Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ KINH DOANH KHÍTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2025,ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.48 KB, 75 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
SỞ CÔNG THƯƠNG CAO BẰNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2025,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(DỰ THẢO LẦN 1)

Cao Bằng, 2/2018

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................4
BLHH.................................................................................................4
Bán lẻ hàng hóa................................................................................4
CH.....................................................................................................4
Cửa hàng...........................................................................................4
CHXD.................................................................................................4
Cửa hàng xăng dầu...........................................................................4
CNG...................................................................................................4
Khí thiên nhiên nén...........................................................................4
DN.....................................................................................................4
Doanh nghiệp....................................................................................4
DNTM................................................................................................4
Doanh nghiệp thương mại................................................................4
ĐTNN.................................................................................................4
Đầu tư nước ngoài.............................................................................4
FDI.....................................................................................................4


Vốn đầu tư nước ngoài......................................................................4
GTTT..................................................................................................4
Giá trị tăng thêm...............................................................................4
GRDP.................................................................................................4
Tổng sản phẩm nội tỉnh....................................................................4
LNG...................................................................................................4
Khí thiên nhiên hóa lỏng...................................................................4
LPG....................................................................................................4
Khí dầu mỏ hóa lỏng.........................................................................4
QLTT..................................................................................................4
Quản lý thị trường.............................................................................4
XTTM.................................................................................................4
Xúc tiến thương mại..........................................................................4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU.....................................................................5
2


MỞ ĐẦU............................................................................................6
PHẦN 1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG
MẠI TỈNH CAO BẰNG.........................................................................9
PHẦN II. THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CAO BẰNG..............................................................................18
PHẦN 3. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ KINH DOANH
KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2025.......................37
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2025, định
hướng đến năm 2030......................................................................37
3.2. Dự báo nhu cầu khí trên địa bàn Tỉnh đến 2025, định hướng
đến 2030.........................................................................................42
3.3. Dự báo xu hướng phát triển các cơ sở kinh doanh khí trên địa
bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.......................45

3.4. Cơ hội và thách thức đối với phát triển các cơ sở kinh doanh khí
trên địa bàn tỉnh đến 2025, định hướng đến năm 2030.................47
PHẦN 4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2025.......................................48
PHẦN 5. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUI HOẠCH...............65

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BLHH
CH
CHXD
CNG
DN
DNTM
ĐTNN
FDI
GTTT
GRDP
LNG
LPG
QLTT
XTTM

Giải nghĩa
Bán lẻ hàng hóa
Cửa hàng
Cửa hàng xăng dầu

Khí thiên nhiên nén
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp thương mại
Đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài
Giá trị tăng thêm
Tổng sản phẩm nội tỉnh
Khí thiên nhiên hóa lỏng
Khí dầu mỏ hóa lỏng
Quản lý thị trường
Xúc tiến thương mại

4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Tên bảng, biểu
Biểu đồ 1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- giá hiện hành
Bảng 1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
phân theo khu vực kinh tế - giá hiện hành
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20112016
Bảng 1.3. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Cao Bằng
Bảng 1.4. Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2011-2016
Bảng 1.5. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Cao Bằng
Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu về DNTM tỉnh Cao Bằng năm 2016
Bảng 2.1. Thực trạng các cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn
Tỉnh (tính đến 12/2017)
Bảng 2.2. Thực trạng các kho tồn chứa LPG tại các cửa hàng kinh

doanh LPG trên địa bàn Tỉnh (tính đến 12/2017)
Bảng 2.3. Tổng hợp cửa hàng được cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh LPG tính đến 31/12/2017
Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu LPG trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Bảng 3.1. Tổng hợp vốn đầu tư mạng lưới kinh doanh khí trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025

5

Trang
10
11
12
12
13
13
14
27
31
34
44
63


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng dự án
Hiện nay, các loại khí (gồm khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG, khí thiên nhiên
hóa lỏng - LNG và khí thiên nhiên nén - CNG) với những ưu điểm về tiết kiệm
chi phí, bảo vệ môi trường, an toàn và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống
nhân dân nên đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với dân cư cũng như đối

các ngành sản xuất trong nền kinh tế.
Trong những năm qua, mạng lưới kinh doanh khí, đặc biệt là LPG, trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có sự phát triển và đang dần trở thành một nguồn
cung ứng nhiên liệu cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời cải thiện điều kiện sống của dân cư. Điều đó được thể hiện qua sự phát
triển nhanh chóng, đa dạng về cung, cầu các loại khí, về phương thức cung
ứng và số lượng nhà cung ứng cũng như số lượng các cơ sở kinh doanh trên
địa bàn tỉnh ngày càng tăng.
Quy hoạch mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa
bàn tỉnh đã được xây dựng và ban hành theo Quyết định số 282/QĐ-UBND
ngày 12/03/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng. Đến nay, quy hoạch này đã và
đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, phát huy hiệu quả, đóng vai trò là một
trong những công cụ quản lý hữu hiệu của cơ quan quản lý đối với hoạt động
kinh doanh LPG.
Tuy nhiên, ngoài LPG, đối với các loại khí khác, đến nay Tỉnh chưa lập
các quy hoạch liên quan, không chỉ gây khó khăn trong quá trình quản lý của
các cơ quan quản lý nhà nước mà còn có ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế - xã
hội trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời, theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh đến năm 2020, triển vọng phát triển kinh tế và các ngành sản xuất,
cũng như thu nhập và mức sống của dân cư sẽ tác động đến sự phát triển của
các cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
19/2016/NĐ - CP ngày 22 tháng 03 năm 2016 về kinh doanh khí, quy định về
kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam. Nghị định
này yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh
doanh khí trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những lý do nêu trên, việc qui hoạch mạng lưới cơ sở kinh doanh khí
là cấp thiết đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng nói
riêng và cả nước nói chung.
2. Các căn cứ xây dựng dự án

- Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt, và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị
định số 04/2008/NĐ - CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP về việc lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Thông tư số 05/2013/TT - BKH ĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và
công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu.
6


- Thông tư số 01/2012/TT - BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 27/2007/QĐ –TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng
Chính phủ V.v Phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị định số 19/2016/NĐ - CP ngày 22/03/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về kinh doanh khí.
- Thông tư số 03/2016/TT-BCT ngày 10/05/2016 của Bộ Công Thương
quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 19/2016/NĐ - CP ngày
22/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về kinh doanh khí.
- Quyết định số 282/QĐ- UBND ngày 12/03/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới cửa hàng khí dầu mỏ
hoá lòng trên địa bàn tỉnh đến ....
- Quyết định số 1753/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2016 của UBND
tỉnh Cao Bằng phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
Dự án Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm
2020;
- Qui hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan của tỉnh Cao
Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Các văn bản liên quan khác.
3. Mục tiêu của đề án
3.1. Mục tiêu
Xây dựng qui hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh,
làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trên địa
bàn Tỉnh.
3.2. Các nhiệm vụ chủ yếu của đề án
- Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá các điều kiện, yếu tố để phát triển
cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Điều tra, khảo sát hiện trạng phát triển các cơ sở kinh doanh khí trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025;
- Phân tích tài liệu, tổng hợp các ý kiến chuyên gia, tính toán để xây
dựng phương án quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng đến năm 2025;
- Xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch;
- Lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí
trên địa bàn tỉnh.
4. Đối tượng, phạm vi quy hoạch
- Đối tượng quy hoạch: Các cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh (bao
gồm: Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG chai, trạm cấp khí, trạm nạp khí vào
phương tiện vận tải, trạm nạp LPG vào chai, kho khí với tổng dung tích các
bồn chứa dưới 5.000 m3).
7



