Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÃ QUANG ĐẠI

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT CHÈ TRUYỀN
THỐNG SANG CHÈ AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÃ QUANG ĐẠI

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT CHÈ TRUYỀN
THỐNG SANG CHÈ AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Luận



THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong
luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả

Mã Quang Đại


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên
Trường Đại Nông lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường. Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân
viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập
và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học.
Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành,
sâu sắc tới TS. Đỗ Xuân Luận vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo huyện Định Hóa và các phòng ban

chức năng trên địa bàn huyện đã hỗ trợ tài liệu nghiên cứu cho tôi trong quá
trình thu thập thông tin nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này.
Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính
mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều
kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu
quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Mã Quang Đại


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................... vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.....................................................................viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 5

1.1.1. Một số đặc điểm về VietGAP ......................................................... 5
1.1.2. Ban hành văn bản pháp luật, VietGAP, tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ
thuật ........................................................................................................... 7
1.1.3. Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP ....................................... 10
1.1.5.Nội dung quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho chè búp tươi ..
15
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè
truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ....................... 23
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 27
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ......................... 28
1.2.2. Bài học cho huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.......................... 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................... 31


4

2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Định Hóa .................................................. 31


4

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 35
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn địa bàn.......................................................... 37
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 39
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 39
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin......................................................... 41

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin .............................. 41
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 43
2.4.1. Các chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Định
Hóa .......................................................................................................... 43
2.4.2. Các chỉ tiêu đánhcông tác hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền
thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định
Hóa .......................................................................................................... 45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................ 46
3.1.Tình hình sản xuất chè tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....... 46
3.2. Thực trạng về công tác hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 49
3.2.1. Thống kê các hộ khảo sát .............................................................. 49
3.2.2. Tình hình hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa .................
49
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè
truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
huyện

Định

Hóa,

tỉnh

Thái

Nguyên................................................................... 62
3.3.1. Trình độ văn hóa ........................................................................... 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

3.3.2. Điều kiện kinh tế của hộ gia đình ................................................. 65
3.3.3.Chính sách hỗ trợ chuyển đồi mô hình sản xuất ............................
66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

3.3.4. Chi phí cấp giấy chứng nhận......................................................... 68
3.3.5. Quy mô diện tích........................................................................... 70
3.4. Đánh giá chung công tác hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 71
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 71
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 72
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 73
3.5. Định hướng và mục tiêu về tình hình phát triển kinh tế cây chè của
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.......................... 74
3.5.1. Định hướng.................................................................................... 74
3.5.2. Quan điểm ..................................................................................... 76

3.5.3. Mục tiêu......................................................................................... 77
3.5.4. Các giải pháp nhằm hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 78
3.5.4.1. Giải pháp về chính sách ............................................................. 78
3.5.4.2. Giải pháp về kỹ thuật ................................................................. 80
3.5.4.3 Giải pháp về kinh tế .................................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 83
1. Kết luận ............................................................................................... 83
2. Kiến nghị ............................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................ Error! Bookmark not defined.
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................... 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sản xuất chè tại huyện Định Hóa giai đoạn 2016 2018 ................................................................................................ 46
Bảng 3.2: Cơ cấu sản xuất chè tại huyện Định Hóa giai đoạn 2016-2018.. 47
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tại các hộ khảo sát................................................49
Bảng 3.4. Phân bố không gian trồng chè mới theo tiêu chuẩn VietGAp tại
huyện Định Hóa.............................................................................
51
Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá về giống và gốc ghép chè theo tiêu chuẩn VietGAP
tại huyện Định Hóa........................................................................ 52
Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá về quản lý đất và giá thể cho chè theo tiêu chuẩn

VietGAP tại huyện Định Hóa....................................................... 53
Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá về phân bón và chất phụ gia trong sản xuất chè
theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Định Hóa ............................
54
Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá về nước tưới trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP tại huyện Định Hóa....................................................... 55
Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá về sử dụng thuốc BVTV và hóa chất trong sản
xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Định Hóa .............
56
Bảng 3.10: Điều kiện làm việc của người lao động tham gia sản xuất chè
theo

tiêu

chuẩn

VietGAP

tại

huyện

Định

Hóa..................................... 59
Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá về ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn
gốc và thu hồi sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện
Định

