá trị sử dụng

Drug Utilization 90%

thuốc
E


Essential

Thiết yếu

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐT&ĐT

Drug and Treatment Council

Hội đồng Thuốc và điều trị

iii


KCB

Khám chữa bệnh

MHBT

Mô hình bệnh tật

N

Không thiết yếu


Non-essential

NB

người bệnh

PM

Phần mềm

PDD

Prescribed Daily Dose

Liều thực tế kê đơn

THE

Total Health Expenditure

Tổng chi phí y tế

TPE

Total Pharmaceuticak

Tổng chi phí dược phẩm

Expenditure


V

Vital

Sống còn

WHO

World Health Organization

Tổ Chức Y Tế Thế Giới

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các ứng dụng liên quan đến phương pháp phân tích theo DDD .............. 19
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Quận 11 .......................................................... 21
Hình 1.3 Phần mềm i3 Autralia Hospital Pharmacist Tool .................................... 24
Hình 1.4 Phần mềm iHIS Solutions....................................................................... 25
Hình 3.1 Biểu đồ phân tích ABC .......................................................................... 32
Hình 3.2 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC.................... 34
Hình 3.3 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.1.1) .................................................... 34
Hình 3.4 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC.................... 35
Hình 3.5 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.1.2) .................................................... 36
Hình 3.6 Phân tích VEN ....................................................................................... 37
Hình 3.7 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.2) ....................................................... 37
Hình 3.8 Phân tích ma trận ABC/VEN .................................................................. 39
Hình 3.9 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3) ....................................................... 40

Hình 3.10 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3.1) .................................................. 41
Hình 3.11 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.3.2) .................................................. 41
Hình 3.12 Biểu đồ phân tích DDD theo DU 90% .................................................. 42
Hình 3.13 Biểu đồ phân tích DDD theo hoạt chất ................................................. 42
Hình 3.14 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.1) .................................................. 44
Hình 3.15 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.2) .................................................. 49
Hình 3.16 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.3) .................................................. 50
Hình 3.17 Biểu đồ phân bổ chi phí theo nhóm thuốc ............................................. 52
Hình 3.18 Biểu đồ DDD/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc ........................... 53
Hình 3.19 Kết quả từ công cụ phân tích (3.1.4.4) .................................................. 55

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân tích ABC ....................................................................................... 10
Bảng 1.2 Bảng phân loại thuốc V, E, N theo khuyến cáo của WHO ...................... 12
Bảng 1.3 Bảng phân loại VEN theo căn cứ pháp lý của BYT ................................ 13
Bảng 1.4 Bảng phân tích nhóm ma trận ABC/VEN. .............................................. 14
Bảng 1.5 Công cụ phân tích sử dụng thuốc đề nghị ............................................... 20
Bảng 1.6 Các báo cáo PM iHIS Solutions ............................................................. 26
Bảng 2.1 Biến số của phân tích ABC .................................................................... 29
Bảng 2.2 Biến số của VEN.................................................................................... 29
Bảng 2.3 Biến số của phân tích ma trận ABC/VEN ............................................... 30
Bảng 3.1 Bảng phân tích ABC (n=686) ................................................................. 32
Bảng 3.2 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC ................... 33
Bảng 3.3 Phân tích tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại theo ABC ................... 35
Bảng 3.4 Bảng phân tích VEN .............................................................................. 36
Bảng 3.5 Bảng kết quả ma trận ABC/VEN............................................................ 38
Bảng 3.6 Phân tích ma trận ABC/VEN ................................................................. 38

