Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN DUY THÔNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KINH DOANH
HÀNG GIẢ CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC
Mã số ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS. NGUYỄN MINH HÀ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


TÓM TẮT

Hàng hóa kinh doanh trên thị trường có tầm quan trọng rất lớn đối với một nền
kinh tế, nó quyết định sự tăng trưởng kinh tế của một đất nước, mặt trái của việc kinh
doanh hàng hóa trong nền kinh tế thị trường hiện nay chính là hàng giả, hàng xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nhận định được tầm quan trọng này việc nghiên cứu các
yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả để có biện pháp giúp giảm thiểu hàng giả
trên thị trường là rất cần thiết. Do đó, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến việc
kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” được
hình thành.
Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả


của các cơ sở kinh doanh. Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến việc kinh
doanh hàng giả của cơ sở kinh doanh. Từ đó gợi ý các chính sách để hạn chế việc kinh
doanh hàng giả.
Đề tài nghiên cứu theo phương pháp định lượng với hồi quy logit , chọn mẫu dữ
liệu bao gồm 201 cơ sở kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, số
liệu thu thập là năm 2015. Mô hình hồi quy gồm 12 yếu tố,kết quả nghiên cứu cho thấy
việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên tỉnh Tiền Giang bị chi phối bởi
mười một yếu tố liên quan đến chủ cơ sở kinh doanh và cơ sở kinh doanh đó là: Giới
tính, Trình độ, Tôn giáo, Lợi nhuận, Ngành nghề (4 nhóm ngành nghề điện tử - phụ
tùng, xăng dầu – gas, Vật liệu xây dựng – Hóa chất – Đồ gỗ - Vật tư nông nghiệp, hàng
ăn thực phẩm), số lao động, thuế và địa điểm.
Yếu tố tác động mạnh nhất đến việc kinh doanh hàng giả là nhóm ngành nghề
dientuphutung, xangdau và thuế, kế tiếp là yếu tố giới tính (Gender), bên cạnh đó các
yếu tố: trình độ học vấn (EDU), tôn giáo (RELIGION), lợi nhuận (PROFIT), ngành
nghề (VLXD, thucpham), số lao động và địa điểm kinh doanh cũng có tác động.
Các yếu tố trên tác động nghịch biến với kinh doanh hàng giả là Trình độ của
chủ cơ sở kinh doanh càng cao thì càng ít kinh doanh hàng giả, có tôn giáo thì ít kinh
iii


doanh hàng giả hơn người không có tôn giáo, ngành nghề kinh doanh là VLXD,
Xangdau, thucpham, dientuphutung có xu hướng kinh doanh hàng giả nhiều hơn ngành
nghề khác.

iv


MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................... i

Lời cảm ơn............................................................................................ ii
Tóm tắt ................................................................................................ iii
Mục lục................................................................................................. v
Danh mục hình và bảng ....................................................................... ix
Danh mục từ viết tắt ............................................................................. x
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ...........................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu .......................................................................................1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 4
1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................. 6
1.8. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 6
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC..8
2.1. Tổng quan về hàng giả .............................................................................. 8
2.1.1. Các khái niệm về hàng giả .....................................................................8
2.1.1.1. Các khái niệm trong nước ............................................................8
2.1.1.2 Các khái niệm của nước ngoài ....................................................11
2.1.2. Các hành vi vi phạm, biện pháp xử lý hành vi kinh doanh hàng giả ...14

v


2.1.2.1. Hành vi vi phạm ..........................................................................14
2.1.2.2. Biện pháp xử lý ..........................................................................14
2.2. Tính chất đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng giả...................... 16
2.3. Một số dấu hiệu để nhận biết hàng giả .............................................. 17
2.4. Tác động của hàng giả đối với xã hội ............................................... 17
2.5. Các lý thuyết liên quan ............................................................................ 19

2.5.1. Lý thuyết cung hàng hoá ......................................................................19
2.5.2. Lý thuyết về cung - cầu hàng giả .........................................................21
2.5.2.1. Giá cả cân bằng ..........................................................................21
2.5.2.2. Cân bằng thị trường về hàng giả ................................................22
2.5.3. Lý thuyết về đầu tư...............................................................................29
2.5.3.1. Các yếu tố quyết định đầu tư ......................................................29
2.5.3.2. Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận ........................................30
2.6. Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả ............................. 32
2.6.1. Các yếu tố về thông tin của chủ cơ sở kinh doanh ...............................32
2.6.2. Các yếu tố về đặc điểm của cơ sở kinh doanh .....................................34
2.7. Nghiên cứu trước có liên quan ............................................................... 40
2.7.1. Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................40
2.7.2. Nghiên cứu trong nước .........................................................................41
2.7.3. So sánh giữa nghiên cứu đang thực hiện và nghiên cứu trước .................42
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................44
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................... 44
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 46
vi


