Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát thực trạng hoạt động và đánh giá nhu cầu đào tạo nhân lực dược cộng đồng tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.07 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM TUYÊN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
DƯỢC CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM TUYÊN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
DƯỢC CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 607320
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Viết Hùng
Th.S. Võ Thị Nhị Hà

HÀ NỘI 2011

1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân
thành nhất tới PGS.TS Lê Viết Hùng- Hiệu trưởng trường Đại học
Dược Hà Nội, Th.S Võ Thị Nhị Hà – Chuyên viên Vụ Khoa học và
Đào tạo-Bộ Y tế, Th.S Đỗ Xuân Thắng – Giảng viên Bộ môn Tổ chức
Quản lý dược, những người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình dìu dắt
và truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
đại học, các thầy cô giáo trong Bộ môn Tổ chức Quản lý dược và các
thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy nhiệt tình,
tận tâm hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, động viên
và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình
học tập và trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2011
Tác giả
Phạm Tuyên


2


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Khái quát về dược cộng đồng ................................................................ 3
1.1.1. Một số tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng ................................. 3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn dịch vụ dược trong cộng
đồng ................................................................................................................ 4
1.1.3. Vai trò của dược sĩ trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng ................. 5
1.1.4. Một số khái niệm về dược cộng đồng .................................................... 8
1.2. Khái quát thực trạng hoạt động dược cộng đồng tại Hà Nội ............. 11
1.3. Đào tạo dược cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam ....................... 16
1.3.1. Đào tạo dược cộng đồng trên thế giới .................................................. 16
1.3.2. Đào tạo dược cộng đồng tại Việt Nam ................................................. 18
1.4. Một số nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ dược trong giai
đoạn hiện nay............................................................................................... 19
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................... 22
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................................. 23
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 24
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 25

3


2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 25

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 26
3.1. Khảo sát thực trạng hoạt động Dược cộng đồng tại Hà Nội .............. 26
3.1.1. Thực trạng màng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng trên địa bàn Hà
Nội ................................................................................................................ 26
3.1.1.1. Số lượng, cơ cấu loại hình các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược .............. 26
3.1.1.2. Phân bố các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược ........................................... 27
3.1.2. Thực trạng dịch vụ cung ứng thuốc cho cộng đồng tại địa bàn Hà Nội 28
3.1.2.1. Thực trạng về năng lực, trình độ chuyên môn của người bán thuốc .. 28
3.1.2.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ dược ...................... 31
3.2. Đánh giá nhu cầu đào tạo nhân lực dược cộng đồng .......................... 39
3.2.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................. 40
3.2.2. Đánh giá nhu cầu đào tạo nhân lực dược cộng đồng ............................ 42
3.2.2.1. Mức độ được đào tạo/tập huấn của người bán thuốc trong thời gian
hành nghề ...................................................................................................... 43
3.2.2.2. Những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc bán tư vấn sử dụng
thuốc ............................................................................................................. 45
3.2.2.3. Đánh giá mức độ phù hợp giữa kiến thức đã học với công việc của
người bán thuốc............................................................................................. 47
3.2.2.4. Đánh giá mức độ cơ sở đào tạo đã trang bị những kiến thức, kỹ
năng cần thiết cho công việc bán thuốc ......................................................... 48
3.2.2.5. Đánh giá mức độ cần thiết đào tạo dược sĩ cộng đồng ...................... 39

4


3.2.2.6. Nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết phải trang bị cho người dược
sĩ cộng đồng. ................................................................................................ 50
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ......................................................................... 53
4.1. Bàn luận về thực trạng hoạt động dược cộng đồng tại Hà Nội .......... 53
4.1.1. Về màng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng ...................................... 53

4.1.2. Về dịch vụ cung ứng thuốc cho cộng đồng .......................................... 53
4.2. Bàn luận về nhu cầu đào tạo nhân lực dược cộng đồng ..................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FIP

International Pharmaceutical Federation (Hiệp hội dược Quốc tế)

EU

Các nước thuộc liên minh Châu Âu

GPP

Good Pharmacy Practice (Thực hành tốt nhà thuốc)

WHO

World Health organization (Tổ chức y tế Thế giới)

6



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Số lượng nhà thuốc ở Hà Nội từ 2005-2008

12

1.2

Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc tân dược đạt chuẩn GPP năm 20092011