Hóa


.................................................................................................60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa chủ hộ đến hiệu quả kinh
tếsản xuất chè truyền thống và chè VietGAP của hộ điều
tra.............. 63
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ gia đình đến hiệu quả
kinh

tế

sản

xuất

chè

tại

huyện

Định

Hóa.............................................. 65


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
Bảng 3.14: So sánh giá bán và giá thành đơn vị của chè VietGAP và
chè truyền thống
................................................................................... 71
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1. Mô tả quy trình áp dụng và cấp chứng chỉ VietGAP .............. 12
Hình 1.1: Quy trình cấp giấy chứng nhận VietGAP ................................. 14
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Định Hóa ......................................... 31
Hình 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn
huyện
Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 (tính theo giá hiện hành) ........ 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Mã Quang Đại
Tên luận văn: Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hỗ
trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao
giá trị cây chè giúp phát triển kinh tế hộ, địa phương và ngành hàng chè tỉnh
Thái Nguyên, bên cạnh đó đáp ứng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm chè an toàn cho
thị trường trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng sản xuất chè truyền thống và sản
xuất chè theo hướng VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên; Phân tích những rào cản trong chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; Đánh giá thực trạng chính sách hỗ
trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Đề xuất giải pháp
nhằm hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu
chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp nhằm
đánh giá thực trạng về chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn
theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9

Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so
sánh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

phương pháp chuyên gia, sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng công cụ
excel để phân tích kết quả của các hộ trồng chè truyền thống và chè VietGAP
về chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3. Kết quả nghiên cứu
- Phân tích thực trạng sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè theo
hướng VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2016-2018
- Phân tích những rào cản trong chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap
- Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền
thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025.
4.Kết luận
Luận văn đã tập trung phân tích các nội dung thực trạng về chuyển đổi

sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa
bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên qua giai đoạn 2016-2018, các kết quả
khảo sát các hộ trồng chè theo truyền thống và các hộ trồng chè theo hướng
VietGAP, đánh giá kết quả đạt được, chưa đạt được về chuyển đổi sản xuất
chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn đã đưa ra các giải pháp chuyển
đổi chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên gồm: Giải pháp về
chính sách’; Giải pháp về kỹ thuật; Giải pháp về kinh tế. Bên cạnh đó tác giả
đưa ra kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

nghị đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương nhằm trợ giúp các
giải pháp có khả năng thực thi trong thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, toàn bộ diện tích trồng chè ở nước ta đang tồn tại một số

giống đã thoái hóa có chất lượng thấp. Ngoài ra, diện tích vườn chè già hơn
20 năm chiếm tới 25%, năng suất và chất lượng búp đã suy giảm. Thực trạng
ấy đòi hỏi phải trồng lại và loại bỏ hoàn toàn những giống chè chất lượng sản
phẩm thấp trong những năm tới. Để cây chè phát huy hết tiềm năng, các bộ,
ngành, địa phương cần tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng chè, đốn và
tạo tán cây, sử dụng phân bón, áp dụng GAP..., khuyến cáo nông dân không
cắt chè bằng liềm; thu hái chè bằng tay đúng quy trình kỹ thuật; sử dụng máy
hái chè nhưng bảo đảm điều kiện kỹ thuật trồng và chăm sóc theo yêu cầu của
vườn chè hái máy. Một trong những giải pháp cơ bản nữa là tuyên truyền đẩy
mạnh an toàn vệ sinh thực phẩm cho nguyên liệu chè búp tươi, bằng cách
thực hiện VietGAP/GAP ở tất cả vùng trồng chè trên quy mô toàn quốc. Để
cây chè phát triển, các địa phương cần quy hoạch sản xuất chè gắn với lợi thế
vùng sinh thái, vùng nguyên liệu và thị trường làm cơ sở để quản lý chất
lượng, phát triển bền vững ngành chè. Từ đó, rà soát quy hoạch, xác định các
vùng đủ điều kiện sản xuất để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật, loại bỏ các cơ sở chế biến lạc hậu, không bảo đảm an toàn thực
phẩm, gây ô nhiễm môi trường.
Huyện Định Hóa là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây bắc của tỉnh
Thái Nguyên, có địa hình, đất đai, khí hậu và lao động cho phép phát triển sản
xuất cây chè theo hướng cây công nghiệp mũi nhọn. Nhưng hiện nay, cây chè
đang gặp những khó khăn do việc phát triển manh mún, chất lượng chè ở
nhiều xã còn thấp, chưa phát huy hết tiềm năng. Vì vậy, để sản xuất chè bền
vững, đòi hỏi huyện cần có những giải pháp, bước đi phù hợp để nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2


