Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.94 KB, 85 trang )

Lời cảm ơn!
“ Học đi đôi với hành” đã trở thành phương châm đào tạo và rèn luyện
của mỗi nhà trường và của mỗi học sinh, sinh viên, đặc biệt trong thời kỳ cách
mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Cũng như vậy để
đáp ứng yêu cầu nhân lực có trình độ tay nghề phục vụ cho quá trình công tác
ngoài thực tiễn thì hành trang mà mỗi người kỹ sư ra trường đó là: “Nắm
vững lý thuyết, vững vàng thực hành”.
Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khuyến nông và
phát triển nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo Ts. Bùi Đình Hoà em tiến hành thực hiện đề tài:“Giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông trên địa bàn
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên”.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa
Khuyến nông và Phát triển nông thôn, đặc biệt là thầy giáo Ts. Bùi Đình Hoà
đã luôn giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em có hướng
đi đúng và tự tin hơn trong khoá luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trạm và các bác, các cô, chú,
anh chị công tác tại Trạm khuyến nông huyện Định Hoá đã nhiệt tình giúp đỡ
và chỉ bảo em trong quá trình thực tập để em có được những kinh nghiệm
trong nghề, đặc biệt là những kiến thức cơ bản phục vụ cho khoá luận của bản
thân.
Với trình độ năng lực của bản thân và thời gian có hạn, và đây cũng là
lần đầu tiên xây dựng một khoá luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy cô giáo và các bạn để khoá luận của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2011
Sinh Viên

Ma Thị Thư


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chính xác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Ma Thị Thư
DANH MỤC VIẾT TẮT
CBKN : Cán bộ khuyến nông
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KHCN : Khoa học công nghệ
KN&PTNT : Khuyến nông và phát triển nông thôn
KNV : Khuyến nông viên
KNVCS : Khuyến nông viên cơ sở
KT - XH : Kinh tế xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTTH : Phổ thông trung học
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
HTX : Hợp tác xã
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá
(giai đoạn 2008 - 2010) 30
Bảng 4.2: Cấu trúc dân số và thành phần dân tộc trong huyện 34
Bảng 4.3: Một số kết quả hoạt động chủ yếu của hệ thống khuyến nông huyện Định
Hoá trong 3 năm 2008 – 2010 41
Bảng 4.5: Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá tính đến

