Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH NGHỊ QUYẾT 1532018 QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.74 KB, 18 trang )

QUY TRÌNH HOẠCH
ĐỊNH CHÍNH SÁCH
NGHỊ QUYẾT 153/2018
Quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với
lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai
đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng

Môn học: Hoạch định chính sách phát triển
GIẢNG VIÊN: LƯƠNG THỊ NGỌC HÀ


MỤC LỤC
I.
I.1.
I.2.
II.
II.1.
II.2.
III.
IV.
IV.1.
IV.2.
IV.3.

Xác định vấn đề chính sách
Thực trạng trước khi có chính sách lương hưu công nhân nữ
Thách thức cần phải có chính sách
Nghiên cứu sơ bộ, đưa vào nghị trình
Quá trình nghiên cứu sơ bộ
Quá trình đưa vào nghị trình


Nghiên cứu chọn giải pháp, dự thảo chính sách
Thông qua và ban hành thực hiện
Cơ quan ban hành
Cơ quan thực hiện chính sách
Tác động của nghị quyết 153/2018 về lương hưu của lao động
nữ


QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
NGHỊ QUYẾT 153/2018
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU
ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ BẮT ĐẦU HƯỞNG
LƯƠNG HƯU TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018
ĐẾN NĂM 2021 CÓ THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỪ ĐỦ 20 NĂM ĐẾN 29 NĂM 6 THÁNG
I.
I.1.

Xác định vấn đề chính sách
Thực trạng trước khi có chính sách lương hưu công nhân nữ
Đến nay, Việt Nam đang có khoảng 3,1 triệu người đang hưởng lương hưu,

trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trong đó một nửa là phụ nữ. Phụ nữ bị hạn
chế cơ hội học tập, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng; tuổi nghỉ hưu của lao động
nữ có khoảng cách so với lao động nam dẫn đến thu nhập thấp hơn. Như vậy,
theo thông lệ quốc tế thì cần phải nâng cao thu nhập của nữ ngang bằng với
nam để tiến tới bình đẳng giới, cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, theo quy định của
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, từ năm 2018 trở đi, lao động nữ phải
có thời gian đóng BHXH 30 năm mới được hưởng đủ 75% lương (thay vì 25
năm như trước kia). Tuy nhiên, quy định này gây "thiệt thòi" cho lao động nữ

nghỉ hưu từ 1-1-2018. Cụ thể là, quy định công thức tính lương hưu của nam
được thay đổi dần trong vòng 5 năm, còn của nữ thay đổi ngay trong năm 2018
cho nên dẫn đến một số lao động nữ nghỉ hưu năm 2018 có tỷ lệ lương hưu thấp
hơn hẳn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017 (giảm
từ 1 đến 10%); hay sự chênh lệch giữa lao động nữ và lao động nam (chỉ giảm
từ 1 đến 2%).


Theo tính toán, số lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn
2019-2021 mà công thức tính lương hưu bị thiệt so với lao động nam lần lượt là
18.690 người vào năm 2019; 13.851 vào năm 2020 và 5.179 vào năm 2021.
Như vậy, do có sự thiếu bình đẳng trong ban hành chính sách, nên Quốc Hội
giao Chính phủ ban hành quy định thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu
đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1-1-2018 đến 31-12-2021
bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu.
Ðây được xem là chính sách có tính chất đặc biệt, chỉ thực hiện trong một thời
gian nhất định với nhóm đối tượng xác định nhằm bảo đảm quyền lợi của nhóm
lao động nữ bị ảnh hưởng bất lợi do thay đổi cách tính lương hưu; đồng thời,
thực hiện tốt hơn chính sách bình đẳng giới.
I.2.

