Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TẠI KHU CHỨNG TÍCH SƠN MỸ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.46 KB, 72 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MỸ NỮ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI TÍCH TẠI KHU CHỨNG TÍCH SƠN MỸ,
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MỸ NỮ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI TÍCH TẠI KHU CHỨNG TÍCH SƠN MỸ,
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THANH HẢI

HÀ NỘI, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực hiện
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại Khu Chứng Tích Sơn Mỹ,
tỉnh Quảng Ngãi” là kết quả qua quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác trong cũng lĩnh vực.
Tôi xin chịu trách nhiệm lời cam đoan của mình./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Nữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI
TÍCH LỊCH SỬ ............................................................................................... 6
1.1. Khái niệm chính sách công, thực thi chính sách công ............................... 6
1.2. Các bước tổ chức thực thi chính sách công, tiêu chí đánh giá chính sách
công ................................................................................................................... 8
1.3. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa, nội dung việc thực hiện thực hiện
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử ................................. 9
CHƯƠNG 2: 13THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TẠI KHU
CHỨNG TÍCH SƠN MỸ, TỈNH QUẢNG NGÃI ...................................... 13
2.1. Khái quát về Khu chứng tích Sơn Mỹ ..................................................... 13
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử - văn hóa hiện nay tại Khu Chứng Tích Sơn Mỹ ................................ 19
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích

tại KCT Sơn Mỹ .............................................................................................. 35
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TẠI KHU CHỨNG TÍCH SƠN MỸ,
TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................... 44
3.1. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy
giá trị di tích .................................................................................................... 44
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di
tích tại KCT Sơn Mỹ ....................................................................................... 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CSC

Chính sách công

DSVH

Di sản văn hóa

LS - VH

Lịch sử - Văn hóa


NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NQ

Nghị quyết

QĐ-UBND

Quyết định - Ủy ban nhân dân

TT-BVHTTDL

Thông tư - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

KCT

Khu chứng tích

BQL


Ban quản lý


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di tích được coi là một thiết chế văn hóa đặc thù trong hệ thống văn
hóa xã hội, đồng thời là nền tảng, là động lực phát triển của xã hội. Bên cạnh
đó, di tích còn góp phần không nhỏ trong nhận thức của xã hội đối với những
vấn đề thuộc về lịch sử, truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia. Chính vì
vậy, di tích có một vai trò quan trọng trong việc truyền tải lịch sử, văn hóa
của mỗi đất nước đến với đông đảo khách tham quan. Di tích giúp cho con
người hiểu được nguồn cội của mình, hiểu được truyền thống lịch sử, đặc
trưng văn hóa của đất nước mình, từ đó tác động tới việc hình thành nhân
cách con người Việt Nam ngày nay.
Cho đến nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có đông
đảo lượt du khách đến tham quan các di tích. Điều này khẳng định các di tích
ngày càng có vị trí vai trò nhất định trong đời sống văn hóa xã hội của mỗi
quốc gia. Đây là một dấu hiệu tốt, nhưng đồng thời cũng là bài toán khó cho
mỗi di tích, làm thế nào để làm tốt quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích
của mình mà không bị trùng lặp và nhầm lẫn với các di tích khác là điều vô
cùng cần thiết.
Di tích Vụ thảm sát Sơn Mỹ thuộc loại di tích ghi dấu tội ác của quân
đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Di tích này đã được Bộ
Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia theo quyết
định công nhận số 54/VH-QĐ ngày 29/4/1979. Ngày nay Sơn Mỹ vẫn còn là
nỗi đau nhức nhối đối với nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Khu chứng tích Sơn Mỹ không chỉ là nơi tưởng nhớ 504 đồng bào vô tội đã
ngã xuống, mà còn là nơi ghi dấu tội ác chiến tranh, truyền thông điệp hòa
bình cho thế giới.


