Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Mô hình nuôi rong nho tại Lý Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 6 trang )

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG RONG NHO BIỂN (Caulerpa lentillifera)
TRONG BỂ TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
Bùi Minh Tuấn1*, Đỗ Anh Duy1, Nguyễn Kim Thoa1, Đỗ Văn Khương1
1

Viện Nghiên cứu Hải sản; *Email:

TÓM TẮT:
Rong nho biển (Caulerpa lentillifera J.Agardh, 1837) là loài rong biển rất được ưa
chuộng và có giá trị kinh tế cao do trong rong chứa nhiều chất khoáng, vi lượng và vitamin, rất
có lợi cho sức khỏe con người. Kết quả phát triển mô hình trồng rong nho biển trong bể xi măng
tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2018 cho thấy, sau mỗi đợt trồng (30-35 ngày), rong
phát triển tốt, năng suất rong toàn tản đạt khoảng 4,61±0,82 kg rong tươi/vỉ lưới (kích thước vỉ:


dài x rộng: 90cm x 80cm); tốc độ sinh trưởng đạt 1,78±0,25 %/ngày; tỷ lệ khối lượng thân đứng
so với toàn tản đạt 62,6±3,5%, trong đó tỷ lệ khối lượng thân đứng trên 5cm (phần sử dụng làm
thực phẩm) so với toàn tản đạt 28,7±1,9%; khối lượng rong thu hoạch trung bình đạt khoảng
1,33±0,16 kg/vỉ lưới. Kết quả nghiên cứu đã mở ra triển vọng phát triển trồng rong nho biển tại
các đảo xa bờ, góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Từ khóa: Mô hình, rong nho, Caulerpa lentillifera, Lý Sơn.

THE FARMING MODEL OF SEA GRAPES (Caulerpa lentillifera) IN
CEMENT TANKS IN LY SON ISLAND, QUANG NGAI PROVINCE
Bui Minh Tuan1*, Do Anh Duy1, Nguyen Kim Thoa1, Do Van Khuong1
1


Research Institute for Marine Fisheries; *Email:

ABSTRACT:
Sea grapes (Caulerpa lentillifera J.Agardh, 1837) which are rich in minerals,
micronutrients and vitamins are good for human health. Therefore, this seaweed is human’s
favourite food and has high economic values. The model of growing sea grapes in cement tanks
in Ly Son island, Quang Ngai province in 2018 showed that seaweed grew well with the
productivity of the whole body was 4.62±0.82 kg wet weight/frame 90cm x 80cm; the growthrate was 1.78±0.25 %/day after 30-35 days of culturing. The ratio of standing part compared to
the whole body was 62.6±3.5%. The ratio of standing part which was more than 5 cm long (used
for food) compared to the whole body was 28.7±1.9%. The everage of the total harvested sea
grapes was 1.33±0.16 kg/frame. These above results have shown the potential of growing sea
grapes seaweed in offshore islands in Vietnam. Succesful growing sea grapes is going to

contribute to the development of Vietnam marine economy.
Key words: Farming model, sea grapes, Caulerpa lentillifera, Ly Son island.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rong nho (Caulerpa lentillifera J.Agardh, 1837) còn được gọi là trứng cá hồi xanh
(green caviar), nho biển (sea grapes). Đây là loài rong biển rất được ưa chuộng và có giá trị kinh
tế cao do trong thành phần rong có chứa rất nhiều các vitamin A, C; các nguyên tố vi lượng iốt,
canxi, sắt và các axit béo không no rất cần thiết cho cơ thể. Rong nho biển cũng là nguồn thực


phẩm rất an toàn cho con người do có mức rất thấp hoặc không có các vi sinh vật gây bệnh
đường ruột. Do đó đã từ lâu, rong nho biển được trồng và sử dụng phổ biến như một loại rau
xanh ở một số nước châu Á, đặc biệt là tại Nhật Bản và Philippines (Ohno, 1993; Shokita et al.,