Bảng 3.7 Phân tích tổng liều xác định/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc....... 50
Bảng 3.8 Các vấn đề bất cập của phân tích thủ công ............................................. 56
Bảng 3.9.Tính ưu việt của công cụ phân tích ......................................................... 58
Bảng 3.10 Đánh giá về hiêu quả của việc ứng dụng công cụ phân tích. ................. 61

vi


TÓM TẮT
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH
SỬ DỤNG THUỐC ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA
THÔNG TƯ 21/2013/TT-BYT TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Văn Thị Hồng Nhi
Hướng dẫn khoa học:DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà
ThS. Lê Thị Nga.
Mở đầu: Sử dụng thuốc bất hợp lý đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mang tính toàn cầu.
Thông tư 21/2013/TT-BYT đã nêu các phương pháp quản lý sử dụng thuốc, nhưng đa số các
bệnh viện còn thực hiện bằng thủ công gây nhiều bất lợi. Với mong muốn tìm ra cách thức
thực hiện tốt hơn, tác giả đã thực hiện đề tài này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu thuốc tại Bệnh viện Quận 11
(BVQ11) từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.
Kết quả: Khảo sát từ công cụ phân tích trùng khớp với khảo sát thủ công. Cụ thể, phương
pháp ABC, VEN, ABC/VEN có tỷ lệ các nhóm thuốc phù hợp theo Thông tư 21/2013/TTBYT. Với liều xác định hàng ngày (DDD) trong 90% đơn thuốc, thuốc insulin và các chất
tương tự để tiêm tác động vừa chiếm tỷ lệ 45,59% cao nhất; Với giữa các nhóm thuốc, nhóm
tim mạch chiếm tỷ lệ 29,32% cao nhất về chi phí và nhóm hocmon và các thuốc tác độnng
vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ 57,73% cao nhất của DDD/100 giường/ngày.
Kết luận: Việc áp dụng công cụ phân tích đã góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân
lực, qua đó giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên khoa Dược BVQ11.
Từ khóa: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD, sử dụng thuốc hợp lý.


vii


Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018

SURVEY OF IMPACTS, IMPROVEMENTS AND ANALYSIS ASSESSMENT
USING MEDICINES TO APPLY METHODS
CIRCULAR 21/2013 / TT-BYT AT 11TH DISTRICT HOSPITAL IN 2017

Van Thi Hong Nhi

Supervisor: Bpharm. PGS. Dao Duy Kim Nga
MS. Le Thi Nga

Introduction: Unreasonable drug use is a very serious global problem. Circular
21/2013/TT-BYT stated the methods of drug use management, but most of the hospitals also
hand-made many disadvantages. Wishing to find out how to do better, the author has done
this topic.
Materials and methods: Retrospective medicine data recovery at 11th district hospital from
01/01/2017 to 31/12/2017.
Results: Survey from software matched with manual survey. Specifically, the ABC, VEN,
ABC/VEN methods have the appropriate proportion of drug classes according to Circular
21/2013/TT-BYT. At the daily dose (DDD) in 90% of prescriptions, insulin and similar
agents for injection have the highest rate of 45.59%; Among cardiovascular groups, the
highest rate was 29.32%, and hormone therapy and endocrine drugs accounted for the
highest 57.73% of DDD/100 beds/day. .
Conclusion: The application of software has saved time, cost and human resources, thereby
reducing the burden of work for staff of Pharmacy 11th district hospital.
Keywords: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD, use of drugs reasonably.


viii


Khóa luận tốt nghiệp

Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc bất hợp lý là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mang tính toàn cầu, gây
lãng phí và có hại [25]. Ở các nước đang phát triển và chuyển tiếp, trong chăm sóc
ban đầu ít hơn 40% người bệnh (NB) trong khu vực công và 30% NB trong khu vực
tư nhân được điều trị theo tiêu chuẩn hướng dẫn điều trị. Sự tuân thủ của NB đối với
các chế độ điều trị là khoảng 50% trên toàn thế giới và thấp hơn ở các nước đang phát
triển và chuyển tiếp, nơi có tới 50% tất cả các trường hợp phân phối không đầy đủ
(về hướng dẫn NB và/hoặc ghi nhãn thuốc pha chế) [25]. Theo thống kê của Tổ Chức
Y Tế Thế Giới (WHO), các tác dụng phụ của thuốc gây ra bệnh tật và tử vong đáng
kể và được xếp hạng trong số 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ [22],
[20]. Ước tính chi phí gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc vào khoảng 466 triệu bảng
anh mỗi năm tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland và lên đến 5,6 triệu USD cho mỗi
bệnh viện (BV) hàng năm ở Mỹ [19].
Trước tình hình đó, các cơ sở điều trị cần có các giải pháp phù hợp để giúp việc sử
dụng thuốc của NB được hợp lý hơn, qua đó giải quyết được bài toán sức khỏe và chi
phí điều trị. Thực tế, cũng đã có nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới chứng
minh rằng việc áp dụng các phương pháp trong quản lý sử dụng thuốc như ABC,
VEN, phân tích ma trận ABC/VEN và liều xác định trong ngày (Defined Daily Dose
- DDD) đã góp phần tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm nguy
cơ gặp các biến cố bất lợi và giảm chi phí điều trị. Và ở Thông tư 21/2013/TT-BYT
[7] ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2013 đã hướng dẫn rất chi tiết việc phân tích sử
dụng thuốc dựa vào các phương pháp trên.