năm 2010. (n = 36) 43
Bảng 4.6: Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá tính
đến năm 2010. (n = 36) 45
Bảng 4.7: Thời gian công tác của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá tính đến
năm 2010. (n = 36) 46
Bảng 4.8: Tự đánh giá về mặt kỹ năng của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định
Hoá (n = 36) 47
Bảng 4.9: Tự đánh giá về phẩm chất cá nhân, tinh thần thái độ trong công việc của đội
ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá, (n = 36) 50
Bảng 4.10: Đánh giá của lãnh đạo trạm về năng lực cán bộ khuyến nông nơi họ phụ
trách tính đến năm 2010. (n = 36) 51
Bảng 4.11: Kết quả thăm dò ý kiến của nông dân về năng lực cán bộ khuyến nông, (n =
45) 52
Bảng 4.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ khuyến nông 53
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam 20
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Trạm khuyến nông huyện Định Hoá 37
năm 2010 37
Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Trạm khuyến nông 37
huyện Định Hoá 37
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 2
PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Những lý luận cơ bản về khuyến nông 4
2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông Việt Nam 8
2.1.3. Mục tiêu và vai trò của khuyến nông 9
2.1.4. Yêu cầu của cán bộ khuyến nông 11
2.1.5. Vai trò của cán bộ khuyến nông 14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 15
2.2.1. Một vài nét về khuyến nông trên thế giới 15
2.2.2. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam 18
2.2.3. Hoạt động khuyến nông tại huyện Định Hoá 24
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.3.1. Tìm hiểu một số thông tin cơ bản của huyện Định Hoá 26
3.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý trạm khuyến nông huyện Định Hoá 27
3.1.3. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá 27
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông 27
3.1.5. Những mặt mạnh và hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện
Định Hoá 27
3.1.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông của
huyện 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 27
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 27
PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Định Hoá 29
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 29
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội 34
4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý trạm khuyến nông huyện Định Hoá 36
4.3. Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá 39
4.3.1. Đặc điểm của khuyến nông huyện Định Hoá 39
4.3.3. Thực trạng về kỹ năng 47
4.3.4. Phẩm chất đạo đức, thái độ và tinh thần làm việc 48
4.3.5. Đánh giá của ban lãnh đạo trạm khuyến nông về đội ngũ cán bộ khuyến nông 50
4.3.6. Đánh giá của nông dân về năng lực cán bộ khuyến nông 51
4.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ khuyến nông 53
4.4.Những mặt mạnh và hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện
Định Hoá 54
4.4.1. Điểm mạnh 54
4.4.2. Hạn chế 55
4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 56
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông của
huyện 56
4.5.1. Giải pháp về tổ chức và quản lý 57
4.5.2. Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông
cho cán bộ khuyến nông 57
4.5.3. Tăng cường, bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông 59
4.5.4. Liên kết giữa các bên trong công tác khuyến nông 60
4.5.5. Giải pháp về chính sách phụ cấp và khen thưởng 61
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1. Kết luận 64
* Đối với huyện Định Hoá 65
* Đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 69
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước phát triển
tương đối sớm, trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại nhà nước Việt
Nam đều có những chủ trương, chính sách và biện pháp về phát triển nông
nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. Những chủ trương, chính sách và biện
pháp đó chính là hoạt động khuyến nông.
Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận
thức của nông dân trước những khó khăn của cuộc sống, giúp họ có cái nhìn
thực tế và có cơ sở khoa học đối với những vấn đề để họ tự quyết định biện
pháp, vượt qua những khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới sự
phát triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc
sống ở nông thôn.
Đội ngũ cán bộ khuyến nông ngày càng được khẳng định vị trí, vai trò
của mình trong cộng đồng xã hội. Với chức năng truyền bá kiến thức về phát
triển nông nghiệp, nông thôn cho nông dân, tuyên truyền phổ biến những tiến
bộ kỹ thuật về nông - lâm - ngư nghiệp cho nông dân học tập, hướng dẫn và
tập huấn cho nông dân về quy trình kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng vật
nuôi mới, xây dựng các mô hình trình diễn cho cộng đồng tham quan học
tập Cán bộ khuyến nông đã đem thông tin khoa học kỹ thuật đến hướng dẫn
cách làm cho người dân giúp họ có thể tự giải quyết những công việc của
chính mình.
Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động khuyến nông như: Hệ thống tổ
chức, dịch vụ khuyến nông, các hoạt động khuyến nông cho người nghèo,
phương pháp tiếp cận, các phương pháp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho
nông dân,… do các tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện. Qua đó các cơ

quan, tổ chức đã có những đề xuất, kiến nghị nhằm giúp cho hoạt động
khuyến nông hiệu quả, thiết thực hơn đối với bà con nông dân. Tuy nhiên đến
nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập, xem xét một cách có hệ thống về
nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông.
2
Nông nghiệp huyện Định Hoá đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đạt
được như vậy là do sự nỗ lực của các cấp chính quyền, của người dân huyện
huyện Định Hoá, trong đó không thể không kể đến vai trò của đội ngũ cán bộ
khuyến nông huyện. Đội ngũ cán bộ khuyến nông đã có những đóng góp to
lớn vào thành tựu sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện. Nhiều tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ mới đã được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất góp
phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo
hướng hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nguời dân,
tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao cuộc sống cho người dân.
Đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Định Hoá có trình độ chuyên môn
khá tốt, tuy nhiên còn yếu về nghiệp vụ, kỹ năng. Bên cạnh đó điều kiện làm
việc còn nhiều khó khăn nên cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng và hiệu quả
hoạt động khuyến nông. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
đội ngũ cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Định Hoá, yêu cầu đặt ra là
phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng năng lực, phân tích
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó
xây dựng những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
khuyến nông. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này, tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến
nông trên địa bàn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông
huyện Định Hoá về hệ thống tổ chức, năng lực và kết quả hoạt động nhằm
phát hiện những điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của hệ thống. Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ

khuyến nông của huyện.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá năng lực hiện tại của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện
Định Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến
nông huyện Định Hoá.
3
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa học tập.
- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến
thức môn học, áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn, bổ sung
những kiến thức còn thiếu.
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
* Ý nghĩa trong thực tiễn.
Góp phần hoàn thiện và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến
nông huyện Định Hoá nói riêng và đội ngũ cán bộ khuyến nông cả nước nói
chung.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Những lý luận cơ bản về khuyến nông
a) Khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
* Khuyến nông:
Theo nghĩa rộng, khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến nông
ngoài việc hướng dẫn cho nông dân TBKT mới còn phải giúp họ liên kết với
nhau để chống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách, pháp luật
của nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ
chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt đẹp hơn.

Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là tiến trình giáo dục không chính thức
mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân
những thông tin, những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề
hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các
hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất
lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Khuyến nông phổ biến, mở
rộng các kết quả nghiên cứu khoa học với nông dân bằng các phương pháp
thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn. (Nguyễn
Hữu Thọ, 2007) [7]
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát khuyến nông là các hoạt động
đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, giúp cho họ hiểu được những chủ
trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm
quản lý, những thông tin thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được
các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời
sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn.
Đối tượng của các hoạt động khuyến nông là nông dân, những người sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. Khuyến nông gắn liền và phục vụ cho
sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các hoạt động khuyến
5
nông được thiết kế, tổ chức tuỳ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở mỗi địa phương, vùng miền cụ thể.
* Nguyên tắc hoạt động khuyến nông:
Để hoạt động có hiệu quả, khuyến nông cần dựa trên một số
nguyên tắc sau:
- Khuyến nông cùng làm với nông dân, không làm thay nông dân.
- Khuyến nông là một công việc đầy trách nhiệm.
- Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều giữa nông dân và các
nhà nghiên cứu khoa học.
- Khuyến nông không áp đặt, không mệnh lệnh.
- Khuyến nông hợp tác chặt chẽ với những tổ chức phát triển nông

thôn khác.
- Khuyến nông làm việc với nhiều đối tượng khác nhau. (Nguyễn Hữu
Thọ, 2007) [7]
Ngoài ra theo Nghị định 02/2010/NĐ - CP ngày 08/01/2010 của Chính
phủ về khuyến nông, khuyến ngư đã chỉ rõ 6 nguyên tắc hoạt động khuyến
nông ở Việt Nam như sau:
1. Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của Nhà nước.
2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của
nông dân trong hoạt động khuyến nông.
3. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học,
các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
4. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến
nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tham gia hoạt động khuyến nông.
5. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng.
6. Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền,
địa bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
Tất cả các hoạt động khuyến nông khi xây dựng, triển khai đều phải căn
cứ vào những nguyên tắc trên. Mọi hoạt động mang tính áp đặt hoặc không
6
căn cứ vào đối tượng, điều kiện cụ thể sẽ không phát huy tác dụng. Mỗi một
giai đoạn, thời kỳ khác nhau, hoạt động khuyến nông sẽ hướng tới những mục
tiêu, chiến lược khác nhau đảm bảo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất,
phù hợp với điều kiện, trình độ sản xuất của nông dân thời kỳ đó.
b) Hệ thống tổ chức khuyến nông
Các hoạt động khuyến nông do hai nhóm đối tượng chính cung cấp, đó
là các tổ chức khuyến nông nhà nước và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước
(hay còn gọi là khuyến nông tự nguyện).
- Khuyến nông nhà nước: là những tổ chức do nhà nước thành lập và

hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước quy định, triển khai thực hiện
những chủ trương, chính sách lớn của nhà nước về phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Mục tiêu hoạt động của khuyến nông nhà nước nhằm đạt được các
mục tiêu cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Khuyến nông nhà nước có vai
trò quan trọng giúp nhà nước có thể tổ chức, điều phối sản xuất nông nghiệp
phát triển ổn định, đúng mục tiêu, định hướng.
- Khuyến nông ngoài nhà nước (khuyến nông tự nguyện): Bao gồm các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội hoặc
cũng có thể là những cá nhân tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông.
Những đối tượng này cung cấp các dịch vụ khuyến nông theo các mục tiêu,
mục đích riêng của mình, tuy nhiên các nội dung hoạt động phải tuân theo các
quy định của pháp luật.
Mặc dù có những mục tiêu, mục đích khác nhau nhưng tất cả các hoạt
động khuyến nông đều cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn một cách hiệu quả và bền vững.
c) Các hoạt động khuyến nông cho nông dân
Các hoạt động khuyến nông cho nông dân rất đa dạng, phong phú.
Tuỳ thuộc vào đối tượng và điều kiện cụ thể mà lựa chọn hoạt động phù
hợp để triển khai thực hiện. Theo nghị định 56/CP ngày 26 tháng 4 năm
7
2005 của chính phủ về công tác khuyến nông thì khuyến nông có 5 hoạt
động chính sau:
1) Thông tin, tuyên truyền:
- Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách, tiến bộ khoa học và
công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản
xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến nông dân, người sản
xuất qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội
chợ, triển lãm,…

2) Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghề:
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho nông dân, người sản xuất
để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực
nông nghiệp.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt
động khuyến nông.
- Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
3) Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ.
- Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù
hợp với từng địa phương và nhu cầu của người sản xuất.
- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra
diện rộng.
- Xây dựng mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản.
4) Tư vấn và dịch vụ.
- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: Đất đai, thuỷ sản, thị trường,
khoa học công nghệ về phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.
- Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi
trường nông thôn.
- Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lập dự án đầu
tư phát triển nông nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn. Tìm kiếm mặt
bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động phù hợp với quy hoạch phát
8
triển nông nghiệp thuỷ sản và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và
địa phương.
- Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp
thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường,
giá cả đầu tư, cung cấp vật tư, kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên
quan đến nông nghiệp, thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
5) Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư.
- Tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư trong các chương

trình hợp tác quốc tế.
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông Việt Nam
Hệ thống khuyến nông nhà nước đã được thành lập từ cấp trung ương
đến cấp xã, thôn bản theo Nghị định 02 ngày 8 tháng 1 năm 2010 về công tác
khuyến nông.
Các hoạt động khuyến nông do hai nhóm đối tượng chính cung cấp, đó
là các tổ chức khuyến nông nhà nước và các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước
(hay còn gọi là khuyến nông tự nguyện).
- Khuyến nông nhà nước: Là những tổ chức do nhà nước thành lập và
hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước quy định, triển khai thực hiện
những chủ trương, chính sách lớn của nhà nước về phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Mục tiêu hoạt động của khuyến nông nhà nước nhằm đạt được các
mục tiêu cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Khuyến nông nhà nước có vai
trò quan trọng giúp nhà nước có thể tổ chức, điều phối sản xuất nông nghiệp
phát triển ổn định, đúng mục tiêu, định hướng.
- Khuyến nông ngoài nhà nước: Bao gồm các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội hoặc cũng có thể là
những cá nhân tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông. Những đối
tượng này cung cấp các dịch vụ khuyến nông theo các mục tiêu, mục đích
riêng của mình, tuy nhiên các nội dung hoạt động phải tuân theo các quy định
9
của pháp luật.
Mặc dù có những mục tiêu, mục đích khác nhau nhưng tất cả các hoạt
động khuyến nông đều cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn một cách hiệu quả và bền vững.
2.1.3. Mục tiêu và vai trò của khuyến nông.
* Mục tiêu của khuyến nông

Mục tiêu tổng quát của khuyến nông Việt Nam là thúc đẩy và hỗ trợ sản
xuất, nâng cao đời sống nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu của quốc gia và địa
phương trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng
thời bảo tồn được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đáng giá, cách nhận
thức của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông
không chỉ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát triển
toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở
nông thôn.
Một số hoạt động mà khuyến nông có thể tiến hành để thực hiện các
mục tiêu:
- Tăng cường mối quan hệ, kết nối giữa các cá nhân và cộng đồng.
- Cùng nhau chia sẻ các kiến thức bản địa cũng như các thông tin khoa
học kỹ thuật tiên tiến.
- Tăng cường năng lực của các cá nhân và các nhóm hộ nông dân thông
qua sự giáo dục bán chính thức.
- Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, theo dõi và đánh giá của các cộng
đồng dựa vào nhu cầu của người dân.
- Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức khuyến nông và phát triển nông
thôn nhằm phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, rừng
và tiếp cận thị trường.
Quan điểm về mục tiêu của mục tiêu của công tác khuyến nông hiện
nay có 2 xu hướng như bảng dưới đây:
10
Bảng 2.1: Những quan điểm khác nhau về mục tiêu hoạt động của
khuyến nông
Quan điểm 1 Quan điểm 2
- Nhằm tăng năng suất cõy trồng,
vật nuôi
- Nhằm giải quyết vấn đề