3.3. Mô hình nghiên cứu: ............................................................................... 47
3.3.1. Xây dựng mô hình hồi quy ...................................................................47
3.3.2. Giải thích và đo lường các biến............................................................48
3.3.3. Nguồn thu thập dữ liệu .........................................................................52
3.3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ...................................................................52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................54
4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 54
4.1.1. Thống kê mẫu theo các đặc tính ...........................................................54
4.1.2. Thống kê cho các biến định danh .........................................................55
4.1.3. Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................58

4.2. Ma trận tương quan ................................................................................. 62
4.3. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình ................................................... 64
4.4. Phân tích hồi quy ..................................................................................... 65
4.4.1. Kết quả phân tích hồi quy Logistic ......................................................65
4.4.2. Kiểm định tổng quát độ không phù hợp của mô hình nghiên cứu .......66
4.4.3. Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình ...........................67
4.4.4. Kết quả phân tích các biến của mô hình nghiên cứu............................67
4.4.4.1. Các biến có ý nghĩa thống kê ......................................................67
4.4.4.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê ...........................................72
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................75
5.1. Kết luận ................................................................................................... 75
5.2. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 76
5.3. Gợi ý chính sách ...................................................................................... 77
vii


5.3.1. Nhóm giải pháp đối với chủ cơ sở kinh doanh từ các yếu tố có tác
động đến việc kinh doanh hàng giả ........................................... 78
5.3.2. Nhóm Giải pháp đối với ngành nghề kinh doanh của cơ sở kinh
doanh ........................................................................................ 79
5.3.3. Nhóm giải pháp đối với yếu tố lợi nhuận và thuế ..................... 80
5.3.4. Nhóm giải pháp dựa trên yếu tố số lao động của cơ sở kinh doanh
và địa điểm kinh doanh ............................................................ 80
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................83
Phụ lục A ........................................................................................................91
Phụ lục B ........................................................................................................94

viii



DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Trang
Hình 2.1. Đường cung và đường cầu ........................................................................ 19
Hình 2.2. Đường cung dịch chuyển .......................................................................... 20
Hình 2.3. Cân bằng thị trường .................................................................................. 22
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa giá, lượng cung và lượng cầu ...................................... 25
Hình 2.5. Sự dịch chuyển của điểm cân bằng .......................................................... 28
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 45
Bảng 4.1. Thống kê biến định lượng ........................................................................ 54
Bảng 4.2. Thống kê giới tính ................................................................................... 55
Bảng 4.3. Thống kê trình độ học vấn ....................................................................... 55
Bảng 4.4. Thống kê ngành nghề ............................................................................... 56
Bảng 4.5. Thống kê loại thuế .................................................................................... 56
Bảng 4.6. Thống kê mức thuế................................................................................... 57
Bảng 4.7. Thống kê vị trí .......................................................................................... 57
Bảng 4.8. Thống kê mô tả......................................................................................... 58
Bảng 4.9. Ma trận tương quan .................................................................................. 62
Bảng 4.10. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình ......................................................... 64
Bảng 4.11. Kết quả phân tích hồi qui Logistic ......................................................... 65
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình .......................................... 66
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định tính chính xác trong dự báo mô hình ....................... 67

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STATA


: Chương trình sử dụng trong Kinh tế Lượng và thống kê (Data
Analysis and Statistical Software)

