Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài giảng tập huấn chuyên môn : QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI CÁC TIÊU CHÍ CỦA CHUYÊN ĐỀ “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.46 KB, 12 trang )

BÀI GIẢNG TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2019-2020
CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI CÁC TIÊU CHÍ
CỦA CHUYÊN ĐỀ “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM”

Người thực hiện: Hoàng Thị Liên
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Thời gian tập huấn: Chiều ngày 27 tháng 8 năm 2019
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học bài này, học viên:
- Được trao đổi, chia sẻ những khó khăn, hạn chế và học tập kinh nghiệm
trong việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
- Nắm vững bộ tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
kèm theo kế hoạch số 56/KH-BGDĐT - GDMN ngày 25 tháng 01 năm 2017 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Biết cách xây dựng Kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục chủ đề,
kế hoạch giáo dục ngày phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa
phương.
- Hiều được nguyên tắc đánhh giá trẻ và xác định được những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đánh giá trẻ.
NỘI DUNG TẬP HUẤN
I. HOẠT ĐỘNG 1
Thảo luận
1. Đồng chí hãy nêu mục tiêu thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường MN
lấy
trẻ làm TT” theo kế hoạch số 56/KH-BGDĐT - GDMN ngày 25 tháng 01 năm
2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
1


2. Nêu những nội dung đã làm được? trong quá trình thực hiện chuyên đề


đồng chí gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
1. Mục tiêu tổng quát.
Xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục
(GD), công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020.
2.1. Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều
cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
2.2. Môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi
chung là trường mầm non) mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy
và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi
và trải nghiệm đa dạng.
2.3. Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) được nâng cao
nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện
Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
(LTLTT) phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương.
2.4. Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống
nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT.
Những khó khăn hạn chế (xem trong tài liệu)
Về nhận thức
Điều kiện thực hiện
Năng lực thực hiện
II. HOẠT ĐỘNG 2
Thảo luận
1/ Đồng chí hiểu như thế nào về bộ tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy
trẻ làm trung tâm kèm theo kế hoạch số 56/KH-BGDĐT - GDMN ngày 25 tháng
01 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
2/ Tại đơn vị đã áp dụng bộ tiêu chí như thế nào? Nêu giải pháp đã áp dụng
thực hiện?
2



Chuyên đề “xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” thực hiện áp dụng
hỗ trợ xuyên suốt việc thực hiện chương trình GDMN.
Bộ tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm:
Nâng cao năng lực quản lý và thiết kế/xây dựng kế hoạch hoạt động giáo
dục cho trẻ theo QĐ lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT);
Có ý thức chỉ đạo và thực hiện áp dụng tiêu chí xây dựng kế hoạch giáo dục
LTLTT vào trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá kế hoạch giáo dục
cho trẻ.
Nâng cao năng lực thực hành áp dụng các mô đun ưu tiên phát triển chuyên
môn cho GV tại trường MN để GV có thể áp dụng những kỹ năng đã học vào thực
tế công việc nhằm nâng cao chất lượng CS-GD trẻ trong trường mầm non.
1. Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Gồm 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí gồm 3-6 yêu cầu
1.1. Môi trường giáo dục.
1.1.1. Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao
tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung
quanh.
1.1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và những người
khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú
chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi,
phù hợp với điều kiện thực tế.
1.1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng
các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các
góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng
tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
1.1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo
điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức

khác nhau, phát triển toàn diện.
1.1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho
trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
1.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục
3


Kế hoạch GD thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo
dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với
trẻ, cụ thể:
1.1. Thể hiện các mục tiêu cụ thể phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng
với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình
GDMN.
1.2. Thể hiện nội dung GD theo Chương trình GDMN và có thể điều chỉnh
linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa
phương, trường/lớp.
1.3. Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng
đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng
lực, kĩ năng sống cho trẻ.
1.4. Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất
đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
1.5. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động GD bằng vận động thân thể và
các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.3. Tổ chức hoạt động giáo dục
1.3.1. Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực
hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.
1.3.2. Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến
khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có
hoàn cảnh khó khăn.
1.3.3. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội

cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển
của từng cá nhân trẻ.
1.3.4. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
1.3.5. Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ.
Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
1.4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
1.4.1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và
tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả GD trẻ phải được dựa trên cơ sở sự
thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
1.4.2. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu,
trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục (KHGD),
4


điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với
khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của
trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
1.4.3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức và tốc độ học tập
và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
1.5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.
1.5.1. Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ
trẻ về vị trí, vai trò của GD mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia
đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
1.5.2. Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa GV, nhà trường, cha mẹ trẻ và
cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
1.5.3. Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường,
lớp nhằm nâng cao chất lượng CS-GD trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về
những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ
của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự

tiến bộ của trẻ.
1.5.4. Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc
thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
2. Giải pháp thực hiện đảm bảo tiêu chí “Xây dựng kế hoạch giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm”
CBQL, GV thống nhất và có ý thức gắn tiêu chí với việc thực hiện xây dựng
kế hoạch GD, đánh giá chất lượng thực hiện chương trình thường xuyên, thống
nhất với các khâu trong quá trình thực hiện chương trình hiểu sâu hơn về tiêu chí.
Luôn gắn các tiêu chí trong việc xây dựng KHGD của GV và việc duyệt kế
hoạch GD của CBQL
CBQL có ý thức vận dụng vào việc duyệt KHGD của GV và chịu trách
nhiệm phê duyệt KHGD của GV và theo nguyên tắc dân chủ, tạo điều kiện và phát
huy tính tự chủ, sáng tạo của GV
Thống nhất CBQQl, GV về quan điểm và nguyên tắc giáo dục tích hợp và
tích hợp chủ đề trong xây dựng KHGD nhằm đảm bảo thực hiện được hết (không
bỏ sót) các mục tiêu giáo dục theo chương trình

5


Quán triệt kế hoạch GD sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp GD,
quan tâm chia nhóm nhỏ để mọi trẻ đều được hoạt động và phát huy khả năng
khác nhau, khắc phục khó khăn số lượng trẻ đông, nhóm, lớp chật hẹp.
Đẩy mạnh đổi mới sinh hoạt chuyên môn, gắn các chủ đề liên quan để tăng
cường nội dung thảo luận nhằm tháo gỡ những khó khăn về XDKHGD xuất phát
từ thực tế .....
Tạo môi trường khu vực vui chơi chung và khu vực của nhóm lớp:
CBQL xây dựng qui hoạch tổng thể sân vườn, xây dựng kế hoạch đầu tư....
GV được góp ý kiến về qui hoạch, sắp xếp tổng thể chung của trường (GV
có nhiều ý tưởng trong lựa chọn nội dung và thiết kế các hoạt động cho trẻ).

- Tạo dựng môi trường GD trong và ngoài lớp phải tính đến việc khai thác
sử dụng để trẻ được làm gì, chơi gì ở đó, trẻ sẽ chơi như thế nào, chơi để nhằm đạt
mục tiêu GD nào?)
- Gắn việc khai thác sử dụng có hiệu quả môi trường trong và ngoài lớp học
trong xây dựng KHGD
- Gắn kết giữa theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ hằng ngày để điều
chỉnh kế hoạch GD phù hợp với từng trẻ
Tuyên truyền kế hoạch/nội dung GD hằng ngày, chủ đề/tháng bằng các hình
thức phù hợp, hiệu quả để cha mẹ biết và phối hợp thực hiện, thống nhất với nội
dung GD ở trường, lớp, hỗ trợ giúp trẻ và phát triển đạt kết quả mong đợi.
III. HOẠT ĐỘNG 3
Thảo luận
1. Nêu các tiêu chí về ĐG sự PT của trẻ trong Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT
ngày 25/01/2017 triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020?
2. Xác định những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện đánh giá sự
phát triển của trẻ?
* Những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện
IV. HOẠT ĐỘNG 4
Hướng dẫn tổ chức thực hiện
1/ ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
6