- Từng phần - Toàn diện/ tổng thể
- Chỉ có khuyến nông - Tổng hợp nhiều dịch vụ
- Đại diện nhà nước - Tự giúp đỡ
- Tập trung - Phi tập trung, mang tớnh tham gia
- Làm việc trên phạm vi rộng - Làm việc tại địa bàn nhỏ
- Chỉ chuyển giao kiến thức - Cũng làm nảy sinh ra kiến thức
- Trực tiếp - Không trực tiếp
Mỗi quan điểm trên có những mặt tích cực và mặt hạn chế của chúng,
không có một quan điểm nào luôn đúng cả, mà cách tốt nhất là khi xác định
mục tiêu cho một chương trình khuyến nông cần căn cứ vào tình hình cụ thể
và điều kiện cho phép của chương trình đó (Đỗ Tuấn Khiêm và cs, 2005) [3]
* Vai trò của khuyến nông
- Khuyến nông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông
thôn.
- Khuyến nông đóng vai trò là cầu nối giữa nhà nghiên cứu với người
dân.
- Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước: Khuyến nông, khuyến lâm
là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện các chính sách, chiến
lược về phát triển nông, lâm nghiệp – nông thôn và nông dân. Vận động nông
dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông lâm nghiệp.
11
Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện
vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch
định, cải tiến đề ra được chính sách phù hợp (Đỗ Tuấn Khiêm và cs, 2005) [3]
2.1.4. Yêu cầu của cán bộ khuyến nông
Cán bộ khuyến nông phải có trình độ, năng lực, hiểu biết và phải có một
thái độ, một tư cách thích hợp với công việc khuyến nông.
Năng lực là những kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ mà cán bộ
khuyến nông tích luỹ được, có được thông qua quá trình học tập, rèn luyện,
hoạt động khuyến nông thực tế tại cơ sở, và biết vận dụng nó vào công việc

để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Những yêu cầu về năng lực của cán bộ khuyến nông cần phải có là:
- Về kiến thức:
+ Kiến thức về mặt kỹ thuật: Cán bộ khuyến nông cần được đào tạo và
có những kiến thức về các lĩnh vực kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm công
tác của mình. Vì các hoạt động khuyến nông tương đối toàn diện và đa ngành
(trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản,…) nên cán bộ khuyến
nông không chỉ hiểu sâu một chuyên ngành nào đó mà còn cần phải biết rộng
về các chuyên ngành khác, có như vậy mới có thể đáp ứng được các nhu cầu
đa dạng của nông dân.
+ Kiến thức về kinh tế - xã hội và cuộc sống nông thôn: Cán bộ khuyến
nông cần có các kiến thức về kinh tế (như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh,
tổ chức quản lý sản xuất, hạch toán kinh tế, lập dự án đầu tư,…) để có thể tư
vấn, hỗ trợ nông dân. Ngoài ra cán bộ khuyến nông cần hiểu được cả những
vấn đề liên quan đến xã hội và đời sống nông thôn địa bàn mình đang công
tác, đặc biệt là các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và những giá trị
tinh thần của người dân.
+ Kiến thức về các quy định, chính sách của nhà nước về nông nghiệp
và khuyến nông: Cán bộ khuyến nông phải nắm được những chủ trương,
chính sách của nhà nước về sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, đặc biệt là
những chính sách cụ thể áp dụng đối với địa phương nơi phụ trách.
+ Kiến thức về giáo dục người lớn tuổi: Do khuyến nông là một tiến
12
trình giáo dục mà đối tượng của nó là nông dân, đa số là những người lớn tuổi,
trình độ dân trí thấp, nên cán bộ khuyến nông phải biết cách tiếp cận và có
phương pháp phù hợp để giáo dục người lớn tuổi, đặc biệt là phải biết cách vận
động, lôi cuốn nông dân tham gia vào các chương trình, dự án khuyến nông.
- Yêu cầu về kỹ năng cá nhân:
Kỹ năng là sự thành thạo, khéo léo của mỗi cá nhân trong quá trình làm
việc, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kỹ năng cá nhân không chỉ