1991).
Năm 2004, rong nho biển được du nhập và trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Đến năm
2007, việc trồng loài rong này đã thành công trong điều kiện của nước ta. Hiện nay, rong nho
biển đang được trồng nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung, chủ yếu trong các đầm nuôi tôm bỏ
hoang tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, đã đem lại sinh kế bền vững cho người dân
ven biển cũng như nguồn giá trị xuất khẩu lớn.
Tại một số đảo xa bờ ở biển Việt Nam như Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, có điều kiện về
môi trường tương đối phù hợp với sinh trưởng và phát triển của rong nho biển, tuy nhiên việc
trồng rong nho biển tại các đảo này chưa phát triển được mặc dù nhu cầu là rất lớn. Lý do là
chưa có các nghiên cứu để di trồng cũng như thử nghiệm trồng loài rong biển này tại đây. Do đó
việc tiến hành thử nghiệm trồng và phát triển nhân rộng mô hình trồng rong nho biển tại các đảo
xa bờ này là cần thiết.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2018-12/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đối tượng nghiên cứu: Loài rong nho biển Caulerpa lentillifera J.Agardh 1837. Nguồn
rong giống: Từ Nha Trang, Khánh Hòa.
2.2. Quy mô, mật độ nuôi trồng
- Quy mô trồng: 50 m3 bể xi măng (5 bể x 10 m3/bể). Thể tích 1 bể: dài x rộng x cao = 5 x
2 x 1 (m).
- Phương pháp trồng: Trồng đáy, trong vỉ lưới. Kích thước 1 vỉ: dài x rộng = 90 x 80 (cm).
- Mật độ trồng: 10 vỉ/bể. Khối lượng trồng ban đầu: 1.000-1.200 g/vỉ.
- Thời gian thu hoạch lần đầu: sau 35-40 ngày trồng. Phương pháp thu hoạch: thu tỉa các

nhánh đứng > 5-6 cm. Các lần thu hoạch tiếp theo: 7-10 ngày.
Song song với quá trình trồng rong thương phẩm, tiến hành bố trí thí nghiệm để đánh giá
tốc độ tăng trưởng của rong trồng.
- Quy mô thí nghiệm: 03 đợt. Mỗi đợt thí nghiệm trên 30 vỉ rong (6 vỉ/bể x 5 bể). Khối
lượng rong giống ban đầu trung bình khoảng 1.100±21 g/vỉ.
- Thời gian thí nghiệm là 35 ngày/đợt, các đợt thí nghiệm cách nhau 15-20 ngày. Cụ thể:
Đợt 1 từ ngày 10/7-03/8/2018; Đợt 2 từ ngày 27/8-30/9/2018; Đợt 3 từ ngày 17/10-20/11/2018.
- Các chỉ tiêu đánh giá gồm: 1) Đánh giá tăng trưởng về khối lượng toàn tản rong/vỉ lưới;
2) Đánh giá tỷ lệ khối lượng thân đứng (và nhóm thân đứng > 5cm) so với khối lượng toàn tản
rong.



Hình 1. Hệ thống bể xi măng và vỉ lưới trồng rong nho biển
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông số môi trường nền: nhiệt độ (toC), độ muối (S‰), hàm lượng ôxy hoà tan (DO)
và độ pH định kỳ 3 ngày đo một lần. Thời gian đo buổi sáng thường vào lúc 6-7 giờ sáng, buổi
chiều lúc 14-15 giờ chiều. Ngoài ra, trước mỗi lần lấy nước vào và những lần có sự thay đổi về
thời tiết đột ngột cũng tiến hành đo.
- Tốc độ tăng trưởng của rong trồng (L %/ngày) được tính theo công thức của Shokita et
al. (1991):
L (%/ngày) = [100 x log(Wt/Wo)] / t
Trong đó: L là tốc độ tăng trưởng (%/ngày); W o là khối lượng rong ban đầu; Wt là khối
lượng rong sau 1 đợt trồng; t là thời gian trồng.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2013.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình nuôi trồng
Trong khoảng thời gian triển khai mô hình từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018, các yếu tố
môi trường nền như nhiệt độ, độ muối, độ pH, hàm lượng ôxy hoà tan trong nước định kỳ được
đo hàng ngày. Kết quả quan trắc, phân tích cho thấy, các yếu tố môi trường nước trong các tháng
nuôi trồng rong nho biển tại huyện đảo Lý Sơn có những biến động nhất định nhưng nhìn chung
đều nằm trong giới hạn cho phép cho nuôi trồng thủy sản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10MT:2015/BTNMT (hình 2).

Hình 2. Một số yếu tố môi trường nền trong thời gian nuôi trồng


Qua hình 2 cho thấy, các yếu tố môi trường nền tại các bể nuôi rong tại huyện đảo Lý