Theo đồng chí có mấy cách đánh giá trẻ hằng ngày? đồng chí đang thực
hiện cách đánh giá như thế nào?
Một số cách thu thập thông tin theo dõi, ĐG hằng ngày
Tuỳ theo mục đích, nội dung ĐG và các điều kiện thực hiện chương trình
GDMN (số trẻ, số GV trong nhóm/lớp, phòng học, đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy
học...) các cơ sở GDMN có thể linh hoạt sử dụng 1 trong 3 cách ĐG như sau:

Cách 1. Theo dõi và ghi chép theo 3 nội dung
+ Tình trạng sức khoẻ của trẻ: ...............................................................
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ....................................
+ Kiến thức, kĩ năng của trẻ. ..................................................................
Ghi chú: ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ trong ngày và những
điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.
- Những trẻ đã đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo các mục tiêu
GD của chủ đề/tháng đảm bảo ổn định, bền vững thì GV đánh dấu vào Bảng tổng
hợp theo dõi, ĐG theo chủ đề/tháng
- Những trẻ chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ... GV tìm hiểu
nguyên nhân và điều chỉnh kế hoạch và chú ý quan tâm, hỗ trợ trẻ tổ chức các hoạt
động GD cho những ngày tiếp theo …
Với những trẻ vượt trội so với yêu cầu
- Căn cứ vào những gì quan sát và ghi chép được, GV có thể trao đổi với
cha mẹ/người chăm sóc trẻ để cùng xem xét, xác định nguyên nhân để điều chỉnh
kế hoạch và có những biện pháp GD tác động kịp thời khắc phục những tồn tại,
phát huy những biểu hiện tích cực của trẻ trong những ngày tiếp theo hoặc lưu ý
để tiếp tục theo dõi.
Cách 2: Theo dõi và ghi chép theo chế độ sinh hoạt
Ví dụ: Chế độ sinh hoạt cho trẻ 24-36 tháng tuổi
Ghi chú: ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ trong ngày và những
điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.
Cách 3: Quan sát, theo dõi cá nhân trẻ/nhóm trẻ trong hoạt động
Ghi chú: ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ trong ngày và những điều cần
lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.
2/ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ VÀ ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU CHỦ
ĐỀ
7



Thảo luận
Đồng chí còn gặp khó khăn, hạn chế gì trong việc xây dựng kế hoạch chủ đề
và thực hiện đánh giá trẻ sau chủ?
2. 1. Xây dựng kế hoạch chủ đề.
- Khi xây dựng kế hoạch chủ đề tránh bỏ xót mục tiêu và nội dung thì cần
phải đưa ra dự kiến, phân bổ hết mục tiêu, nội dung của kế hoạch giáo dục năm
học vào các chủ đề và xây dựng hết các chủ đề ngay từ đầu năm học.
- Giáo viên đưa ra quá nhiều mục tiêu vào chủ để thực hiện và đánh giá trẻ
=> việc đánh giá không đạt hiệu quả. Chính vì vậy khi xây dựng KH chủ đề, cần
căn cứ vào số lượng, thời lượng, thời điểm thực hiện chủ đề đã lựa chọn để phân
bổ mục tiêu vào từng chủ đề phù hợp, không nên đưa quá nhiều hoặc quá ít mục
tiêu trong một chủ để. (mất cân đối)
Phân bổ mục tiêu, lựa chọn nội dung trong KHGD năm học đưa vào kế
hoạch tháng/ hoặc chủ đề phải đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp, hoặc mục tiêu dễ đan xen mục tiêu khó hơn hoặc lựa chọn mục tiêu
bổ trợ cho nhau để phù hợp với sự phát triển của trẻ
- Đồng thời phải có sự tiếp nối các MT ở giai đoạn trước nếu trẻ chưa thực
hiện được.
- Căn cứ vào các MT, nội dung đã lựa chọn trong mỗi chủ đề, giáo viên
đánh giá các mục tiêu đúng với mục tiêu đã xây dựng trong kế hoạch và lập bảng
các mục tiêu để tiến hành theo dõi đánh giá trẻ trong chủ đề đó.
- Tùy vào từng mục tiêu có thể đánh giá trong quá trình thực hiện chủ đề?
hoặc khi kết thúc chủ đề.
Lưu ý: Để thực hiện việc đánh giá chủ đề đạt hiệu quả, giáo viên nên in
biểu đánh giá chủ đề và thực hiện đánh giá bằng cách, hằng ngày thực hiện các
mục tiêu liên quan đến hoạt động học, trẻ thực hiện đạt MT nào thì giáo viên tích
luôn tên trẻ và MN đó là đạt, nếu như trong quá trình thực hiện chủ đề, thời gian
nào trẻ đạt, GV cần thực hiện việc đánh giá kịp thời luôn, đến cuối chủ đề hầu như
chỉ còn những mục tiêu liên quan đến kỹ năng cần theo dõi, hoặc những trẻ không
thể đạt được mục tiêu mới thực hiện việc theo dõi và đánh giá ở những chủ đề tiếp