Tuy nhiên, việc triển khai phân tích này đến nay đã hơn một năm kể từ ngày Thông
tư ban hành tại đa số các BV đều được thực hiện bằng cách thức thống kê, tính tỷ lệ
và phân tích bằng thủ công hiện có rất ít BV sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) để thực hiện hoặc nếu có cũng chưa thực hiện đầy đủ, chi tiết theo các nội
dung và phụ lục mà Thông tư đã hướng dẫn.
Với mong muốn đánh giá hiệu quả của việc quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quận
11 (BVQ11) bằng ứng dụng CNTT so với phương pháp thủ công, tôi đã thực hiện đề

1


Khóa luận tốt nghiệp

Đặt vấn đề

tài: “Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá phân tích sử dụng thuốc áp dụng
các phương pháp của Thông tư 21/2013/TT-BYT tại Bệnh viện Quận 11 trong
năm 2017” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng tình hình sử dụng các nhóm thuốc hiện có tại BVQ11 bằng
phương pháp thủ công.
2. Phân tích các tồn tại, cải tiến và đánh giá dữ liệu sử dụng thuốc bằng việc ứng
dụng công cụ phân tích: ABC, VEN, ABC/VEN, DDD tại BVQ11 theo các
phương pháp của Thông tư 21/2013/TT-BYT nhằm tăng cường quản lý các
hoạt động liên quan đến sử dụng thuốc tại BVQ11.
3. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp đề xuất cải tiến.

2


Khóa luận tốt nghiệp


Tổng quan

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phát triển CNTT, coi đây là động lực
quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách về tăng cường ứng dụng
phát triển CNTT đã được ban hành như Chỉ thị 58/CT-TW năm 2000 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT [1]; Luật CNTT đã được Bộ bưu chính
viễn thông thông qua ngày 29/06/2006. Đây là những văn bản quan trọng nhất làm
tiền đề để ban hành một loạt các chính sách nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trên
các lĩnh vực. Thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ Việt
nam cũng đã ban hành những chính sách liên quan đến CNTT như Quyết định số
81/2001/QĐ-TTg ngày 24/05/2001 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình
hành động triển khai Chỉ thị số 58/CT-TW [13]; Ngày 12 tháng 4 năm 2007 Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định số 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát
triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 [12]; Quyết định số
246/2005/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển
CNTT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 [11], trong đó xây dựng hệ thống
thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những chương trình trọng điểm quốc
gia...
Tháng 06/2013, diễn đàn cấp cao CNTT - truyền thông Việt Nam đã diễn ra tại Hà
Nội với chủ đề "Công nghệ thông tin - nền tảng phương thức phát triển mới, nâng cao
toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia". Tại sự kiện này, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng khẳng định chính phủ chủ trương xác định CNTT là một trong những động lực
quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi đời sống kinh tế xã hội. Đồng
thời, Thủ tướng đề ra bảy nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đưa CNTT trở thành nền
tảng của phương thức phát triển mới, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam
tiến kịp các nước phát triển, tiến kịp thời đại. Sau một năm, đa số các chỉ đạo của Thủ
tướng đã dần được hiện thực hoá bằng các nghị quyết, văn bản mang tính đột phá. Thủ

tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, nhà
nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh và quản lý,