do đào tạo mà có mà nó còn phụ thuộc vào năng khiếu, sự rèn luyện bền bỉ,
kiên trì của mỗi người, sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động,
công tác thực tiễn.
Những kỹ năng mà mỗi cán bộ khuyến nông cần phải có bao gồm:
+ Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Cán bộ khuyến nông cần có khả
năng lập kế hoạch các hoạt động khuyến nông và tổ chức, hướng dẫn nông
dân thực hiện những kế hoạch đó.
+ Kỹ năng truyền thông: Cán bộ khuyến nông phải có khả năng nói và
viết tốt, bởi vì họ sẽ phải sử dụng thường xuyên những kỹ năng này để giao
tiếp với nông dân và các cá nhân, tổ chức khác trong quá trình hoạt động
khuyến nông. Cán bộ khuyến nông phải có khả năng nói trước đám đông, biết
cách chuyển tải những thông tin, kiến thức của mình cho nông dân để họ hiểu
và áp dụng vào sản xuất.
+ Kỹ năng phân tích và đánh giá: Cán bộ khuyến nông phải có năng lực
phân tích, đánh giá các tình huống gặp phải hàng ngày, nhận thức và hiểu rõ
được các vấn đề để có thể đề xuất được các giải pháp kịp thời và hợp lý cho
nông dân.
+ Kỹ năng lãnh đạo: Cán bộ khuyến nông phải tự tin và biết tin tưởng
vào những đối tượng mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng
và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện thành công các hoạt động
khuyến nông.
+ Kỹ năng sáng tạo: Cán bộ khuyến nông thường phải làm việc trong
các điều kiện độc lập và đối mặt với nhiều tình huống có thể xảy ra, vì vậy
cần có khả năng sáng tạo, linh hoạt, chủ động chứ không phải lúc nào cũng
13
dựa vào sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên.
+ Kỹ năng viết báo cáo: Cũng như nói trước quần chúng, viết báo cáo
là một kỹ năng cần thiết mà cán bộ khuyến nông phải rèn luyện cho mình.
Viết báo cáo ở đây không chỉ mang nghĩa hẹp là viết báo cáo cho cấp trên
theo quy định, mà bao hàm cả các loại tin bài đưa tin, hướng dẫn kỹ thuật cho

nhiều đối tượng khác nhau. Qua các báo cáo, tin bài của cán bộ khuyến nông,
thông tin, tiến bộ kỹ thuật sẽ được phổ biến, truyền bá tới người nông dân, tới
các nhà quản lý.
+ Kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương một cán bộ
khuyến nông giỏi phải luôn biết cách tiếp cận và tranh thủ những nguồn lực
sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động khuyến nông. cán bộ khuyến
nông cần biết động viên khuyến khích các nhà lãnh đạo địa phương tham gia
công tác khuyến nông và phát triển cộng đồng, xây dựng thành mạng lưới
cộng tác viên khuyến nông (các cán bộ chính quyền, cán bộ đoàn thể ở địa
phương, những người có kinh nghiệm sản xuất giỏi, có uy tín,…). Đây là
những người mà cán bộ khuyến nông cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ và sử
dụng ảnh hưởng của họ vào công tác khuyến nông. (Nguyễn Duy Hoan và cs,
2007) [6]
- Yêu cầu về phẩm chất đạo đức:
Hoạt động khuyến nông là một công việc mang tính xã hội, lợi ích gắn
liền với cộng đồng, xã hội. Do đó để có thể hoàn thành tốt công việc cán bộ
khuyến nông cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, đó là:
+ Chịu đựng gian khổ, sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn xa
xôi hẻo lánh, điều kiện khó khăn với tinh thần vì nhân dân.
+ Thật thà, thẳng thắn và nhiệt tình, là niềm tin, chỗ dựa cho người
nông dân trong sản xuất cũng như trong đời sống. Người cán bộ khuyến nông
không những được cán bộ cấp trên tín nhiệm mà còn được nông dân tin tưởng
khi đưa ra những lời khuyên.
+ Hoà nhã, cần cù, giản dị, khiêm tốn, người cán bộ khuyến nông cơ sở
cần là những tấm gương tốt trong sản xuất cũng như trong đời sống để người
dân noi theo.
14
+ Có lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nông dân và tính
hài hước nhẹ nhàng trong công việc. Cán bộ khuyến nông cần biết thông cảm
với những ước muốn và tình cảm của người dân, đồng thời khi làm việc cũng

phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của họ.
+ Tin tưởng vào năng lực của chính mình và quyết tâm làm được một
điều gì đó để góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn. Vì làm việc trong
điều kiện độc lập và ít có sự giám sát của cấp trên nên nếu không tin tưởng
vào chính bản thân mình và không có lòng quyết tâm thì khó có thể làm tốt
vai trò của người cán bộ khuyến nông. (Nguyễn Duy Hoan và cs, 2007) [6].
* Các tiêu chí để đánh giá năng lực CBKN:
- Các đặc điểm cá nhân: tuổi, sức khoẻ, giới tính, dân tộc,…
- Trình độ đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp, chính quy, tại chức, …
- Ngành nghề đào tạo: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, lâm nghiệp,
kinh tế,…
- Kinh nghiệm làm việc, kiến thức thực tế, sự hiểu biết.
- Điều kiện làm việc: Văn phòng, trang thiết bị, thông tin liên lạc,…
- Kết quả, hiệu quả làm việc.
- Khả năng phối kết hợp trong công việc
Để đánh giá năng lực của CBKN cần xem xét, đánh giá nhiều tiêu chí,
căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng để có thể có
cái nhìn toàn diện, chính xác về năng lực CBKN.
2.1.5. Vai trò của cán bộ khuyến nông
Cán bộ khuyến nông chịu trách nhiệm cung cấp thông tin giúp nông dân
hiểu được và ra quyết định về một vấn đề cụ thể (ví dụ áp dụng một cách làm
ăn mới, gieo trồng một loại giống mới). Khi nông dân đã quyết định làm theo,
cán bộ khuyến nông chuyển giao kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ áp dụng
thành công cách làm mới đó. Như vậy vai trò của cán bộ cán bộ khuyến nông
là đem kiến thức đến cho dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó một cách có
hiệu quả.
Cán bộ khuyến nông phải biết giúp người nông dân phát triển sản xuất
15
trên những điều kiện, nguồn lực sẵn có của họ. Muốn vậy cán bộ khuyến
nông phải thường xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm

năng và sáng kiến của họ để chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc
sống.
( Nguyễn Duy Hoan và cs, 2007) [6].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Một vài nét về khuyến nông trên thế giới
Trong những năm vừa qua, công tác khuyến nông đã có những đóng
góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của đất nước.
Chủ đề về khuyến nông đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà
quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nhiều chương trình, dự án, đề
tài nghiên cứu khoa học đã được triển khai nhằm góp phần hoàn thiện hệ
thống tổ chức cũng như phương pháp, nội dung hoạt động khuyến nông.
Có thể nói rằng: Nông nghiệp thế giới phát triển nhanh là nhờ sự
chuyển hướng trong giáo dục, đào tạo ngày càng gắn kết chặt chẽ giữa lý
thuyết và thực hành từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các hiệp hội đặt
cơ sở cho sự ra đời của các tổ chức khuyến nông. Nhìn chung khuyến nông
trên thế giới được hình thành từ 4 tổ chức cơ bản: (1) Hiệp hội nông dân, (2)
Các tổ chức khác ở nông thôn, (3) Các trường đại học và (4) Các tổ chức
nông nghiệp của chính phủ (Nguyễn Duy Hoan và cs, 2007) [6].
Dưới đây là sơ lược về sự phát triển khuyến nông ở một số nước trên
thế giới:
a, Mỹ.
Năm 1854 tại Ohio, N.S. Townshned chủ nhiệm khoa nông học đề xuất
việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận huyện và sinh hoạt định
kỳ. Đây là tiền thân của khuyến nông của Mỹ.
Năm 1891 Bang New York dành 10.000 đôla cho khuyến nông đại học.
Năm 1892 Trường đại học Chicagô, trường Wicosin bắt đầu tổ chức
chương trình khuyến nông học đại học.
Năm 1907, có 42 trường đại học trong 39 bang đã thực hiện công tác
16
khuyến nông.

