Tham luận Giải pháp để tiếp tục giữ vững phong trào học sinh giỏi
Do nhiều yếu tố tác động,mà phong trào học sinh giỏi trong trường THPT Chuyên có chiều hướng đi
xuống, để có thể thúc đẩy ngược lại, thiết nghĩ cần phải chấn chỉnh một số mặt.
Đội ngũ thầy cô giáo
Cần có sự lựa chọn đội ngũ thầy cô giáo dạy bồi dưỡng học sinh giỏi một cách nghiêm túc- nên thông
qua ý kiến của giáo viên trong tổ, đồng thời phải được sự chấp nhận của Ban giám hiệu. Trách nhiệm
gắn cho đội ngũ này rất lớn, vì ít ra nó cũng quyết định từ 20%- 40% CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
HỌC SINH GIỎI. Do đó, Hiệu trưởng cần có quan tâm đặc biệt trong việc chọn đội ngũ này.Giáo
viên dạy chuyên phải thật sự giỏi chuyên môn!
Để được như thế khi nhận giáo viên về trường, Hiệu trưởng nên có suy nghĩ để đưa ra những ý kiến
thích hợp tham mưu cho Sở, sao cho chọn được một đội ngũ dạy chuyên tương đối đạt chuẩn, thì mới
có thể thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Như thế Hiệu trưởng cần có một số quyền nhất định trong việc
chọn giáo viên cho trường mình vì là trường chuyên tất nhiên có yêu cầu khác với trường trung học phổ
thông bình thường.
Tuyển chọn học sinh
Ở lớp đầu cấp, cụ thể là lớp 10, các em đang rất hăng hái, nên sự tuyển chọn khá thuận lợi, sẽ không có
tình trạng chọn nhầm (bài làm của học sinh không phản ánh đúng trình độ, điều này chỉ xảy ra ở lớp
12); vì thế, phải có kế hoạch cụ thể bài bản. Cần thông báo cho các em biết khi mới vào trường, điều lệ
tuyển chọn, tạo cho học sinh niềm say mê phấn đấu từ đầu; cụ thể:
- Xét điểm thi vào trường
- Tổ chức một buổi thi tuyển, thông báo cụ thể hệ số điểm giữa các phần
- Đề thi ra phải đúng trình độ của lớp, (chứ không cần phải tương xứng với lớp chuyên), vì thế nên
chọn giáo viên ra đề phải là thầy cô giáo đang dạy lớp đó, với một tinh thần trách nhiệm cao và tính
bảo mật thật tốt.
Nuôi dưỡng
Phải ý thức rằng đội học sinh giỏi này gần như không đổi trong suốt 3 năm học, nên cần có biện pháp
nuôi dưỡng thật tốt. Trường chuyên còn có ý nghĩa, khi còn có, hay có nhiều học sinh đạt HSGQG,
ngược lại không sớm thì muộn, nó cũng bị chuyển thành trường phổ thông bình thường; mà nếu không
bị chuyển đi nữa, thì tập thể sư phạm của nhà trường cũng phải áy náy khi được hưởng tiêu chuẩn 70%,
vì thế chúng ta nên có một số biện pháp, nhằm giúp các em học được tốt hơn. Trên cơ sở xay lúa thì
khỏi bồng em, Ban giám hiệu và các thầy cô nên nghiên cứu miễn cho các em này một số công việc có
thể miễn được như là lao động, cổ động và một số việc khác, nếu xét thấy có thể. Chúng ta không thể
cầu toàn, vì các em này cần rất nhiều thì giờ để đầu tư cho việc học tại trường , nghiên cứu tại nhà.
Cũng để tạo lực hấp dẫn tốt cho học sinh vào đội tuyển HSG, nhà trường nên liên hệ với các doanh
nghiêp địa phương, cả những nơi khác ví dụ Việt kiều nước ngoài, hoặc các hội đồng hương Phú Yên ở
các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, nếu thấy ở đó có thể có nguồn tài trợ, xin cho các em
một số học bổng. Số học bổng nếu có, nên thông báo vào đầu năm cho học sinh biết, chứ không nên để
đến cuối năm, thì mới có tác dụng kích cầu tốt.
Để tạo thế ràng buộc,cũng nên thông báo trước cho học sinh toàn trường biết cái lợi của việc ở trong
đội ngũ học sinh giỏi, sẽ được học bổng nào của Nhà nước, được nhà trường xác nhận là học sinh giỏi
thì có lợi gì khi vào đại học.
Biện pháp
Để phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế, học sinh 12 ít muốn, nếu không muốn nói là không muốn
ở đội tuyển học sinh giỏi nữa. Đã thế, một số phụ huynh cũng ủng hộ con mình, rút ra khỏi đội tuyển
khi lên 12. Ở lớp 10 hăng hái là thế, tới lớp 12 thì lơ là đến mức thờ ơ với nhiệm vụ thi học sinh giói,
nhiều em do thầy cô động viên, động viên đến mức gây sức ép, nên các em đành phải đi thi, nhưng khi
thi thì không chịu làm bài , hay có làm chăng nữa cũng chỉ chiếu lệ lấy có.
Một số khác thì lúc đi học gần như đi cho có mặt, còn về nhà chẳng quan tâm tí nào cho việc rèn luyện
HSGQG, thử hỏi như thế thì dạy làm sao cho đạt? kể cả có danh sư đã chắc được gì?