3


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia. Quan điểm này
được thể hiện rõ nét qua Nghị quyết 36/NQ-TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế mới được Bộ chính
trị ban hành ngày 01/07/2014 [2], thay thế cho Chỉ thị số 58 được Bộ chính trị ban
hành năm 2000. Nghị quyết 36 nhấn mạnh CNTT là công cụ hữu hiệu tạo lập phương
thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Sự ra đời của Nghị quyết
mang đến "thời cơ vàng" cho ngành CNTT nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam
nói chung phát triển bền vững. Cần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường
CNTT, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong
nước và xây dựng năng lực cạnh tranh vươn ra thị trường nước ngoài.
Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản lý, điều hành
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,
BYT đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT
như Quyết định số 5573 /QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ y
tế (BYT) về tiêu chí công cụ quản lý BV [3], Quyết định 1191/QĐ-BYT của BYT về
việc phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức CNTT trong các đơn vị sự nghiệp
của ngành y tế giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 [6]; Chỉ thị 02/CT-BYT ngày 25
tháng 02 năm 2009 của BYT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong
ngành y tế [4]....Quán triệt chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành, nhiều địa
phương đã ban hành chính sách riêng nhằm tăng cường ứng dụng CNTT. Những

chính sách về CNTT đã ban hành của Đảng, Nhà nước và của ngành là hành lang
pháp lý và là cơ sở để các ban, ngành, các đơn vị đầu tư nguồn lực nhằm đẩy mạnh
ứng dụng và trát triển CNTT trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và
trí thức trong tất cả các ngành, trong đó có ngành y tế. Tuy nhiên chính sách về ứng
dụng CNTT của từng lĩnh vực, từng ngành chưa thật sự hoàn thiện và tạo tiền đề cho
việc ứng dụng và phát triển CNTT. Chính sách phát triển CNTT trong lĩnh vực y tế
chưa quy định cụ thể về chuẩn thông tin y tế, chuẩn quy trình hoạt động y tế có ứng
dụng CNTT. Chính sách được ban hành nhưng thiếu điều kiện để triển khai do thiếu
nguồn lực đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, ngân sách đầu tư hàng năm rất thấp

4


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

nên việc dành kinh phí 1% theo tinh thần chỉ thị 02 của Bộ trưởng BYT đầu tư cho
CNTT là khó khăn.
Trong những năm qua, công tác ứng dụng CNTT trong hệ thống BV nói riêng và các
đơn vị trong ngành y tế nói chung đã nhận được chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo
Chính phủ và BYT. Các chính sách đã và đang được xây dựng để tạo hành lang pháp
lý hoàn chỉnh để để đẩy mạnh lĩnh vực này. Ban chỉ đạo được thành lập theo Quyết
định số 2794/QĐ-BYT ngày 04/08/2009 làm đầu mối để tăng cường quản lý, lập
chính sách cho công tác ứng dụng CNTT trong ngành y tế [5]. Các đơn vị y tế đã
quan tâm đến việc đầu tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành
các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn
nhận được sự quan tâm của các tổ chức hợp tác phát triển cũng như vì lợi nhuận, coi
đây là một hướng ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.
Từ vị trí kinh tế và địa lý của thành phố, theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

thành phố 2001 - 2020, thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua “Chương trình mục tiêu
ứng dụng và phát triển CNTT (giai đoạn 2002 – 2005)”, với 3 mục tiêu, 10 chỉ tiêu,
9 chương trình, 12 dự án phát triển CNTT giai đoạn 2001 - 2005; Quyết định
27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình phát triển CNTT - Truyền thông giai đoạn
2011 - 2015” [15]; Quyết định 2296/QĐ-UBND ngày 09 tháng 05 năm 2013 của Uỷ
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt “Chương trình ứng dụng
CNTT trong ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015” [16] đã được
nêu rõ ứng dụng rộng rãi CNTT hỗ trợ công tác quản lý sức khoẻ và các hoạt động
chăm sóc sức khoẻ người dân. Phát triển và hoàn thiện việc quản lý hệ thống các BV
bằng CNTT. Phát triển mạng Medinet vững chắc và có hiệu quả nhiều mặt.
Hiện Nghị quyết 36/NQ-TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế [2] thay thế cho chỉ thị số 58 được Bộ chính
trị ban hành năm 2000 mới được Bộ Chính trị ban hành ngày 01/07/2014 nên sắp tới
đây có lẽ BYT cũng như Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở y tế thành phố
Hồ Chí Minh sẽ ban hành các hướng dẫn cụ thể ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác quản