14

3.3

Số lượng, cơ cấu loại hình cơ sở bán lẻ thuốc tân dược đạt GPP

26

3.4

Phân bố các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược


27

3.5

Trình độ chuyên môn của người bán hàng

29

3.6

Năng lực chuyên môn của người bán hàng

30

3.7

Nội dung những câu hỏi khách hàng nhận được

32

3.8

Nội dung những lời khuyên tư vấn khách hàng nhận được

34

3.9

Đánh giá về kiến thức chuyên môn của người bán thuốc


36

3.10

Đánh giá về kỹ năng bán hàng của người bán thuốc

37

3.11

Đánh giá thái độ phục vụ khách hàng của người bán thuốc

38

3.12

Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ dược

39

3.13

Phân bổ đối tượng theo giới tính

40

3.14

Phân bổ đối tượng theo trình độ chuyên môn


41

3.15

Phân bổ đối tượng theo thời gian kinh nghiệm bán hàng

42

3.16

Mức độ được đào tạo tập huấn của người bán thuốc

44

3.17

Những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc bán, tư vấn sử
dụng thuốc

45

3.18

Mức độ phù hợp giữa kiến thức đã học với công việc của người
bán thuốc

47

3.19


Đánh giá mức độ cơ sở đào tạo đã trang bị những kiến thức, kỹ
năng cần thiết cho công việc bán thuốc

48

3.20

Đánh giá mức độ cần thiết đào tạo dược sĩ cộng đồng

49

3.21

Nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết phải trang bị cho người
dược sĩ cộng đồng

50

7


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số
hình

Tên hình

Trang


1.1

Số lượng nhà thuốc ở Hà Nội từ 2005-2008

12

3.2

Số lượng, cơ cấu loại hình cơ sở bán lẻ thuốc tân dược đạt GPP

26

3.3

Trình độ chuyên môn của người bán hàng

29

3.4

Nội dung những câu hỏi khách hàng nhận được

33

3.5

Nội dung những lời khuyên tư vấn khách hàng nhận được

34


3.6

Phân bổ đối tượng theo giới tính

40

3.7

Phân bổ đối tượng theo trình độ chuyên môn

41

3.8

Phân bổ đối tượng theo thời gian kinh nghiệm bán hàng

42

3.9

Mức độ được đào tạo tập huấn của người bán thuốc

44

3.10

Nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết phải trang bị cho người
dược sĩ cộng đồng

51


8


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tại một số quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước
Tây Âu, hoạt động trong lĩnh vực Dược quan tâm chủ yếu tới việc sử dụng
thuốc trên con người. Hoạt động chăm sóc Dược hướng tới việc thuốc cần
được sử dụng một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả trong cộng đồng. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ này việc đào tạo cán bộ dược phải hướng tới đáp ứng được
nhu cầu của xã hội, nội dung chương trình đào tạo phải hướng tới đào tạo
người cán bộ dược có đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp để
đáp ứng tốt nhất vai trò và nhiệm vụ của họ.
Nhu cầu xã hội đang đặt ra là người dân trong cộng đồng cần được sử
dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả, được chăm sóc thuốc với một
chất lượng tốt với đầy đủ thông tin, vai trò người dược sĩ trong việc trực tiếp
tư vấn sử dụng thuốc ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, vấn đề đào tạo
dược sĩ cộng đồng, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng dược cộng đồng trong
thực hành nghề nghiệp, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội về công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đang đặt ra cho công tác đào tạo nhân
lực dược nói riêng và nhiệm vụ của các trường đào tạo Y - Dược nói chung
nhiều thách thức cần phải giải quyết; đặc biệt là vấn đề nhận thức, nội dung
và chương trình đào tạo về Dược cộng đồng hiện nay tại Việt Nam.
Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực dược, đáp ứng nhu cầu
về dược cộng đồng cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Khảo sát thực trạng hoạt động và đánh giá
nhu cầu đào tạo nhân lực dược cộng đồng tại Hà Nội” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng hoạt động Dược cộng đồng tại Hà Nội dựa trên
đánh giá của khách hàng mua thuốc tại nhà thuốc.


9


2. Đánh giá nhu cầu đào tạo nhân lực dược cộng đồng thông qua khảo sát
người bán hàng tại nhà thuốc.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động chăm sóc dược trong cộng đồng.

