BÀI THU HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Năm học 2018 – 2019
Họ và tên:
Nhiệm vụ được giao:
1. Tên chuyên đề bồi dưỡng
MN39: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
2. Lý do lựa chọn chuyên đề
Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế
hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cựcr có liên quan với kiến thức
và thái độ, giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện
công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu,thách thức của cuộc sống hàng
ngày, thông qua những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể.
Giáo dục kĩ năng sống cố tác dụng phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu
giáo về thể chất, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng
vào lớp Một.
Về thể chất: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ đựơc an toàn, khoẻ mạnh,
nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, tháo vát, thích ứng được với những điều kiện sống
thay đổi.
Về tình cảm - xã hội: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ biết kiểm soát
cảm xúc, giàu tình thương yêu và lòng biết ơn.
Về giữ nề nếp: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ mạnh dạn, tụ tin, tự
trọng và tôn trọng người khác, giao tiếp có hiệu quả.
Về ngôn ngữ: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ biết nói năng lịch sự, lắng
nghe, hoà nhã và cởi mở.
Về nhận thức: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ ham hiểu biết, sáng tạo
và sẵn sàng vào lớp Một. Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ có những kĩ năng
thích ứng với hoạt động học tập ở lớp Một như: sẵn sàng hoà nhập, đương đầu
Với khó khăn, có trách nhiệm với bản thân, Với công việc với các mối quan hệ
xã hội.
Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Hiện nay, thế hệ trẻ
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn
được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những
khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ
bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kỷ lai căng, thực
dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
1
Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn
hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ
cần thiết nhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện trong
thời đại hiện nay để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn toàn.
Là một giáo viên mầm non nhưng còn lúng túng về kiến thức và phương pháp
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ , chính vì vậy để thực hiện tốt nội dung này, bản
thân tôi đã tìm hiểu MN 39 “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mẫu giáo”
3.Nội dung chuyên đề
3.1 Một số khái niệm liên quan:
Khái niệm giáo dục: Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ
thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm
chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sông xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ
chức việc truyền thụ và lĩnh hộiinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người.
Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến người học với
tư cách là một đối tượng đơn nhất;
Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra lực lượng
lao động mới. Ở đây, đối tượng là thế hệ trẽ, là tập hợp các đối tượng đơn nhất.
Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động;
Khái niệm giáo dục mầm non, mục tiêu giáo dục MN:
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục
mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi
đến sáu tháng tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005).
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005).
Kỹ năng sống
Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp
Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các
chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO):
Kỹ năng sống (life skills) có thể hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức
thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống
GD kỹ năng sống cho trẻ giúp cho trẻ thích ứng được với môi trường xã
hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức
khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá
2
phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính
đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn
lên.
Giáo dục kỹ năng sống trong trường MN
Khái niệm kỹ năng sống cho trẻ mầm non được hiểu cơ bản là những kỹ
năng cần có cho trẻ hình thành những hành vi lành mạnh. Từ đó giúp trẻ đối mặt
với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Với mong muốn giúp trẻ có
được những kinh nghiệm đã được đúc kết trong cuộc sống, hiểu rõ những điều
nên làm, không nên làm trong văn hóa lối sống người dân nên kỹ năng sống cho
trẻ mầm non đã được ra đời.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn từ bố
mẹ và thầy cô giáo trong nhà trường. Không phải là thúc ép trẻ phải làm điều
này điều kia mà là giúp trẻ hiểu rõ, có ý thức về những gì trẻ cần làm và thực
hiện chúng theo cách đúng đắn. Như vậy, dần dần trẻ sẽ hình thành những kỹ
năng cần có và theo trẻ suốt cuộc đời.
3.2. Nội dung chuyên đề
Nội dung 1. Khái quát chung về giáo dục kĩ năng sống
* Khái niệm về kĩ năng sống.
- Kĩ năng sống được định nghĩa theo nhìêu cách khác nhau, tùy theo cách
tiếp cận, lí thuyết ứng dụng, đối tượng được giáo dục kĩ năng sống.
- Trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, có thể coi kĩ năng sống là
hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào
hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những
hoạt động làm thay đổi môi truờng xung quanh, giúp mọi cá nhân ứng phò có
hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Kĩ năng sống thuộc nhóm năng lực tâm lí - xã hội. Một người có kĩ năng
sống là người có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người
khác và với xã hội, làm việc hiệu quả và ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sổng để nâng cao sức khỏe về thể chất, tinh thần và xã hội.
* Đặc điểm chung của kĩ năng sống.
Đặc điểm chung của kĩ năng sống là:
- Kĩ năng sống khác nhau theo giai đoạn lịch sử – xã hội, vùng, miền, đối
tượng.
- Kĩ năng sống luôn gắn bó với giá trị.
- Các kĩ năng sống thường hỗ trợ lẫn nhau.
- Kĩ năng sống không thể tự nhiên mà có được mà được hình thành trong
quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.
3
- Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, nâng cao chất lượng cuộc
sống, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
- Một kĩ năng sống có nhiều tên gọ; kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng
giải quyết vấn đề còn được gọi là kỹ năng xử lý.
* Khái niệm về giáo dục kĩ năng sống.
- Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế
hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan với kiến thức
và thái độ, giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện
công việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng
ngày, thông qua những mối quan hệ lìên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể.
- Quá trình giáo dục kĩ năng sống đuợc xác định bời các thành tố: đối
tượng tham gia, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức, đánh giá.
* Vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển nhân cách
của trẻ mẫu giáo.
Giáo dục kĩ năng sống có tác dụng phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu
giáo về thể chất, tình cảm – xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức và sẵn sàng
vào lớp 1.
- Về thể chất: Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ được an toàn, khỏe
mạnh, nhanh nhẹn, khóe léo, bền bỉ, tháo vát, thích ứng được với những điều
kiện sống thay đổi.
- Về tình cảm – xã hội: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết kiểm soát
cảm xúc, giàu tình thương yêu và lòng biết ơn.
- Về giao tiếp:Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng
và tôn trọng người khác, giao tiếp có hiệu quả.
- Về ngôn ngữ: Giáo dục kỹ năng sốn giúp trẻ biết nói năng lịch sự, lắng
nghe, hòa nhã và cởi mở.
- Về nhận thức: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo.
- Về sẵn sàng vào lớp 1: Giáo dục kỹ năng sông giúp trẻ có những kĩ năng
thích ứng với hoạt động học tập ở lớp 1 như: sẵn sàng hòa nhập, đương đầu với
khó khăn,có trách nhiệm với bản thân, với công việc với các mối quan hệ trong
xã hội.
Nội dung 2. Qúa trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
* Quá trình hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
Có 3 bước hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo: quan sát, bắt chước/
tập và thực hành thường xuyên:
- Bước 1. Quan sát: giúp trẻ có biểu tượng về mục đích, phương tiện và
cách thức hành động.
4
- Bước 2. Bắt chước/ tập thử: giúp trẻ được trải nghiệm về hành động
thực.
- Bước 3. Thực hành thường xuyên: giúp trẻ có cơ hội tập luyện các kĩ
năng sống nhiều lần.
Những lỗi trẻ thường mắc.
- Quan sát vội, không chính xác.
- Bắt chước cả những kĩ năng tốt và xấu.
- Tập luyện không thường xuyên.
Một số điều cần lưu ý:
- Không trách mắng, phạt trẻ mà cần kiên trì tập luyện cho trẻ.
- Phân biệt cho trẻ đâu là kĩ năng tốt và kĩ năng xấu.
- Cho trẻ tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi, với những người có kĩ năng tích
cực.
* Những điều kiện hình thành kĩ năng sống cho trẻ.
Những điều kiện cần và đủ để hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
là:
- Trẻ cần có sự tương tác với những người gần gũi, người lớn(ông bà, bố
mẹ, người thân, cô giáo), bạn cùng trang lứa có kỹ năng sống thành thạo hơn.
