Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BC thực tập báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.94 KB, 7 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành kỳ thực tập cuối khóa này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
quý thầy cô giáo khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học, Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo cơ hội cho sinh viên lớp QH2016-X-BC.VB2 Sơn La có một khoảng thời gian trải nghiệm thú vị.
Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn
La đã cho phép, tạo điều kiện để tôi được thực tập tại Quý Đài.
Chân thành cảm ơn phòng Thời sự đã giúp đỡ trong suốt thời gian tôi thực
tập tại phòng để tôi được học hỏi, trau đồi những kinh nghiệm từ những phóng
viên, biên tập viên đi trước.
Chân thành cảm ơn phóng viên Đoàn Trọng Vinh, người hướng dẫn thực
tập và trực tiếp truyền đạt những kinh nghiệm của bản thân để tôi có thể hoàn
thành tốt đợt thực tập này.
Cuối cùng, xin kinh chúc các Quý thầy cô lời chúc sức khỏe, đồng kính
chúc các cô, chú, anh, chị phòng Thời sự cùng Ban Giám đốc và các phòng
chuyên môn thuộc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La sức khỏe, hạnh phúc
và thành công.
Trân trọng cảm ơn./.

1


I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tổng quan về Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền
tỉnh, có nhiệm vụ sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình,
nội dung thông tin trên trang điện tử bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc và tiếng nước
ngoài theo quy định của pháp luật, tiếp sóng các chương trình của Đài Truyền
hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; phản ánh tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng đến với đồng bào các dân tộc trên địa bàn


toàn tỉnh; Là cơ quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trước những năm 1970, tỉnh Sơn La mới có Đài truyền thanh tại địa điểm
sơ tán của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ở Chiềng Ban và Hát Lót, huyện Mai Sơn. Ngày
26/9/1977, Đài Phát thanh Sơn La chính thức được thành lập theo quyết định số
645/QĐTC của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La trên cơ sở một phần cán bộ và kỹ
thuật của Đài Phát thanh khu tự trị Tây Bắc.
Hòa chung với bước phát triển của ngành phát thanh, truyền hình cả nước,
ngày 26/8/1989 - kỷ niệm 44 năm ngày Sơn La giành chính quyền thắng lợi,
những thiết bị truyền hình đầu tiên đã được lắp đặt, tiếp sóng và phát lại tại trung
tâm thị xã Sơn La. Với sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La,
sau một thời gian thử nghiệm, chương trình truyền hình đã được phủ sóng trên địa
bàn thị xã. Tiếp sau đó là chương trình truyền hình của địa phương cũng được
phát lên sóng. Trước sự tiến bộ vượt bậc đó, ngày 12/3/1992, UBND tỉnh ban
hành quyết định số 78/QĐTC về việc đổi tên Đài Phát thanh tỉnh thành Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La. Từ đó, Đài bước vào một giai đoạn phát triển
mới là cơ quan báo nói, báo hình và thực hiện chức năng quản lý sự nghiệp phát
thanh, truyền hình từ tỉnh đến các đài huyện, trạm cơ sở.
Liền sau đó, các trạm thu, phát sóng truyền hình được lắp đặt ở trung tâm 9
huyện, thị trong tỉnh. Những năm 90, mạng lưới các đài truyền thanh, trạm phát
2


sóng FA, trạm thu phát lại truyền hình đã vươn đến các trung tâm xã, đến nhiều xã
vùng cao, vùng biên giới.
Đặc biệt, từ đầu năm 2000 đến nay, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn
La đã thực hiện khá tốt các chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp, phản
ánh tại chỗ các sự kiện chính trị lớn của tỉnh. Cho đến nay, việc thực hiện các
chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp đã trở thành việc làm thường
xuyên.
Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, từ tháng 1 năm 2002, hàng tháng, Đài

đã xây dựng chương trình truyền hình tiếng Mông, tiếng Thái và văn nghệ gửi
phát thường xuyên trên VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày
27/7/2010 của liên bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về việc Hướng
dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát
thanh và Truyền hình thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền
hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Quyết định số 3140/QĐ-UBND ngày
10/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc chuyển Đài Truyền thanh Truyền hình các huyện, thành phố từ trực thuộc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Sơn La về trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, ngày 24/3/2011, Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La hoàn thành việc bàn giao nguyên trạng Đài
Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố về Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố quản lý. Tuy nhiên, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành
phố vẫn duy trì phối hợp với Đài tỉnh để đáp ứng yêu cầu của khán, thính giả.
Đi đôi với chú trọng đổi mới nội dung tuyên truyền trên sóng phát thanh,
truyền hình đảm bảo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, công tác kỹ thuật cũng có bước phát triển khá nhanh. Những năm đầu mới
thành lập, Đài còn dùng máy phát sóng công suất 1KW của Đài phát thanh khu tự
trị Tây Bắc để lại. Các thiết bị thu, in chương trình đều đã qua nhiều năm sử dụng,
đến nay đã được nâng công suất 2 KW trên hệ FM với tần số 96 MHz (từ năm
1993 đến nay), 50 KW trên hệ FM với tần số 981 KHz (từ 2004 đến nay) phát
3