- Phạm vi quy hoạch:
+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển cơ sở kinh doanh khí giai
đoạn 2011-2015 và năm 2016; qui hoạch phát triển đến năm 2025, định hướng
đến 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia
6. Nội dung quy hoạch
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, kết cấu của quy hoạch gồm
các phần chính như sau:
Phần 1. Tổng quan thực trạng phát triển ngành thương mại tỉnh Cao Bằng
Phần 2. Thực trạng các cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Phần 3. Dự báo triển vọng phát triển các cơ sở kinh doanh khí trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025
Phần 4. Quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng đến năm 2025
Phần 5. Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch

8


PHẦN 1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
THƯƠNG MẠI TỈNH CAO BẰNG
1.1. Quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại
1.1.1. Giá trị tăng thêm ngành thương mại
- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành thương mại
Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân GTTT ngành thương

mại của tỉnh thấp và giảm, -3,39%/năm, điều này là do, giai đoạn 2011-2014
GTTT ngành thương mại (theo giá so sánh 2010) có xu hướng tăng nhưng chỉ
tiêu này lại giảm mạnh trong hai năm 2015, 2016.
Tốc độ tăng trưởng bình quân GTTT của ngành thương mại như trên là
thấp so với các ngành khác trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh Cao Bằng, khu
vực nông nghiệp tương ứng là 5,27%/năm, khu vực dịch vụ 8,8%/năm và
GRDP toàn tỉnh 5,73% năm trong cùng thời kỳ. Riêng khu vực công nghiệp –
xây dựng cũng có tốc độ tăng trưởng âm trong giai đoạn này (-3,12%/năm)
Tuy nhiên, năm 2016 so với năm 2015 thì chỉ tiêu tăng trưởng GTTT
của GRDP, của các ngành lĩnh vực và ngành thương mại nói riêng, đều đạt giá
trị dương và đã khả quan hơn.
- Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GRDP
GTTT của ngành thương mại tỉnh Cao Bằng tăng giảm không đều qua
các năm và ngành thương mại có đóng góp chưa cao vào GRDP của Tỉnh.
Giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng GTTT của ngành thương mại trong GRDP
của Tỉnh sau khi tăng nhẹ từ 10,8.% (năm 2011) lên 11,5% năm 2012 thì giảm dần
xuống còn 5,67% (năm 2015) và 5,49% (năm 2016 – ước).
Tỷ trọng của ngành thương mại so với ngành Dịch vụ cũng giảm dần tương
ứng từ 24,94% năm 2011xuống còn 11,82% năm 2015 và ước đạt 11,05% vào năm
2016.
1.1.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
a. Quy mô và tốc độ tăng
- Về quy mô: Tổng mức bán lẻ hàng hóa (BLHH) của Tỉnh giảm từ
5.073.161 triệu đồng năm 2011 xuống 4.125.319 triệu đồng năm 2014. Trong 3
năm gần đây, tổng mức BLHH có xu hướng tăng, từ 4.398.772 triệu đồng năm
2015 lên 4.450.540 triệu đồng năm 2016, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với
năm 2011.
Cùng với xu hướng như trên, giai đoạn 2011-2014, tổng mức BLHH
bình quân đầu người của Cao Bằng có xu hướng giảm dần qua các năm, từ
9,97 triệu đồng/người năm 2011 xuống còn 7,93 triệu đồng/người năm 2014.

Hai năm gần đây, chỉ tiêu này của Cao Bằng có tăng lên, đạt 8,38 triệu đồng/
người năm 2015 và 8,4 triệu đồng/người năm 2016, tuy nhiên vẫn thấp hơn
nhiều so với mức bình quân của cả nước (tương ứng là 19,29 và 32,54 triệu
đồng/người).
Năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 4.689.890 triệu đồng
đồng, tăng 2,33% so với năm 2016.

9


Biểu đồ 1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- giá hiện hành
Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2015, 2016 và Báo cáo của Chi cục Thống kê 2017

- Về tốc độ tăng:
Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng bình quân tổng mức BLHH của
Tỉnh đạt 6,47%/năm, thấp hơn nhiều so với cả nước (tương ứng là
11,97%/năm).
Năm 2016 , chỉ tiêu này tăng chậm, chỉ đạt tăng1,18% so với năm 2015.
Năm 2017, ước tốc độ tăng Tổng mức BLHH của tỉnh Cao Bằng cao hơn, tăng
5,38% so với năm 2016, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2011-2015.
b. Cơ cấu
- Tổng mức BLHH phân theo khu vực kinh tế
Giai đoạn 2011-2015, khu vực kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng
bình quân 3,35 %/năm, trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng trưởng
nhanh hơn, đạt tới 7,01 %/năm. Khu vực FDI giảm mạnh, tới -22,84%/năm.
Về tỷ trọng, giai đoạn 2011-2014, khu vực kinh tế nhà nước có tỷ trọng

tăng dần, từ 12,86% năm 2011 lên tới 18,82% năm 2014. Tuy nhiên, 3 năm
gần đây, tỷ trọng của khu vực này giảm dần từ 12,38% năm 2015 xuống
10,97% năm 2017 (ước).
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 80% qua
các năm. Trong đó, giai đọa 2011-2014 có xu hướng giảm dần, từ 87,07% năm
2011 xuống còn 81,05% năm 2014. Tuy nhiên, 3 năm gần đây tăng mạnh và
chiếm tới 89% vào năm 2017 (ước).
Khu vực có vốn ĐTNN có tỷ trọng khiêm tốn, năm 2017, duy trì ở mức
trên 0,03-0,4 % trong 3 năm gần đây.

10


Bảng 1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phân
theo khu vực kinh tế - giá hiện hành
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Khu vực
kinh tế
Tổng mức BLHH

2011

2012

2013

2014

2015


5.124.97
5.073.161 4.511.438 4.125.319 4.398.772
4

2016

2017
(ước)

4.450.54
4.689.890
0

Trong đó
Giá trị tuyệt đối
- Kinh tế nhà nước
658.828
756.894
794.478
776.194
549.102
459.110
514.660
- Kinh tế ngoài nhà
4.462.371 4.308.695 3.712.249 3.343.476 3.847.755 3.989.450 4.173.830
nước
- Kinh tế có vốn
3.775
7.572

4.711
5.649
1.915
1.980
1.400
đầu tư nước ngoài
Tỷ trọng (%)
- Kinh tế nhà nước
12,86
14,92
17,61
18,82
12,48
10,32
10,97
- Kinh tế ngoài nhà
nước
87,07
84,93
82,29
81,05
87,47
89,64
89,00
- Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài
0,07
0,15
0,10
0,14

0,04
0,04
0,03
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2015, 2016 và Báo cáo của Chi cục Thống kê 2017

1.1.3. Xuất nhập khẩu
Tỉnh Cao Bằng có trên 333 km đường biên giới đất liền giáp với Khu tự
trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có nhiều cửa khẩu thông
thương, trong đó có 01 cửa khẩu quốc tế (Tà Lùng), 03 cửa khẩu chính (Trà
Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn) và nhiều cửa khẩu phụ, lối mở biên giới khác tạo
cho Cao Bằng có nhiều tiềm năng trong việc đẩy mạnh các hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa qua biên giới phát triển. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập
khẩu giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 của tỉnh Cao Bằng vẫn phát triển
chậm, chưa tương xứng với tiềm năng.
a. Xuất khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu
KNXK của tỉnh Cao Bằng sau khi tăng nhẹ trong giai đoạn 2012 – 2014,
từ 11.060 nghìn USD năm 2012 lên 12.727 nghìn USD năm 2014 thì đã giảm
rất mạnh, chỉ còn tương ứng 3.624 nghìn USD năm 2015 và 1.825 nghìn USD
năm 2016. Giai đoạn 2011-2015, kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh giảm nhẹ, có
tốc độ -0,3%/năm.