- Cần có sự thống nhất về yêu cầu khi hướng dẫn trẻ.
- Trải nghiệm các kĩ năng sống bằng chính những hoạt động của mình, bắt
chước và tập thử trong những tình huống thực của cuộc sống hàng ngày.
- Thực hành thường xuyên, lặp đi, lặp lại nhiều lần, hàng ngày trong các
hoạt động giáo dục thích hợp.
- Cần cho trẻ một thời gian thực hành đủ dài để trẻ tập đi tập lại nhiều lần
một kỹ năng sống.
- Đảm bảo đủ cơ sở vật chất phù hợp như trang thiết bị đầy đủ, an toàn, có
không gian thoáng, sạch đủ rộng và các mối quan hệ nhân cách phù hợp.
- Thay đổi hành vi theo hướng tích cực hoặc xuất hiện những hành vi tích
cực và mất đi những hành vi tiêu cực là kết quả của việc hình thành kỹ năng
sống cho trẻ.
Những biện pháp đảm bảo điều kiện hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu
giáo:
- Người lớn tích cực giao tiếp với trẻ.
- Người lớn kiên trì hướng dẫn cho trẻ các kĩ năng sống.
- Khuyến khích trẻ tham gia tự do vào các hoạt động.
5
- Lập kế hoạch tập kĩ năng sống để đảm bảo trẻ được thực hành thường
xuyên.
- Nhà trường chủ động phối hợp thực hiện kế hoạch tập kĩ năng sống với
gia đình, cộng đồng.
- Đảm bảo điều kiện vật chất.
Nội dung 3. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
* Các mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là những mong đợi của
nhà giáo dục về các giá trị sống và kĩ năng sống tương ứng mà trẻ có thể đạt
được.
- Mục tiêu chung về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo hướng tới
hình thành những giá trị về ý thức bản thân như an toàn, tự lực, tự tin, tự trọng;
về quan hệ xã hội như yêu thương, biết ơn, tôn trọng; về giao tiếp như hòa nhã,
cởi mở, hiệu quả; về thực hiện công việc như hợp tác, kiên trì, trách nhiệm;về
ứng phó với thay đổi như vượt khó, sáng tạo, mạo hiểm, ham hiểu biết để sẵn
sàng vào lớp 1.
- Mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bao gồm
những kĩ năng, thái độ và kiến thức cụ thể, tương ứng với giá trị cần giáo dục,
phù hợp với từng độ tuổi của trẻ mẫu giáo, với điều kiện kinh tế – văn hóa – xã
hội của từng địa phương.
* Mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho từng độ tuổi mẫu giáo.
Các bước để xác định mục tiêu cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho từng
độ tuổi:
- Bước 1: Xác định những mục tiêu chung về giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ mẫu giáo.
- Bước 2: Tìm những mục tiêu cụ thể tương ứng với mục tiêu chung trong
chương trình giáo dục mầm non của từng lứa tuổi mẫu giáo.
- Bước 3: Bổ sung những kĩ năng theo đặc trưng văn hóa và điều kiện
sống của địa phương vào từng mục tiêu cụ thể.
Nội dung 4. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
* Những nhóm nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
- Nhóm kĩ năng ý thức về bản thân bao gồm các giá trị như an toàn, tự
lực, tự tin
- Nhóm kĩ năng giao tiếp bao gồm các giá trị như: hòa nhã, cởi mở, hiệu
quả.
- Nhóm kĩ năng quan hệ xã hội bao gồm các giá trị như thân thiện, yêu
thương, biết ơn, tôn trọng.
6
- Nhóm kĩ năng thực hiện công việc bao gồm các giá trị như hợp tác,
vượt khó, kiên trì, có trách nhiệm.
- Nhóm kĩ năng về ứng phó với thay đổi bao gồm các giá trị như: sáng
tạo, mạo hiểm, ham hiểu biết.