Năm 1910, có 35 trường đại học đã có bộ môn khuyến nông.
Năm 1914 tổ chức khuyến nông được hình thành chính thức ở Mỹ, có
1861 hội nông dân với 3.050.150 hội viên.
Thuật ngữ Extension Education đã được sử dụng để chứng tỏ rằng đối
tượng giáo dục của trường đại học không nên chỉ hạn chế ở những sinh viên
do nhà trường quản lý, mà nên mở rộng tới những người đang sống ở khắp
nơi trên đất nước. ( Nguyễn Hữu Thọ, 2007) [7]
b, Pháp.
Thế kỷ XV – XIV đánh dấu một mốc đầu tiên trong lịch sử phát triển
khoa học Pháp, vì một số công trình đã được bắt đầu ở thời kỳ này như tác
phẩm
“ngôi nhà nông thôn” của Enstinne và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông
thôn và khoa học nông nghiệp.
Thế kỷ XVIII, cụm từ “phổ cập nông nghiệp” hoặc chuyển giao kỹ
thuật đến người ông dân được sử dụng phổ biến. Giai đoạn sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất (1914 – 1918) trung tâm nghiên cứu kỹ thuật đầu tiên được
tổ chứcc do sáng kiến của nông dân vùng Pari, hoạt động với nguyên tắc:
+ Người nông dân có trách nhiệm và chủ động trong công việc.
+ Sáng kiến từ cơ sở.
+ Hoạt động nhóm là rất quan trọng.
Đây là một phương pháp hết sức độc đáo thời bấy giờ, người nông dân
được quyền tham gia tích cực vào công việc của nông trại, họ chủ động tìm ra
những giải pháp thích hợp với sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp. (Nguyễn
Duy Hoan và cs, 2007) [6]
c) Trung Quốc.
Khuyến nông Trung Quốc đã có từ rất lâu. Tuy nhiên đến năm 1982
Trung Quốc mới chính thức có hệ thống tổ chức khuyến nông, bao gồm:
- Cấp quốc gia: Trung tâm KHKT và dịch vụ, KN Quốc gia
(NATESC).
17

- Cấp tỉnh: Trung tâm KHKT và khuyến nông tỉnh (PATEC).
- Cấp huyện: Trung tâm KHKT và khuyến nông quận, huyện (CATEC).
- Cấp xã: Trạm KHKT và khuyến nông xã, phường, thị trấn trực thuộc
huyện (TATESs). TATESs có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khuyến nông, kết
nối trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nông dân.
Nhìn chung, mạng lưới KHKT và khuyến nông của Trung Quốc tương
đối hoàn thiện. Về cơ chế quản lý, Trung tâm dịch vụ khuyến nông cấp trên
chỉ hỗ trợ trung tâm dịch vụ cấp dưới về kỹ thuật và không có bất kỳ một mối
liên kết nào về mặt hành chính. Các nhân viên khuyến nông làm việc tại trung
tâm dịch vụ đều là những người được chính quyền địa phương tuyển dụng.
Tất cả những trung tâm dịch vụ đều giữ mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức liên
quan đến nông nghiệp như: Các tổ chức của chính phủ (GOs), các tổ chức phi
chính phủ (NGOs) và các dịch vụ hỗ trợ khác. Giống như các nước khác,
khuyến nông Trung Quốc sử dụng các phương pháp cá nhân, phương pháp
nhóm và phương pháp truyền thông đại chúng là chủ yếu. Cuối năm 1997,
trên toàn đất nước Trung Quốc đã có hơn 48.500 tổ chức khuyến nông với
hơn 317.000 khuyến nông viên ( từ trung ương tới tỉnh, huyện, xã, làng bản).
Khuyến nông viên phối hợp hoạt động cùng khoảng 400.000 tổ chức nông
dân là kỹ thuật viên. Hiện nay khuyến nông Trung Quốc đã là một hệ thống
hoàn thiện trên quy mô cả nước sau nhiều năm không ngừng củng cố. (Phạm
Kim Oanh, 2006) [8]
d) Thái Lan
Ở Thái Lan, Cục Khuyến nông là một bộ phận quan trọng thuộc Bộ
Nông nghiệp Thái Lan, được thành lập vào ngày 21/10/1967. Hệ thống
khuyến nông Thái Lan gồm:
- Trung ương: Cục khuyến nông có 12 phòng ban, 6 văn phòng khuyến
nông và phát triển nông nghiệp vùng.
- Cấp tỉnh: có 76 văn phòng khuyến nông tỉnh.
- Cấp huyện: có 879 văn phòng khuyến nông huyện.
- Cấp cơ sở (xã, liên xã): có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật

nông nghiệp (ATTCs).

×