1


Hàng năm, Khu chứng tích Sơn Mỹ đón ngàn lượt khách trong nước và
quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu. Công tác bảo tồn, phát huy
giá trị tại di tích đã có những hoạt động cụ thể để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của du khách, đồng thời làm cho nơi đây trở thành một “địa chỉ đỏ” trên
bản đồ du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Bên cạnh những kết quả đạt được, BQL Khu
Chứng Tích Sơn Mỹ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chính
sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích thuộc KCT Sơn Mỹ. Xuất phát từ
thực trạng đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị Khu chứng tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn
tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Trong lĩnh vực nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
nói chung và bảo tồn và phát huy giá trị Khu chứng tích Sơn Mỹ nói riêng, đã
có nhiều nghiên cứu, báo cáo đề cập đến một số khía cạnh trong công tác bảo
tồn và phát huy giá trị Khu Chứng tích Sơn Mỹ. Vụ thảm sát Sơn Mỹ đã làm
chấn động dư luận thế giới và lương tri của loài người tiến bộ lúc bấy giờ. Sự
kiện Sơn Mỹ đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành sự kiện quốc tế, nó
được so sánh với nhiều vụ thảm sát tàn bạo nhất trên thế giới. Cho đến nay đã
trải qua nửa thế kỷ, số lượng công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến vụ thảm sát tương đối nhiều của tác giả trong nước lẫn quốc tế. Các công
trình này được đăng trên các báo, tạp chí, xuất bản thành sách hoặc dựng
thành phim…
Tiêu biểu nhất là cuốn sách “Mở lại tập hồ sơ Sơn Mỹ” được Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân phát hành năm 1978 của tác giả Mạnh Việt. Bằng
những biện pháp nghiệp vụ của một phóng viên chiến trường, tác giả đã đưa
ra những chứng cứ rõ ràng đanh thép về vụ tàn sát dân thường ở Sơn Mỹ và

phân tích bản chất tàn bạo dã man có quy mô, có chủ đích của Quân đội Mỹ.

2


Tiếp theo là cuốn sách “Nhìn lại Sơn Mỹ” của tác giả Cao Văn Chư
xuất bản năm 1988, cuốn sách giới thiệu khái quát về vùng đất và con người
Sơn Mỹ, về tòa án lương tri của loài người đối với vụ thảm sát này, về việc
nhân dân Sơn Mỹ biến đau thương thành hành động, quyết tâm đứng lên tái
thiết quê hương sau khi đất nước được giải phóng. Đến năm 2009, sách được
dịch sang tiếng Anh.
Ở nước Mỹ, năm 1970 (sau vụ thảm sát 18 tháng) cũng xuất bản một
cuốn sách bằng tiếng Anh mang tên “4 hour in My Lai” (Bốn giờ ở Mỹ Lai)
của hai tác giả Michael Bilton và Kevin Sim, cuốn sách tường thuật về vụ
thảm sát Sơn Mỹ qua lời kể của những chiến binh Mỹ đã từng tham gia vụ
thảm sát.
Ngoài ra còn có những bộ phim tư liệu về Sơn Mỹ như “Tiếng vĩ cầm ở
Mỹ Lai” (sản xuất năm 1988) của đạo diễn Trần Văn Thủy nói về sự hồi sinh
ở Sơn Mỹ sau 30 năm ngày xảy ra vụ thảm sát (phim tài liệu này, hiện Khu
chứng tích Sơn Mỹ đang sử dụng để chiếu cho khách tham quan)…
Đề tài Luận văn “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di
tích tại Khu chứng tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện trên cơ
sở tham khảo, nghiên cứu kế thừa những quan điểm, nội dung, kết quả của
các tài liệu liên quan trước đó để xây dựng cách tiếp cận, hướng nghiên cứu
phù hợp với tình hình của Khu Chứng tích Sơn Mỹ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác thực hiện chính sách bảo
tồn và phát huy giá trị tại KCT Sơn Mỹ để đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý và thực hiện các chính sách bảo tồn và

phat huy giá trị di tích tại KCT Sơn Mỹ

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý di tích lịch sử
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích tại KCT Sơn Mỹ
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả việc thực hiện chính
sách bảo tồn và phát huy giá trị các các di tích LS-VH trên địa bàn Tỉnh
Quảng Ngãi và tại KCT Sơn Mỹ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Ngãi và tại KCT Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chính sách, quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị di tích tại KCT Sơn Mỹ từ năm 1975 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu: Trên cơ sở các tài liệu đã
có, người viết luận văn sẽ tổng hợp và phân tích thành những mặt, những bộ
phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và
khai thác các khía cạnh khác nhau từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết
phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, điền dã: Người viết luận văn đi khảo sát thực
tế tại di tích, gặp gỡ, trao đổi với các thành viên làm công tác quản lý di tích
lịch sử KCT Sơn Mỹ trong quá trình điều tra, khảo sát. Đây là phương pháp
nghiên cứu khoa học quan trọng để người viết có thể thu thập thông tin một

cách chính xác cho đề tài nghiên cứu.