11


Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Nghìn USD
Năm
2011
2012

2013
Chỉ tiêu
Tổng giá trị
53350
11060
11323
Phân theo hình thức XK
Trực tiếp
53190
10860
11166
Ủy thác
160
200
157
Phân theo nhóm hàng
Hàng CN nặng và KS
27750
9382
10448
Hàng CN nhẹ và TTCN
20175
673
157
Hàng nông sản
5254
989
696
Hàng lâm sản
171

16
22
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2015, 2016

2014

2015

2016

12727

3624

1825

12502
225

3361
262

1517
308

11679
225
814
8


2296
216
1103
9

301
632
835
57

KNXK bình quân đầu người cũng theo xu hướng chung, riêng năm 2011
đạt 104 USD/người/năm, sau đó giảm và duy trì trong 3 năm 2012-2014, đạt
khoảng từ 21,5 USD/ người năm 2012 lên 24,5 USD/người năm 2014. Tuy
nhiên, hai năm gần đây giảm mạnh, chỉ còn tương ứng 7 USD/người năm 2015
và 3,5 USD/ người năm 2016. Điều này là do xuất khẩu hàng CN nặng và
khoáng sản giảm mạnh theo chính sách xuất khẩu chung của cả nước trong khi
Cao Bằng chưa có những mặt hàng xuất khẩu khác thay thế
- Cơ cấu xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc. Hoạt động xuất khẩu hàng
hóa chủ yếu qua các cửa khẩu: Tà Lùng, Trà Lĩnh và lối mở Nà Lạn, hàng năm
chiếm tỷ trọng trên 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trao đổi
giữa hai tỉnh Cao Bằng - Quảng Tây.
Theo báo cáo của Sở Công Thương, mặt hàng XK chủ yếu là hàng nông,
lâm, thủy sản với sự tăng trưởng đáng kể qua các năm, chủ yếu gồm: Nhân hạt
điều chiếm 30 - 36% trong kim ngạch hàng nông, lâm, thủy sản XK; cao su
chiếm 20-30%, tôm cá các loại (15-25%), hoa quả khô (nhãn khô, long nhãn),
khoảng 20%; gạo tẻ, hạt tiêu, chè khô, mía cây nguyên liệu,... Các mặt hàng
nông, lâm, hải sản XK phần lớn là sản phẩm hàng hóa của các tỉnh từ miền nam,
miền trung qua địa bàn Cao Bằng. Hàng XK địa phương chủ yếu là mía cây
nguyên liệu và hàng dược liệu, nông sản (ngô, sắn, thạch đen) trao đổi theo hình

thức cư dân biên giới. Bên cạnh đó, một mặt hàng địa phương xuất khẩu với số
lượng lớn và tăng đều qua các năm là sản phẩm chiếu trúc, tăng từ 49.660 chiếc
năm 2011 lên tới 93.790 chiếc năm 2015 và 125.145 chiếc năm 2016.
Bảng 1.3. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Cao Bằng
Năm
Đơn vị
2010
2011
Mặt hàng
23893
Quặng sắt
tấn
40665 49660
Chiếu trúc
Chiếc
238
Sắn lát
tấn
5831 15000
Mía cây
tấn
Fero Silic mangan
tấn
Nguồn: NGTK của tỉnh qua các năm.
12

2012

2013


2014

2015

2016

55610

58588

80654

93790

125145

18000
5118

14320
8026

9925
9781


b. Nhập khẩu
- Kim ngạch nhập khẩu
Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2011-2015 đạt 2,17 %/ năm, tuy nhiên, tăng trưởng không đều qua

các năm. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của Tỉnh giảm mạnh so với năm
2015, chỉ đạt 19.979 nghìn USD.
Bảng 1.4. Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: Nghìn USD
Năm
Chỉ tiêu
Tổng giá trị
Phân theo hình thức XK
Trực tiếp
Ủy thác
Phân theo nhóm hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

26.180 22.073 38.376 25.979 28.243 19.979
26.180 22.073 38.376 25.979 28.243 19.979

Tư liệu SX

24.56

6

15.50
3

Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng
Nguyên, nhiên, vật liệu

3.528
21.308

6.075
9.429

Hàng tiêu dùng
Thực phẩm
Hàng y tế

1.614
231

27.25
5
21.84
8
5.407

6.570 11.121
124
110

103
77
10.93
Hàng khác
1.383
6.343
5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2015, 2016

23.89
5 13.705 3.446
15.13 13.70
6
5 2.995
8.759
451
14.53
2.084
8 16.533
105
44
25
14.53 16.48
1.954
8
9

- Cơ cấu nhập khẩu
Hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, linh kiện
điện tử và các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ nhu cầu sản xuất, trong

đó có mặt hàng vải các loại tăng nhanh về số lượng nhập khẩu những năm gần
đây. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu hàng TLSX giảm dần, trong khi mặt
hàng tiêu dùng lại gia tăng.
Bảng 1.5. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Cao Bằng
Năm
2011 2012 2013 2014 2015
2016
Mặt hàng
Than cốc (tấn)
4849 12623 10645 25673 4050
6050
Đạm ure (tấn)
0 20140 17781
200
5977
2
Vải các loại (1.000 m )
7
44
654 1651 48823 52100
Nguồn: NGTK tỉnh Cao Bằng qua các năm
c. Cán cân thương mại
Ngoại trừ năm 2011, Cao Bằng có tình trạng xuất siêu, còn lại, từ năm
2010 cũng như giai đoạn 2012 đến nay, Tỉnh luôn ở trong tình trạng nhập siêu

13


và ngày càng tăng. Giai đoạn 2011-2015, giá trị nhập siêu tăng trưởng bình
quân 2,56%/năm.

1.2. Thực trạng doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại
1.2.1. Doanh nghiệp thương mại
- Số lượng doanh nghiệp thương mại (DNTM)
Số lượng các DNTM của Tỉnh liên tục tăng từ 183 DN năm 2011 lên
229 DN vào năm 2015. Năm 2016, trên địa bàn Tỉnh có 273 DNTM.
Tỷ trọng số lượng DNTM trong tổng số doanh nghiệp toàn Tỉnh khá cao
và cũng liên tục tăng, đạt 26,63 % năm 2015 và 26,71% năm 2016. So với
tổng số doanh nghiệp của ngành dịch vụ thì tỷ trọng DNTM lại có xu hướng
giảm nhẹ, từ 55,12% năm 2011 xuống 53,38% vào năm 2015. Năm 2016, chỉ
tiêu này đạt 53,63%.
Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu về DNTM tỉnh Cao Bằng năm 2016
Đơn vị: Triệu đồng
So với bình
So với bình quân 1
Bình quân
Chỉ tiêu
quân 1 DN của
DN ngành dịch vụ
1 DNTM
tỉnh (%)
(%)
Vốn SXKD
17420,9
86,57
68,73
Giá trị TSCĐ
4717,2
54,55
84,67
Doanh thu thuần

21645,33
210,37
170,13
SXKD (năm 2015)
Số lao động (người)
12
52,23
101,8
Trang bị TSCĐ bình
403,95
104,44
quân 1 LĐ của các
DN
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2016
Số lượng lao động bình quân của 1 DNTM tỉnh Cao Bằng giảm dần từ
17 người/DN năm 2011 xuống còn 12 người/DN năm 2015, thấp hơn nhiều so
với mức bình quân chung của Tỉnh, thấp hơn so với mức bình quân của các
ngành nông nghiệp, công nghiệp và tương đương với ngành dịch vụ.
Ngược lại, thu nhập bình quân của 1 người lao động trong DNTM đã
tăng qua các năm, đến năm 2015 đạt 54,6 triệu đồng/người/năm, bằng khoảng
90% so với DN của Tỉnh nói chung (60,98 triệu đồng/người), ngành công
nghiệp (60,8 triệu đồng/người) và ngành dịch vụ (62,4 triệu đồng/người), cao
hơn so với DN ngành nông nghiệp (40,8 triệu đồng/người).
1.2.2. Hộ kinh doanh thương mại
Số lượng hộ kinh doanh thương mại của tỉnh Cao Bằng tăng dần qua các
năm, từ 7.254 hộ năm 2011 lên đến 8.601 hộ năm 2015, và tiếp tục tăng, ước
đạt 9.043 hộ vào năm 2016, chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác, khoảng
từ 53-55% trong tổng số hộ kinh doanh cá thể toàn Tỉnh. Quy mô lao động
bình quân của các hộ kinh doanh thương mại rất nhỏ, luôn ở mức dưới 2 lao
động/cơ sở, thấp hơn so với ngành công nghiệp và tương đương với các hộ

kinh doanh trong ngành dịch vụ.