QLTT

: Quản lý thị trường

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

DN

: Doanh nghiệp

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

GTGT

: Giá trị gia tăng

TPB

: lý thuyết về hành vi có tổ chức

GENDER

: Giới tính của chủ cơ sở kinh doanh


AGE

: Độ tuổi của chủ cơ sở kinh doanh

EDUC

: Trình độ học vấn của chủ cơ sở kinh doanh

RELIGION

: Tôn giáo của chủ cơ sở kinh doanh

EXPER

: Kinh nghiệm của chủ cơ sở kinh doanh

PROFIT

: Lợi nhuận của cơ sở kinh doanh

REV

: Doanh thu hàng tháng của cơ sở kinh doanh

CR

: Ngành nghề kinh doanh của cơ sở kinh doanh

EMP


: Số lao động của cơ sở kinh doanh

TAX

: Thuế của cơ sở kinh doanh

LOCATION

: Địa điểm của cơ sở kinh doanh

GOODS

: Hàng kinh doanh của cơ sở kinh doanh là hàng nhập khẩu hay
trong nước
x


THPT

: Trung học phổ thông

TC

: Trung cấp

CĐĐH

: Cao đẵng đại học


XANGDAU

: Ngành nghề Xăng dầu – Gas

VLXD

: Ngành nghề Vật liệu xây dựng – Đồ gỗ - Hóa chất – Vật tư
nông nghiệp

Taphoa

: Ngành nghề Tạp hóa – Quần áo

Dientuphutung

: Ngành nghề Điện tử - Phụ tùng

Thucpham

: Ngành nghề thực phẩm – Hàng ăn

Loaithue

: Loại thuế

MUCTHUE

: Mức thuế

Nhapkhau


: Hàng hóa nhập khẩu hay là hàng hóa trong nước

xi


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do nghiên cứu
Hàng giả có tác hại trực tiếp đến người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh, đặc
biệt là thiệt hại về kinh tế; làm giảm uy tín của doanh nghiệp, một số trường hợp
dẫn đến phá sản, làm giảm động lực phát triển kinh doanh của một số doanh nghiệp
chân chính, gây thất thu cho ngân sách nhà nước và nguy hiểm hơn việc mua bán
hàng giả có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Hiện nay,
tình trạng hàng giả, hàng lậu ở nước ta vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp.
Sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng (lần VI) năm 1986 ra đời, nền kinh tế nước
ta bước sang thời kỳ mới, với sự giao lưu mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước
ngoài tạo động lực xây dựng một nền kinh tế thị trường năng động, đa dạng, nhiều
thành phần.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức
phân phối là một tất yếu khách quan đối với Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện
hội nhập, toàn cầu hiện nay. Thực tế qua 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã
có nhiều bước phát triển vượt bậc: sản xuất hàng hoá phát triển, tốc độ tăng trưởng
cao, đời sống nhân dân không ngừng tăng lên...
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì cơ chế thị trường cũng có mặt
trái của nó. Một trong những mặt tiêu cực đó là vấn nạn hàng giả, hàng nhái là sự

cạnh tranh tích cực và cạnh tranh tiêu cực. Một mặt là những doanh nghiệp rất nỗ
lực, đầu tư không ngừng để đổi mới công nghệ, tìm tòi, sáng tạo hình thành nên
những sản phẩm, hàng hóa chất lượng phù hợp và được người tiêu dùng ưa thích.
Mặt còn lại là vẫn còn không ít doanh nghiệp, cá nhân đã vì lợi ích trước mắt mà
không từ những thủ đoạn gian dối, bất chấp đạo đức, pháp luật để sản xuất và buôn
bán hàng giả.

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

1


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

Đất nước ta đang ra sức thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước,
từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì
nhiệm vụ chống hàng giả rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
Nói đến hàng giả thương hiệu có lẽ ai cũng biết tới, thậm chí cũng có khi
mình là nạn nhân của hàng giả thương hiệu. Hiện nay hàng giả thương hiệu vẫn tồn
tại, xen lẫn cùng hàng thật ở mọi nơi, mọi lúc. Có thể nói mọi sản phẩm hàng hóa
trong đời sống xã hội đều có nguy cơ bị làm giả, từ hàng tiêu dùng, vật tư nông
nghiệp, cho đến thuốc chữa bệnh... Hàng giả thương hiệu không những gây tác hại
trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng cho con người mà nguy hại hơn là làm mất uy tín
của nhà sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng xấu môi trường đầu tư và xa hơn là uy tín
của một quốc gia (chẳng hạn Trung Quốc được xem như là nước nổi tiếng trên thế
giới về làm hàng giả, hàng nhái). Do đó hàng giả thương hiệu vẫn đang là vấn đề
bức xúc với các cơ quan Nhà nước, nỗi lo của nhà sản xuất kinh doanh chân chính
và sự bất bình của người tiêu dùng.
Báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường Tiền Giang trong năm 2013, tình

trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả diễn ra phức tạp và tăng đáng kể so với năm
2012. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả với số vụ vi phạm giảm
so với năm 2012 nhưng thủ đoạn, tính chất, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi; đối
tượng vi phạm phần lớn là cơ sở có trụ sở ngoài tỉnh.
Nói đến hàng giả, ở Việt Nam thì ai cũng biết, nó dường như đã quá quen
thuộc với người dân, có những loại hàng giả tinh vi khó nhận biết, nhưng cũng có
những loại hàng hoá dù biết đó là hàng nhái nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận.
Hiện tại có rất nhiều bài viết, bài báo viết về hàng giả, song có rất ít những nghiên
cứu khoa học về vấn đề này. Điều này tạo cho tôi sự thú vị khi nghiên cứu về vấn
đề này.
Bên cạnh đó, hậu quả do nạn hàng giả gây ra là hết sức nghiêm trọng. Điều
đó đã đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cần thiết là phải tìm ra những giải pháp hữu

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

2


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

hiệu nhất để đấu tranh, diệt trừ triệt để vấn nạn hàng giả. Đây cũng chính là lý do
mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Tình trạng kinh doanh hàng giả trên cả nước nói chung, Tiền Giang nói riêng
tiếp tục diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 02
thị xã) và 169 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại
2, hầu hết các chợ lớn, nhỏ được hình thành theo khu vực hành chính và các cụm
dân cư từ khắp thành thị đến nông thôn. Dân số tỉnh Tiền Giang khoảng trên 1,7

triệu người với trên 40.000 cơ sở kinh doanh, đa số đều chấp hành tốt các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn một số ít
vì chạy theo lợi nhuận dẫn đến vi phạm pháp luật đặc biệt trong động thương mại.
Tiền Giang là địa bàn không có biên giới trên bộ, nhưng có tuyến biển, có
khu công nghiệp, Cảng Mỹ Tho và các tuyến giao thông thủy - bộ thông suốt đi các
tỉnh miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An
và TP. Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh
Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền
(một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Tiền Giang có diện tích tự
nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long,
8,1% diện tích Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước.
So với các tỉnh biên giới thì tình hình buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh
không phổ biến công khai. Tuy nhiên, do là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các
tỉnh (gồm các tỉnh giáp biên giới Tây Nam) đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại
nên vẫn còn tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, đã lợi dụng địa bàn Tiền Giang
để vận chuyển, tập kết hàng hóa bất hợp pháp.
Trong những năm qua, các mặt hàng thường xuyên bị làm giả thường gặp là
như: thức ăn chăn nuôi, phân bón không có giá trị sử dụng, công dụng, giả mạo

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

3


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

nhãn hiệu; bột ngọt, bột gạo, bột nếp, kẹo, men nấu rượu, máy tính giả mạo nhãn
hiệu, khí dầu mỏ hóa lỏng (gas)….
Theo Sở Công Thương Tiền Giang (2013), số liệu thống kê qua các năm cho

thấy vi phạm về hàng giả trên tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục diễn ra với những thủ
đoạn ngày càng tinh vi. Năm 2012 các lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện 53
vụ vi phạm về hàng giả, thu phạt trên 1 tỷ đồng; năm 2013 phát hiện 37 vụ, thu phạt
604.167.000 đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 135 triệu đồng; năm 2014
phát hiện 39 vụ giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…, thu phạt
793.530.750 đồng.
Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các
cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu sau:
Tìm ra các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh
doanh tại địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Từ cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, gợi ý chính sách nhằm hạn chế việc kinh
doanh hàng giả, đồng thời phục vụ cho công tác phòng chống các hành vi sản xuất,
kinh doanh hàng giả của các cơ quan quản lý Nhà nước.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ quan trọng của
đề tài nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây:
Các yếu tố nào tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh
doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định kinh
doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh như thế nào?

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

4


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang


Các giải pháp nào góp phần làm giảm tình trạng kinh doanh hàng giả tại tỉnh
Tiền Giang?
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát trực tiếp từ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm
2015 (gồm các cơ sở có kinh doanh hàng giả và các cơ sở không có kinh doanh
hàng giả).
Số lượng quan sát: 201 cơ sở kinh doanh.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là: Tiếp cận lấy thông tin, đặc điểm
liên quan đến các cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh và phân tích các yếu tố
tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên tỉnh Tiền
Giang. Cụ thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu, điều tra mẫu bao gồm 201 cơ sở kinh
doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nhằm khảo sát mức độ kinh doanh hàng giả của
các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Mẫu được chọn từ danh sách các cơ sở kinh
doanh đã kiểm tra năm 2015, trong danh sách có cơ sở vi phạm và cơ sở không vi
phạm.
- Sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá sự tương quan giữa các biến số,
phương pháp so sánh giữa các nhóm cơ sở kinh doanh để rút ra những yếu tố tác
động đến việc kinh doanh hàng giả và rút ra những nguyên nhân của việc kinh
doanh hàng giả.
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Sử dụng hồi quy Binary Logistic để xác định các yếu tố tác động đến việc kinh
doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Dữ liệu được
thu thập từ danh sách các cơ sở kinh doanh đã kiểm tra năm 2015 của Chi cục Quản
lý thị trường Tiền Giang. Đối với biến phụ thuộc thì lấy dữ liệu từ Chi cục Quản lý