Có nên trách các em không? Theo tôi, nhìn vào khía cạnh nào đó, khía cạnh thực tế chẳng hạn, thì các
em hoàn toàn đúng, đúng rất dễ thương nữa là khác: vừa làm vui lòng thầy cô, vừa đạt được yêu cầu thi
đại học. Nghĩa là vẫn đi học đều đặn, ra vẻ chuyên chăm còn ở nhà thì chỉ tập trung các môn thi đại
học, như thế làm sao đạt kết quả khi thi QG được?
Chúng ta cũng biết, đỗ vào Đại học, thậm chí đỗ thủ khoa đại học ,cơ may nhiều hơn rất nhiều là đạt
được giải nhì hoặc ba QG, còn đạt giải nhất để đi thi QT, thì quá khó! Hơn nữa khi đạt thủ khoa đại
học thì vinh danh hơn nhiều so với đạt giải QG, kể cả giải nhất.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng, tại sao ta không sử dụng nhiệt tình của học
sinh khi nó chưa phải lo thi đại học, niềm say mê đạt học sinh giỏi của học sinh ta không phải không
có, có tràn trề là khác, (thể hiện rất rõ ở lớp đầu cấp) nhưng nó thay đổi theo thời gian, ở năm lớp 10
cũng như 11, nhiệt tình chưa bị chi phối, vì thế ta nên chuyển vai trò chủ chốt cho các học sinh ở lớp
11, các em 12 chỉ là phần phụ, em nào còn nhiệt tình và đủ kiến thức, vẫn để em đó tham gia, tất nhiên
những em này mà tự tham gia thì rất tốt, vì các em có đủ đầy kiến thức hơn. Không cần phải động viên
các em 12 nữa , để hoàn toàn tự nguyện. Tất nhiên việc chọn học sinh vào đội tuyển, phải dựa hoàn
toàn vào điểm số, cũng không nhất thiết phải đưa cho được học sinh 11 vào nhiều hơn học sinh 12.
MIỄN SAO KỲ THI TUYỂN CHỌN ĐƯỢC TỔ CHỨC NGHIÊM TÚC, HỌC SINH ĐĂNG
KÝ THI LÀ HOÀN TOÀN TỰ NGUYỆN.
Để thực hiện được điều này, chúng ta cần có kế hoạch tăng tốc cho đội tuyển học sinh lớp10. Ngay sau
khi kết thúc học kỳ 2, Tổ chuyên môn cần có kế hoạch cụ thể. Kế hoạch này Tổ trưởng bàn bạc với các
giáo viên dạy chuyên của Tổ, giao nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên đang được phân công dạy lớp 10,
hoàn thành chương trình 11 và một vài chương 12, trong thời gian kể từ ngay sau khi kểm tra xong học
kỳ 2. Chỉ dạy cho đội tuyển, với thời gian gần 4 tháng, tính đến đầu niên khóa tới. Giáo viên cần làm
một chương trình phân phối cụ thể, với một thời khóa biểu rõ ràng, báo với Tổ trưởng chuyên môn, rồi
thông qua Ban giám hiệu. Nhiệm vụ trong hè chỉ dạy tới mứcgiúp học sinh nắm đượckiến thức rất cơ
bản của chương trình, nên sẽ không sợ là dạy không hết yêu cầu đề ra.
Nắm được mớ kiến thức này thì các em sẽ có khả năng vận dụng để đọc, hiểu và làm được các bài tập
ở mức trung bình và trung bình khó. Bồi dưỡng chuyên sâu sẽ thực hiện lúc bắt đầu niên khóa 11. Như
thế đến lúc khai giảng năm học, đội tuyển học sinh 11 này, xem như có trình độ ngang bằng học sinh
12 về bộ môn chuyên. Nếu các em này đạt được vào đội tuyển quốc gia, lúc học bồi dưỡng sẽ không
còn gặp trở ngại do phải thiếu kiến thức, như đã xảy ra lâu nay, chính nhóm học sinh này mới có đủ
điều kiện quyết tâm để đạt mục đích, vì chúng chưa phải lo thi đại học. Làm như thế này, không những
đạt yêu cầu cho năm này mà còn lưu được kết quả cho năm sau, vì như trước đây, lúc đang là học sinh
11, thì các em bị xem là phần phụ, học theo anh chị 12 được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chỉ là làm tiền đề
cho sang năm; oái ăm thay, đến năm 12 thì các em lại không có thì giờ để học!
Có người hỏi:”Bồi dưỡng thế nào cho thầy cô dạy đội tuyển này?”
Theo tôi, trước mắt đã có một sự bảo toàn năng lượng tự nhiên là giáo viên dạy chuyên, bồi dưỡng
trong hè ở lớp 10, thì đến lớp 12 sẽ được nghĩ bồi dưỡng ở học kỳ 2, thời gian tuy không bằng (ít hơn),
nhưng cũng có để thầy cô vui lòng, hơn nữa để thực hiện công bằng một cách tuyệt đối thì khó quá!
Chúng ta nên nghĩ vì việc giữ phong trào cho nhà trường là chính. Tuy nhiên, nếu việc làm của năm
học nào mà có kết quả tốt, Ban giám hiệu cũng nên có phần thưởng xứng đáng cho giáo viên dạy năm
đó; có như thế phong trào mới mong duy trì và phát triển bền vững được.
Trần Đình Khoái