Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cách nhận diện 5 dạng biểu đồ trong môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.03 KB, 11 trang )

Cách Nhận diện 5 dạng biểu
đồ trong môn Địa Lý

cách nhận diện các dạng biểu đồ để tránh tình trạng bị mất điểm một
cách dễ dàng.


Thực tế cho thấy, có nhiều bảng số liệu có thể vẽ bằng cả hai biểu đồ vì thế để
có thể vẽ được đúng dạng biểu đồ bạn cần nắm được từ khóa chính của các
dạng biểu đồ để lựa chọn được đáp án phù hợp.

1. Biểu đồ tròn
Đây là dạng biểu đồ thường được dùng để vẽ các biểu đồ liên quan đến cơ cấu,
tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể chung hoặc cũng có thể vẽ biểu đồ tròn
khi tỷ lệ % trong bảng số liệu cộng lại tròn 100.

Có thể bảng số liệu không chia % cụ thể mà là các số liệu chính xác nhưng trong
yêu cầu của đề bài có khi các chữ tỷ lệ, tỷ trọng, cơ cấu, kết cấu… Hãy luôn nhớ
chọn biểu đồ tròn khi ít năm, nhiều thành phần.


2. Biểu đồ đường
Đây là dạng biểu đồ để thể hiện tiến trình phát triển, động thái phát triển của
một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Vì vậy với các bài
vẽ biểu đồ đường thường có các cụm từ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng
trưởng… với các mốc thời gian nhất định.

Lưu ý khi vẽ biểu đồ đường, trục tung thể hiện độ lớn của đại lượng, trục hoàng
thể hiện thời gian.

3. Biểu đồ cột


Dạng biểu đồ này được thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ
lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện một thành phần cơ cấu trong một tổng thể.
Cụ thể như vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của một tỉnh (vùng, quốc gia)


hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, than, điện…) của một địa phương
qua 1 năm.

Các kiểu biểu đồ cột gồm: cột đơn, cột ghép, cột chồng, cột 100%.

4. Biểu đồ miền
Đây là dạng biểu đồ được sử dụng để thể hiện cơ cấu, tỷ lệ, như tỷ lệ xuất nhập
khẩu, cán cân xuất nhập khẩu hay tỷ lệ sinh tử. Để có thể vẽ biểu đồ miền bạn
cần xác định bảng số liệu cần có từ 3 đơn vị năm trở lên.


5. Biểu đồ kết hợp
Biểu đồ này thường được sử dụng khi bạn muốn thể hiện các đối tượng nhưng
khác nhau về đơn vị mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.


Thường gồm biểu đồ kết hợp giữa đường và cột, khi đề bài yêu cầu thể hiện các
đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có
từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện
sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì vẽ cột thể
hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất. Lưu ý
nếu đề thi cho số liệu tuyệt đối thì phải xử lý sang tỉ lệ tương đối.
Như vậy để nhận diện đúng các dạng biểu đồ, bạn chỉ cần nắm chắc các từ khóa
chính của từng dạng thì bạn có thể tự tin lựa chọn đáp án chính xác nhất. Lưu ý
mỗi dạng biểu đồ có một cách thể hiện khác nhau vì thế cần lưu ý để có thể làm

bài một cách tốt hơn.
Có các loại biểu đồ nào? 
Biểu đồ tròn Biểu đồ đường Biểu đồ cột Biểu đồ miền Dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn Hướng 
dẫn cách vẽ biểu đồ tròn
 Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
 Bước 2: Quy đổi số liệu, tính toán để xử lý số liệu 


Bước 3: Tính bán kính 
Bước 4: Vẽ biểu đồ và hoàn thành 
Bước 5 : Nhận xét biểu đồ

Biểu đồ tròn
 Nhận biết: đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu 
hoặc tỷ lệ thành phần học sinh cần phải vẽ biểu đồ 
tròn. Đây chính là dấu hiệu nhận biết cơ bản.
Biểu đồ đường
Nhận biết: biểu đồ thể hiện tiến trình phát triển 
nhóm đối tượng diễn ra theo thời gian nên học sinh 
cần chọn biểu đồ hình tròn.
 

 Biểu đồ cột
 Nhận biết: biểu đồ mô tả sự phát triển nhưng 
thường có sự so sánh tương quan về độ lớn giữa 
những đại lượng hoặc cơ cấu thành phần trong tổng
thể. 
Biểu đồ miền 
Nhận biết: biểu đồ yêu cầu thể hiện về cơ cấu, tỉ lệ. 
Số liệu biểu diễn trên 3 mốc thời gian khác nhau. 

Đây là các dạng biểu đồ chính trong môn học Địa lý 
mà học sinh cần quan tâm khi thể hiện biểu đồ trong
các bài tập.


Dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn Dấu hiệu nhận biết 

biểu đồ hình tròn đơn giản như sau: Đầu tiên bạn 
phải nhận biết được các dấu hiệu để biết chính xác 
biểu đồ đề bài yêu cầu thực hiện là biểu đồ gì, vì dĩ 
nhiên trong đề bài sẽ không nói sẵn trước cho bạn, 
vậy dấu hiệu nhận biết vẽ biểu đồ tròn là như thế 
nào? Các đơn vị được kí hiệu là % Chú ý số lượng 
đề bài cho để tránh nhầm với biểu đồ miền: biểu đồ 
tròn có số lượng năm < hoặc = 3 năm Thường thể 
hiện sự thay đổi cơ cấu gắn với bảng số liệu có 
dạng tổng, các thành phần không quá phức tạp, tỉ 
trọng không quá nhỏ. Biểu đồ tròn thường yêu cầu  
thể hiện: cơ cấu (%), tỉ trọng (%), tỉ lệ (%), quy mô 
(%)), quy mô và cơ cấu (%), thay đổi cơ cấu (%), 
chuyển dịch cơ cấu (%),…. Hướng dẫn cách vẽ biểu
đồ tròn Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Bạn cần chắc 
chắn rằng để vẽ được biểu đồ tròn ta cần có: 
compa, thước đo chiều dài, đo góc, bút chì và máy 
tính để tính chuyển đổi đơn vị. Bạn không thể thiếu 
một trong những dụng cụ trên, nhất là compa, thước
đo độ cùng máy tính cầm tay. Bước 2: Quy đổi số 
liệu, tính toán để xử lý số liệu Bước tính toán số liệu 
này tuy không quá khó nhưng lại đòi hỏi người vẽ 



phải tỉ mỉ, cẩn trọng vô cùng. Bởi vì chỉ cần sơ suất 
một chút thôi thì đã có thể khiến cho biểu đồ tròn 
của bạn sai toàn bộ, từ đó kéo theo bước nhận xét 
cũng sai theo luôn. Nếu đề bài cho số liệu thô như tỉ 
đồng, triệu người,… thì các bạn phải tính toán để 
đưa chúng về % hết. Phải như vậy thì bạn mới suy 
ra được số độ cần vẽ trong hình tròn. Nếu đề bài 
không yêu cầu sắp xếp lại số liệu thì bạn đừng làm. 
Cách tính độ cho biểu đồ tròn cực kì đơn giản, trước
hết bạn hãy cộng tổng của tất cả các số liệu thô lại. 
Sau đó lấy  từng số liệu nhỏ chia nhỏ số liệu lớn, rồi 
lại nhân cho 360. Thế là bạn đã ra được số độ cần 
vẽ. Đây là cách tính số độ thứ nhất. Có được số độ, 
bạn hãy dùng viết chì ghi chú lại chúng bên cạnh số 
liệu thô của chúng. Cứ làm lần lượt như thế với 
những số liệu thô còn lại. Nếu đề bài yêu cầu tính 
phần trăm cho từng số liệu thô, các bạn hãy lấy số 
liệu thành phần chia cho số liệu tổng và nhân cho 
100. Tỉ trọng= (Giá trị thành phần/ Giá trị tổng) * 
100= … %. Mỗi phần trăm của tỉ trọng tương đương
với 3,6 độ trên biểu đồ. Do đó khi đã có tỉ trọng phần
trăm thì bạn lấy chúng nhân cho 3,6 là ra ngay số độ
cần vẽ. Và đây chính là cách tính số độ thứ 2. Bước 
3: Tính bán kính Nếu đề bài yêu cầu thể hiện quy 


mô thì bạn phải xác định bán kính của hình tròn. 
Quy ước: R2001 = 1 (đơn vị bán kính) R2002 =  căn
bậc 2( Tổng giá trị 2002 : Tổng giá trị 2001)= đơn vị 

bán kính Tương tự đối với năm 2003 cũng vậy, lấy 
căn bậc 2 của năm sau chia cho năm trước là ra 
được bán kính đường tròn cần thể hiện.
Nhận xét biểu đồ – Đối với biểu đồ đơn: đầu tiên là 
ta nhận xét chung nhất , sau đó thành phần nào lớn 
nhất sau đó là các thành phần cách nhau bao nhiêu 
đơn vị, gấp bao nhiêu lần (dùng phép trừ và chia để 
xác định). – Đối với biểu đồ có 2 – 3 hình tròn: nhận 
xét chung tổng thể, việc tăng giảm bao nhiêu đơn vị 
xảy ra như thế nào liên tục hay không liên tục. Sau 
đó mới đi vào nhận xét từng năm. Nếu tăng liên tục 
thì nhanh hay chậm? Nếu không tăng liên tục thì rơi 
vào năm nào? Thứ tự cao, thấp và trung bình. – 
Đưa ra nhận xét về mối tương quan. Lỗi hay gặp 
trong cách vẽ biểu đồ tròn Những lỗi thường gặp 
của không ít bạn khi vẽ biểu đồ tròn, nhất là những 
bạn vừa vẽ lần đầu như sau: Ghi số liệu thô chưa 
qua xử lý lên biểu đồ. Vẽ các giá trị không theo một 
quy luật nhất định. Tâm các đường tròn không nằm 
trên cùng một đường thẳng. Viết tên đối tượng hay 
năm lên biểu đồ. Các dạng biểu đồ hình tròn – Biểu 


đồ tròn đơn. – Biểu đồ tròn có các bán kính khác 
nhau. – Biểu đồ bán tròn (thường thể hiện cơ cấu 
giá trị xuất nhập khẩu). Xem thêm: Cách vẽ biểu đồ 
cột Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về cách vẽ 
biểu đồ tròn vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Để dễ nhớ 
về mặt lí thuyết lẫn thực hành các bạn cần luyện tập
nhiều hơn. Chúc các bạn vẽ biểu đồ thành công và 

có được điểm cao trong bài tập hoặc kiểm tra. Tham



×