4


- Phương pháp tiếp cận liên ngành: để tiếp cận đề tài bằng nhiều cách
thức, dựa trên cứ liệu của các chuyên ngành Chính sách Công, Quản lý văn
hóa, Lịch sử, Văn hóa học… Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành
giúp cho người viết luận văn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn trong công
tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử KCT Sơn Mỹ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, luận văn sẽ làm sáng tỏ các vấn đề của chính sách công
trong triển khai và thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại
một địa bàn cụ thể là KCT Sơn Mỹ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho chính
quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lịch sử đền An Biên. Làm tài liệu tham khảo cho độc giả, các bạn học viên,
sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận chính sách công và chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích lịch sử
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di tích tại KCT Sơn Mỹ
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tại KCT Sơn Mỹ

5



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
1.1. Khái niệm chính sách công, thực thi chính sách công
1.1.1. Khái niệm chính sách công
“Chính sách” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu,
phương tiện truyền thông và đời sống xã hội, nhưng đây là một thuật ngữ rất
khó có thể định nghĩa một cách cụ thể rõ ràng. Cụm từ “chính sách” khi gắn
với vai trò, chức năng của khu vực công được gọi là chính sách công. Đây
không chỉ đơn giản là ghép từ thuần túy, mà đã có sự thay đổi cơ bản về
nghĩa, bởi vì có sự khác biệt về mục đích tác động của chính sách, chủ thể
ban hành chính sách, những vấn đề mà chính sách đó hướng tới giải quyết.
Hiện nay trên thế giới, đã có nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều định
nghĩa về chính sách công như:
Định nghĩa “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn
làm” [17, tr.47] của Thomas Dye (năm 1972)
Còn William Jenkins (năm 1978) thì đưa ra định nghĩa: “Chính sách
công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính
trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liềnvới việc lựa chọn các mục tiêu và các
giải pháp để đạt được các mục tiêu đó” [17, tr.48]. Theo William Jenkins,
CSC là một quá trình chứ không chỉ đơn giản là một sự lựa chọn; bên cạnh đó
định nghĩa CSC này cũng cho thấy một cách rõ ràng CSC là “một tập hợp các
quyết định có liên quan với nhau”, và xem quá trình chính sách là hành vi
định hướng mục tiêu của nhà nước.

6



“Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước được thể
hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong
đó định hướng, mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã
hội” [17, tr.51] theo tác giả Nguyễn Hữu Hải khái niệm này vừa thể hiện đặc
trưng của CSC là do Nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên
các đối tượng quản lý một các tương đối ổn định, cho thấy bản chất của CSC
là công cụ định hướng cho hành vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái
độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong
xã hội.
Trên thực tế, một chính sách thực sự của Nhà nước được kết nối lại từ
vô số các quyết định và các hành động riêng biệt. Chẳng hạn, chính sách cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta bắt nguồn từ những nỗ lực cải
cách các doanh nghiệp nhà nước, nó được chính thức đề cập đến trong Quyết
định 217/HĐBT (14/11/1987) và được tiếp nối bằng một loạt các quyết định
của Nhà nước và các cấp, các ngành về vấn đề này. Nghị định 44/CP của
Chính phủ ngày 29/6/1998 và việc thực thi Nghị định đó đă mở ra một chặng
đường mới của chính sách cổ phần hóa ở nước ta. Chúng ta có thể thấy, chính
sách này sẽ còn tiếp diễn lâu dài trong tương lai. Từ những phân tích trên,
thuật ngữ chính sách có thể hiểu như sau: "Chính sách công là thuật ngữ dùng
để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một
vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xă hội theo mục tiêu xác
định".
1.1.2. Khái niệm thực thi chính sách công
Trong thập kỷ 70, các nhà nghiên cứu đã chuyển trọng tâm sang giai
đoạn thực thi chính sách. Theo nguyên lý triết học, chính sách là một dạng
thức vật chất đặc biệt nên nó cũng cần thực hiện những chức năng để tồn tại.

7



Song muốn thực hiện được chức năng, chính sách phải tham gia vào
quá trình vận động như các vật chất khác. Nghĩa là sau khi ban hành, chính
sách phải được triển khai trong đời sống xã hội.
Do vậy, tổ chức thực thi chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự
tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý Nhà nước và cũng là để
đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Qua đó có thể đi đến khái niệm về tổ chức
thực thi chính sách như sau: “ Tổ chức thực thi chính sáchcông là một khâu
hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ
thể trong chính sách trở thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt
mụ tiêu định hướng ".
1.2. Các bước tổ chức thực thi chính sách công, tiêu chí đánh giá
chính sách công
1.2.1. Các bước tổ chức thực thi chính sách công
Công tác điều hành, triển khai các chính sách một cách hiệu quả chính
sách công, cần phải tuân thủ các bước thực thi sau:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách công bao gồm
những nội dung cơ bản:
* Kế hoạch về tổ chức, điều hành
* Kế hoạch cung caaso các nguồn lực
* Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện
* Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách
* Kế hoạch về dự kiến những nội dung quy chế về tổ chức, điều hành,
về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức…
* Dự kiến về kế hoạch thực thi ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét
thông qua
- Phổ biến, tuyên truyền chính sách công
- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công