10


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về dược cộng đồng
1.1.1. Một số tiêu chuẩn cung ứng thuốc cho cộng đồng
Trong vài thập kỷ gần đây, Dược cộng đồng đã đề cập đến các họat
động chăm sóc thuốc men cho cộng đồng, từ việc cung ứng đủ, phân phối
thuốc có chất lượng đến việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kinh tế. Các hoạt
động thông tin giáo dục, truyền thông và sử dụng thuốc được tiến hành
thường xuyên thông qua các hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ
chức y tế Thế giới đã đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám sát và đánh giá
việc cung ứng thuốc cho cộng đồng như sau [1]:
Thuận tiện: Điểm bán thuốc gần dân, người dân đi đến điểm bán thuốc
không mất nhiều thời gian dù đi bằng phương tiện thông thường (30-60 phút)
Giờ giấc bán: Phù hợp với tập quán sinh hoạt của từng địa phương, cần
có hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu, thủ tục mua bán thuận
tiện nhất là thuốc thông thường không cần đơn.
Tính kịp thời: Có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc
cùng loại để thay thế. Có sẵn và đủ các loại thuốc thiết yếu.
Chất lượng thuốc: Đảm bảo và không bán những thuốc chưa có số
đăng ký hoặc chưa được phép nhập khẩu, sản xuất, thuốc giả, thuốc kém chất

lượng; thuốc quá hạn dùng.
Giá cả: Hợp lý và niêm yết công khai.
Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Về kinh tế phải đảm bảo giá thành điều trị: giá thuốc phải phù hợp
với khả năng chi trả của từng đối tượng khác nhau, phù hợp với khả năng tài
chính của người mua.

11


Tiết kiệm chi phí cho cộng đồng. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo thu
nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn dịch vụ dược trong
cộng đồng
Trên thế giới, vấn đề tự cung ứng thuốc (ngoài nguồn ngân sách nhà
nước) ngày càng được thúc đẩy và được coi là biện pháp làm giảm gánh nặng
cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề
mà điển hình là các nước kém phát triển, do chính sách trên gần như tất cả các
thuốc đều có sẵn trên thị trường và đều có thể mua bán không cần đơn. Bên
cạnh đó là xu hướng gia tăng số người tự sử dụng các thuốc có tính chất
thương mại hóa, sự xuất hiện của những người bán thuốc bất hợp pháp. Sự
phát triển nhanh chóng về số lượng, các sản phẩm sẵn có và sự thay đổi sức
mua của người tiêu dùng làm cho sức khỏe đang dần bị dược phẩm hóa và
con người ngày càng lệ thuộc vào thuốc [31].
Theo một báo cáo của nhóm tư vấn của WHO có nhận xét “người tiêu
dùng ngày càng tỏ ra thích tính thuận tiện và sẵn sàng của các loại dịch vụ sẵn
có trên thị trường hơn là phải chờ đợi lâu tại các bệnh viện và các cơ sở điều
trị”. Ngày nay, người tiêu dùng phải đối mặt với sự hạn chế về thời gian và
tiền bạc, họ quyết định phải sử dụng nguồn kinh phí khan hiếm của mình cho
cái gì và như thế nào theo cách ít tốn kém nhất. Khi một người bị ốm, họ sẽ

lựa chọn là đến bác sĩ khám bệnh hoặc là tự mua thuốc điều trị. Thông thường
thì người bệnh sẽ chọn cách được xem là tối đa hóa lợi ích của họ, với 8090% tất cả các bệnh được tự điều trị bằng thuốc tân dược ở nhiều nước đang
phát triển thì rõ ràng trong nhiều bệnh, việc tự mua thuốc điều trị là cách tốt
nhất để tối đa hóa lợi ích của họ. Việc tự mua thuốc chữa bệnh được xem là rẻ
hơn, thuận tiện hơn, gần hơn về khoảng cách địa lý tức là tiết kiệm hơn cả về

12


thời gian và tiền bạc [17]. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 66,2% số
người mua thuốc tại nhà thuốc ở nội thành Hà Nội là do tiện đường đi.[7]
Dưới đây là một số yếu tố thúc đẩy người dân khi bị đau ốm đến tiếp
cận với cơ sở dịch vụ dược:
• Thuận tiện: Việc tiếp cận với nhân viên y tế có thể không dễ, người
hành nghề y gần nhất cũng có thể rất xa, chờ đợi quá lâu ở các cơ sở y tế,
trong khi đó thì ở nhà thuốc, hiệu thuốc rất thuận tiện cho việc tiếp cận, thời
gian chờ đợi là không đáng kể. Người dân đi đến điểm bán thuốc gần nhà
không mất nhiều thời gian.
• Sự sẵn có thuốc: Thậm chí nếu cơ sở y tế gần đó cũng không đáp ứng
đầy đủ các loại thuốc cho nhu cầu của bệnh nhân. Trong khi đó, ở nhà thuốc
hiệu thuốc lại có thể cung cấp đầy đủ các loại thuốc cho khách hàng.
• Khoảng cách về xã hội: tức là thiếu sự giao tiếp giữa bác sỹ và bệnh
nhân.
• Chi phí: Việc tự mua thuốc chữa bệnh ít tốn kém hơn với người nghèongười mà không thể trả tiền cho những người hành nghề y. Còn ở nhà thuốc
lại không phải trả phí tư vấn.
Ngoài ra các yếu tố về thu nhập, mức độ nặng nhẹ của bệnh.... cũng ảnh
hưởng đến hành vi lựa chọn dịch vụ dược.
1.1.3. Vai trò của dược sĩ trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng xu hướng người bệnh thường đi
thẳng đến các nhà thuốc, hiệu thuốc để mua thuốc hoặc hỏi bệnh mà không