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D


5


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

thị trường để biết được cơ sở có kinh doanh hàng giả hay không, trong danh sách có
hộ có vi phạm kinh doanh hàng giả và có những hộ không kinh doanh hàng giả.
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cho các cơ quan thực thi pháp luật, chống
hàng giả, có ý nghĩa đối với các cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật về chống hàng
giả ở Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng.
Kết quả nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả
của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đề tài nghiên cứu sẽ giúp
cho những cơ quan làm công tác chống hàng giả có cái nhìn đầy đủ hơn, rõ ràng
hơn về hàng giả. Từ đó, các ngành chức năng sẽ có những biện pháp hợp lý để thực
hiện đạt hiệu quả cao trong công tác chống hàng giả, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho người tiêu dùng.
Đề tài nghiên cứu giúp cho các nhà sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng
hóa có chiến lược hiệu quả hơn trong việc chống giả mạo hàng hóa của họ. Từ đó
giúp các doanh nghiệp này thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn và có sự
phối hợp tốt với các cơ quan chức năng.
1.8. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 chương cụ thể sau:
Chương 1: Giới thiệu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, lý do nghiên
cứu và mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước: Trình bày sự quan trọng
của câu hỏi của nghiên cứu trước, tình trạng hiện tại của chủ đề nghiên cứu, một số
dấu hiệu nhận biết hàng giả, tác động của hàng giả, các yếu tố tác động đến việc

kinh doanh hàng giả các nghiên cứu trước.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày số liệu nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu, giải thích và đo lường các biến.

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

6


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên
cứu, kết quả phân tích của mô hình kinh tế lượng; xác định các yếu tố tác động đến
việc kinh doanh hàng giả của cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu được
tìm ra, gợi một số chính sách. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

7


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Trong bối cảnh Hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong

quan hệ kinh tế quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại thế giới vào tháng 11/2006, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn.
Hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có tác hại trực tiếp đến
người tiêu dùng và doanh nghiệp, đặc biệt là thiệt hại về kinh tế; làm giảm uy tín
của doanh nghiệp, một số trường hợp dẫn đến phá sản, triệt tiêu động lực sáng tạo
về trí tuệ của doanh nghiệp nói riêng và cả xã hội nói chung và nguy hiểm hơn là
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng hàng giả,
hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta vẫn khá phổ biến và ngày càng phức
tạp, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ và có hiệu quả hơn mới làm
hạn chế được tình trạng này.
Những lý thuyết trình bày dưới đây cho ta biết thêm các vấn đề về hàng giả,
đưa ra những cơ sở lý thuyết của đề tài, các yếu tố tác động đến việc kinh doanh
hàng giả, các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài.
2.1. Tổng quan về hàng giả
2.1.1. Các khái niệm về hàng giả
2.1.1.1. Các khái niệm trong nước
Theo Quốc hội, Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005, đưa ra khái niệm về hàng
hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ như sau: i) Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo
quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa
lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và
hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này; ii) Hàng hoá giả mạo nhãn
hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

8


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn

tỉnh Tiền Giang

phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng
đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn
địa lý; iii) Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của
chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ trong Điều 213 Luật sở hữu trí
tuệ Việt Nam tương đồng với khái niệm “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa
chứa đựng yếu tố xâm hại quyền tác giả” được quy định trong Hiệp định về các khía
cạnh của quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS) của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
trong Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng tương đồng với khái niệm “Hàng hóa
giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa sao chép chứa đựng yếu tố xâm phạm quyền tác
giả” được quy định trong Điều 5 của Hiệp định thương mại chống hàng giả
(AntiCounterfeiting Trade Agreement - ACTA) mới được ký gần đây giữa nhiều
nước công nghiệp phát triển, nhưng hiện chưa có hiệu lực. Việc phân biệt giữa khái
niệm hàng giả nói chung với khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ nói
riêng, cũng như với khái niệm hàng hóa có chứa đựng yếu tố xâm hại quyền sở hữu
trí tuệ có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, như trên đã nêu, để đấu tranh chống lại
những hàng giả về chất lượng, cần huy động trước hết vai trò của chính người tiêu
dùng, những người bị thiệt hại đầu tiên và trực tiếp nhất. Đối với những hàng hóa
xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ,
vai trò pháp lý của các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại lại cần được đặt
lên hàng đầu. Trên phương diện pháp luật thực định, cả trong pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính và pháp luật xử lý hình sự, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng
giả được xử lý khác biệt với các hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có
hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ. Trong Bộ luật
hình sự, tách biệt với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại các
điều 156, 157, 158, các hành vi tội phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được
quy định lần lượt tại điều 170 (Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền

sở hữu công nghiệp), điều 170a (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan) và

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

9


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

điều 171 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp). Với những quy định như hiện
nay của Bộ luật hình sự, có thể thấy những hành vi phạm tội về hàng giả theo các
điều 156, 157, 158 sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn rất nhiều so với các hành vi phạm
tội liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả trường hợp giả mạo về sở hữu trí
tuệ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sẽ có sự trùng lặp hoặc khó phân biệt về
việc áp dụng điều luật khi một hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả (về nội dung)
nhưng đồng thời xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như giả mạo về sở hữu trí
tuệ.
Theo Chính phủ (2013), Khoản 8, Điều 3 Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013, hàng giả gồm: i) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng;
có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi
của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công
dụng đã công bố hoặc đăng ký; ii) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính
hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ
70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký,
công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; iii) Thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với
hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với
dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; iv) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt
chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng,

quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng
ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; v) Hàng hóa có
nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân
khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng
ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; vi)
Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc
hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; vii) Hàng hóa giả mạo về sở hữu
trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; viii) Tem, nhãn, bao bì
giả.

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

10


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

Theo Nguyễn Thị Quế Anh (2014), làm rõ nội hàm của khái niệm hàng giả
theo quy định của pháp luật hiện nay là một trong những điều kiện tiên quyết để
nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chống hàng giả.
Dưới góc độ pháp lý, điều này không chỉ có ý nghĩa xác định giới hạn, phạm vi của
hoạt động chống hàng giả, mà còn có ý nghĩa trong việc huy động, phát huy vai trò
của các chủ thể tham gia vào cuộc chiến chống hàng giả, bao gồm cả các lực lượng
chống hàng giả là các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp, các cá nhân. Đặc
biệt, việc làm rõ khái niệm hàng giả cũng có ý nghĩa lớn trong việc quyết định các
biện pháp hợp lý trong ngăn ngừa, phát hiện và áp dụng các biện pháp chế tài một
cách đồng bộ, hợp lý đối với các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Thực tế áp
dụng pháp luật hiện nay cho thấy khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt Nam còn
cần được hoàn thiện. Khái niệm hàng giả hiện được hiểu rất rộng, có những khác

biệt với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp có những khó khăn trong
việc phân biệt hành vi sản xuất buôn bán hành giả với các hành vi vi phạm pháp luật
khác, khó khăn trong việc phân biệt các loại hàng giả với nhau. Những khó khăn
này thực tế tạo ra những lực cản, hạn chế hiệu quả của công tác đầu tranh phòng và
chống hàng giả.
2.1.1.2. Các khái niệm của nước ngoài
Hàng giả được sản xuất và bán các sản phẩm giả mạo dường như giống hệt
với sản phẩm gốc, đã được lan rộng trên toàn thế giới với một tốc độ đáng báo
động. Mục tiêu ưa thích của các những nhà sản xuất hàng giả là các sản phẩm mang
một hình ảnh thương hiệu lớn và đòi hỏi một công nghệ sản xuất tương đối đơn
giản, chẳng hạn như các mặt hàng may mặc, điện tử tiêu dùng, phương tiện truyền
thông, thuốc lá, đồng hồ và đồ chơi (AntiCounterfeiting Coalition, 2002). Các nhà
sản xuất sản phẩm chính hãng cũng nhận thức được sự phát triển của hàng giả và có
biện pháp ngăn việc khai thác hàng giả, để hạn chế thiệt hại đến thương hiệu, uy tín
và lợi nhuận của công ty họ (Green & Smith, 2002; Kay, 1990; Nash, 1989; Wee,
Tân, & Cheok, 1995).