8



- Điều chỉnh chính sách công
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách công
- Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chính sách công
Các tiêu chí thường được sử dụng trong quá trình phân tích là: chí phí,
lợi ích, hiệu lực, hiệu quả, tính công công bằng, tính thuận tiện, tính hợp pháp
và tính ổn định về mặt chính trị,…
Dựa vào các tiêu chí đó các nhà phân tích sẽ có được các giải pháp cso
chi phí thấp, giải pháp mang lại tính lợi ích lớn nhất….giải pháp nào khó thực
hiện hơn… Các tiêu chí sẽ giúp nhà phân tích xây dựng đánh giá và lựa chọn
được pháp hợp lý nhất.
1.3. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa, nội dung việc thực hiện thực
hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
1.3.1. Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là một thành tố quan trọng của di sản văn hóa dân
tộc. Đó là những tài sản quý giá mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế. Qua di
tích, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa dân tộc từ ngàn đời
xưa.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Di tích là các loại dấu vết của quá
khứ, đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học...được pháp luật bảo vệ,
không ai được tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy” [21, T1, tr.667].
Theo đầu mối quản lý và giá trị của di tích được chia thành 3 loại:
- Di tích quốc gia đặc biệt
- Di tích quốc gia
- Di tích cấp tỉnh
+ Di tích quốc gia đặc biệt: Các di tích này được địa phương lập hồ sơ
xếp hạng và trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, Thủ tướng


9


Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và quyết định đề nghị
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc xem xét đưa di
tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
+ Di tích quốc gia: Các di tích này được địa phương lập hồ sơ, trên cơ
sở đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ra quyết định
xếp hạng di tích quốc gia.
+ Di tích cấp tỉnh: Địa phương lập hồ sơ trên cơ sở đề nghị của giám
đốc Sở Văn hóa - Thể thao, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương xếp hạng di tích cấp tỉnh. Các di tích được hình thành từ hoạt động lao
động sáng tạo của con người trong quá trình dựng nước và giữ nước, tồn tại
dưới dạng vật chất cụ thể vừa phong phú vừa đa dạng về các loại hình. Trải
qua thời gian những sản phẩm đó được tồn tại đến ngày nay, có những sản
phẩm mang những giá trị có tính chất tiêu biểu, đặc trưng về lịch sử văn hóa,
khoa học nên được công nhận là di tích [35, tr.43- 45].
1.3.2. Nội dung thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa
Tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích LSVH là giai đoạn biến mục tiêu, ý đồ chính sách thành hiện thực. Việc thực
hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích LS-VH đưa Nghị, các
văn bản Luật, các Nghị định và Thông tư của chính phủ đến với người dân.
Các chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích LS-VH kịp thời gìn
giữ và phát huy các di tích trước sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực
như kinh tế, công nghệ, khoa học và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân. Thực hiên chính sách nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu
chính sách và mục tiêu chung chính là mục tiêu của Đảng đã khẳng định “xây
dựng đất nước tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” .Trong Nghị quyết Trung
ương 5 (khóa VIII) của Đảng ta đã khẳng định nhiệm vụ bảo tồn và phát huy


10


giá trị di sản văn hóa trong bối cảnh mới ở nước ta :“Di sản văn hóa là tài sản
vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn
hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [25].
Công tác thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
LS-VH khẳng định tính đúng đắn của chính sách. Từ các hoạt động thực tiễn,
các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực di sản văn hóa, di tích lịch sử
ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn, giúp các chính sách được ban hành
ngày càng hoàn chỉnh. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước từ
Trung ương đến địa phương, góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện chính
sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích LS-VH, phát huy tác dụng tích cực
công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích LS-VH.
Quản lý văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của khoa học quản lý, đây là sự
quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng
quyền lực của nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người khi
tham gia vào các lĩnh vực hoạt động văn hóa.
Theo giáo trình Quản lý Nhà nước về xã hội, Học viện hành chính Quốc
gia (2009) cho rằng: “Quản lý nhà nước về văn hóa là sử dụng quyền của nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người
khi tham gia vào các lĩnh vực hoạt động văn hóa”.
Quản lý văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của quản lý, thường được hiểu là:
Công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức
thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung. Ngoài ra, quản lý văn hóa