Thách thức cần phải có chính sách
Với người lao động cả một đời làm việc, cống hiến, ai cũng mong muốn

được nhận những đồng lương hưu tương xứng công sức bỏ ra suốt mấy chục
năm dài. Lương hưu phải là khoản bảo đảm cuộc sống của họ khi về nghỉ ngơi,
sống cuộc sống tuổi già. Do đó, thiết kế chính sách phải bảo đảm làm sao mức
lương hưu đủ sống an nhàn, bảo đảm các nguyên tắc có đóng có hưởng và phải
hết sức công bằng, minh bạch. Với các bất cập nêu trên, việc điều chỉnh, bù vào
tỉ lệ hưởng lương hưu cho lao động nữ cũng là một giải pháp cần thiết để lao

động nữ không chịu thiệt thòi.
Không để lao động nữ chịu thiệt thòi do chính sách trước đã ban hành (Luật
Bảo hiểm xã hội 2014), Chính phủ đã có phương án bù một phần thiếu hụt này
trực tiếp vào lương hưu của người lao động. Nghị định số 153/2018/NĐ-CP
Quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng
lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo


hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng là chính sách ban hành để giải
quyết vấn đề chính sách nêu trên.
II.
II.1.

Nghiên cứu sơ bộ, đưa vào nghị trình
Quá trình nghiên cứu sơ bộ
Nghị định này quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động

nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12
năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, bị
tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy
định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 có hiệu lực từ
ngày 1/1/2016, từ năm 2018, để được hưởng lương hưu bằng 75% mức lương đóng
bảo hiểm xã hội, lao động nữ phải có 30 năm đóng thay vì 25 năm như trước đây.
Quy định này lại gây "thiệt thòi" cho lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 có thời
gian đóng bảo hiểm 25 năm thấp hơn từ 1% - 10% so với người có cùng thời gian
đóng bảo hiểm nhưng nghỉ hưu từ 31/12/2017 trở về trước.
Cụ thể, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi) kể từ khi được ban hành đến
nay ít nhất đã có 3 điều bị phản ứng ngay khi chưa có hiệu lực, nếu được thực thi
sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người lao động.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc
Dung cũng cho biết bộ này đã có tờ trình Chính phủ để xem xét trình QH tạm thời
chưa thực hiện khoản 2, điều 56 Luật BHXH 2014 (sửa đổi) về quy định mức
lương hưu hằng tháng.
Điều 56 và 74 Luật BHXH 2014 (sửa đổi) quy định về mức lương hưu hằng
tháng cũng đã được dư luận nêu ra những bất cập trước khi có hiệu lực thi hành
vào ngày 1-1-2018, đặc biệt là với lao động nữ.
Nếu chiếu theo quy định của điều 56 và 74, không ít lao động nữ có dưới 30
năm đóng BHXH, nếu nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 sẽ có tỉ lệ lương hưu thấp hơn


(cao nhất lên đến 10%) so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu trong
năm 2017. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của lao động nữ.
Chính vì vậy, như Báo Người Lao Động đã thông tin, tại kỳ họp của Quốc Hội
khóa XIV đang diễn ra, không ít đại biểu đã đề xuất lùi thời gian thay đổi cách tính
lương hưu khi thời điểm thực hiện đã cận kề.
II.2.

Quá trình đưa vào nghị trình
Văn bản của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam gửi Quốc Hội

nhấn mạnh: "Quy định về mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ trong Luật
BHXH 2014 đã tạo tình trạng sốc do thay đổi chính sách và chưa bảo đảm nguyên
tắc bình đẳng giới, gây phản ứng tiêu cực và tâm lý bất an cho nữ lao động, ảnh
hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới cũng như chính
sách an sinh xã hội của đất nước".
Để khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội
của Quốc Hội xem xét ngay trong kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa XIV, có nghị quyết
tạm dừng thực hiện khoản 2, điều 56 và khoản 2, điều 74 Luật BHXH. "Cách tính

lương hưu đối với lao động nữ từ ngày 1-1-2018 vẫn thực hiện như cũ. Đồng thời,
giao Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi theo hướng có lộ trình điều chỉnh cách tính
lương hưu cho lao động nữ, bảo đảm cân bằng quyền lợi của lao động nam và lao
động nữ trong thụ hưởng chính sách BHXH" - văn bản nêu rõ.
Chính phủ đã điều chỉnh “bù” tương ứng với chênh lệch lương hưu theo nghị định
153/2018 về chế độ lương hưu của lao động nữ.
Theo Điều 57, Luật BHXH năm 2014, Chính phủ quy định việc điều chỉnh
lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù
hợp với ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH. Đây cũng là cơ sở cho việc Chính phủ


điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ nghỉ hưu từ thời điểm 1/1/2018 đến
31/12/2021.
Theo tính toán, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong năm 2018 giảm
2%; 2019 giảm 4%; 2020 giảm 6%; 2021 giảm 8% và năm 2022 giảm 10%. Trên
cơ sở Quốc hội giao, Chính phủ sẽ điều chỉnh “bù” số tiền tương ứng với chênh
lệch lương hưu nếu tính theo Luật BHXH (10%) so với thực hiện theo lộ trình như
nam giới, tức là sẽ bù vào tỷ lệ hưởng lương hưu lần lượt cho lao động nữ nghỉ hưu
năm 2018 là 8%; năm 2019 là 6%; năm 2020 là 4%; năm 2021 là 2% và từ năm
2022 sẽ không được bù vì kết thúc lộ trình.
Theo Nghị định số 153/2018/NĐ-CP của Chính phủ, số lao động nữ bắt đầu
hưởng lương hưu trong giai đoạn 2018-2021 có từ 19 năm 6 tháng đến 20 năm
đóng BHXH khoảng gần 91.600 người; phát sinh nhu cầu kinh phí khoảng 80 tỷ
đồng. Liên quan đến vấn đề này, tại Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV,
Quốc hội đã giao Chính phủ ban hành quy định thực hiện chính sách điều chỉnh
lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ 1/1/2018 đến
31/12/2021 và nguồn kinh phí thực hiện do quỹ BHXH bảo đảm.
Cụ thể, tại Quốc hội khóa XIV:



Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của Đoàn Đại biểu
Quốc hội thành phố Hà Nội về kiến nghị: Cử tri phản ánh quy định đối với
trường hợp vợ hoặc chồng là đối tượng hưu trí khi qua đời, vợ hoặc chồng được
hưởng mức tiền tuất hàng tháng, tuy nhiên hiện nay mức hưởng tiền tuất quá
thấp so với mức lương cơ sở. Đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh cho phù
hợp.



Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của Đoàn Đại biểu
Quốc hội các tỉnh: thành phố Hà Nội, Vĩnh Long, Long An về kiến nghị: Theo
Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ 55 tuổi, nghỉ hưu kể từ năm 2018 trở


đi phải có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng tối đa 75% (do với
trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng tỷ lệ
tối đa 75%). Như vậy, sau ngày 01/01/2018, lao động nữ nghỉ hưu đóng đủ 25
năm bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng 65% tiền lương tháng đóng bảo hiểm
xã hội. Nhiều cử tri cho rằng cách tính này sẽ thiệt thòi cho lao động nữ, nhất là
việc áp dụng không có lộ trình sẽ gây sốc cho người lao động. Trong khi đó, đối
với lao động nam có lộ trình từ năm 2018 đến 2023. Cử tri kiến nghị nên áp
dụng thời gian tính đóng bảo hiểm xã hội để trả lương cho lao động nữ có lộ
trình như nam nhằm giảm bớt được những thiệt thòi cho lao động nữ và đảm
bảo thực hiện đúng theo quy định của Hiến pháp và Luật bình đẳng giới.


Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của Đoàn Đại biểu
Quốc hội các tỉnh: Tiền Giang, Lai Châu về kiến nghị: Kiến nghị xem xét đề
xuất Chính phủ trình Quốc hội có giải pháp để dừng thực hiện khoản 2 Điều 56
Luật Bảo hiểm xã hội, đảm bảo không để lao động nữ thiệt thòi, đảm bảo

nguyên tắc có đóng (BHXH) thì có hưởng và đặc biệt là không tạo ra những
bức xúc trong xã hội. Đồng thời, nghiên cứu trình Quốc hội ban hành lộ trình
thực hiện khoản 2 Điều 56 này một cách hợp lý, phù hợp với lộ trình thực hiện
điều chỉnh lương hưu của lao động nam từ năm 2018 trở đi. Bởi, theo quy định
của Luật Bảo hiểm xã hội thì từ ngày 01/01/2018, những lao động nữ nghỉ hưu
khi đóng đủ 30 năm mới được hưởng 100% mức lương hưu (tức 75%) , thay vì
trước đây đã đóng đủ 25 năm thì được hưởng 75% mức đóng bảo hiểm, (giảm
10% so với trước đây).



Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của Đoàn Đại biểu
Quốc hội tỉnh Quảng Bình về kiến nghị: Cử tri phản ánh, theo lộ trình từ ngày
01/01/2018, lao động nam có đủ 35 năm, nữ 30 năm mới được hưởng lương
hưu tối đa (75%) thay vì 30 năm và 25 năm như hiện nay, gay thiệt thòi cho


người lao động. Đề nghị Quốc hội xem xét, sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội
phù hợp.
III.

Nghiên cứu chọn giải pháp, dự thảo chính sách
Tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ chưa tạo sự bình đẳng; việc cho phép

người lao động có dưới 20 năm đóng BHXH nhận trợ cấp một lần là chưa phù
hợp với mục tiêu đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động;
quy định về tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ tính
hưởng BHXH còn có sự khác biệt giữa khu vực Nhà nước và khu vực dân
doanh; quy định về trợ cấp tuất hàng tháng và một lần hiện nay còn có sự chênh
lệch lớn.

Sau khi Chính phủ được Quốc hội thông qua giao cho ban hành nghị định,
Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập ý kiến
của các bộ, ngành, cơ quan về dự thảo của nghị định này
Ngày 13/7/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số
2830/LĐTBXH-BHXH gửi một số Bộ, ngành, cơ quan xin ý kiến về dự thảo
Nghị định về việc điều chỉnh lương hưu đối với số lao động nữ bắt đầu hưởng
lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021. Hiện nay, Bộ LĐTBXH
đang tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan trước khi trình
Chính phủ xem xét, ban hành.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên
quan rà soát, đánh giá tác động và báo cáo Chính phủ có Tờ trình số 231/TTrCP ngày 14/5/2018 bao gồm bản dự thảo báo cáo Quốc hội. Nội dung tờ trình
gồm các phần sự cần thiết của việc thay đổi cách tính lương hưu, nội dung của
dự thảo, đánh giá tác động của bản dự thảo.


Trong tờ chính có kiến nghị mức điều chính cụ thể như sau:


Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày
31 tháng 12 năm 2021 mà có từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã
hội thì tùy vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng lương
hưu thêm một khoản tiền được tính bằng tiền lương hưu tính theo quy định tại
Khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội nhân với tỷ lệ
điều chỉnh tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm nghỉ
hưu, cụ thể như sau:
Do thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của lao động nữ là khác nhau nên tỷ lệ
hưởng lương hưu bị giảm trừ cũng khác nhau, dẫn đến các mức điều chỉnh cũng
phải tính toán khác nhau tùy thuộc vào số thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và
năm nghỉ hưu. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất nguyên tắc tính
toán một trường hợp mẫu, sau đó áp dụng cho các trường hợp tương tự.

Giả sử lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018, có đúng 25 năm
đóng bảo hiểm xã hội:


Tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2018 theo Luật: 65%.
Tỷ lệ hưởng lương hưu của người có cùng 25 năm đóng BHXH nhưng




nghỉ hưu ở năm 2017 là: 75%.
Mức giảm: 10% trong 01 năm (2018 so 2017).
Nếu kéo dãn lộ trình giảm tỷ lệ hưởng lương hưu trong 5 năm từ năm



2018 đến năm 2022 thì mỗi năm, lao động nữ sẽ chỉ bị giảm 2% (bằng
1/5 của 10%) so với năm trước. Như vậy lao động nữ bắt đầu hưởng
lương hưu trong năm 2018 giảm 2%; 2019 giảm 4%; 2020 giảm 6%;
2021 giảm 8% và 2022 giảm 10%.
Chính phủ sẽ điều chỉnh điều chỉnh tăng thêm số tiền tương ứng với chênh
lệch lương hưu nếu tính Luật Bảo hiểm xã hội (10%) so với nếu thực hiện theo


lộ trình như nam giới, tức là sẽ tăng thêm vào tỷ lệ hưởng lương hưu lần lượt
cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2018 là 8%; 2019 là 6%; 2020 là 4%; 2021 là
2% và từ 2022 thì không được điều chỉnh vì kết thúc lộ trình như nam giới.
Tuy nhiên cách tính nêu trên mới chỉ tính tăng thêm vào tỷ lệ hưởng lương
hưu (tỷ lệ %). Nếu điều chỉnh vào lương hưu (số tiền tuyệt đối) thì mức điều
chỉnh sẽ cao hơn tương ứng bằng 12,31% (bằng 8% chia cho 65%) nếu bắt đầu

hưởng lương hưu trong năm 2018. Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu trong
giai đoạn tiếp theo, mức điều chỉnh tương ứng là: Năm 2019 là 9,23%; năm
2020 là 6,15% và năm 2021 là 3,08%.
Cũng với cách tính tương tự, có thể tính được mức điều chỉnh cho những trường
hợp có thời gian đóng BHXH khác nhau trong khoảng từ 20 năm đến 29 năm 6
tháng theo bảng sau:
Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian
Thời gian đã đóng bảo hiểm xã
hội

đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt
đầu hưởng lương hưu:
Năm
Năm
Năm
2018

20 năm
20 năm 01 tháng - 20 năm 06
tháng
20 năm 07 tháng - 21 năm
21 năm 01 tháng - 21 năm 06
tháng
21 năm 07 tháng - 22 năm

7,27%
7,86%
8,42%
8,97%
9,49%


Năm

2019
5,45

2020
3,64

2021
1,82

%
5,89

%
3,93

%
1,96

%
6,32

%
4,21

%
2,11


%
6,72

%
4,48

%
2,24

%
7,12

%
4,75

%
2,37

%

%

%


22 năm 01 tháng - 22 năm 06

10,00

7,50


5,00

2,50

tháng

%
10,49

%
7,87

%
5,25

%
2,62

%
10,97

%
8,23

%
5,48

%
2,74


%
11,43

%
8,57

%
5,71

%
2,86

%
11,88

%
8,91

%
5,94

%
2,97

%
12,31

%
9,23


%
6,15

%
3,08

25 năm 01 tháng - 25 năm 06

%
10,91

%
8,18

%
5,45

%
2,73

tháng

%

25 năm 07 tháng - 26 năm

9,55%

%

7,16

%
4,78

%
2,39

%
6,18

%
4,12

%
2,06

%
5,22

%
3,48

%
1,74

%
4,29

%

2,86

%
1,43

%
3,38

%
2,25

%
1,13

%
2,50

%
1,67

%
0,83

%
1,64

%
1,10

%

0,55

%
0,81

%
0,54

%
0,27

22 năm 7 tháng - 23 năm
23 năm 01 tháng - 23 năm 06
tháng
23 năm 07 tháng - 24 năm
24 năm 01 tháng - 24 năm 06
tháng
24 năm 07 tháng - 25 năm

26 năm 01 tháng - 26 năm 06
tháng
26 năm 07 tháng - 27 năm
27 năm 01 tháng - 27 năm 06
tháng
27 năm 07 tháng - 28 năm
28 năm 01 tháng - 28 năm 06
tháng

8,24%
6,96%

5,71%
4,51%
3,33%

28 năm 07 tháng - 29 năm

2,19%

29 năm 01 tháng - 29 năm 06

1,08%


tháng


%

%

%

Lao động nữ đã nghỉ hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến
ngày 30 tháng 6 năm 2018, sau khi đươc điều chỉnh lương hưu theo quy định tại
Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về điều
chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì tiếp tục được điều



chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định này.

Lao động nữ đã nghỉ hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến
trước ngày được điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định này được



truy lĩnh phần điều chỉnh của những tháng trước đó.
Mức lương hưu sau khi điều chỉnh theo quy định Nghị định này là căn cứ để
tính điều chỉnh ở những lần điều chỉnh lương hưu tiếp theo theo quy định tại
Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội.
Dự kiến kinh phí thực hiện từ Từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội và dự kiến
thực hiện từ 01/10/2018
Trong tờ trình cũng đánh giá tác động của dự thảo nghị định, theo số liệu dự
báo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì số lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu
trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 mà có từ 20 năm đến 29 năm 6
tháng đóng bảo hiểm xã hội là khoảng trên 91 nghìn người (Trong đó: Năm
2018: 20,5 nghìn người; năm 2019: 22 nghìn người; năm 2020: 23,5 nghìn
người và năm 2021: 25,1 nghìn người).
Thực hiện theo phương án điều chỉnh nêu trên, giai đoạn từ năm 2018 đến
năm 2021, mỗi năm sẽ phát sinh thêm nhu cầu kinh phí cụ thể như sau: Năm
2018: 27,8 tỷ đồng; năm 2019: 23,7 tỷ đồng; năm 2020: 18,1 tỷ đồng; năm
2021: 10,3 tỷ đồng. Tổng cộng, khoảng 80 tỷ đồng
IV.