qua thầy thuốc là rất phổ biến[18]. Chính vì vậy, người dược sĩ không chỉ
đóng vài trò của người cung cấp thuốc mà còn đóng vai trò của những nhà tư
vấn để cung cấp những thông tin quan trọng về thuốc cho bệnh nhân để thỏa

13


mãn yêu cầu của họ[5]. Người dược sĩ phải có khả năng giúp người bệnh cảm
thấy yên tâm và có trách nhiệm đối với các vấn đề tự sử dụng thuốc và khi
cần thiết phải tham khảo những đơn thuốc bệnh nhân đã sử dụng. Người dược
sĩ phải là người hướng dẫn và giám sát, phải luôn coi trọng bệnh nhân, coi
trọng và phối hợp với những người làm việc trong lĩnh vực sức khỏe cộng
đồng hay đúng hơn, các dược sĩ chính là một bộ phận của hệ thống chăm sóc
sức khỏe có vai trò quản lý và phân phối [21].
Trong những năm gần đây, chăm sóc dược ngày càng trở nên quan
trọng do những thách thức của việc tự chăm sóc, được xem như một triết lý
cho thực hành dược mà trong đó bệnh nhân và cộng đồng là những đối tượng
hưởng lợi đầu tiên từ những thực hành của người dược sĩ. Thực hành dược có
xu hướng chuyển trọng tâm từ tập trung cung cấp thuốc sang tập trung chăm
sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Vai trò của dược sĩ đã phát triển từ người pha
chế, cung cấp các sản phẩm dược thành người cung cấp thông tin và các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Nhiệm vụ mới của người dược sĩ là
đảm bảo bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất
[20],[29]
Tổ chức y tế thế giới WHO đã tổ chức ba cuộc họp về vai trò của người
dược sĩ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại
New Dehli, Ấn Độ năm 1988 đã phác thảo ra các hoạt động khác nhau của
dược sĩ như kiểm soát, quản lý thuốc, mua bán, bảo quản và phân phối thuốc,
thông tin thuốc, nghiên cứu khoa học. Cuộc họp thứ hai tại Tokyo, Nhật Bản
năm 1993 giới thiệu khái niệm về chăm sóc dược [19]. Cuộc họp lần thứ 3 tại

Vancouver, Canada năm 1997 thảo luận khung chương trình để đào tạo dược
sĩ trong tương lai [23]. Khái niệm dược sĩ với các vai trò mới như: người cấp
dịch vụ chăm sóc, người đưa ra quyết định, người giao tiếp, người lãnh đạo,
nhà quản lý, người học suốt đời, người giáo viên [28]. Dược sĩ ngày nay tham

14


gia ngày càng nhiều vào việc tự chăm sóc, vì vậy trách nhiệm đối với khách
hàng cũng lớn hơn. Khái niệm dược sĩ 7 sao được giới thiệu bởi WHO và
được sự đồng thuận bới FIP (International Pharmaceutical Federation) vào
năm 2000 đã nhìn nhận vai trò mới của người dược sĩ: [27]
Người giao tiếp
- Thảo luận và lắng nghe ý kiến của khách hàng để hiểu được bản
chất bệnh tật của khách hàng
- Cung cấp thông tin về những loại thuốc mà mình bán cho khách
hàng
- Khuyên khách hàng không nên dùng thuốc khi không cần thiết
Người cung ứng thuốc có chất lượng
- Chỉ bán thuốc khi có nguồn gốc chính đáng
- Thuốc phải được bảo quản đúng theo yêu cầu
- Thuốc phải có nhãn rõ ràng, chính xác
Người huấn luyện và giám sát
- Cam kết tham gia các hoạt động có liên quan đến đào tạo liên tục
về y dược
- Giám sát và đào tạo nhân viên của mình (dược trung, dược tá…)
- Chuyển khách hàng đến nhà thuốc khác khi thấy cần thiết
Cộng tác viên
- Cộng tác với các tổ chức công cộng và tuân thủ các nguyên tắc,
điều luật của nhà nước