còn được hiểu là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp
11


của chủ thể quản lý (các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự,
các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể (là
mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu
mong muốn.
Tiểu kết chương 1
Từ những khái niệm về những cơ sở lý luận về chính sách công; Khái
niệm, vai trò của di tích, đặc điểm, vai trò của việc thực hiện thực hiện chính
sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa được trình bày ở
chương 1 cho ta thấy được chức năng, nhiệm vụ quan trọng của quá trình thực
hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích; những yêu cầu ngày càng cao
về nội dung của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử để đáp ứng
kịp thời nhiệm vụ trong tình hình đất nước ngày càng phát triển, dân trí ngày
càng cao.
Chương 1 cũng nêu lên đặc điểm của thực hiện chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa; vai trò của việc thực hiện chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa ở nước ta hiện nay.
Có thể nói, chương 1 là những nội dung cốt lõi về cơ sở lý luận phục vụ
cho đề tài Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử tại
Khu chứng tích Sơn Mỹ. Đây là cơ sở quan trọng để tìm hiểu về thực trạng
cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy
giá trị di tích lịch sử tại Khu chứng tích Sơn Mỹ

12


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TẠI KHU CHỨNG TÍCH SƠN MỸ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về Khu chứng tích Sơn Mỹ
2.1.1. Lịch sử Vụ thảm sát Sơn Mỹ
Sơn Mỹ là một xã nằm trên bán đảo Batangan (Ba Làng An) cuối
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (nay thuộc Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi), cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 12km về hướng Đông.
Địa danh hành chính của xã có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ. “Sơn
Mỹ” là do chính quyền Sài Gòn đặt tên sau Hiệp định Gennève năm 1954. Từ
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, xã có tên là Tịnh Khê.
Sơn Mỹ - Tịnh Khê, là một vùng quê ven biển hiền hòa, có lịch sử hình
thành và phát triển lâu đời. Địa giới hành chính của xã Tịnh Khê gồm có bốn
thôn là Mỹ Lại, Cổ Lũy, Trường Định và Tư Cung. Do không thể đọc tên có
dấu các địa danh bằng Tiếng Việt, nên quân đội Mỹ đã lấy một thôn trong xã
có tên là Mỹ Lại rồi đọc chệch thành “My Lai”. Rồi để đơn giản hơn, chúng
lần lượt đổi tên các thôn khác như sau: thôn Mỹ Lai thành My Lai 1, thôn Cổ
Lũy thành My Lai 2, thôn Trường Định thành My Lai 3, thôn Tư Cung thành
My Lai 4. Vụ thảm sát xảy ra ở hai thôn là Cổ Lũy và Tư Cung, tức My Lai 2
và My Lai 4. Từ đó báo chí trong và ngoài nước thường biết đến với cái tên
gọi là vụ thảm sát Sơn Mỹ, hay vụ thảm sát Mỹ Lai (My Lai).
Dân số xã Tịnh Khê vào năm 1968 khoảng 3 ngàn người, cũng bao
nhiêu làng quê khác trong chiến tranh ở Việt Nam, cuộc sống tuy khó khăn
vất vả, nhưng người dân nơi đây tính tình hiền lành, chất phác, họ sống đoàn

13


kết và đùm bộc lẫn nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu bằng hai nghề: sản xuất
nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản.

Thế nhưng, trong tập hồ sơ mật của chính quyền Sài Gòn bỏ lại sau giải
phóng tỉnh Quảng Ngãi mà quân giải phóng đã thu được, có một tấm bản đồ
tác chiến của quân đội Mỹ ấn hành năm 1967, Sơn Mỹ được đánh dấu bằng
một chấm đỏ với chú thích “ấp Tư Cung xã Sơn Mỹ” và được gọi là
“Pinkville” (nghĩa là làng Hồng), chỉ việc thân cộng sản. Điều này có nghĩa,
nơi này lính Mỹ có thể tự do bắn phá mà không cần bất cứ một lý do nào cụ
thể nào, khu vực này thuộc trách nhiệm của Lực lượng đặc nhiệm Barker, Lữ
đoàn 11, Sư đoàn Amercial. Cuộc thảm sát chủ yếu diễn ra ở cái chấm đỏ ấy.
Sáng ngày 16/03/1968 (nhằm ngày 18/02 năm Mậu Thân) tất cả căn cứ
pháo binh của Mỹ đặt ở vùng Quảng Ngãi, cùng một lúc bắn dồn dập vào các
thôn xóm của xã Sơn Mỹ. Lực lượng đặc nhiệm Barker (lực lượng đã được
chú thích trong bản đồ tác chiến năm 1967 của quân đội Mỹ), gồm có đại đội
Alpha (Ký hiệu A); đại đội Bravo (Ký hiệu B); đại đội Charlie (Ký hiệu C)
tất cả đều thuộc Lữ đoàn 11, Sư đoàn 23, Sư đoàn Amerrical. Là đơn vị thực
hiện cuộc thảm sát đẫm máu ở Sơn Mỹ. Kế hoạch được triển khai thực hiện
trong vụ thảm sát là kế hoạch 3 sạch “phá sạch, đốt sạch, và giết sạch”, hay
nói cách khác: “san bằng làng Mỹ Lai và hủy diệt mọi thứ ở trong đó”.
Đỉnh điểm của vụ thảm sát được lính Mỹ triển khai thực hiện là việc
binh lính Mỹ tập trung dân làng, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em thành
từng tốp rồi xả súng bắn giết tập thể hàng chục hàng trăm người cùng một
lúc: 15 người bắn chết ở gốc cây Gòn, 102 người bị giết ở Tháp Canh, 170
người ở bị bắn ở một đoạn mương nước phía đông xóm Thuận Yên thôn Tư
Cung…
Trong khi đại đội C (Charlie) làm một cuộc tắm máu ở thôn Tư Cung,
thì tại thôn Cổ Lũy, đại đội B (Bravo) đã dùng lựu đạn và mìn thả vào hầm