* Các bước xác định những kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở từng độ
tuổi.
- Bước 1: Liệt kê các nhóm nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu
giáo.
- Bước 2: Liệt kê các giá trị giáo dục tương ứng ở từng nhóm nội dung.
- Bước 3: Xác định các kĩ năng tương ứng với mỗi giá trị theo nội dung
giáo dục của chương trình giáo dục mầm non.
- Bước 4: Xác định mức độ kĩ năng sống cần đạt được ở độ tuổi tương
ứng.
Nội dung 5. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
* Những phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
* Nhóm phương pháp trực quan.
- Phương pháp làm mẫu:+ Đặc điểm: Người hướng dẫn làm hoàn chỉnh 1
kĩ năng sống trước mắt trẻ có kèm theo lời miêu tả. Phương pháp này thường
được sử dụng với những kĩ năng sống mà trẻ chưa biết.
+ Cách thực hiện: Người hướng dẫn xác định kĩ năng cần làm mẫu, gọi
tên kĩ năng, vừa làm mẫu vừa nói bằng lời, khuyến khích trẻ cùng làm theo.
+ Yêu cầu sư phạm: Làm mẫu chậm rãi, rõ ràng, chỉ dẫn ân cần .
- Phương pháp làm cùng:
+ Đặc điểm: Trẻ làm cùng với người hướng dẫn 1 kĩ năng sống đã biết,
phải làm hàng ngày nhưng chưa thành thạo.
+ Cách thực hiện: Người hướng dẫn xác định kĩ năng sống cùng làm với
trẻ, nói tên kĩ năng sống, làm đến đâu chỉ dẫn đến đó cho trẻ làm theo.
+ Yêu cầu sư phạm: tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ, tin cậy khi làm
cùng trẻ.
- Phương pháp làm gương:
+ Đặc điểm: Người lớn thể hiện tích cực kĩ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi,
ở tình huống tương ứng.
+ Cách thực hiện: Người hướng dẫn thể hiện kĩ năng sống trong tình
huống thích hợp để trẻ quan sát thấy, bắt chước được mà làm theo.
+ Yêu cầu: Nêu gương những hành vi tích cực, thể hiện phẩm chất nhân
cách tốt của mình.
7
* Nhóm phương pháp dùng lời:
- Phương pháp trò chyện:
+ Đặc điểm: Người hướng dẫn và trẻ cùng trò chuyện để huy động tối đa
những kinh nghiệm về các kĩ năng sống của trẻ 1 cách nhanh nhất.
+ Yêu cầu sư phạm: Nên chọn truyện kể, đồng dao, ca dao phù hợp với
trẻ.
+ Cách thực hiện: Người hướng dẫn sử dụng truyện kể, đồng dao, ca dao,
tục ngữ, hệ thống câu hỏi để trò chuyện với trẻ về kĩ năng sống.
- Phương pháp giảng giải ngắn.
+ Đặc điêm: Được sử dụng để giải thích cho trẻ hiểu, thuyết phục trẻ thực
hiện kĩ năng sống.
+ Cách thực hiện: Hướng dẫn, giảng giải kĩ năng sống bằng lời kèm theo
hành động mẫu, hành động mô phỏng, tranh ảnh.
+ Yêu cầu sư phạm: Lời giảng giải ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu đôi với trẻ,
mang tính vui nhộn, hài hước.
* Nhóm phương pháp thực hành:
- Phương pháp trải nghiệm.
+ Đặc điểm: Người hướng dẫn khuyến khích và giúp đỡ trẻ tập thử kĩ
năng sống đang học.
+ Cách thực hiện: Người hướng dẫn tạo môi trường giáo dục hấp dẫn,
thân thiện cho trẻ tập thử kĩ năng sống 1 cách hào hứng.
+ Yêu cầu sư phạm: Không áp đặt mà tôn trọng trẻ.
- Phương pháp trò chơi:
+ Đặc điểm: Là phương pháp giáo dục kĩ năng sống đặc trưng cho trẻ mẫu
giáo.