15


- Cộng tác với các cán bộ chuyên môn khác (ví dụ có thể chuyển
khách hàng tới thầy thuốc để thăm khám trước khi bán thuốc)
- Cộng tác với các đồng nghiệp của mình trong các tổ chức chuyên
môn
Người giáo dục sức khỏe
- Là điểm tiếp cận đầu tiên của người bệnh, người dược sĩ khuyên
bệnh nhân không cần dùng thuốc nếu không cần thiết.
1.1.4. Một số khái niệm về dược cộng đồng
Vai trò mới của dược sĩ được thể hiện rõ nhất thông qua vai trò của
dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ thuốc như nhà thuốc, hiệu thuốc hay
quầy thuốc trong cộng đồng. Đây là những cán bộ y tế mà phần lớn công việc
là tiếp xúc với cộng đồng. Hoạt động chuyên môn của họ là đảm bảo cung cấp
thuốc tốt, tư vấn và cung cấp những thông tin cho bệnh nhân, cho cán bộ y tế
và tham gia vào các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đó là hình
ảnh của người dược sĩ cộng đồng.
Dược sĩ cộng đồng: Là người bán và tư vấn sử dụng thuốc tại các cửa
hàng dược phẩm (nhà thuốc, đại lý bán thuốc, quầy thuốc) trong cộng
đồng.[33]
* Công việc và trách nhiệm của một người dược sĩ cộng đồng
[32],[34]
Dược sĩ cộng đồng làm việc tại các cửa hàng bán lẻ thuốc trong cộng
đồng, các cửa hàng này có thể lớn như nhà thuốc tư nhân, hiệu thuốc, có thể
nhỏ như đại lý thuốc, quầy thuốc, có thể nằm trong một chuỗi các cửa hàng
dược, cũng có thể là các cửa hàng nhỏ lẻ khác. Nhưng bất kỳ họ làm việc ở
đâu, họ đều có nhiệm vụ như nhau:


16


- Bán thuốc theo đơn của bác sĩ: khi nhận được đơn thuốc, dược sỹ
cộng đồng phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn thuốc, đọc và hiểu được những
thuốc ghi trong đơn, kiểm tra tên thuốc, liều dùng, bệnh nhân có tiền sử dị
ứng với thuốc đó không. Đảm bảo thuốc được cung ứng cho bệnh nhân một
cách chính xác và an toàn.
- Bán những thuốc không kê đơn: tham gia vào hoạt động tự điều trị, tư
vấn sử dụng thuốc và tự điều trị một số bệnh đơn giản.
- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc: dược sĩ cộng đồng là chuyên
gia về thuốc phải kê đơn và thuốc không phải kê đơn, họ có trách nhiệm
hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc bao gồm: liều dùng, đường dùng, cách
dùng đồng thời khuyến cáo bệnh nhân về những tác dụng phụ và phản ứng có
hại của thuốc, khuyên họ thông báo kịp thời cho bác sĩ điều trị.
- Tư vấn cho bệnh nhân về các vấn đề sức khỏe. Ví dụ, dược sĩ cộng
đồng giúp bệnh nhân tiểu đường hiểu cách sử dụng máy đo đường huyết trong
máu, giúp bệnh nhân hen kiểm soát triệu chứng, hướng dẫn chế độ ăn uống,
tập luyện, giúp các bệnh nhân lựa chọn các thiết bị y tế thông thường như
máy đo huyết áp, đo đường huyết đồng thời cũng tư vấn bệnh nhân lựa chọn
những thuốc thông thường.
- Tư vấn cho bác sĩ lựa chọn thuốc hợp lý. Nhiều dược sĩ làm việc cùng
với bác sĩ đưa ra sự lựa chọn thuốc tốt nhất cho bệnh nhân. Dược sĩ là những
chuyên gia về thuốc và có thể giúp ích cho bác sĩ, đặc biệt là khi bệnh nhân
được điều trị nhiều thuốc cùng một lúc và có khả năng tương tác với nhau.
Dược sĩ khuyên bác sĩ đưa ra lựa chọn phối hợp thuốc an toàn, không phối
hợp những thuốc gây ra nguy hiểm đối với bệnh nhân.
- Lưu trữ thông tin bệnh nhân, thường xuyên cập nhật thông tin về
thuốc, cập nhật những thuốc mới và tác dụng của chúng.