14


người dân đang sợ hãi trú ẩn trong đó, nhiều nạn nhân chết không tìm được

xác do sức nổ của lựu đạn và mìn. Dã man và mất hết tính người hơn, khi
chúng đã dùng lưỡi lê cắt xẻo một phần thân thể nạn nhân trước khi giết chết.
Thậm chí, những người phụ nữ đang mang thai gần đến ngày sinh nở, cũng
nằm trong biển máu và lửa với các trò “tiêu khiển” “đếm xác người” của lính
Mỹ. Hành động thú tính trên đi ngược hoàn toàn với những điều mà quân đội
Mỹ từng nói “khai hóa nền văn minh” khi xâm lược Việt Nam. Sau này, khi
sự việc được phanh phui ở Mỹ, một người mẹ của một tên lính Mỹ từng tham
gia giết người ở Sơn Mỹ phải đau khổ thốt lên rằng: “tôi giao một thanh niên
ưu tú cho quân đội Mỹ, họ trả lại tôi một tên ác quỷ giết người”….Tại thôn
Cổ Lũy, lính Mỹ giết thêm 97 nạn nhân.
Trong 4 giờ đồng hồ của buổi sáng ngày 16/3/1968 có đến 504 thường
dân vô tội (407 người ở thôn Tư Cung, 97 người ở thôn Mỹ Hội) đã bị lính
Mỹ sát hại. Có 24 gia đình bị giết sạch không một ai sống sót. Có 247 ngôi
nhà bị thiêu rụi hoàn toàn. Hàng ngàn gia súc trâu bò bị bắn chết. Tuy nhiên,
di hại của vụ thảm sát không chỉ dừng ở bấy nhiêu, còn nhiều người may mắn
sống sót vì bị thương và được xác người thân của mình đè lên, sau này họ
mang vết thương lòng không thể chữa khỏi. Hậu quả của vụ thảm sát vẫn còn
âm ỉ, nhức nhối trong lòng mỗi người dân nơi đây dù thời gian có trôi qua bao
lâu.
“Thiệt hại” của quân đội Mỹ trong ngày 16/03/1968 duy nhất chỉ một
tên lính Mỹ da đen tên Herbert Cater, vì ghê tởm trước tội ác của mình và
đồng bọn, đã tự bắn sát thương vào chân để chạy trốn khỏi cảnh thảm sát
đồng loại.
Ngay sau vụ thảm sát xảy ra, dư luận trong nước và thế giới đã lên án
mạnh mẽ quân xâm lược Mỹ. Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Trung
Trung bộ đã công bố đầy đủ tên tuổi của 504 đồng bào Sơn Mỹ bị sát hại.