Sơn tương đối phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của rong nho biển. Độ mặn tại các
bể trung bình đạt 32,3±0,8‰; độ pH 8,0±0,2; hàm lượng ôxy hòa tan trong nước 6,8±0,4 mg/l.
Sự biến thiên các yếu tố môi trường này giữa các tháng nuôi không lớn, gần như ổn định bởi bể
nuôi luôn được sục khí liên tục, nước chảy tuần hoàn, nguồn nước cấp vào bể không bị ảnh
hưởng bởi nguồn nước ngọt và nguồn nước thải sinh hoạt. Riêng yếu tố nhiệt độ là có sự biến
thiên lớn giữa các tháng, đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và
phát triển của rong nho biển. Vào các tháng 8, 9 nhiệt độ môi trường nước dao động từ 28-29 oC,
rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của rong nho. Các tháng 6, 7 nhiệt độ môi trường nước
dao động ở mức trung bình cao (khoảng 30 oC), đặc biệt một số ngày trong tháng nhiệt độ ngoài
trời lên đến 37-38oC, làm nhiệt độ nước trong bể tăng lên 32-33 oC, ảnh hưởng lớn đến quá trình
phát triển của rong, nhiệt độ nước quá cao sẽ làm cho rong chết, nhanh tàn. Từ tháng 10, nhiệt độ
nước tại các bể nuôi giảm do đây là mùa mưa, rong sinh trưởng chậm hơn so với các tháng trước

đó. Nếu nhiệt độ nước xuống thấp (dưới 22oC), rong sẽ sinh trưởng, phát triển chậm.
3.2. Một số đánh giá về hình thái rong nho trồng tại Lý Sơn
Hình thức sinh trưởng chủ yếu của rong nho là sinh sản dinh dưỡng bằng cách phát triển
các thân bò và phân nhánh. Trên các thân bò này sẽ mọc ra các thân đứng cách nhau từ 1-3 cm.
Khi rong phát triển, các thân bò cứ mọc dài và phân nhánh liên tục, nhưng các thân đứng chỉ
mọc đến một độ dài nhất định (thông thường từ 5-10 cm) trong khoảng thời gian 15-20 ngày (kể
từ ngày bắt đầu mọc), sau đó sẽ ngừng tăng trưởng về chiều dài và chuyển sang tăng trưởng về
khối lượng. Sự phát triển theo chiều dài của các thân bò có thể xảy ra nhanh hơn (có thể đạt trên
1,5-2,0 cm/ngày), còn các thân đứng chậm hơn (khoảng 0,5-1,0 cm/ngày). Sau khi đã mọc phủ
nền đáy, rong cứ tiếp tục phân nhánh đan xen vào nhau mọc chồng chất thành đám dày. Đặc
điểm này rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng.
Màu sắc hình thái của rong thường thay đổi theo điều kiện môi trường sống. Trong điều

kiện ánh sáng yếu các nhánh hình cầu rất thưa, màu lợt; trong điều kiện ánh sáng thích hợp, các
nhánh nhỏ này mọc dày, xanh đậm và lóng lánh rất đẹp. Rong nho biển trồng trong bể xi măng
tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sau 30-35 ngày nuôi trồng, rong có màu xanh lục đậm,
chiều dài thân đứng trung bình khoảng từ 5-8 cm, các quả cầu mọc dày, to mọng và đều ở hầu
hết chùm.

Hình 3. Rong nho thương phẩm trồng tại Lý Sơn


3.3. Tốc độ tăng trưởng của rong nho
Để đánh giá tốc độ tăng trưởng của rong nho biển trồng trong bể tại huyện đảo Lý Sơn,
tiến hành bố trí thí nghiệm qua 3 đợt nuôi trồng từ tháng 7-11/2018. Kết quả thí nghiệm cho thấy,

sau 35 ngày nuôi trồng, rong nho biển phát triển tốt, năng suất rong toàn tản đạt khoảng
4,61±0,82 kg rong tươi/vỉ lưới, tốc độ sinh trưởng đạt 1,78±0,25 %/ngày. Tỷ lệ khối lượng thân
đứng so với toàn tản đạt 62,6±3,5%, trong đó tỷ lệ khối lượng thân đứng trên 5cm (phần sử dụng
làm thực phẩm) so với toàn tản đạt 28,7±1,9%. Khối lượng rong thu hoạch trung bình đạt khoảng
1,33±0,16 kg/vỉ lưới (hình 4).

Hình 4. Tăng trưởng của rong nho biển qua các đợt trồng thực nghiệm
Ghi chú:
BĐ: Khối lượng trồng ban đầu (g/vỉ)

TĐTT: Tốc độ tăng trưởng khối lượng tản (%/ngày)


TH: Khối lượng khi thu hoạch (g/vỉ)

TLTĐ: Tỷ lệ khối lượng thân đứng so với toàn tản (%)

TP: Sản lượng rong nho thương phẩm (g/vỉ)

TLTĐ(5cm): Tỷ lệ khối lượng thân đứng (>5cm) so với toàn tản (%)