17


* Kỹ năng hành nghề của người dược sĩ cộng đồng
Trong hoạt động của một cơ sở bán lẻ dược phẩm như nhà thuốc, quầy
thuốc, yếu tố con người là quan trọng nhất. Kỹ năng hành nghề của dược sĩ
cộng đồng được thể hiện qua việc giao tiếp với người bệnh đến mua thuốc.
Giao tiếp không những thể hiện văn hóa, đạo đức y tế mà còn là điều kiện
không thể thiếu trong việc tiếp cận với khách hàng đến mua thuốc. Giao tiếp
tốt giúp cho việc bán thuốc đạt mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu
quả và kinh tế nhất, đồng thời giúp thu hút được nhiều khách hàng. Đối với
người bán thuốc, những kỹ năng quan sát, giao tiếp, lắng nghe bệnh nhân
đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập những thông tin cần thiết cho việc
bán đúng thuốc. Theo tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc, người bán thuốc
cho khách hàng cần thực hiện đầy đủ các bước Q-A-T trong đó [25]
Q : Questions- những câu hỏi dành cho khách hàng
A : Advices- những lời khuyên của người bán thuốc cho khách hàng
T : Treatment- thuốc hoặc lời đề nghị, giải pháp mà người bán thuốc đã
đưa ra cho khách hàng
Người dược sĩ cộng đồng có kiến thức chuyên môn càng sâu, kỹ năng
giao tiếp tốt thì QAT càng phong phú, chất lượng phục vụ càng tốt, uy tín với
khách hàng càng cao.
Một nghiên cứu ở Ghana, quá trình tư vấn cho khách hàng gồm 6 bước,
viết tắt là GATHER [27]
Greeting : cách đón tiếp khách hàng
Asking : Hỏi bệnh khách hàng
Telling : Nói về tác dụng phụ có thể có của thuốc
Help : Giúp khách hàng lựa cho thuốc phù hợp

18



Explaining : Hướng dẫn cách sử dụng thuốc
Return : Kế hoạch cho những lần gặp sau
Thuốc là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và
tính mạng của người bệnh. Vì vậy người bán thuốc phải thường xuyên thận
trọng và đặt sức khỏe, tính mạng của người bệnh lên trên hết. Hơn nữa khách
hàng là những người bệnh đang có những đau khổ và lo lắng. Do đó người
bán thuốc phải có thái độ nhã nhặn lịch sự, luôn tỏ ra tế nhị, thông cảm và tôn
trọng và giữ bí mật cho khách hàng.
Người bán thuốc nên chú ý lắng nghe khách hàng, quan tâm chia sẻ, tận
tình tư vấn sức khỏe và sử dụng thuốc cho người bệnh . Điều này làm người
bệnh an tâm rằng việc điều trị sẽ có hiệu quả. Cùng với thái độ đó người bán
thuốc cần phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Truyền đạt khéo léo về những thông tin sản phẩm hiện có
- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của khách hàng
- Thực hiện việc tư vấn và bán thuốc
Hoạt động Dược cộng đồng là toàn bộ các dịch vụ dược cung ứng cho
cộng đồng thông qua hệ thống các cửa hàng dược phẩm (nhà thuốc, đại lý bán
thuốc, quầy thuốc...) trong cộng đồng được thực hiện bởi người dược sĩ cộng
đồng.[35]
1.2. Khái quát thực trạng hoạt động dược cộng đồng tại Hà Nội
Các cơ sở bán lẻ dược phẩm như nhà thuốc, quầy thuốc là đầu mối
quan trọng trong cung ứng trực tiếp thuốc cho bệnh nhân trong cộng đồng.
Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi có vấn đề về sức khỏe thì nhà thuốc là
nơi đầu tiên đa số bệnh nhân tiếp cận để tìm kiếm sự hỗ trợ. Họ thường đến
thẳng nhà thuốc để hỏi về bệnh và mua thuốc để điều trị. Nhiều nghiên cứu đã

19



cho thấy, chưa đến 15% khách hàng đến mua thuốc mang theo đơn [10],[15].
Việc dùng thuốc của người mua phụ thuộc rất nhiều vào người bán thuốc, do
đó người bán thuốc có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng
thuốc an toàn hợp lý trong cộng đồng. Tuy nhiên trên thực tế, tại Hà Nội cũng
như các địa phương trên cả nước, đa số người bán thuốc đều biết rõ quy chế
kê đơn và bán thuốc theo đơn (60%) nhưng không thực hiện một cách nghiêm
túc, nhất là việc bán kháng sinh cho khách hàng không có đơn thuốc
[10];[12], một số nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ người bán thuốc có hỏi người
mua về triệu chứng, tiền sử...của bệnh nhân là rất thấp [10], [15]
Hiện nay, Hà Nội là địa phương có số lượng nhà thuốc và quầy thuốc
lớn thứ hai trong cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng nhà thuốc ở
Hà Nội trong một số năm gần đây được thể hiện qua Bảng 1.1 :
Bảng 1.1. Số lượng nhà thuốc ở Hà Nội từ 2005-2008
Năm