15



Phải đến hơn 1 năm sau đó, năm 1969, vụ thảm sát Sơn Mỹ dần dần
mới được phanh phui nhờ chính những lính Mỹ không chịu nổi sự cắn rứt của
lương tâm, đã tự thú nhận tội ác trước dư luận Mỹ và thế giới. Thêm vào đó,
là những tấm ảnh màu do phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle chụp
ngay trên hiện trường, cộng với Ridenhour (một cựu quân nhân Mỹ vào tháng
3 năm 1969 đã gửi một lá thư trình bày chi tiết sự kiện Mỹ Lai cho tổng thống
Richard M. Nixon, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao, Bộ Tham mưu Liên quân
và một số thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ)… Vụ thảm sát Sơn Mỹ dần dần
được đưa ra ánh sáng. Cuộc tàn sát dân thường ở một làng quê mang tên Sơn
Mỹ của Việt Nam đã được phơi bày trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới
với những chứng cứ rõ ràng, không thể chối cãi.
2.1.2. Xác định giá trị của di tích lịch sử KCT Sơn Mỹ
2.1.2.1.Giá trị lịch sử
Trong cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta, đế quốc Mỹ gây ra muôn
ngàn tội ác (trời không dung, đất không tha, người ngưòi đều căm giận).
Riêng ở miền Nam, giặc Mỹ đã tiến hành hàng loạt cuộc thảm sát đẫm máu
mà vụ thảm sát Sơn Mỹ đã trở thành tội ác điển hình, nó đã gây nên sự phản
kháng mạnh mẽ của nhân dân khắp trong nước và trên thế giới. Đến nay sự
kiện Sơn Mỹ vẫn còn là sự nhức nhối dai dẳng không chỉ đối với nhân dân
Việt Nam mà còn đối với nhân dân Mỹ và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên
thế giới. Vụ thảm sát Sơn Mỹ may mắn còn giữ lại các bằng chứng là 18 bức
ảnh màu chụp tại hiện trường tội ác với những địa điểm giết người và những
nạn nhân cụ thể ở hai thôn Tư Cung và cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh
cùng những nạn nhân sống sót là nhân chứng của vụ thảm sát này. Trong số
các nhân chứng đó có chị Võ Thị Liên đã đi nhiều nước trên thế giới như Liên
Xô (cũ), Hungri, Tiệp Khắc, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc để nói

16



lên sự thật về tội ác mà lính Mỹ đã gây ra cho người thân và đồng bào ruột
thịt của mình ở Sơn Mỹ.
Chính vì vậy, giá trị lịch sử tiêu biểu của khu di tích vụ thảm sát Sơn
Mỹ là nơi tố cáo tội ác của giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam cũng như hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo kéo
dài mà chính phủ Mỹ mang đến cho nhân dân Sơn mỹ - Quảng Ngãi nói riêng
và nhân dân Việt nam nói chung. Qua đó góp phần làm cho nhân dân Mỹ và
nhân dân các nước trên thế giới thấu hiểu, cảm thông và ủng hộ chúng ta
trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước; có tác dụng nhắc nhở mỗi chúng
ta cũng như nhân dân các dân tộc trên thế giới đấu tranh ngăn chặn ý đồ tàn
bạo gây chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ một nền văn hóa hòa bình phi
bạo lực, hợp tác cùng nhau phát triển.
Khu di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ là nơi hội tụ, lôi cuốn khách Quốc tế
đến tham quan, qua đó giúp họ hiểu người Việt Nam hơn, mở rộng giao lưu
văn hóa, tiến tới hợp tác cùng nhau phát triển kinh tế.
2.1.2.2. Giá trị quốc tế
Giá trị lịch sử và ý nghĩa chính trị quốc tế to lớn của khu di tích tội ác
Sơn Mỹ :
- Ngày nay vụ thảm sát Sơn Mỹ nhắc nhở mọi người chúng ta cũng như
nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới không ngừng nâng cao
cảnh giác, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu làm thất bại mọi âm mưu và hành
động của chủ nghĩa đế quốc cùng bọn phản động quốc tế do đế quốc Mỹ cầm
đầu. Phải làm cho mọi người hiểu biết hơn về tội ác của đế quốc Mỹ tại Sơn
Mỹ vì chưa phải ai cũng đã hiểu đầy đủ.
- Thực tiễn thế giới hiện nay không chỉ hòa hoãn, đối thoại giữa các thế
lực chủ yếu mà còn đối đầu khá căng thẳng, còn có khá nhiều cuộc chiến
tranh xâm lược tàn khốc, dân thường vẫn còn bị sát hại nhiều nơi trên hành