Kết quả trồng thực nghiệm cho thấy, cả 3 đợt nuôi kể từ khi trồng đến khi thu hoạch, mô
hình trồng rong nho trong các vỉ lưới trong bể xi măng tại huyện Lý Sơn đều phát triển tương đối
tốt. Đợt 2 trồng vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, đây là thời điểm mà nhiệt độ môi trường nước
luôn ổn định trong ngưỡng sinh trưởng tốt của rong nho (28-29 oC), rong có tốc độ tăng trưởng

cao nhất, đạt 1,83±0,25 %/ngày. Đợt 1 vào tháng 7/2018, nhiệt độ môi trường nước ở mức trung
bình cao (30oC), đặc biệt có một số ngày trong tháng nhiệt độ nước trong bể tăng lên 32-33 oC,
cũng đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rong, tốc độ tăng trưởng của rong đạt 1,79±0,31
%/ngày. Đợt 3 (từ cuối tháng 10, đầu tháng 11), nhiệt độ nước tại các bể giảm do đây là mùa
mưa, rong sinh trưởng chậm hơn so với các tháng trước, tốc độ tăng trưởng của rong thấp nhất so
với đợt 1, 2 và chỉ đạt 1,71±0,18 %/ngày. Nếu tiếp tục trồng trong khoảng thời gian tiếp theo (từ
cuối tháng 12 năm trước đến đầu tháng 3 năm sau, tốc độ tăng trưởng của rong còn có thể thấp
hơn hoặc quá trình tăng trưởng rất chậm do nhiệt độ nước vào thời điểm này thấp nhất trong
năm, trung bình có thể dưới 25oC.
So sánh kết quả nghiên cứu của bài viết với kết quả trồng rong trong bể composite tại
Vùng 4 Hải quân, Khánh Hòa do Viện Hải dương học thực hiện năm 2012-2013 cho thấy, kết
quả nghiên cứu trồng rong trong vỉ lưới trong bể xi măng tại Lý Sơn là tương đương với mô hình

trồng đáy trong bể composite tại Khánh Hòa: Tốc độ tăng trưởng đạt 1,77 %/ngày; tỷ lệ khối
lượng thân đứng so với toàn tản đạt 62,64%, trong đó tỷ lệ khối lượng thân đứng > 5cm (phần sử
dụng làm thực phẩm) so với toàn tản đạt 28,74%. Và cao hơn mô hình trồng treo trong bể


composite: Tốc độ sinh trưởng đạt 1,25 %/ngày; tỷ lệ khối lượng thân đứng so với toàn tản
chiếm 51,51%, trong đó, tỷ lệ khối lượng thân đứng > 5cm so với toàn tản đạt 20,98%. Với kết
quả nghiên cứu này đã mở ra triển vọng phát triển trồng rong nho biển cho các đảo tiền tiêu của
Tổ quốc, góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam.
4. KẾT LUẬN
Kết quả đánh giá tốc độ tăng trưởng rong nho biển trồng trong bể xi măng tại huyện đảo
Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sau 35 ngày nuôi trồng cho thấy, rong phát triển tốt, năng suất rong

toàn tản đạt khoảng 4,61±0,82 kg rong tươi/vỉ lưới, tốc độ sinh trưởng đạt 1,78±0,25 %/ngày. Tỷ
lệ khối lượng thân đứng so với toàn tản đạt 62,6±3,5%, trong đó tỷ lệ khối lượng thân đứng trên
5cm (phần sử dụng làm thực phẩm) so với toàn tản đạt 28,7±1,9%. Khối lượng rong thu hoạch
trung bình đạt khoảng 1,33±0,16 kg/vỉ lưới. Rong trồng trong các tháng mùa hè có tốc độ tăng
trưởng tốt hơn so với các tháng mùa mưa.
Rong nho biển là đối tượng có giá trị kinh tế, dễ nuôi trồng, chi phí sản xuất ít tốt kém và
thích nghi tốt tại một số đảo xa bờ. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu nhân rộng mô hình trồng rong
nho biển ra các đảo tiền tiêu của Tổ quốc, góp phần cung ứng nguồn rau sạch cho người dân trên
đảo, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo Việt Nam.
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Hải sản và Ban chủ nhiệm đề tài KC.09.05/1620: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong
biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” đã hỗ trợ về kinh phí và cho

phép chúng tôi sử dụng số liệu để hoàn thành bài báo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Xuân Hòa, 2013. Chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển
(Caulerpa lentillifera J. Agardh, 1837) cho quân và dân huyện Trường Sa, tỉnh Khánh
Hòa. Viện Hải dương học Nha Trang, Khánh Hòa.

2.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015. QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước biển.


3.

Ohno M. and A.T. Critchley, 1993. Seaweeds cultivation and marine ranching. JICA.
150pp.

4.

Shokita S., K. Kakazu, A. Tomori, and T. Toma, 1991. Aquaculture in tropical area. Midori
shobo Co., Ltd. Japan. p.45-55.




×