14


1.3. Thực trạng phát triển hạ tầng thương mại
1.3.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn
Hệ thống KCHT thương mại bán buôn tỉnh Cao Bằng hiện nay gồm hệ
thống chợ và mạng lưới bán buôn của doanh nghiệp. Nhìn chung vẫn phổ biến
là quy mô nhỏ, loại hình truyền thống, chưa có các loại hình KCHT bán buôn
hiện đại như trung tâm bán buôn, chợ đầu mối bán buôn ... Bên cạnh đó là
mạng lưới bán buôn của doanh nghiệp với các mặt hàng như Sản phẩm gia
dụng; lương thực và thực phẩm công nghệ; hàng kim khí điện máy, điện tử gia
dụng chủ yếu do các chi nhánh của các nhà sản xuất lớn đảm nhận; phân phối
dược phẩm, thiết bị y tế có một số công ty vừa sản xuất vừa nhập khẩu đảm
nhận trách nhiệm bán buôn và cung cấp cho mạng lưới bán lẻ trong toàn Tỉnh;
mạng lưới kinh doanh xăng dầu và LPG.
1.3.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ
Hệ thống KCHTTM bán lẻ hàng hoá tiêu dùng trên địa bàn Tỉnh, về cơ
bản, được phân thành hai loại hình là bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại.
- Hoạt động bán lẻ truyền thống đã tồn tại và phát triển cùng với quá
trình phát triển KT-XH gồm các loại hình kết cấu hạ tầng cơ bản như: chợ, cửa
hàng, quầy hàng, …
+ Về mạng lưới chợ, có thể nói rằng,100% các chợ hiện nay trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng đều thực hiện chức năng bán lẻ hàng hóa.
Theo thống kê, đến hết năm 2016, trên địa bàn Tỉnh có tổng cộng 82
chợ đã được phân hạng gồm 02 chợ hạng 1, 13 chợ hạng 2 và 67 chợ hạng 3.
Bán kính phục vụ bình quân của một chợ là 46,1 km. Khoảng cách này
là rất cao so với quy định bán kính phục vụ của một chợ hạng 3 là 1 km
(TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế). Xét về số người bình quân mỗi

chợ phục vụ, tại Cao Bằng, mỗi chợ phục vụ bình quân khoảng 6.461người,
thấp hơn so với của cả nước (10.243 người/chợ) và quy định về quy mô dân số
phục vụ của một chợ hạng 3 là từ 1,5 đến 2 vạn dân (TCVN 9211:2012 Chợ Tiêu chuẩn thiết kế). Điều này là do mật độ dân số của Cao Bằng khá nhỏ nên
diện tích phục vụ của một chợ là lớn nhưng số dân phục vụ của một chợ lại
khá thấp.
Cao Bằng có 199 đơn vị xã, phường, thị trấn. Như vậy, số chợ bình
quân/xã, phường, thị trấn là gần 1 chợ, tương đương mức bình quân cả nước.
Lực lượng tham gia kinh doanh chủ yếu trên chợ chủ yếu thuộc thành
phần kinh tế tư nhân kinh doanh bán buôn, bán lẻ và người sản xuất nhỏ trực
tiếp bán sản phẩm.
Quy mô diện tích các chợ của Tỉnh ở mức trung bình và nhỏ. Mặt khác,
trong khi một số chợ quá tải do diện tích quá nhỏ so với nhu cầu buôn bán của
người dân thì một số chợ lại có ít hộ kinh doanh hoặc chợ xây mới xong chưa
thu hút được người dân vào buôn bán trong chợ.
Chủng loại hàng hóa trên chợ còn nghèo nàn, chủ yếu là hàng hóa tươi
sống phục vụ đời sống tiêu dùng hàng ngày.
Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các chợ trên địa bàn còn
lạc hậu. Một số chợ chưa có nhà lồng chợ hoặc còn thiếu khu vệ sinh, chưa có hệ
15


thống PCCC đúng chuẩn, hệ thống cấp thoát nước, khu vực xử lý rác thải còn sơ
sài, …
Tóm lại, mạng lưới chợ của tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán
và trao đổi hàng hoá của các đối tượng tham gia. Tuy nhiên, diện tích nhỏ, cơ
sở vật chất chợ còn kém, sự phân bố còn chưa phù hợp làm hạn chế khả năng
khai thác các lợi thế về thương mại trên hệ thống chợ của Tỉnh.
+ Về cửa hàng bán lẻ truyền thống: Theo thống kê, trên toàn Tỉnh
hiện có mạng lưới cửa hàng bán lẻ truyền thống của DN, hộ kinh doanh
được hình thành và chủ yếu tập trung ở dọc các QL., đường tỉnh và các

đường phố trung tâm trên địa bàn thành phố, thị xã và trung tâm các huyện.
Trong đó chủ yếu là các cửa hàng tổng hợp, một số cửa hàng chuyên doanh
mặt hàng quần áo hoặc sách, văn phòng phẩm.
Một số đặc điểm chung của hệ thống cửa hàng là: (i) Sử dụng diện tích
nhà ở để mở cửa hàng; (ii) thường ở ven các đường giao thông; (iii) chủ yếu
bán các mặt hàng thiết yếu dưới hình thức đại lý hoặc cửa hàng tự doanh của
các hộ tư thương; (iv) quy mô cửa hàng nhỏ, khoảng 10 - 30m2/cửa hàng.
- Về các loại hình bán lẻ hiện đại
+ Siêu thị và Trung tâm thương mại
Tính đến hết tháng 12 năm 2016, trên địa bàn Tỉnh có 4 siêu thị, với 1 siêu
thị hạng II và 3 siêu thị hạng III, chủ yếu tập trung tại thành phố Cao Bằng. Trong
đó, đa số siêu thị có diện tích nhỏ. Cơ sở vật chất của siêu thị được xây dựng
khá quy mô. Về các khu chức năng, các đơn vị kinh doanh đã đầu tư khá đầy
đủ với khu để xe, khu vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa
cháy … cơ bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Quyết định số
1371/2004/QĐ-BTM ngày 29/04/2004 của Bộ Thương mại.
Bên cạnh đó, tại Cao Bằng đã xuất hiện loại hình cửa hàng tiện ích, cửa
hàng chuyên doanh đồ điện tử, điện thoại, điện máy. Hiện nay, tỉnh Cao Bằng
có chưa có loại hình trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm.
Nhìn chung, hệ thống KCHTTM bán lẻ trên địa bàn Tỉnh đan xen giữa
loại hình truyền thống và hiện đại. Các loại hình bán lẻ truyền thống vẫn còn
phổ biến song các loại hình bán lẻ hiện đại đã xuất hiện, quy mô, trình độ tổ
chức kinh doanh đang ngày càng tiến bộ.
1.3.3. Thực trạng mạng lưới kinh doanh xăng dầu
Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn Tỉnh có 46 CHXD . Mật độ
0,2311 cửa hàng/xã phường, thị trấn hay cửa 4,32 xã, phường thị trấn có 1
CHXD. Mỗi cửa hàng phục vụ bình quân 11.518 người
Thời gian qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu cũng đã đóng góp quan
trọng vào phát triển kinh tế của Tỉnh, hệ thống CHXD được phân bố rộng khắp
và trải đều trên các địa bàn, các đường giao thông của tỉnh, không chỉ phục vụ

và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân, còn cung cấp cho các cơ sở sản
xuất nông nghiệp, hệ thống cảng, kho bãi, phương tiện vận tải, các cụm công
nghiệp làng nghề, các khu công nghiệp, các dự án và công trình xây dựng công
nghiệp và giao thông trên địa bàn tỉnh.
1.4. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại
- Công tác quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại
16


Hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của Tỉnh những năm qua được
quan tâm và đẩy mạnh với nhiều hình thức như: khuyến mại, tổ chức Hội chợ
triển lãm, đưa hàng Việt về nông thôn, tổ chức các phiên chợ hàng Việt và hỗ
trợ, giới thiệu các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh của Tỉnh tham gia các hội
chợ trong và ngoài nước. Công tác quản lý nhà nước về XTTM được Sở Công
Thương tiến hành chặt chẽ, đúng quy định pháp luật. Các chương trình khuyến
mại này đều được DN, đơn vị tổ chức gửi hồ sơ thông báo thực hiện/xác nhận
đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại về Sở Công Thương theo quy
định.
- Công tác quản lý thị trường
Trong những năm qua, công tác quản lý thị trường (QLTT) trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng được quan tâm, chú trọng. Sở Công Thương đã tập trung chỉ
đạo lực lượng QLTT tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trong việc
tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về thương mại, công nghiệp; kiểm tra
đăng ký kinh doanh thương mại; kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn
lậu, gian lận thương mại; việc chấp hành các quy định về giá, vệ sinh an toàn
thực phẩm. Qua đó đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm.
Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được lực lượng Quản lý thị
trường thực hiện quyết liệt thông qua công tác nắm bắt diễn biến thị trường,
địa bàn, đối tượng quản lý, đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp

luật góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của thương nhân.
- Công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng thương mại
Công tác QLNN về chợ, siêu thị, TTTM được quan tâm. Trong đó đã
tham mưu cho UBND Tỉnh sửa đổi bổ sung quy định về quản lý và phát triển
chợ trên địa bàn; hướng dẫn các huyện đánh giá về tiêu chí chợ nông thôn
đồng thời tổ chức lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý khai thác chợ nhằm nâng
cao một bước trình độ chuyên môn trong công tác quản lý chợ. Công tác
QLNN đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện, ATVSTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,… đều được
tiến hành thường xuyên và đạt những hiệu quả nhất định.
Công tác quản lý các CHXD và hoạt động kinh doanh xăng dầu đang
từng bước được nâng lên. Hàng năm, Sở Công Thương phối hợp với các cơ
quan chức năng, UBND các huyện, thành phố và thành phố chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy
định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, công tác phòng chống cháy, nổ;
việc chấp hành các quy định về môi trường … nhằm giúp các DN nâng cao ý
thức và trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định trong hoạt động kinh
doanh xăng dầu.

17


PHẦN II. THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ KINH DOANH KHÍ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CAO BẰNG
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở kinh doanh khí trên
địa bàn Tỉnh
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới thuộc vùng Trung du và miền núi
phía Bắc Việt Nam, có diện tích đất tự nhiên là 6.707,26 km2 chiếm khoảng

2% diện tích cả nước và bằng 7% diện tích vùng Trung du, miền núi phía Bắc.
Cao Bằng gồm13 huyện, thị với 177 xã, 8 phường và 14 thị trấn. Phía Bắc và
Đông Bắc của Tỉnh giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới
dài 333,025 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam
giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
- Địa hình:
Địa hình dốc, chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao
trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600-1.300 m so với mặt
nước biển. Núi non trùng điệp. Diện tích núi đá và đất đồi núi dốc chiếm tới
91% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; diện tích đất bằng và thung lũng chỉ chiếm
3,5%. Từ đó hình thành 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi
đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
- Khí hậu:
Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là cửa ngõ đón gió mùa đông
bắc nên chịu ảnh hưởng trực tiếp không khí lạnh từ phương Bắc. Mùa hè nóng
ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30-35°C và thấp trung bình từ 23-25°C. Vào
mùa đông, Cao Bằng có kiểu khí hậu gần giống ôn đới, nhiệt độ trung bình
thấp từ 5-8°C và trung bình cao từ 18-22°C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa
xuân và thu không rõ rệt, thời tiết thất thường.
- Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên khoáng sản: Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi
có khá nhiều loại khoáng sản, qua khảo sát có 146 mỏ và điểm quặng. Ðáng kể
nhất là sắt trữ lượng khoảng 56,6 triệu tấn, bôxit trữ lượng khoảng 180 triệu
tấn, măng gan trữ lượng khoảng 2,7 triệu tấn, thiếc trữ lượng khoảng 11,5
nghìn tấn. Ngoài ra còn có vàng, đồng, niken, kẽm, chì, urani, berili, barit,
fluorit, photphorit, đá quý rupi, saphia...; đá vôi có trữ lượng hàng ngàn triệu
tấn, hàng nghìn tấn than nâu, đất, … là những lợi thế để phát triển công nghiệp
khai khoáng, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Tài nguyên rừng: Cao Bằng có 534.483,08 ha đất lâm nghiệp có rừng,
chiếm 79,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, có nhiều chủng loại cây

quý hiếm, thảm thực vật phong phú, trước đây có nhiều động vật quý, có loài
quý hiếm của rừng nhiệt đới, nơi núi cao có một số loài ôn đới. Tuy nhiên, do
khai thác quá mức và chưa bảo vệ hiệu quả nên nhiều loài thú rừng và thực vật
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, số lượng còn rất ít.
+ Tài nguyên du lịch: Cao Bằng có nhiều khu danh lam thắng cảnh, khu
di tích lịch sử và các khu cửa khẩu thuận tiện cho phát triển thương mại và
khai thác du lịch.
18


Về di tích lịch sử: Có khu di tích Pác Pó; khu di tích Nặm Lìn nơi thành
lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên; khu di tích Lam Sơn nơi có xưởng quân
khí đầu tiên của cách mạng; khu di tích lịch sử Trần Hưng Ðạo - Nguyên Bình
nơi thành lập Ðội Tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên của cách mạng Việt
Nam; Di tích chiến thắng Đông Khê (huyện Thạch An); thành nhà Mạc, đền
Vua Lê, đền Kỳ Sầm, chùa Sùng Phúc.
Về cảnh quan thiên nhiên: Cao Bằng có Thác Bản Giốc nổi tiếng, vừa là
cảnh quan đẹp, vừa có nguồn thuỷ năng lớn. Bên cạnh thác có động Ngườm
Ngao, đẹp nhất nhì trong các động Việt Nam tạo thành một quần thể khu du
lịch thắng cảnh đầy hấp dẫn đối với du khách; có khu du lịch sinh thái hồ
Thăng Hen với một dãy 36 hồ nhỏ kỳ ảo trong dân gian bước đầu được đầu tư
và đi vào khai thác; có vùng Phia Oắc, Phia Đén (Nguyên Bình) được ví như
Sa Pa của vùng Đông bắc với rừng nguyên sinh hệ ôn đới từ lâu đã được người
Pháp chọn làm nơi nghỉ dưỡng với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh
thái…
Phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện để các ngành dịch vụ cung cấp các sản
phẩm phục vụ khách du lịch như dịch vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ chăm sóc
cá nhân, ăn uống, vui chơi giải trí…. Tạo tiền đề để hình thành các loại hình
kết cấu hạ tầng thương mại, trong đó có mạng lưới kinh doanh khí.
2.1.2. Điều kiện xã hội