năng suất, chất lượng. Những căn cứ pháp lý để nâng cao giá trị cây chè của
huyện là: Kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

luận số 123-KL/TU ngày 19/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Đề
án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản
phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 2018/QĐUBND ngày
05/7/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh
thái nguyên, giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 2200/QĐ-UBND tỉnh Thái
Nguyên ngày 24 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành đề án nâng cao giá trị gia
tăng, phát triển bền vững và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên, giai đoạn
2017-2020.
Tuy vậy, việc phát triển các mô hình sản xuất chè an toàn trên địa bàn
huyện vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do một số vùng diện tích
trồng chè manh mún nên gặp nhiều hạn chế trong công tác hướng dẫn thực
hiện theo đúng quy trình sản xuất. Nhận thức của người tiêu dùng về các sản
phẩm của VietGAP còn hạn chế. Chưa định hướng chính xác về nhu cầu, số
lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chưa có nhiều doanh nghiệp đủ năng
lực tham gia vào chuỗi sản xuất chè. Thanh, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trên cây chè mới chỉ thực hiện được tại các mô hình sản xuất chè
an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, vùng nguyên liệu của các công ty chè. Vẫn
còn một bộ phận người sản xuất chưa nhận thức đầy đủ về an toàn thực phẩm,

chạy theo năng suất, chưa chú trọng thời gian cách ly sau khi phun thuốc
BVTV, bón phân.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hỗ trợ
chuyển đổi sản xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ, luận văn có ý nghĩa sâu sắc góp phần nâng cao giá trị gia tăng
cho cây chè, giúp phát triển kinh tế hộ, địa phương và ngành hàng chè tỉnh
Thái Nguyên. Sản xuất chè theo VietGAP là một chứng nhận giúp giám sát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh chè bền vững, an toàn và truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm. Chứng nhận đem lại lợi ích cho người sản xuất,
thị trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ chuyển đổi sản

xuất chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao giá trị cây chè giúp
phát triển kinh tế hộ, địa phương và ngành hàng chè tỉnh Thái Nguyên, bên
cạnh đó đáp ứng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm chè an toàn cho thị trường trong
giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển đổi sản xuất trong nông nghiệp
- Phân tích thực trạng sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè theo
hướng VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2016-2018
- Đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách hỗ trợ chuyển đồi chè
truyền thống sang chè an toàn theo chuẩn VietGap trên địa bàn huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên
- Về thời gian: Đối với số liệu thứ cấp: Luận văn tập trung nghiên cứu
số liệu từ năm 2016-2018. Đối với số liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng số liệu
điều tra khảo sát năm 2018.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6


- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu những chính sách trong chuyển đổi sản xuất
chè truyền thống sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức từ cơ sở trong chuyên ngành đã học tại nhà trường,
ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu viết báo cáo.
- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa về phương diện lý luận
trong việc phát triển kinh tế cây chè tại địa phương. Các vấn đền liên quan đến
lý thuyết về phát triển kinh tế cây chè sẽ được hệ thống hóa một cách toàn
diện và khoa học.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu có giá trị cung cấp cho các Sở ban ngành trên địa
bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm xem xét trong việc
đưa ra các giải pháp kinh tế nhằm hỗ trợ chuyển đổi sản xuất chè truyền thống
sang chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.Chuyển đổi sản xuất
Theo H. Chenery (1988), khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các
thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của
tổng sản phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con
người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra còn các
quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi
trong việc thu nhập. Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế được sử dụng đồng
nghiã với cụm từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được một số tài liệu nghiên cứu
khác sử dụng, về bản chất chỉ sự thay đổi đổi trong cơ cấu kinh tế (change
hay transformation). Fisher (1935) phân biệt ba khu vực kinh tế Sơ cấp (nông
nghiệp), Cấp hai (công nghiệp) và Cấp ba (dịch vụ) và trong sự phát triển việc
làm và đầu tư chuyển từ khu vực sơ cấp sang cấp hai và một phần sang cấp ba.
Clark (1940) phát triển thêm cho rằng chính năng suất lao động trong các khu
vực đã quyết định việc chuyển lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu
vực năng suất cao.
Song song với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung có sự chuyển
đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và không thể tách rời hai quá trình này.
Sự phát triển của nông nghiệp do hai hiệu ứng chi phối:
Hiệu ứng Engel, xây dựng trên thuyết vi mô về tiêu dùng, cho rằng lúc
thu nhập của nhân dân tăng lên thì nhu cầu sản phẩm nông nghiệp lúc đầu tăng
theo, nhưng đến một lúc nào đó sẽ bị bão hoà và nhu cầu không tăng nữa. Tỷ
lệ giữa tăng thu nhập và tăng nhu cầu gọi là hệ số co giãn. Hệ số này lúc đầu
tăng, đến một thời điểm sẽ giảm xuống. Khi nhu cầu đã bị bão hoà thì nông
nghiệp muốn tiếp tục phát triển phải đa dạng hoá sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8


Hiệu ứng Malassis, cho rằng đến một lúc nào đấy phần của dân số phục
vụ cho việc ăn uống tăng lên không phải trong khu vực nông nghiệp nữa mà
trong khu vực phi nông nghiệp. Do đấy, giá trị gia tăng của khu vực công
nghiệp chế biến sẽ tăng lên và vượt giá trị nông nghiệp. Theo Malassis thì nhu
cầu của sản xuất nông nghiệp tăng chậm hơn nhu cầu của sản xuất và chế biến
thức ăn.
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy là, muốn phát triển được phải
áp dụng các cải tiến kỹ thuật và thể chế cho phép khu vực nông nghiệp tạo ra
được thêm thu nhập. Phải có các cơ chế để chuyển thu nhập giữa các khu vực
thì mới có sự phát triển. Thị trường là công cụ để chuyển thu nhập. Phải có
một thị trường hoàn chỉnh phản ảnh được quan hệ giữa cung cầu. Thu nhập
của nông nghiệp sang công nghiệp phải được dùng để sản xuất các vật tư giúp
cải tiến kỹ thuật nông nghiệp (Y. Hayami, V. Ruttan, 1985).
Quan niệm của đề tài về khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn thể hiện ở
việc đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp
nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao
động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân.
1.1.2. Một số đặc điểm về VietGAP
Thực hiện sản xuất an toàn trong nông nghiệp là vấn đề được quan tâm
của nhiều nghiên cứu, các quốc gia và các nghiên cứu trong nước đã manh nha
thực hiện sản xuất an toàn, tuy nhiên trước hết phải hiểu thực hành nông
nghiệp tốt, đó là viết tắt của 3 chữ cái đầu Good Agriculture Production và
được dịch sang tiếng Việt là ”Thực hành nông nghiệp tốt” [Chính phủ, 2012],
GAP có ý nghĩa đối với sản xuất trong nông nghiệp như sau:
Đây là công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông, quy trình sản xuất
tuân thủ theo quy trình kỹ thuật giúp tạonăng suất cao, chất lượng tốt, sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9

phẩm nông sản đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sản
xuất không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×