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

11


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

Hàng giả xuất hiện trong hai hình thức khác nhau: lừa dối khách hàng và
hàng giả không dối gạt. Hàng giả lừa đảo, người tiêu dùng không nhận biết được
thực tế rằng anh/chị đang mua một bản sao chứ không phải là sản phẩm gốc. Chúng
tôi tập trung về hàng giả không dối gạt, nơi người tiêu dùng cố tình mua sản phẩm
giả (Grossman & Shapiro, 1988; Phau & Prendergast, 1998). Khi nhìn vào cơ sở lý

thuyết để giải thích các nhu cầu cho các sản phẩm giả mạo, hiện tại có ba vấn đề lý
giải trong nghiên cứu này. Đầu tiên, hàng giả sẽ không tồn tại nếu nó không có các
nhãn hiệu và những đảm bảo cho thương hiệu họ (Bloch, Bush, & Campbell, 1993;
Cordell, Wongtada, & Kieschnick, 1996). Các tài liệu về nhãn hiệu và nhu cầu của
người mua thương hiệu sản phẩm cung cấp cái nhìn sâu sắc vào những gì làm cho
hàng giả hấp dẫn.
Người tiêu dùng đang mua sản phẩm có thương hiệu về cơ bản vì hai lý do:
thuộc tính vật chất của sản phẩm và sự kết hợp sản phẩm vô hình - hình ảnh thương
hiệu; sự đánh giá của bản thân họ về hình ảnh và tăng cường chú ý của họ về
thương hiệu qua quá trình tiếp xúc sản phẩm hàng hóa (Dornoff & họ Tatham,
1972; Onkvist & Shaw, 1987). Điều này đặc biệt đúng đối với hàng cao cấp, được
mua nhiều hơn vì chúng mang lại lợi ích hơn những gì họ đang có (Dubois &
Paternault, 1995; Nia & Zaichkowsky, 2000). Trong khi các sản phẩm giả mạo có
thể không hoàn toàn tuân thủ với tất cả các thuộc tính vật lý sản phẩm cung cấp ban
đầu, kích thước hình ảnh các sản phẩm mang nhãn hiệu ban đầu được bảo hộ. Sự
khác biệt giá cả tạo cho các sản phẩm giả mạo có nhiều lợi thế. Điểm mấu chốt là
mua các sản phẩm giả có thương hiệu uy tín mà không phải trả tiền bản quyền sản
phẩm (Cordell et al., 1996; Grossman & Shapiro, 1988).
Việc cố ý mua hàng giả được coi là hành vi sai trái của người tiêu dùng, "Vi
phạm các chuẩn mực chung đã được chấp nhận và mang tiếng xấu bởi các nhà tiếp
thị và nhất là người tiêu dùng" (Dodge, Edwards, & Fullerton, 1996;. Fullerton &
Punj, 1993, p. 570; 1997; Solomon, 1992; Vitell & Muncy, 1992).

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

12


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang


Thông thường, hành vi sai trái được tác động bởi những đặc điểm nhất định
hoặc các yếu tố như giá cả, hình phạt và một số yếu yếu tố cụ thể (Dodge et al.,
1996). Điều này đặc biệt đúng đối với tổ chức đối lập mà bán với giá thấp hơn
nhiều so với bản gốc (Bloch et al., 1993). Những gì có thể ngăn cản người tiêu dùng
tham gia vào các hành vi này là sợ bị trừng phạt. Tuy nhiên sự cám dỗ lớn để các
quyết định kinh doanh hàng giả đan xen với khả năng cảm thấy hợp lý của người
tiêu dùng (Strutton, Vitell, & Pelton, 1994). Người tiêu dùng thường xuyên quan
niệm bằng các kết luận rằng hành vi của họ không phải là "Thực sự" bất hợp pháp
hoặc vô đạo đức, và họ có xu hướng ngụy biện bào chữa hợp lý, thậm chí chuyển
hướng đỗ lỗi cho người khác (Gellerman, 1986). Nghiên cứu trước đây đã xác định
được suy nghĩ chống lại các doanh nghiệp lớn như là vấn đề quan trọng để bào chữa
cho hành vi sai trái của người tiêu dùng. Hỗ trợ các nước bằng cách mua sản phẩm
của họ một cách hợp lý, khi họ tính toán hợp lý hơn với tỷ suất lợi nhuận thấp hơn
sản xuất hàng gốc. Hơn nữa, họ được coi là chỉ đơn giản là có hiệu quả hơn trong
R&D và phân phối các sản phẩm của họ hơn so với các "ông lớn" (Ang et al., Năm
2001; Tom, Garibaldi, Zeng, & Pilcher, 1998; Wee et al., 1995).
Đưa ra các kiến thức cơ bản bị chia ra trong lĩnh vực này, chúng tôi sử dụng
các lý thuyết về hành vi có tổ chức (TPB) (Ajzen, 1991) cho hướng dẫn trong hệ
thống hóa các kết quả nghiên cứu hiện có và bổ sung thêm biến, chẳng hạn như yếu
tố quyết định tâm lý và nhân khẩu học. Nói tóm lại, TPB rằng hành vi được xác
định bởi ý định để tham gia vào các hành vi như vậy, do đó, được xác định bởi thái
độ hướng đến hành vi và các chỉ tiêu chủ quan trọng kiểm soát hành vi (Ajzen,
1991). Chúng tôi đang sử dụng thái độ với hành vi chứ không phải là thái độ đối với
các đối tượng (ví dụ như thái độ hướng tới một mục giả mạo), như được cho là tốt
hơn dự báo về hành vi (Fishbein, 1967; Fishbein & Ajzen, 1975).
Hơn nữa, TPB kết hợp các số lượng kiểm soát một hành vi đã qua của mình
và ảnh hưởng của mình trên đó. Trong trường hợp hành vi đó rất khó thực hiện,
TPB đã chứng minh được áp dụng nhiều hơn hơn so với lý thuyết về lý luận hành
động (TRA). Việc mua hàng giả có vẻ là một quyết định khó khăn, như những cám