5


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

lý sức khoẻ và các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người dân trong việc phát triển và
hoàn thiện việc quản lý hệ thống các BV.
Với các cơ sở trên sẽ giúp tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc cho công cụ phân
tích đã sử dụng.
1.2 Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới

Theo báo cáo của WHO [24], chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người trên thế giới
trong năm 2005/2006 dao động từ 7,71 USD ở các quốc gia có thu nhập thấp đến
431,6 USD ở các quốc gia có thu nhập cao; con số này cũng có sự thay đổi đáng kể
giữa các nhóm thu nhập ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, 16% dân số thế giới ở các quốc
gia có thu nhập cao chiếm trên 78% chi tiêu toàn cầu về thuốc. Tổng chi phí dược
phẩm (Total Pharmaceuticak Expenditure - TPE) chiếm 1,41% đến 1,63% tổng sản
phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) mặc dù có sự thay đổi đáng kể giữa
các quốc gia dao động từ 0,2% đến 3,8%. TPE có liên quan chặt chẽ với cả Tổng chi
phí y tế (Total Health Expenditure - THE) và GDP. Các tỷ lệ chi cho thuốc cao hơn
ở các nước thu nhập bình quân đầu người thấp. Giá trị TPE/THE dao động từ 7,7%
đến 67,6% và trung bình ở mức 24,9%. TPE được xác định theo giá và số lượng thuốc
đã được tiêu thụ. Ở những nước có mức giá thấp và TPE trên đầu người cao thì việc
sử dụng hợp lý các loại thuốc là rất quan trọng để kiểm soát TPE và sự tăng trưởng
của nó. Chính sách bổ sung về giá thuốc có thể được yêu cầu để đảm bảo quyền công
bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc. Vì thế, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG)
8-E đã thể hiện cam kết toàn cầu để đảm bảo việc tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu
có giá cả hợp lý sẽ đạt được vào năm 2015. Để đạt được điều này, việc tăng cường
nguồn chi cho dược phẩm là cần thiết ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Điều này có thể đạt được bằng cách tăng bảo hiểm y tế (BHYT) hoặc tăng chi tiêu
công dành cho dược phẩm.
1.2.2 Tại Việt Nam
Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của BYT, tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt
Nam từ 31,18 USD ở năm 2013 tăng lên 37,97 USD ở năm 2015, tăng khoảng 1,2

6


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan


lần [9], [8]. Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, cho thấy
rõ nhu cầu sử dụng thuốc của người dân đang tăng nhanh. Điều này một mặt thấy
được sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe của người dân tăng, một mặt tiềm ẩn tình trạng
sử dụng thuốc bất hợp lý. Sử dụng thuốc chưa hợp lý làm lãng phí các nguồn lực và
giảm đáng kể chất lượng chăm sóc NB [14].
1.2.3 Tình hình sử dụng thuốc trong hệ thống bệnh viện ở Việt Nam
 Về cơ cấu sử dụng thuốc [10]
Theo nhóm tác dụng dược lý thì năm 2010, tỷ lệ chi phí của nhóm kháng sinh vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,7%; mặc dù so với năm 2009 đã có sụt giảm ( 38,4%). Theo
một nghiên cứu năm 2009, tỷ lệ nhóm thuốc kháng khuẩn chiếm tỷ trọng cao nhất tại
36 BV ở các tuyến trung ương, tỉnh, huyện trên cả nước; với tỷ lệ trung bình là 32,5%;
Trong đó, cao nhất là ở tuyến huyện chiếm 43,1% và thấp nhất là ở tuyến tỉnh chiếm
25,7%. Kết quả này phù hợp với mô hình bệnh tật (MHBT) ở Việt Nam về tỷ lệ các
bệnh nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp, các bệnh
lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn BV là nguyên nhân hàng đầu gây tỷ
lệ mắc và tử vong cao ở cả Việt Nam và các nước đang phát triển. Tỷ lệ sử dụng
vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ
năm 2009, trong đó, vitamin giảm 1,7% là một tín hiệu đáng mừng trong việc sử dụng
thuốc. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị tuyến huyện, tỉnh vẫn chưa làm tốt công tác
này, gây tăng chi phí không cần thiết cho NB.
 Về kinh phí sử dụng thuốc [10].
Theo các báo cáo, kinh phí sử dụng thuốc trong các BV thường chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng ngân sách của một BV, tỷ lệ có thể lên đến 40% - 60% tại các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, con số này còn cao hơn nhiều. Theo báo
cáo kết quả công tác KCB năm 2010 của Cục quản lý KCB - BYT, tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng trong BV chiếm tỷ lệ 58,7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong
BV.