sóng chương trình phát thanh của Đài (8 giờ/ngày) và tiếp sóng chương trình
VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam (8 giờ/ngày). Cùng với đó là máy phát hình
kênh 6 công suất 1 KW, kênh 8 công suất 2 KW, kênh 10 công suất 1 KW, kênh
12 công suất 2 KW, kênh 29 công suất 1 KW, kênh 30 công suất 1 KW phát sóng
chương trình truyền hình trên kênh STV (17 giờ/ngày) và tiếp sóng kênh VTV1,
VTV2, VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam (24 giờ trên ngày).
Cùng với những thành tích đó, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La

vẫn không ngừng nâng cao thời lượng, chất lượng chương trình phát thanh, truyền
hình, từng bước quảng bá kênh phát thanh, truyền hình Sơn La trên vệ tinh
Vinasat-1 vào tháng 10/2015 theo đúng Nghị quyết HĐND tỉnh ngày 7/7/2015 và
phát sóng số mặt đất từ tháng 10/2016.
Với đặc thù là cơ quan ngôn luận gắn liền với công tác tư tưởng của Đảng,
những năm qua, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La luôn chú trọng công tác
tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ viên chức trong cơ quan,
giúp cho đội ngũ cán bộ, viên chức, phóng viên, biên tập viên nắm bắt kịp thời
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thể hiện đúng quan
điểm của Đảng trên nội dung các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình
hàng ngày. Đặc biệt là đội ngũ phóng viên - những con người trực tiếp làm nên
những tác phẩm báo chí, luôn giữ vững lập trường, không lung lay trước những
thế lực phản động, không vi phạm luật báo chí, luôn giữ gìn và phát huy đạo đức,
tác phong của người làm báo. Tác phẩm báo chí của các phóng viên, biên tập viên
tham gia giải báo chí Suối reo, Liên hoan phát thanh, Liên hoan truyền hình toàn
quốc hàng năm đều được đánh giá cao, nhiều tác phẩm có giá trị và đoạt giải. Và
được Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng Ba (1985), Huân
chương lao động hạng Nhì (năm 2002, Huân chương lao động hạng Nhất (năm
2012).
2. Cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La
Hiện nay nay, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La có 88 biên chế
(trong đó có 2 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của
4


Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan
hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) với Ban Giám đốc (ông Lã Minh Tuấn,
Giám đốc; Ông Cà Văn Ón, Phó Giám đốc; bà Lê Thị Hiền, Phó Giám đốc) và 9
phòng chuyên môn (phòng Tổ chức - Hành chính, Kế hoạch - Tài vụ, Văn nghệ và
Giải trí, Biên tập, Biên tập tiếng Dân tộc, Thời sự, Chuyên đề, Kỹ thuật và Công

nghệ, Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng).
3. Phòng thực tập: phòng Thời sự
Phòng Thời sự, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La thực hiện nhiệm
vụ tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình hàng ngày và chủ trì việc lựa
chọn và gửi các tin, bài thời sự cộng tác với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam và các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương. Bên cạnh đó, đảm
nhiệm một số chuyên mục, chương trình như Chào Ngày mới, Bản tin thể thao,
Chuyên mục Dân số Kế hoạch hóa gia đình…
Hiện nay, phòng Thời sự có 11 viên chức. Trong đó có 01 trưởng phòng, 01
phó trưởng phòng và 09 phóng viên. Số lượng ít nhưng phải đảm nhiệm rất nhiều
công việc cho nên các phòng viên, biên tập viên phòng Thời sự luôn cố gắng, nỗ
lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Là một phòng chủ lực trong việc thực hiện
chương trình thời sự hàng ngày, các phóng viên chịu áp lực rất lớn về thời lượng
phát sóng, số lượng tin, bài và chương trình. Sau khi được Ban Giám đốc, Trưởng
phòng phê duyệt kịch bản chương trình, các phóng viên phải tự thực hiện nhiệm
vụ được giao một cách nghiêm túc, từ khâu khảo sát hiện trường đến việc quay,
viết, sơ dựng đều phải thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết. Tuy nhiên, đại đa
số các phóng viên phòng Thời sự đều năng động, nhiệt tình, trách nhiệm và có
năng lực nên công việc luôn trôi chảy, kết quả đạt được rất cao.

5


II. KẾT QUẢ THỰC TẬP
1. Danh mục sản phẩm đã thực hiện
STT

Tên sản phẩm

Tên (bút


Nhiệm vụ

danh)
1

Tin: Đoàn công tác tỉnh Lai Châu thăm và Trọng Vinh
làm việc tại Sơn La

2

Minh Thúy

Tin: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công Trọng Vinh
dân định kỳ tháng 8 năm 2018

3

Tin: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận Trọng Vinh

5

Viết

Minh Thúy

Tin: Ban chỉ đạo 597 tỉnh ủy họp đánh giá, Trọng Vinh
triển khai nhiệm vụ

Viết


Minh Thúy

ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai
4

Viết

Viết

Minh Thúy

Tin: Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ dự Trọng Vinh

Viết

nguồn lãnh đạo, quản lý tỉnh Sơn La nhiệm Minh Thúy
kỳ 2020-2025 và 2021-2026
6

Phóng sự: Sơn La giảm thiểu mất cân bằng Trọng Vinh
giới tính khi sinh

Viết

Minh Thúy
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

2. Sản phẩm cụ thể (Có tin, bài, phóng sự, kịch bản kèm theo)


6


7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×