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

13


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

dỗ tiêu thụ được mạnh mẽ cho những lợi thế về giá thường to lớn của hàng giả so
với sản phẩm gốc.
Thoả thuận về những khía cạnh liên quan tới thương mại về quyền sở hữu
trí tuệ (TRIPS) cho rằng hàng hóa giả nhãn hiệu là bao gồm bất kì hàng hóa nào
mang một nhãn hiệu nào đó trái phép mà không thể phân biệt ở những khía cạnh
chính với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa đó.
Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (1984, p.vii) xác định hàng giả là "sản
phẩm sử dụng nhãn hiệu trái phép mà giống hệt hoặc tương tự với sản
phẩm khác mà nhãn hiệu đã được đăng ký và sử dụng". Hàng thật bị nháy nhãn
hiệu, hàng giả được sản xuất làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với hàng thật.
2.1.2. Các hành vi vi phạm, biện pháp xử lý hành vi kinh doanh hàng giả
2.1.2.1. Hành vi vi phạm
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (2013), hiện nay pháp luật quy định tổ chức, cá nhân
có hành vi sản xuất, buôn bán, chế biến, gia công, lắp ráp, tái chế, chế tác, phân
loại, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu hàng giả là vi phạm pháp luật. Ngoài ra,
các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (viết tắt là SHTT) bao gồm sản xuất
(chế tạo, gia công, lắp rắp, chế biến, đóng gói, in, sao), nhập khẩu, buôn bán, vận
chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ, cho thuê sản phẩm, hàng hóa có các yếu tố
xâm phạm quyền SHTT cũng là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.
Hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu trên tỉnh Tiền Giang vẫn
tiếp tục diễn ra, các cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận đã bất chấp pháp luật dùng mọi
thủ đoạn để thu lợi bất chính.

2.1.2.2. Biện pháp xử lý
Theo Quốc hội (Luật Sở hữu trí tuệ, 2005, Điều 211); Chính phủ (2013),
“Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP”: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
trong hoạt động sản xuất, buôn bán, chế biến, gia công, lắp ráp, tái chế, chế tác,
phân loại, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu… hàng giả thì tùy theo tính chất,

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

14


Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh hàng giả của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang

mức độ vi phạm mức độ sẽ bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình
sự. Theo đó:
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của
chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hai do hành
vi xâm phạm gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành
chính. Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có
hành vi xâm phạm quyền SHTT: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi,
cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại;
Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng
chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT với điều kiện
không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.
Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý đối với hành vi vi phạm hành
chính về hàng giả; hành vi xâm phạm quyền thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT, tổ
chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện

hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc
phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Luật Sở
hữu trí tuệ như: phạt cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện; tước quyền
sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép được cấp; đình chỉ hoạt
động có thời hạn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; buộc tiêu hủy….
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp
hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Cá
nhân thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả hoặc xâm phạm quyền SHTT
có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật hình sự.

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thông – Lớp ME5D

15


×