theo.
Để thuận tiện trong quá trình theo dõi GV có thể sử dụng bằng các màu mực
khác nhau, cuối chủ đề có thể sử dụng một mực khác để biết được mức độ đạt
được của trẻ để trao đổi với PH
8


BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Chủ đề/Tháng: …………………………………………………………
Từ ngày …. tháng…… đến hết ngày ……..tháng ………...
- Cuối bảng: Một số vấn đề cần lưu ý (ghi những vấn đề cần quan tâm, cần
lưu ý hoặc chuẩn bị cho chủ đề/tháng tiếp theo).
Một số lưu ý để điểu chỉnh kế hoạch GD năm học/độ tuổi tiếp theo:
- Đối với trẻ: …………………………………………………………..
- Đối với giáo viên: ……………………………………………………
- Đối với nhà trường: ……………………………………………..........
- Đối với cha mẹ/người chăm sóc trẻ:…..……........................................
3. Đánh giá trẻ cuối độ tuổi.
- ĐG sự PT của trẻ cuối độ tuổi được tiến hành vào tháng cuối cùng của
năm học. Việc thu thập TT được diễn ra trong suốt quá trình thực hiện các chủ
đề/tháng, suốt cả năm học.
- Đối với những trẻ, nhóm trẻ vào thời điểm cuối độ tuổi mà vẫn chưa có đủ
thông tin để nhận định, ĐG thì có thể tiếp tục tiến hành ĐG vào thời điểm kết thúc
năm học và có thể sử dụng bài tập hoặc sử dụng tình huống, phân tích sản phẩm
HĐ của trẻ để ĐG đối với những trẻ đó vào thời điểm này.
- Cách đánh giá vẫn giống năm học trước: Lập phiếu tổng hợp kết quả
của 5 lĩnh vực phát triển.
- Giữa năm hoặc cuối năm học giáo viên tổng hợp lại kết quả của trẻ. Ghi
lại tất cả kết quả mục tiêu của trẻ ở phiếu số 1 (+) và phiếu số 2 của phiếu đánh giá
sau chủ đề đưa vào phiếu tổng hợp đánh giá (giữa năm) hoặc cuối năm học.

- Các PP ĐG sự PT của trẻ cuối năm tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng
của GV sao cho phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại. GV có thể sử dụng
KQ ĐG trẻ hằng ngày và ĐG trẻ theo chủ đề/tháng để làm cơ sở ĐG sự PT của cá
nhân trẻ cuối độ tuổi.
- Thực hiện việc đánh giá có thể ngay trong quá trình thực hiện chủ đề. Lập
bảng tổng hợp cả năm => sau mỗi chủ đề thực hiện đánh tích luôn với những MT
trẻ đã đạt