7



Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

1.3 Vấn đề liên quan đến phân tích sử dụng thuốc
Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt cần được sử dụng an toàn, hợp lý và
hiệu quả. Trong những năm gần đây, nguồn thuốc cung ứng phong phú, đa dạng,
nhiều chủng loại, tình trạng kháng thuốc gia tăng và khả năng chi trả có hạn của người
dân hiện đang là vấn đề ngành y tế rất quan tâm. Gần đây, BYT đã ban hành nhiều
văn bản, quy định để tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh các hoạt động này, một
trong số đó là Thông tư số 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/08/2013 quy định về
tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong BV. Đây là văn bản quan trọng giúp các
BV củng cố và hoàn thiện HĐT&ĐT của mình. Hội đồng này có chức năng tư vấn
cho Giám đốc BV về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của BV,
thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc. Với chức năng và nhiệm vụ của mình,
HĐT&ĐT phải xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong BV như
xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng DMT; lựa chọn các hướng dẫn điều
trị làm cơ sở cho việc xây dựng DMT; xây dựng quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc
loại bỏ thuốc ra khỏi DMT BV; các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua
thuốc; hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại
nghiêm trọng. Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi BV, hội đồng có thể tự xây dựng
hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn để xây dựng hướng dẫn
điều trị sử dụng trong BV .
Ngoài xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong BV, HĐT&ĐT phải
xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc; giám sát phản ứng có
hại của thuốc và các sai sót trong điều trị; thông báo, kiểm soát thông tin về
thuốc…Trong đó, chức năng, nhiệm vụ quan trọng nhất là việc phân tích việc sử dụng
thuốc gồm đánh giá và lựa chọn thuốc, xác định các vấn đề sử dụng thuốc, thúc đẩy

các chiến lược nhằm cải thiện việc sử dụng thuốc…giúp đánh giá các phương pháp
để xác định các vấn đề sử dụng thuốc trong hệ thống y tế, việc sử dụng thuốc không
phù hợp sẽ làm tốn kém cho NB, lãng phí tài chính và các nguồn lực khác… Tình
trạng sử dụng thuốc không hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống chăm sóc
y tế và có thể dẫn đến giảm chất lượng điều trị của thuốc, dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh

8


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

và tỷ lệ tử vong, tăng chi phí vì sử dụng sai thuốc, liều lượng, cách dùng, số lượng…và
vì thế sẽ dẫn đến thất bại trong điều trị, gia tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn
và kháng thuốc.
HĐT&ĐT cần tiến hành các hoạt động đánh giá việc sử dụng thuốc nhằm xác định
những khu vực cần cải thiện. Các vấn đề có thể không được phát hiện trừ khi tiến
hành thực hiện việc phân tích sử dụng thuốc. Tiếp cận thông tin về việc sử dụng thuốc
có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau để có thể chỉ ra các
vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc như phân tích ABC, VEN, phân tích ma trận
ABC/VEN và DDD.
1.3.1 Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng
năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách
cho thuốc của BV [7], [17], [18]. Đây là một phương pháp để xác định và so sánh chi
phí y tế trong hệ thống DMT. Dựa trên những suy nghĩ tương tự như quy luật 80/20
(còn được gọi là "tách riêng vài điều quan trọng từ nhiều điều bình thường"), phân
tích ABC thực sự xác định ba tầng hữu ích để phân tích, các sản phẩm loại A là một
vài tiêu chí chiếm chi phí cao nhất, các mục khối lượng cao nhất với 75-80% giá trị