2005

2006

2007

2008

Số lượng

1180

1355


1503

1989
(Nguồn Sở y tế)

Số lượng
2500
1989
2000
1500

1503

1355
1180

1000
500
0
2005

2006

2007

2008

Hình 1.1. Số lượng nhà thuốc ở Hà Nội từ 2005-2008

20


Năm


Số lượng nhà thuốc ở Hà Nội không ngừng tăng lên qua các năm. Đến
cuối năm 2008 số lượng nhà thuốc đạt 1989 nhà thuốc, chiếm khoảng 20%
của cả nước. Chính điều này cho thấy, ngày càng nhiều các dược sĩ, công ty
tham gia vào việc cung ứng thuốc cho người dân, đảm bảo cho việc cung ứng
thuốc tới cộng đồng một cách kịp thời và nhanh chóng. Mặt khác, sự gia tăng
số lượng các nhà thuốc sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày
càng cao của người dân, tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc với nguồn hàng
phong phú đa dạng để họ tự lựa chọn sản phẩm phù hợp với sức khỏe và điều
kiện của mình. Đây là lợi ích to lớn mà các nhà thuốc mang lại cho người dân.
Tuy nhiên, sự phân bố của các nhà thuốc không đồng đều nhau giữa
các khu vực, phần lớn các nhà thuốc đều tập trung tại khu vực các quận nội
thành, đặc biệt khu vực gần những bệnh viện lớn. Chỉ một số ít được thành
lập tại các huyện ngoại thành, mà ở đây các cơ sở bán lẻ chủ yếu là các quầy
thuốc. Theo một nghiên cứu đã thực hiện năm 2006, một nhà thuốc khu vực
ngoại thành phục vụ trung bình 6489 dân, trong khi con số này là 1562 dân
đối với một nhà thuốc ở khu vực nội thành[13]. Điều này tạo không ít khó
khăn cho người dân các huyện ngoại thành trong việc mua thuốc và ngược lại
tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thuốc trong các quận nội thành.[4]
Ngày 24/01/2007, Bộ y tế - Cục Quản lý Dược Việt Nam đã chính thức
ban hành văn bản “Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc- GPP”.
Theo đó, hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược sẽ phải tuân thủ theo
những tiêu chuẩn đã được đặt ra như về nhân sự, cơ sở vật chất, kỹ thuật,
trang thiết bị bảo quản thuốc, hồ sơ sổ sách, tài liệu chuyên môn, các hoạt
động chủ yếu trong nhà thuốc được chuẩn hóa theo các quy trình thao tác
chuẩn (SOP). Lộ trình chi tiết việc triển khai GPP tại Việt Nam, từ ngày
01/01/2011, tất cả các nhà thuốc trong cả nước đều phải đạt GPP, 01/01/2013,

tất cả các quầy thuốc trong cả nước đều phải đạt GPP. [2]

21


Việc thực hiện cấp phép cho các nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn
GPP đã được thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương trên địa bàn Hà
Nội nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người bệnh, tránh tình trạng gián
đoạn trong việc cung ứng thuốc.
Bảng 1.2. Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc tân dược đạt chuẩn GPP
năm 2009-2011
Năm

6/2009

6/2011

Số lượng

301 (NT)

1913 (NT,QT)
(Nguồn Sở y tế Hà Nội)

Tháng 6/2009, toàn thành phố Hà Nội mới chỉ có 301 nhà thuốc đạt
tiêu chuẩn GPP, chiếm khoảng 15% tổng số nhà thuốc trên địa bàn. Nhưng
đến tháng 06/2011, đã có tổng số 1913 nhà thuốc và quầy thuốc đạt tiêu chuẩn
GPP trên toàn thành phố, tuy nhiên các nhà thuốc tập trung chủ yếu ở trong
nội thành với số lượng lớn, ngoại thành tập trung nhiều quầy thuốc. Như vậy
với số lượng cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP như vậy không những duy

trì được việc cung ứng thuốc cho người bệnh mà còn nâng cao chất lượng
dịch vụ dược cung ứng cho cộng đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các quy định GPP của một nhà
thuốc và quầy thuốc như được cấp phép không được triệt để và duy trì thường
xuyên. Theo quy định Thực hành tốt nhà thuốc GPP, hai nội dung chính
xuyên suốt quá trình hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP đó là về cơ sở
vật chất, trang thiết bị và về kỹ năng hành nghề của người bán, tư vấn sử dụng
thuốc.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP đều
được chấp hành nghiêm chỉnh. Đa số các cơ sở tạo ra được một hình ảnh