17



tinh. Vì vậy, khu chứng tích Sơn Mỹ phải tiếp tục góp phần cảnh tỉnh mọi
người. Không những trước đây mà hiện nay, vụ thảm sát Sơn Mỹ vẫn là vấn
đề được cả nhân loại quan tâm, đặc biệt là nhân dân Mỹ và các nước có vụ
thảm sát do phát xít Đức gây ra truớc đây và các vụ giết người tàn sát do tập
thể quân đội Na-tô gây ra ở các nước Trung Đông.
2.1.2.3. Giá trị về du lịch
Khu di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ hiện nay đã và đang trở thành một
điểm du lịch quan trọng của vùng đông Bắc Quảng Ngãi, là nơi hội tụ, lôi kéo
khách quốc tế đến tham quan ngày một nhiều hơn, mở ra những khả năng
giao lưu văn hóa, tiến tới hợp tác cùng nhau phát triển kinh tế. Đồng thời đây
cũng là thế mạnh về kinh tế, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của vùng nói chung
và Tịnh Khê – Sơn Mỹ nói riêng.
Điểm thuận lợi thứ nhất để khu di tích Sơn Mỹ thu hút khách tham
quan du lịch là nó nằm gần bãi biển Mỹ Khê và công viên Hòa Bình. Vì vậy,
việc phát huy tham quan du lịch khu di tích Sơn Mỹ gắn với chương trình
khai thác du lịch biển Mỹ Khê.
Điểm thuận lợi thứ hai của KCT Sơn Mỹ là cùng nằm trên tuyến du
lịch thành phố Quảng Ngãi - Chùa Thiên Ấn – Đền thờ anh hùng dân tộc
Trương Định – KCT Sơn Mỹ- Mỹ Khê - Lý Sơn. Trên tuyến này có nhiều
điểm di tích lịch sử và danh thắng có giá trị du lịch như núi Thiên Ấn và mộ
cụ Huỳnh Thúc Kháng, thành cổ Châu Sa, địa đạo Bình Châu, mũi Ba Tân
Gân, đảo Lý Sơn đã được Tổng công ty Du lịch Việt nam quy hoạch vào cụm
du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam. Do đó, khách tham quan trên tuyến du lịch
này có điều kiện dừng chân tham quan khu di tích Sơn Mỹ.
Ngoài ra, tuyến Quảng Ngãi - Mỹ Khê là quốc lộ 24B đã được nâng
cấp nối cảng Dung Quất (đi qua nhà máy lọc dầu số I và thành phố Vạn
Tường) hình thành tuyến quan trọng Quảng Ngãi – Dung Quất. Khu di tích

18



Sơn Mỹ trở thành một điểm du lịch quan trọng trong chương trình khai thác
du lịch, dịch vụ tổng hợp bãi biển Mỹ Khê với các loại hình du lịch và dịch vụ
phong phú, đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong
tỉnh, các vùng phụ cận cũng như du khách trong và ngoài nước. Với điều kiện
tự nhiên phong phú, bãi biển Mỹ Khê có khả năng tổ chức nhiều loại hình du
lịch, trong đó quan trọng nhất là tắm và nghỉ dưỡng biển, đáp ứng nhu cầu
của nhân dân địa phương và khách quốc tế, đặc biệt là của chuyên gia, cán bộ,
công nhân viên khu công nghiệp Dung Quất. Hiện nay khu công nghiệp lọc
dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động, thành phố Vạn Tường được đầu tư xây
dựng đã thu hút khách nội địa từ các tỉnh khác đến, đặc biệt là khách du lịch
trên tuyến du lịch xuyên Việt đến Mỹ Khê và Sơn Mỹ sẽ tăng lên rất nhiều.
Khu du lịch Mỹ Khê cùng di tích Sơn Mỹ sẽ là một điểm du lịch quan trọng
đối với tất cả khách tham quan du lịch đến khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung
Quất, thành phố Vạn Tường nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa hiện nay tại Khu Chứng Tích Sơn Mỹ
2.2.1. Việc ban hành chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm, nhiều chủ chương, chính sách cùng các văn bản
pháp quy về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị của di sản đã được ban hành.
Điều này được thể hiện qua việc Luật di sản văn hóa được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và áp dụng vào thực tế, đây là
hành lang pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt
Nam, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

19



Để triển khai và cụ thể hóa hệ thống văn bản quản lý của Nhà nước, các
bộ, ban ngành của Trung ương. Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều văn bản
hành chính trong việc chỉ đạo, triển khai và quán triệt về những nội dung chỉ
đạo trong công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh như: Quyết định số
28/2013/QĐ-UBND, ngày 24/6/2013 UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Ban
hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đây là hành lang để chính quyền các cấp
và ngành văn hóa tích cực vào cuộc, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa – lịch sử quý báu.
Theo Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND, về phân cấp quản lý di tích lịch
sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh quy định rõ vai trò trách
nhiệm của từng cấp quản lý. Trong đó, Sở VH-TT&DL trực tiếp quản lý các
di tích Khu chứng tích Sơn Mỹ, Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng và Bảo tàng
Chiến thắng Vạn Tường.
Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày08/11/2017 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề cương và dự toán Dự án Quy hoạch bảo
quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2025, tầm nhìn đến 2030
Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp
hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 54 VHTT-QN ngày
29/4/1979. Đây cũng chính là di tích đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi được xếp
hạng Di tích lịch sử Quốc gia.
Năm 1994 Sở VHTT Quảng Ngãi đã lập báo cáo kèm theo công văn
gởi Bộ VHTT và Cục Bảo Tồn Bảo tàng đề nghị đưa di tích vụ thảm sát Sơn
Mỹ vào danh sách dự kiến các di tích đặc biệt quan trọng quốc gia. Ngày


20


×