+ Cách thực hiện: Người hướng dẫn xác định kĩ năng sống và chọn trò
chơi phù hợp.
+ Yêu cầu: Tạo những tình huống chơi phong phú.
- Phương pháp giao việc:
+ Đặc điểm: Dùng những việc vặt, công việc thường ngày, vừa sức với trẻ
để luyện tập kĩ năng sống.
+ Cách thực hiện: khuyến khích trẻ tự nhận 1 việc theo ý thích, chuẩn bị
dụng cụ vừa tầm vóc trẻ, dễ dàng sử dụng.
+ Yêu cầu: Chọn việc vừa sức, không lạm dụng để bắt trẻ lao động quá
sức.
8
* Những lưu ý khi sử dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo.
- Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo tiếp cận theo
hướng cung tham gia, lấy trẻ làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động của trẻ, đặc
trưng cho giáo dục mẫu giáo.
- Mỗi một phương pháp giáo dục kỹ năng sống đều có những ưu điểm và
nhược điểm nhất định, không có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy cần sử
dụng phối hợp các phương pháp khi giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
- Khi tiến hành phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo cần
đảm bảo cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, tập luyện, thay đổi hành vi.
- Nên khuyến khích những người đàn ông trong gia đình như: ông, bố,
anh em trai, chú...tham gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Nội dung 6. Những hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
* Những hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
Những hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo gồm những hoạt
động của trẻ mẫu giáo, những hoạt động giáo dục trong trường và gia đình, điều
kiện sống của trẻ trong nhà trường và gia đình.
- Những hoạt động của trẻ mẫu giáo có thể sử dụng để giáo dục kĩ năng
sống là hoạt động chơi, hoạt động giao tiếp, hoạt động ngôn ngữ, hoạt động
nhận thức.
- Để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, người hướng dẫn còn có thể
sử dụng những hoạt động giáo dục trong trường mầm non như hoạt động lao
động, tạo hình, âm nhạc, làm quen với văn học, khám phá thế giới xung quanh,
thể dục.
- Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thuận lợi trong
điều kiện sống của trẻ ở nhà trường và gia đình, bao gồm các mối quan hệ liên
nhân cách trong nhà trường và gia đình, phương tiện, hình thức, tình huống sinh
hoạt hàng ngày.
- Có thể sử dụng những mối quan hệ liên nhân cách trong nhà trường và
gia đình để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
- Có thể sử dụng các phương tiện thông thường trong trường mẫu giáo và
gia đình để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Đó là đồ dùng hàng ngày, đồ phế thải,
những nguyên liệu thiên nhiên.
- Người hướng dẫn nên kết hợp những phương pháp giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mẫu giáo với các phương tiện thông thường trong tình huống sinh
hoạt hàng ngày ở trường mẫu giáo và gia đình.
- Những phương tiện thông thường trong trường mẫu giáo và gia đình để
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần an toàn, vệ sinh, có ý nghĩa giáo dục, rẻ tiền.
9
- Có thể sử dụng các hình thức sinh hoạt trong nhà trường, gia đình, cộng
đồng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
- Người hướng dẫn có thể kết hợp việc làm hàng ngày với các phương
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách tự nhiên và thực tế theo các thời
điểm chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
- Những phong tục tập quán, truyền thống , những sự kiện tốt đẹp của gia
đình và cộng đồng cũng là hình thức giáo dục kỹ năng sống hữu hiệu cho trẻ.
- Người hướng dẫn nên sử dụng những phong tục, tập quán, truyền thống,
sự kiện tốt đẹp, sự kiện tốt đẹp an toàn để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Nội dung 7. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
* Vai trò: Lập kế hoạch giúp giáo viên chủ động hình thành kĩ năng sống
cho trẻ theo đúng nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
* Những căn cứ:
- Mục tiêu giáo dục của trẻ mẫu giáo ở từng độ tuổi.
- Những kĩ năng sống của trẻ chưa có hoặc chưa thành thạo.
- Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo ở từng độ tuổi.
- Kinh nghiệm của trẻ ở từng dộ tuổi.
- Phong tục, tập quán truyền thống ở địa phương.
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp.
* Các bước lập kế hoạch:
- Bước 1: Xác định các kĩ năng sống cần tập cho trẻ mẫu giáo ở từng độ
tuổi.
- Bước 2: Xác định thời gian giáo dục cho từng kĩ năng sống.
- Bước 3: Lựa chọn những phương pháp và hình thức giáo dục, hoạt động
giáo dục thích hợp với trẻ mẫu giáo ở từng độ tuổi.
- Bước 4: Xác định các điều kiện thực hiện kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
ở từng độ tuổi.
- Bước 5: Xác định những hoạt động phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng
đồng để tập luyện kĩ năng sống cho trẻ.
- Bước 6: Đặt kế hoạch tập kĩ năng sống vào kế hoạch chăm sóc – giáo
dục chung.
Nội dung 8. Đánh giá giáo dục kĩ năng sống ch trẻ mẫu giáo:
* Những mục đích đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
- Điều chỉnh mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
10
- Xác định những kĩ năng sống trẻ đã đạt và chưa đạt để tiếp tục có kế
hoạch hướng dẫn phù hợp hơn với trẻ.
- Xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung cơ sở vật chất cho phù hợp với kĩ
nang sống cần hướng dẫn cho trẻ.
- Điều chình phương pháp, hình thức tổ chức, kế hoạch giáo dục kĩ năng
sống cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ từng độ tuổi, điều kiện kinh tế,
văn hóa, xã hội, truyền thống của địa phương, trường, lớp đảm bảo cho trẻ có cơ
hội tốt nhất để thành công.
* Các hình thức đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo:
Tùy vào những mục đích đánh giá khác nhau mà người ta sử dụng những
hình thức đánh giá khác nhau: đánh giá quá trình hay đánh giá kết quả, đánh giá
lẫn nhau và tự đánh giá.
- Đánh giá quá trình: nhằm bổ sung cơ sở vật chất cho phù hợp với kĩ
năng sống cần hướng dẫn cho trẻ, điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức, kế
hoạch giáo dục kĩ năng sống cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ từng độ
tuổi, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống của địa phương, trường,
lớp, đảm bảo cho trẻ có cơ hội tốt nhất để thành công.
- Đánh giá kết quả: Nhằm xác định những kĩ năng sống trẻ đã đạt và chưa
đạt để tiếp tục có kế hoạch hướng dẫn phù hợp hơn với trẻ. Trên cơ sở đó điều
chỉnh mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
- Đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá: nhằm xác định những kĩ năng sống trẻ
đã đạt và chưa đạt.
* Nội dung đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo:
Nội dung đánh giá giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bao gồm:
- Đánh giá mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
- Đánh giá nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
- Đánh giá điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
- Đánh giá phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
- Đánh giá kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo.
4. Quá trình vận dụng
Quá trình học tập Mudule MN 39 “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu
giáo” tôi đã vận dụng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy như sau:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tự học tập, bồi dường MN 39 “Giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ mẫu giáo” để hiểu rõ hơn kỹ năng sống cần dạy trẻ bao gồm
những nội dung gì, mục đích của việc dạy trẻ kỹ năng sống. Và để rèn cho trẻ
những kỹ năng đó thì không chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động thực tế và
trong các hoạt động vui chơi của trẻ. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng
11
giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh
chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung một cách tốt nhất.
Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng
nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống
như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và
giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp
bản thân tôi cũng như các giáo viên khác lựa chọn đúng những nội dung trọng
tâm để dạy trẻ Người lớn kiên trì hướng dẫn cho trẻ cáckĩ năng sống. Khuyến
khích trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục thích hợp, tự thực hiện các kĩ
năng sống, người lớn không làm thay.Nhà giáo dục lập kế hoạch tập kĩ năng
sống để đảm bảo trẻ được thực hành thường xuyên, đủ thời gian để thay đổi
hành vi theo hướng tích cực.
- Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà mỗi giáo
viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ
cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những
người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình
huống ở mọi nơi.
Và trẻ thể hiện tính kiên trì thường xuyên và ý thức hơn. Trẻ có thể đánh
giá các trở ngại một cách đúng hơn và biết tự lượng sức mình để khắc phục
những trở ngại đó. Sự động viên khuyến khích của cô giáo, người lớn có ảnh
hưởng tích cực và làm cho trẻ tin vào sức lúc và khả năng của mình.
- Kỹ năng sống hợp tác: Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong
nhóm. Tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh. Chúng sẵn sàng chia sẻ với bạn và
tình bạn bắt đầu trở nên quan trọng với trẻ.
- Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong
những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao
được học. Tôi cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính
tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc
các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều
hơn là những thứ có thể đoán trước được.
Trường mầm non chủ động phối hợp thực hiện kế hoạch tập kĩ năng sống
với gia đình, cộng đồng để thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương
tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kĩ năng sống của trẻ , trang bị điều kiện vật
chất phù hợp cho trẻ.
Đảm bảo điều kiện vật chất: Giáo viên, cha mẹ cố gắng thường xuyên bổ
sung đồ dùng cần thiết, bỏ đi những đồ dùng đã hỏng, xấu, không phù hợp với
việc tập luyện kĩ năng sống, mở rộng không gian hoạt động cho trẻ.
5. Kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế:
Qua quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã rút ra được những kinh
nghiệm như sau:
12
+ Trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình
tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin.
+ Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ
năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động
hàng ngày trong cuộc sống của trẻ; ngoài ra, trẻ được rèn luyện kỹ năng vận
động tinh, kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông
qua các hoạt động năng khiếu vẽ.
Trong giờ chơi hoạt động góc trẻ biết cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi
quy định, biết lắng nghe cô và chú ý quan sát xem các đồ dùng, đồ chơi được cất
ở các góc như thế nào, giáo dục đạo đức vai chơi cho trẻ, trẻ biết khi chơi không
quăng ném đồ dùng, đồ chơi và khi chơi xong phải cất đồ dùng, đồ chơi đúng
nơi quy định.
Bản thân biết tạo môi trường giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ. Tổ chức
nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội để trẻ được hình thành các kỹ năng sống.Tạo
điều kiện để trẻ giúp đỡ người khác. Phân chia công việc gia đình và giao cho
trẻ một số việc vừa sức. Luôn khen ngợi khi trẻ tự làm được việc.
Các bậc phụ huynh nhiệt tình, phối hợp chặt chẽ với GV trong việc giáo
dục trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua
bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp, qua giờ đón trả trẻ.
*Hạn chế
Theo như kết quả thu về, tuy đã nhận thức được mức độ cần thiết của khả
năng tự lập của trẻ giai đoạn này, nhưng những biện pháp mà phụ huynh áp
dụng nhằm mục đích rèn luyện khả năng này cho trẻ lại không được sử dụng
một cách liên tục và có hệ thống, làm cho khả năng tự lập của trẻ không thể hình
thành một cách bền vững. Động viên khuyến khích khi trẻ hoàn thành hoặc có
cố gắng; luôn khen ngợi khi trẻ tự làm được việc; hướng dẫn và chỉ bảo ngay khi
giao cho trẻ công việc và hướng dẫn, chỉ bảo.
6. Những kiến nghị, đề xuất
Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy nội dung giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ ở bậc học mầm non là rất phù hợp và cần thiết. Vì vậy đề
nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục triển khai thực hiện rộng rãi nội dung giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ ở các trường mầm non.
Mở lớp tập huấn chuyên môn về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho giáo
viên đến từng cơ sở.
Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí để tổ chức các
hoạt động tập thể có quy mô, chất lượng cao.
Người viết
13
14