của các loại thuốc mua hoặc tiêu thụ; các mặt hàng loại B bao gồm các nhóm tiếp
theo của 10-20% và lớp C bao gồm chi phí thấp hoặc khối lượng thấp các mặt hàng
[7].
HĐT&ĐT có thể sử dụng việc phân tích ABC để:
 Đo mức độ tiêu thụ thực tế phản ánh nhu cầu y tế công cộng và bệnh tật.
 Giảm lượng tồn kho và chi phí bằng cách sắp xếp cho mua thường xuyên hơn
hoặc giao hàng số lượng nhỏ hơn các mặt hàng loại A.
 Tìm cách cắt giảm chi phí bằng cách tìm giá thấp hơn cho các mặt hàng loại
A, mặt hàng đã hạn chế sử dụng, nhưng chi phí nhiều.
 Cung cấp thông tin cho việc lựa chọn các giải pháp thay thế hiệu quả nhất và
tìm kiếm cơ hội điều trị thay thế.

9


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

Thu thập thông tin để phân tích kinh tế dược, phân tích ABC sẽ cung cấp thông tin
cơ bản để giảm thiểu chi phí và phân tích chi phí hiệu quả. Các bước để thực hiện
một phân tích ABC bằng phương pháp thủ công như sau [7]:
 Liệt kê các sản phẩm thuốc.
 Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:


Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản
phẩm có giá thay đổi theo thời gian);




Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại BV.

 Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.
Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
 Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản
phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
 Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
 Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với
sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
 Phân hạng sản phẩm như sau:
Bảng 1.1 Phân tích ABC
Nhóm

% Ngân sách

% Số lượng

A

75% - 80%

10% - 20%

B

10% - 20%

10% - 20%


C

5% – 10%

60% - 80%

Theo đó:
 Nhóm A: Chiếm tỷ lệ ngân sách cao do số lượng sử dụng lớn hay chi phí cao.
Do đó, cần có chính sách quản lý hàng tồn kho chặt chẽ và lựa chọn nhà cung
ứng để tiết kiệm chi phí. Từ đó xác định nhu cầu và dự báo chi phí để tiết kiệm
chi phí tồn kho.

10


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

 Nhóm B: Chiếm tỷ lệ chi phí trung bình và số lượng sử dụng trung bình, các
thuốc quan trọng nhằm xác định số lượng dự trữ vừa phải và cần theo dõi sự
thay đổi dịch chuyển sử dụng thuốc sang nhóm A hoặc nhóm C.
 Nhóm C: Chiếm tỷ lệ ngân sách ít, có thể dự trữ số lượng lớn trong quản lý
tồn kho.
 Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần
trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản
phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ
thị.
Ưu điểm và hạn chế: Phân tích ABC xác định được phần lớn ngân sách được chi trả
cho những thuốc nào, tuy vậy không cung cấp đủ thông tin để so sánh những thuốc

có hiệu lực khác.
1.3.2 Phương pháp phân tích VEN
VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc
trong BV khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn
[7]. Theo đó HĐT&ĐT có trách nhiệm xem xét và thống nhất phân nhóm danh mục
thuốc vào nhóm V, nhóm E và nhóm N. Đây là phương pháp phổ biến giúp cho việc
lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong BV [21].
 "V" Vital là thuốc rất cần thiết: Chúng có tiềm năng cứu sinh, (làm cho nguồn
cung cấp bắt buộc phải có) hoặc là rất quan trọng để cung cấp dịch vụ y tế cơ
bản.
 "E" Essential là thuốc cần thiết: Chúng có tác dụng điều trị các bệnh tương đối
nặng nhưng ít nghiêm trọng hơn, nhưng không hoàn toàn quan trọng đối với
việc chăm sóc y tế cơ bản.
 "N" Non-Essential là thuốc không cần thiết: Chúng được sử dụng cho bệnh
nhẹ hoặc cho những bệnh tự khỏi, chúng có thể nằm trong DMT nhưng ít quan
trọng nhất trong kho dược.