9


+ Kết quả xếp loại chung giữa năm hoặc cuối năm trẻ được xếp loại chung
là Đạt nếu số lượng mục tiêu Đạt/số mục tiêu đã học đạt 80% thì sẽ xếp loại lĩnh
vực đó là đạt và cả 5 lĩnh vực trẻ đều phải đạt 80% mục tiêu trở lên sẽ xếp loại
Đạt. Nếu một trong năm lĩnh vực có số mục tiêu Đạt dưới 80%, trẻ không được
xếp loại chung là đạt. Ngoài biểu tổng hợp xếp loại chung của cả lớp, cần phải lập
phiếu cá nhân đánh giá từng trẻ
Đánh giá cá nhân trẻ.
- Ngoài phiếu tổng hợp như năm trước, căn cứ vào MTGD trẻ theo KH năm
học, các GV cùng CBQL của nhà trường, CBQL ngành học có liên quan lựa chọn
từ 30 – 40 MTGD làm căn cứ xây dựng thành phiếu ĐG sự PT của trẻ. ( khi lựa
chọn mục tiêu cần lựa chọn cả MT dễ và khó và phân đều trong cả 5 lĩnh vực, các
mục tiêu mang tính kiểm tra, đánh giá được trực tiếp.
- Các MT được lựa chọn phải đảm bảo đầy đủ các lĩnh vực PT, đáp ứng
những định hướng PT trẻ của từng địa phương.
Kết quả ĐG cuối độ tuổi
Ví dụ 1. Phiếu đánh giá cá nhân cuối độ tuổi.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ …… TUỔI
Năm học: ....................
Họ và tên trẻ :......................................................................

Ngày, tháng, năm sinh :..........................................
Lớp : ......................................
Giáo viên: ........................................
(*) Phiếu này dùng cho trẻ dưới 5 tuổi để có kế hoạch phù hợp cho độ tuổi tiếp
theo ở mầm non
Ví dụ 2: Phiếu đánh giá cuối độ tuổi.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ …… TUỔI
Năm học: ....................
Họ và tên trẻ :.......................................................................
Ngày, tháng, năm sinh :..........................................
Lớp : ......................................
10


Giáo viên: .......................................
Kết luận : ........................................................................................................
Một số lưu ý để điểu chỉnh kế hoạch giáo dục năm học/độ tuổi tiếp theo:
- Đối với trẻ: …………………………………………………………………
- Đối với giáo viên: …………………………………………………………..
- Đối với nhà trường: ………………………………………………………...
Hòa Sơn, ngày ..... tháng ..... năm 201…
Giáo viên
Tuỳ theo mục đích, nội dung đánh giá và các điều kiện thực hiện chương trình
GDMN (số trẻ, số giáo viên trong nhóm/lớp, phòng học, đồ dùng, đồ chơi thiết bị
dạy học...) các cơ sở GDMN có thể linh hoạt sử dụng 1 trong 3 cách đánh giá mức
độ PT của trẻ như sau:
Cách 2: Đánh giá theo 3 mức độ:
+ Mức độ 1: Chưa thực hiện được/Bắt đầu/Chưa đạt yêu cầu.
+ Mức độ 2: Thực hiện có lúc đúng lúc sai/Có tiến bộ/đạt yêu cầu.
+ Mức độ 3: Thực hiện luôn luôn đúng/Thành thạo/Vượt yêu cầu.

Cách 3: Đánh giá theo 5 mức độ:
- “Học sinh tiên tiến”,
- “Học sinh tiên tiến xuất sắc”.
- Học sinh giỏi
- Khen thưởng học sinh tiêu biểu
- Phương pháp giáo dục nêu gương. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không
lạm dụng.
Tóm lại: Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong nhà trường:
Chủ yếu do giáo viên tiến hành trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ có sự
phối hợp tham gia của cha mẹ trẻ/người chăm sóc trẻ.
11


Ban giám hiệu nhà trường khi tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ với
các mục đích khác nhau cần chú ý không tạo áp lực cho giáo viên và nhà trường,
đặc biệt việc chạy theo thành tích mà cần hướng đến mục đích chung để nâng cao
chất lượng chăm sóc, GD trẻ.
---The end---

12



×