a) Dân số và mức sống dân cư
Dân số trung bình tỉnh Cao Bằng năm 2016 là 529.824 người. Mật độ
dân số bình quân là 79 người/km2, thấp hơn nhiều so với mức chung của cả
nước (280 người/km2). Trong đó, thành phố Cao Bằng có mật độ dân số cao
nhất, tới 647 người/km2, thấp nhất là huyện Thạch An với 45 người/km2. Tốc
độ tăng dân số của Tỉnh giai đoạn 2011-2016 là 0,61%/năm, thấp hơn so với cả
nước (1,07%/năm).
Dân cư trong Tỉnh gồm nhiều dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày
chiếm 41% tổng dân số, dân tộc Nùng chiếm 31,1%, dân tộc Hmông và Dao
đều chiếm 10,1% và dân tộc Kinh chiếm 5,8%, còn lại là các dân tộc ít hoặc
rất ít người như Sán Chay (1,4%), Lô Lô (0,4%), Mường, Hoa (Hán), ...
- Chất lượng dân số: Trong giai đoạn 2011-2016, lực lượng lao động
trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng tăng, năm 2011 là 342.653 người, đến năm
2016 là 360.926 người, tăng 18.273 người lao động so với năm 2011, tốc độ
tăng trưởng bình quân lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này
là 1,0%/năm. Trong lực lượng lao động của tỉnh, lao động ở khu vực nông
thôn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng có xu hướng giảm trong những năm gần đây,
năm 2011 là 83%, năm 2016 là 79%. Lao động ở khu vực thành thị có xu
hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp, năm 2011 là 17%; năm 2015 là 20%;
năm 2016 là 21%.
Cũng trong giai đoạn này, lao động ở khu vực ngoài nhà nước luôn
chiếm tỷ trọng lớn (89%); lao động ở khu vực nhà nước (10%); lao động ở khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng tăng, giảm
không ổn định.
19


Lao động đã qua đào tạo có tỷ trọng thấp, khoảng 17%-20%, trong đó
lao động ở khu vực thành thị chiếm 43,85%; khu vực nông thôn chiếm 14,45%
- Phân bố dân cư: Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm

khoảng 79%, dân cư thành thị chiếm khoảng 21%, thấp hơn nhiều so với trung
bình của cả nước (34,5% năm 2016).
Tốc độ đô thị hóa của tỉnh giai đoạn 2011-2016 là 1,65%/năm, thấp hơn
so với cả nước (2,90%/năm) và vùng Trung du, miền núi phía Bắc
(2,57%/năm).
- Mức sống dân cư
Thu nhập: Trong giai đoạn 2011-2016 thu nhập bình quân đầu người 1
tháng của Cao Bằng có xu hướng tăng, từ 1.053,0 nghìn đồng/người năm 2012
lên 1.347,3 nghìn đồng/người năm 2015 và năm 2016 là 1.639,6 nghìn
đồng/người. Trong đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công có xu hướng tăng và
chiếm tỷ trọng lớn, năm 2012 là 43,04%; năm 2016 là 47,30%. Thu nhập từ
nông lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm, năm 2012 là 38,13%; năm 2016
là 32,35%. Thu nhập từ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có xu hướng
giảm, từ 10,60% năm 2012 xuống còn 8,97% năm 2016. Thu từ khoản khác có
xu hướng tăng, từ 8,23% năm 2012 lên 11,38% năm 2016.
Chi tiêu: Chi tiêu bình quân đầu người một tháng theo khoản chi của
vùng Trung du và miền núi phía Bắc (trong đó có tỉnh Cao Bằng) tăng nhanh
trong những năm gần đây, năm 2012 là 1.195,0 nghìn đồng, năm 2016 là
1.655,0 nghìn đồng. Trong đó, năm 2016 chi cho đời sống là 1.551 nghìn
đồng, chiếm tới 93,71% tổng chi tiêu vùng, chi khác chỉ chiếm 6,29%. Chi tiêu
bình quân chiếm 81,40% thu nhập bình quân đầu người của vùng.
Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh có giảm trong 2 năm gần đây, tuy nhiên
vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo chuẩn mới, năm 2016 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là
52.409 hộ, chiếm 42,53%, tổng số hộ cận nghèo là 12.110 hộ, chiếm 9,83%.
Năm 2017 tổng số hộ nghèo là 44.036 hộ, chiếm 35,15%, tổng số hộ cận
nghèo là 15.423 hộ, chiếm 12,31%. Năm 2017 số hộ nghèo đã giảm 7.573 hộ
so với năm 2016.
c) Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông cảu Tỉnh hiện nay chỉ có đường bộ, bao gồm:
Quốc lộ: có 4 tuyến (QL3, QL34, QL4A và 4C) với tổng chiều dài 348

km, mặt đường trải đá nhựa, một số đoạn là đường cấp phối, trong đó quốc lộ
3 và quốc lộ 4 đã được cải tạo, nâng cấp.
Tỉnh lộ: gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 550 km, mặt đường trải đá
nhựa hoặc cấp phối.
Đường đô thị, đường huyện: tổng chiều dài 8,13 km, gồm cả đường
thảm bê tông nhựa, đá nhựa và đá dăm.
Đường huyện xuống xã có tổng chiều dài 930 km, đường xã có tổng
chiều dài 725 km.
Các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3, quốc lộ 34, quốc lộ 4A, quốc lộ
34 kéo dài, tỉnh lộ 212,… đã và đang được đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu
vận tải và giao lưu giữa Cao Bằng với các tỉnh trong vùng và cả nước. Nhiều
tuyến tỉnh lộ đến trung tâm huyện lỵ, đường liên xã, cầu cống cũng đã được
20


cải tạo nâng cấp trong những năm gần đây. Đường ra cửa khẩu Tà Lùng, lối
mở Nà Lạn - Đức Long, cửa khẩu Trà Lĩnh và một số tuyến đường trọng điểm
như đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 206 đang được đầu tư nâng cấp. Năm 2010,
gần 100 km đường tới các xã biên giới, vùng cao, các đồn biên phòng tại các
huyện Thạch An, Hạ Lang, Nguyên Bình, Hà Quảng, Trùng Khánh, Phục Hòa
đã được hoàn thành, 2 cây cầu Lũng Đính và Thông Huề tại Trùng Khánh cũng
được thông xe. Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và đi
lại của nhân dân, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Cao Bằng hiện
đã có tuyến vận tải quốc tế thị xã Cao Bằng - thành phố Sùng Tả (Quảng Tây,
Trung Quốc).
Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình nên điều kiện giao thông của Cao Bằng
nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, như đường núi quanh co, hiểm trở, chất
lượng mặt đường thấp, nhất là các tuyến đường liên huyện, đường đi đến một
số cửa khẩu, lối mở…, ảnh hưởng đến thời gian và chi phí vận chuyển hàng
hóa, hành khách.

- Cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông tiếp tục phát triển về cơ sở vật
chất và phạm vi hoạt động, tỷ lệ phủ sóng phát thanh trong tỉnh đạt 95% và
phủ sóng truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam đạt 90%. Mạng bưu chính
viễn thông không ngừng được nâng cấp mở rộng. Cả 14 huyện, thị của tỉnh
được phủ sóng điện thoại di động. Tất cả các tuyến truyền dẫn nội tỉnh đều
dùng cáp quang. Theo số liệu thống kê của tỉnh, tính đến năm 2016 trên địa
bàn tỉnh đã có 508.928 thuê bao, trong đó thuê bao điện thoại di động là
493.725 thuê bao, tăng 65.334 thuê bao so với năm 2012 và internet là 28.797
thuê bao, tăng 12.120 thuê bao so với năm 2012.
- Lưới điện đến trung tâm các xã được quan tâm đầu tư. Theo số liệu
thống kê của tỉnh, tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt đã tăng 96,08% năm 2012
lên 97,68% năm 2016, trong đó, tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt ở thành thị
tăng từ 98,80% năm 2012 lên 98,98% năm 2016. Ở nông thôn tăng từ 95,05%
lên 96,48% năm 2016.
2.1.3. Điều kiện kinh tế
a) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2013-2016, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) nhìn
chung tăng, riêng năm 2015 đã giảm 5,7% so với năm 2016, tốc độ tăng
trưởng bình quân GRDP của tỉnh giai đoạn này đạt 0,78%/năm, trong đó
khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 4,0%/năm; khu vực công nghiệp – xây
dựng giảm là -0,04%/năm; khu vực dịch vụ là -0,6%/năm. GRDP bình quân
đầu người của tỉnh năm 2015 là 14.112 nghìn đồng, năm 2016 là 14.562
nghìn đồng. So với cả nước, giá trị GRDP của tỉnh đạt được còn rất thấp.
Trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đóng góp của các ngành kinh
tế vào GRDP của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên
diễn ra còn chậm, cụ thể: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 là
25,51%; năm 2015 là 29,07%; năm 2016 là 27,70%. Ngành công nghiệp và
21



xây dựng: năm 2013 là 20,08%; năm 2015 là 18,74%; năm 2016 là 19,60%.
Ngành dịch vụ: năm 2013 là 50,34%; năm 2015 là 47,66%; năm 2016 là
48,29%.
b) Phát triển các ngành sản xuất
- Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong giai đoạn 2012-2016, giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng đều qua các năm, năm 2013 tăng 5,48% so với năm 2012;
năm 2014 tăng 4,75% so với năm 2013; năm 2016 tăng 2,20% so với năm
2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và
thủy sản trong giai đoạn này đạt 3,83%/năm, trong đó nông nghiệp đạt
3,98%/năm; lâm nghiệp đạt 2,44%/năm; thủy sản đạt 5,34%/năm.
Trong giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị sản xuất
nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, khoảng 89 -90%; lâm nghiệp chiếm khoảng
9-10% và thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp 0,3%.
+ Ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm,
năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2016
là 3,98%/năm, trong đó trồng trọt là 2,01%/năm; chăn nuôi là 7,27%/năm; dịch
vụ 16,16%/năm. Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, nhưng
có xu hướng giảm, năm 2012 là 68,93%, năm 2016 là 63,86%; tiếp đến là chăn
nuôi có xu hướng tăng nhẹ, năm 2012 là 28,87%; năm 2016 là 32,70%; cuối
cùng là dịch vụ cũng có xu hướng tăng, năm 2012 là 2,20% và năm 2016 là
3,44%.
Trong trồng trọt, cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 94,5% trong
tổng giá trị sản xuất trồng trọt; cây lâu năm chỉ chiếm khoảng 5,4%. Trong
cây hàng năm, lương thực có hạt đạt giá trị sản xuất cao nhất, chiếm khoảng
63% giá trị sản xuất trồng trọt, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu
người trên địa bàn Tỉnh có xu hướng tăng, năm 2012 là 486 kg/người, năm
2016 là 495 kg/người; tiếp đến là cây công nghiệp hàng năm chiếm khoảng
19%; rau, đậu, hoa cây cảnh chiếm khoảng 7%. Cây lâu năm (cây ăn quả và
cây công nghiệp lâu năm) chiếm tỷ trọng thấp. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên

1 ha đất trồng trọt trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhẹ, năm 2012 là 31 triệu
đồng, năm 2015 là 34,33 triệu đồng và năm 2016 là 34,80 triệu đồng.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng nhanh trong những năm gần đây,
năm 2012 đạt 827.421 triệu đồng, năm 2016 đạt 1.095.618 triệu đồng, tăng 1,3
lần so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2016 là
5,77%/năm. Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn có giá trị sản xuất lớn và có xu
hướng tăng, năm 2012 đạt 495.400 triệu đồng, chiếm 59% trong tổng giá trị
chăn nuôi, năm 2016 đạt 716.443 triệu đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2012,
chiếm 65%. Giá trị sản xuất đối với chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2012-2016
nhìn chung ổn định. Giá trị sản xuất đối với chăn nuôi trâu, bò tăng giảm thất
thường.
Dịch vụ và các hoạt động khác: Giá trị sản xuất dịch vụ đạt được tương
đối ổn định, tuy nhiên năm 2016 giá trị đạt được tăng mạnh, năm 2012 đạt
63.200 triệu đồng, năm 2015 đạt 68.350 triệu đồng, năm 2016 đạt 115.079
22


triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân dịch vụ
giai đoạn 2012-2016 là 12,73%/năm.
+ Ngành Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt được tương đối ổn
định, trong đó, khai thác gỗ và lâm sản khác chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 89%
trong tổng giá trị lâm nghiệp năm 2016. Trồng và chăm sóc rừng chiếm
khoảng 5%-7%, còn lại thu nhặt sản phẩm từ rừng và dịch vụ chiếm tỷ trọng
rất nhỏ. Trên địa bàn tỉnh, diện tích rừng hiện có đến năm 2016 là 358.265 ha,
trong đó diện tich rừng tự nhiên là 343.500 ha, chiếm 96%, rừng trồng là
14.765 ha, chiếm khoảng 4%.
+ Ngành Thủy sản: Giai đoạn 2012-2016 giá trị sản xuất thủy sản nhìn
chung tăng nhẹ qua các năm, trong đó, thủy sản nuôi trồng đạt giá trị lớn, năm
2012 là 7.432 triệu đồng, chiếm 73%; năm 2016 đạt 10.043 triệu đồng, chiếm
80% trong tổng giá trị sản xuất thủy sản. Cùng với việc tăng giá trị sản xuất

thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản cũng tăng nhanh
qua các năm, năm 2012 diện tích là 308,36 ha, sản lượng là 390,95 tấn; năm
2016 diện tích là 315,39 ha, tăng 7,03 ha so với năm 2012; sản lượng là 456,40
tấn, tăng 65,45 tấn so với năm 2012. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm, năm 2012 đạt
31,65 triệu đồng, năm 2015 đạt 42,65 triệu đồng và năm 2016 đạt 44,24 triệu
đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2016 là 6,92%/năm.
- Thực trạng phát triển ngành công nghiệp
Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (theo
giá so sánh 2010) có xu hướng giảm, năm 2011 đạt 2.156.003 triệu đồng, năm
2015 đạt 1.106.769. Năm 2016, chỉ tiêu này ước đạt 1.432.422 triệu đồng.
Về cơ cấu, phân theo loại hình kinh tế, giai đoạn 2011-2015, giá trị sản
xuất công nghiệp của khu vực ngoài nhà nước (theo giá hiện hành) luôn chiếm
tỷ trọng lớn (trên dưới 80%), tiếp đến là khu vực nhà nước luôn khoảng 16%
và khu vực đầu tư nước ngoài tương ứng là 4,4%. Tuy nhiên, năm 2016, tỷ
trọng của khu vực ngoài ước giảm xuống chỉ còn 60%, trong khi khu vực nhà
nước tăng mạnh lên 40% và khu vực FDI chỉ còn chiếm 0,02% trong GTSX
Công nghiệp Tỉnh.
Phân theo ngành công nghiệp, thống kê cho thấy, ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo có đóng góp nhiều cho ngành công nghiệp, tuy nhiên có xu
hướng giảm, năm 2011 (theo giá so sánh 2010) đạt 1.819.360 triệu đồng đến
năm 2015 đạt 840.707 triệu đồng, năm 2016 ước đạt 1.181.237 triệu đồng, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2016 của ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo là -4,62%/năm. Đóng góp lớn cho ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo là ngành sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất kim loại; sản xuất sản
phẩm khoáng phi kim loại; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa,
… Tiếp đến là đóng góp của ngành khai khoáng, tuy nhiên, cũng có xu hướng
giảm, năm 2011 đạt 256.417 triệu đồng, năm 2015 đạt 149.470 triệu đồng và
năm 2016 tiếp tục giảm, ước đạt 105.234 triệu đồng. Ngành sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và

xử lý rác thải có xu hướng tăng trong năm 2016, nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ
trong GTSX công nghiệp.
23


Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Tỉnh là Quặng sắt, đá xây
dựng các loại, cát, gạch nung các loại, xi măng, măng gan và sản phẩm của
măng gan,…
c) Phát triển một số lĩnh vực khác
- Phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Giai đoạn 2011-2015, dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
có xu hướng tăng, năm 2011 đạt 259.234 triệu đồng, năm 2015 đạt 380.611
triệu đồng và năm 2016 ước đạt 396.855 triệu đồng, tăng 1,53 lần so với năm
2011. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp chủ yếu, chiếm đến 99,8%
trong doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải. Khu vực
kinh tế nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,2%. Đặc biệt, trong lĩnh vực dịch
vụ chưa có sự tham gia của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Phân theo
ngành kinh tế, vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 98,5%; còn lại là
dịch vụ kho bãi chiếm 1,5%.
Cùng với việc gia tăng dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải,
số lượt hành khách vận chuyển trên địa bàn tỉnh cũng tăng, năm 2011 là 1.158
nghìn người, năm 2015 là 1.794 nghìn người và năm 2016 ước đạt 1.850
người, chủ yếu do khu vực ngoài nhà nước thực hiện với sự tham gia của
ngành vận tải đường bộ. Số lượt hành khách luân chuyển trên địa bàn tỉnh
cũng tăng hơn 1,6 lần từ 73.360 nghìn người.km năm 2011 lên 119.892 nghìn
người.km năm 2015 và năm 2016 ước là 123.413 nghìn người.km. Khối lượng
hàng hóa vận chuyển giảm nhẹ từ 2.524 nghìn tấn năm 2011 xuống 2.209
nghìn tấn năm 2015 và năm 2016 là 2.365 nghìn tấn. Khối lượng hàng hóa
luân chuyển tăng từ 78.555 nghìn tấn.km năm 2011 lên 79.473 nghìn tấn. km
năm 2015 và 83.400 nghìn tấn.km năm 2016 (ước).

* Phát triển du lịch:
Giai đoạn 2011-2015, doanh thu của các cơ sở lư trú có xu hướng tăng,
nhưng tăng chậm, từ 27.970 triệu đồng năm 2011 lên 47.560 triệu đồng năm
2015, tăng 1,7 lần so với năm 2011. Trong đó, khu vực ngoài nhà nước đạt
doanh thu lớn và tăng dần, tương ứng từ 57,09% lên 90,25% trong tổng doanh
thu du lịch toàn tỉnh. Khu vực nhà nước giảm dần từ 38,43% năm 2011 xuống
còn 8,4% năm 2015. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng giảmtừ 4,48%
xuống 1,35%. Năm 2016, tiếp tục xu hướng trên, doanh thu của các cơ swor
lưu trú trên địa bàn Tỉnh tăng, ước đạt 52.313 triệu đồng. Trong đó, khu vực
ngoài nhà nước 92%, khu vực nhà nước 5,8% và hu vực có vốn đầu tư nước
ngoài khoảng 1,36%.
Doanh thu của các cơ sở lữ hành sau khi tăng mạnh từ 1.568 triệu đồng
năm 2011 lên 4.477 triệu đồng năm 2014 thì lại giảm còn 1.835 triệu đồng
năm 2015, ước tăng nhẹ đạt 2.226 triệu đồng năm 2016. Trong đó, năm 2016,
khu vực nhà nước và ngoài nhà nước (tư nhân) có tỷ trọng khá tương đương
nhau, trên dưới 50% tổng doanh thu.
Cùng với doanh thu du lịch tăng, số lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh
cũng tăng, năm 2011 khách trong nước là 108.638 lượt người, 6.481 lượt
khách quốc tế và số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ là 138.817 ngày.
Năm 2015, các chỉ tiêu này đều tăng, tương ứng là 155.338 lượt khách trong
24


nước, 11.144 lượt khách quốc tế và 251.226 ngày. Năm 2016 số khách trong
nước ước tăng, đạt là 171.935 lượt khách, trong khi khách quốc tế giảm còn
10.538 lượt khách và số ngày do các cơ sở lưu trú phục vụ là 265.727 ngày.
2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển cơ sở kinh
doanh khí trên địa bàn tỉnh
2.1.4.1. Những thuận lợi
- Vị trí địa lý của Cao Bằng thuận lợi cho việc phát triển hoạt động

thương mại với Trung Quốc thông qua hệ thống cửa khẩu, lối mòn, lối mở biên
giới, cặp chợ và các chợ xã biên giới, … Qua đó, các hoạt động vận chuyển,
lưu thông hàng hóa cũng như dịch vụ hỗ trợ thương mại gia tăng. Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh khí phát triển
trên địa bàn tỉnh.
- Việc gia tăng dân số cũng như cải thiện thu nhập của dân cư góp phần
tăng nhu cầu tiêu dùng và thay đổi về trình độ tiêu dùng của dân cư, đồng thời
khuyến khích các ngành và các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất,
điều này sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng khí trong đời sống và sản xuất.
- Tốc độ đô thị hóa tăng, lực lượng lao động đã qua đào tạo trên địa bàn
tăng, là điều kiện làm tăng đối tượng có nhu cầu sử dụng khí phục vụ cho đời
sống trong thời gian tới.
- Sự phát triển của ngành vận tải đường bộ, cùng với sự phát triển của
dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đã làm gia tăng số lượng hành khách và
khối lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần vào việc gia tăng sử dụng khí
trên địa bàn tỉnh.
- Sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là sự hình thành các khu nghỉ
dưỡng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí phục vụ khách du lịch,...là
yếu tố thuận lợi làm tăng nhu cầu sử dụng khí trên địa bàn tỉnh.
2.1.4.2. Những khó khăn, thách thức
- Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ cao, đời sống nhiều hộ gia đình còn khó
khăn sẽ ảnh hưởng đến trình độ tiêu dùng của dân cư. Nhu cầu chủ yếu sẽ tập
trung vào những hàng hóa thiết yếu, cấp trung bình, nhu cầu sử dụng các sản
phẩm liên quan đến khí sẽ hạn chế.
- Mật độ dân số thấp, đặc điểm sống phân tán của đồng bào dân tộc sẽ
gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư vào phát triển mạng lưới cơ sở kinh
doanh khí trên địa bàn tỉnh.
- Địa hình dốc, diện tích núi đá và đất đồi núi dốc chiếm tới 91% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình chia cắt, mật độ dân cư thấp và phân tán nên
nhu cầu về khí tại các địa bàn không lớn, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của

mạng lưới cơ sởkinh doanh khí.
- Sự chênh lệch đáng kể về thu nhập, mức sống giữa khu vực thành thị
và nông thôn, vùng sâu, vùng xa là một yếu tố làm ảnh hưởng đến mật độ
mạng lưới cửa hàng và kho khí.
- Sự phát triển chậm của các ngành kinh tế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của một số mặt hàng phục vụ cho sản xuất, trong đó có mặt hàng
khí.
25


×