22


khang trang, sạch sẽ, kiên cố, riêng biệt và hiện đại hơn nhiều so với trước
đây. Bước đầu các cơ sở này đã tạo cho khách hàng yên tâm tin tưởng vào
chất lượng thuốc. Đây là những nội dung dễ thực hiện và có thể kiểm tra đánh
giá được một cách dễ dàng.[3]
Về kỹ năng thực hành của người bán thuốc bao gồm việc thực hiện quy
chế chuyên môn, kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng chưa được
quan tâm, chú trọng. Một nghiên cứu đánh giá về chất lượng dịch vụ dược của
một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Hà Nội đã chỉ ra rằng, hầu
hết các quy chế chuyên môn chưa được chấp hành một cách nghiêm túc, như
có đến 97% nhà thuốc bán thuốc kháng sinh, 40% nhà thuốc bán corticoid mà
không cần đơn của bác sĩ. Việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân hết sức
qua loa, sơ sài ở hầu hết các khâu hỏi, khuyên, tư vấn. Trung bình khoảng
30% số nhà thuốc không hỏi, 28,4% số nhà thuốc không đưa ra lời khuyên, và
38,4 % số nhà thuốc không hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng [6].
Một số lượng lớn các nhà thuốc tư vấn sử dụng thuốc cho người mua chủ yếu
vì lợi ích cá nhân hơn là vì lợi ích của khách hàng. Việc hướng dẫn sử dụng

thuốc hợp lý an toàn chưa được chú trọng. Có thể cho rằng đây là nội dung
quan trọng nhất, khó thực hiện nhất trong Thực hành nhà thuốc tốt GPP.
Nguyên nhân chủ yếu là do người bán hàng yếu về kiến thức chuyên môn,
chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề [3].
Một cuộc khảo sát đã được FIP tiến hành vào tháng 04/05/2007 tại các
nước Đông Nam Á dựa trên các tiêu chuẩn của FIP, WHO về GPP bao gồm
các nội dung như : cơ sở vật chất, quá trình cấp phát, bao gói dán nhãn, hồ sơ
bệnh nhân, tư vấn dùng thuốc [30]. Kết quả thu được như sau:
- Hầu hết các nhà thuốc đều có địa điểm riêng biệt và cơ sở vật chất
sạch sẽ

23


- Hầu như không thực hiện việc kiểm tra đơn thuốc về tác dụng bất lợi
và kiểm tra đơn 2 lần trước khi bán
- Trình bày nội dung không đầy đủ yêu cầu tối thiểu
- Việc lưu giữ thông tinh bệnh nhân hầu hết còn là thử nghiệm
- Chưa chú trọng việc cung cấp thông tin và tư vấn về sức khỏe cho
bệnh nhân
Ngoài ra FIP còn tiến hành khảo sát dược sĩ trong các nhà thuốc, kết
quả cho thấy có sự thiếu hụt về số lượng các dược sĩ tại các nhà thuốc. Tỷ lệ
dược sĩ cộng đồng phục vụ trên một cụm dân cư là 1/3500 đến 1/52000. Hầu
hết các các nhà thuốc không thuê được dược sĩ làm việc cả ngày[30]. Đây
cũng là thực trạng của hoạt động dược cộng đồng tại Việt Nam nói chung và
Hà Nội nói riêng. Dược sĩ thường xuyên vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động.
1.3. Đào tạo dược cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Đào tạo dược cộng đồng trên thế giới
Hiện nay, tại một số quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước
thuộc EU, hoạt động trong lĩnh vực Dược quan tâm chủ yếu tới việc sử dụng

thuốc trên con người, thuốc cần được sử dụng một cách hợp lý, an toàn, hiệu
quả trong cộng đồng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, việc đào tạo cán bộ
Dược cũng đã hướng tới việc đáp ứng được nhu cầu của xã hội, do vậy
chương trình đào tạo Dược sĩ cũng tập trung vào đào tạo hai nhóm chính là
Dược sĩ lâm sàng (clinical pharmacist) và Dược sĩ cộng đồng (community
Pharmacist). Hơn nữa, nội dung chương trình đào tạo cũng được điều chỉnh
sao cho người Dược sĩ(Dược sĩ lâm sàng và Dược sĩ cộng đồng) có đầy đủ
kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp để đáp ứng tốt nhất vai trò và
nhiệm vụ của họ.

24


×