11


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

Bảng 1.2 Bảng phân loại thuốc V, E, N theo khuyến cáo của WHO
Sống còn
(V)

Thiết yếu
(E)


Không thiết yếu
(N)

(+)

Thỉnh thoảng

Hiếm

Dự phòng bệnh nặng

(+)

(-)

(-)

Điều trị bệnh nặng

(+)

(+)

(-)

(-)

(+/-)


(+)

Luôn luôn

Thường

Có thể

Không bao giờ

Hiếm

Có thể

Đặc tính của thuốc
Mức độ nặng
của bệnh
Đe dọa sự sống
Hiệu quả điều trị của
thuốc

Điều trị triệu chứng hay
bệnh nhẹ có thể tự khỏi
Đã được chứng minh
hiệu quả
Chứng minh
không hiệu quả

12



Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

Bảng 1.3 Bảng phân loại VEN theo căn cứ pháp lý của BYT
(Thực hiện theo bảng các bước từ (1) đến (9))

STT

(1)

Hoạt

Hàm

chất

lượng

(2)

(3)

ĐVT

(4)

VEN theo Quyết


VEN theo Thông tư

định 3385/BYT

45/BYT

(5)

(6)

Căn cứ tham khảo

Căn cứ tham khảo

điền nhóm V

điền nhóm E

Ý kiến từng
thành viên
HĐT&ĐT

Khoa Dược
tổng hợp

(7)

(8)

Kết luận của

Chủ tịch
HĐT&ĐT
(9)

Về mua sắm thuốc và quản lý hàng tồn kho, có một cách để xác định các ưu tiên là bằng cách áp dụng hệ thống VEN. Mục tiêu chính
là ưu tiên cho thuốc thiết yếu hơn là thuốc đắt tiền, không cần thiết. VEN đòi hỏi các nhà quản lý có thể phân các loại thuốc trong
kho theo chủng loại là rất cần thiết, cần thiết, hoặc không cần thiết. Phân loại thuốc không cần thiết không có nghĩa là thuốc không
còn trong DMT của hệ thống mà chúng chỉ ra rằng thuốc này có thể được coi là một ưu tiên thấp hơn so với các loại thuốc khác trong
danh sách.
Phân loại VEN nên được thực hiện một cách thường xuyên, do DMT BV hoặc DMT thiết yếu được cập nhật, hoặc những ưu tiên về
y tế cộng đồng có thể thay đổi
 Đặt hàng thuốc và theo dõi kho phải được hướng vào các loại thuốc quan trọng và thiết yếu.
 Yêu cầu về độ an toàn của kho phải cao hơn đối với thuốc quan trọng và thiết yếu..

13


Khóa luận tốt nghiệp

Tổng quan

 VEN nên được sử dụng để đảm bảo rằng số lượng đủ các loại thuốc quan trọng
và thiết yếu được mua đầu tiên.
 Chỉ chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy cung cấp các loại thuốc quan trọng và
cần thiết.
 Không nên quan trọng quá tính phổ biến của thuốc mà cần xem xét về tính
hiệu quả đã được chứng minh và chi phí của loại thuốc đó.
Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N. Hệ
thống VEN cung cấp một dịch vụ có giá trị cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Dù cho
vấn đề kinh phí như thế nào đi nữa thì HĐT&ĐT sẽ biết những gì cần ưu tiên để đặt

hàng thuốc.
Các bước để thực hiện một VEN bằng phương pháp thủ công như sau:
 Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N
 Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội
đồng sẽ:


Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.



Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những
thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.



Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N
và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.



Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn
nhóm N.

1.3.3 Phân tích ma trận ABC/VEN
Bảng 1.4 Bảng phân tích nhóm ma trận ABC/VEN.
V

E


N

A

AV

AE

AN

Nhóm I:.Thuốc quan trọng nhất

B

BV

BE

BN

Nhóm II: Thuốc quan trọng.

C

CV

CE

CN


Nhóm III: Thuốc ít quan trọng.

14


×