CHUYÊN ĐỀ 1
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA
CÂY NGÔ
RỄ NGÔ
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1
THÂN NGÔ
HẠT NGÔ
HOA NGÔ
LÁ NGÔ
1. RỄ NGÔ
1.1. Các loại rễ:
Rễ mầm
Rễ đốt
Rễ chân kiềng
Vị trí
Thời gian
Đặc điểm
1.2. Quy luật phát triển của rễ
Hạt ngô mới nảy mầm: Rễ mầm
Sau 7-10 ngày: Rễ đốt
Sau khoảng 1 tháng: Rễ chân kiềng
Rễ mầm
Rễ đốt
Rễ chân kiềng
Phạm vi ăn sâu và lan rộng của rễ ngô
Thời kỳ 3 lá lan rộng 10 - 12 cm, ăn sâu 18 - 20
cm
Thời kỳ 5 - 6 lá lan rộng 30 - 35 cm, ăn sâu 50 -
60 cm
Thời kỳ trổ cờ lan rộng 60 - 70 cm, ăn sâu 80 - 90
cm
Hình thành hạt lan rộng 90 - 100 cm, ăn sâu
khoảng 200 cm.
Ảnh hưởng của hiện tượng đứt rễ ở các
thời kỳ khác nhau
Các thời kỳ
Trọng lượng khô 1
cây (g)
Năng suất hạt ngô 1 cây
so với đối chứng (%)
- Làm chết rễ mầm
Khi ngô 3 - 4 lá
180 78
Khi ngô 8 - 10 lá
260 100
Khi trỗ cờ
282 100
- Làm chết một lớp rễ đốt
Khi ngô 3 - 4 lá
278 86
Khi ngô 8 - 10 lá
205 66
Khi trỗ cờ
162 65
Khi chín sữa
214 84
- Làm chết nhiều lớp rễ đốt Không hình thành
bắp
-
- Đối chứng không bị đứt rễ
297 100
2. THÂN NGÔ
2.1. Đặc điểm:
Đặc, đường kính khoảng 2 - 4 cm
Trên thân ngô phân ra nhiều lóng. Chiều dài của các
lóng/thân không đều nhau
Trong điều kiện bình thường cây ngô cao 1,8 - 2 m có
số lóng thay đổi tùy thuộc giống.
Giống ngắn ngày:cao cây 1,2 - 1,5 m có 14 - 15 lóng
Giống trung ngày: cao cây 1,8 - 2,0 m có 18 - 22 lóng
Giống dài ngày: cao cây 2,0 - 2,2 m có 20 - 22 lóng
Nghiên cứu hình thái của lóng liên quan đến tính
chống đỗ và một số đặc tính khác.
Thân ngô có nhiều nhiệm vụ
2. THÂN NGÔ
2.2. Quy luật phát triển của
thân
Giai đoạn 3 - 4 lá: chiều cao
cây phát triển chậm, đường kính
lóng tăng nhanh.
Từ 6 - 7 lá đến trước trổ cờ
tung phấn, phun râu: tốc độ phát
triển chiều cao cây ngày càng
nhanh tạo điều kiện cho trổ cờ
thuận lợi.
Sau trổ cờ: chiều cao cây phát
triển chậm.
Chín sáp - chín hoàn toàn:
chiều cao cây ngừng phát triển
Chậm
Nhanh
Chậm
Ngừng
3. LÁ NGÔ
3.1. Đặc điểm
Lá ngô mọc từ mắt trên đốt và mọc đối xứng xen
kẽ nhau
Từ gốc đến khoảng 2/3 chiều cao cây, lá có chiều
dài tăng dần, càng về phía bông cờ chiều dài lá
giảm dần.
Lá ngô có rất nhiều khí khổng. Trung bình một lá
ngô có 2 - 6 triệu khí khổng, trên 1mm2 lá có từ
500 - 900 khí khổng.
3.1. Đặc điểm
Một khảo sát chi tiết cho thấy:
Số khí khổng trên 1 cm2 biểu bì trên là: 9.300
Số khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là: 7.684
Tổng số khí khổng trên 1 cm2 cả hai mặt lá là:
16.984
Tổng diện tích lá trung bình một cây là: 6.100
cm2
Số khí khổng trung bình một cây là: 104.057.850
3.1. Đặc điểm
Tỷ lệ diện tích lỗ khí khổng trên cả hai mặt lá so
với diện tích toàn bộ lá là: 0,76%
Do cấu tạo đặc biệt nên hai tế bào đóng mở khí
khổng của lá ngô rất mẫn cảm với điều kiện bất lợi
Trên mặt lá có nhiều lông tơ và có khả năng hạn
chế quá trình bốc hơi nước
Lá ngô cong theo hình lồng máng nên có thể
hứng dần nước từ trên lá xuống dù chỉ một lượng
mưa rất nhỏ