Thông qua và ban hành chính sách


Cơ quan ban hành

IV.1.


Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội
Theo Nghị quyết số: 64/2018/QH14, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa
XIV, Quốc hội đã nhất trí giao Chính phủ ban hành quy định thực hiện chính
sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ
ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 bị tác động bất lợi
hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu. Nguồn kinh phí thực
hiện do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.
Ngày 07/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy
định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng
lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo
hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.
Thời gian thực thi hiệu lực 24/12/2018


Chính phủ ban hành Nghị định về việc điều chỉnh lương hưu cho số lao
động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm
2021
Cơ quan thực hiện chính sách

IV.2.


Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng,
Bảo hiểm xã hội Bộ Công an thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy
định tại Nghị định này.





Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết
điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định này đối với đối tượng
thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm cả những trường hợp đã được Bảo
hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an giải quyết
hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày Nghị



định này có hiệu lực thi hành.
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an giải quyết
điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định này đối với đối tượng
thuộc thẩm quyền quản lý bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành.

Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện chính sách quy định tại
Nghị định này.


Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

IV.3.

Tác động của nghị quyết 153/2018 về lương hưu của lao động nữ

Nghị định 153/2018/NĐ-CP ra đời nhằm mục đích hỗ trợ nhóm đối tượng

lao động nữ lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018
đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6
tháng, bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương
hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã
hội năm 2006.
Nghị định 153/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ, Nhà nước sẽ căn cứ vào mức
lương hưu sau điều chỉnh dựa theo bảng trên để tính toán ở những lần điều


chỉnh lương hưu sau này cho người lao động, theo quy định tại Điều 57 Luật
bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, người lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018
đến ngày 31/12/2021 mà có từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng và bắt đầu hưởng
lương hưu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2018 đến ngày 30/6/2018 thì thực hiện
điều chỉnh lương hưu theo quy định theo hai bước: Một là sẽ tính theo quy định
như trên trước, sau đó, người lao động nữ sẽ được điều chỉnh theo quy định tại
Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về điều chỉnh
lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng
Thực hiện Nghị định số 153/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính
sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong
giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm
đến 29 năm 6 tháng, BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4894/BHXHCSXH ngày 26/11/2018, gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc hướng dẫn điều
chỉnh lương hưu đối với lao động nữ.
Đối với BHXH các tỉnh, thành phố, thứ nhất, thực hiện điều chỉnh lương hưu
theo quy định tại Nghị định số 153/2018/NĐ-CP đối với đối tượng thuộc thẩm
quyền quản lý, bao gồm các trường hợp đã được BHXH Bộ Quốc phòng,
BHXH Công an nhân dân giải quyết hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến
trước ngày Nghị định số 153/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Thứ hai, tiến hành chi trả tiền truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng

thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh đối với lao


động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến trước
ngày nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định số 153/2018/NĐ-CP.
Thứ ba, lập báo cáo kết quả đối tượng được điều chỉnh và tổng quỹ chi trả
lương hưu tăng thêm của năm trước theo Mẫu số 01-NĐ153, gửi đến Ban Thực
hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) trước ngày 10/1/2019.
Đối với BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân, thực hiện giải
quyết điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định số 153/2018/NĐ-CP
đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày
Nghị định có hiệu lực thi hành.
Công văn cũng nêu rõ, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc,
đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an
nhân dân kịp thời phản ánh về BHXH Việt Nam để nghiên cứu, hướng dẫn
Mức điều chỉnh sẽ được tính bằng mức lương hưu theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu x tỷ lệ điều chỉnh
tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu. Nghị
định này có hiệu lực từ ngày 24/12/2018.
Cụ thể, nếu nghỉ hưu năm 2018, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 12,3%; thấp nhất là
1,08%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.


Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là
0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.



Nếu nghỉ hưu năm 2020, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 6,15%, thấp nhất là
0,64%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.





Nếu nghỉ hưu năm 2021, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 3,08%, thấp nhất là
0,27%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.



×