Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN - Dạy "Câu ghép" - Lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.88 KB, 10 trang )

PHÒNG GD-ĐT …………………………………..
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……………..
***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP DẠY KHÁI NIỆM
“CÂU GHÉP” LỚP 5

Giáo viên : ……………………………………….
Đơn vò : Trường tiểu học ………………………

Tháng …… năm 2010
THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP DẠY KHÁI
NIỆM “CÂU GHÉP” LỚP 5
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở bậc tiểu học , ngữ pháp được dạy với tư cách là một phân môn độc lập
.Ngoài ra, ngữ pháp còn được dạy trên tất cả các phân môn tiếng việt . Phân môn
ngữ pháp ở trường tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ,
sơ giản cần thiết và vừa sức với lứa tuổi các em, dạy ngữ pháp ở tiểu học là trang
bò cho học sinh một hệ thống khái niệm, sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ và quy
luật của nó . Cụ thể dạy ngữ pháp ở tiểu học giúp học sinh hiểu biết về quy tắc cấu
tạo từ , bản chất ngữ pháp của từ loại, có những hiểu biết về câu, cấu tạo các kiểu
câu, nắm được quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Vậy chúng ta cần tổ chức dạy khái niệm ngữ pháp như thế nào để đạt được
hiểu quả cao nhất ? Đây là một bài toán mà bất kì người giáo viên tiểu học nào
cũng phải quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây khá rộng nhưng vì điều kiện thời gian có
hạn , việc tổ chức dạy thực nghiệm chưa nhiều nên tôi chỉ dám đề cập đến một bài
học cụ thể trong chương trình ngữ pháp lớp 5. Đó là bài “ câu ghép”.
Để tổ chức tiết dạy khái niệm “câu ghép” tôi đã tiến hành các phần việc cụ
thể như sau : Phân tích nội dung bài học ở sách giáo khoa; ở tài liệu giảng dạy ;
điều tra thực trạng dạy học khái niệm ngữ pháp ở tiều học ; xây dựng phiếu học
tập cho phần bài học cả phần luyện tập . Tổ chức dạy thực nghiệm với phiếu học


tập để kiểm tra tính hiệu quả từ đó nêu lên những ý kiến của mình về việc dạy
khái niệm “câu ghép” nói riêng và có thể tiến tới dạy các khái niệm ngữ pháp nói
chung ở tiểu học .
1
II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
 Cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy khái niệm “câu ghép”.
1/ Cơ sở lý luận :
Dạy ngữ pháp tiếng việt ở bậc tiểu học là dạy cho học sinh nhận biết được
tri thức sơ giản, cần thiết về ngữ pháp từ đó giúp học sinh rèn luyện kó
năng:nghe ,đọc, nói, viết tiếng mẹ đẻ . Dựa trên mục tiêu này mà chúng ta đề ra
nguyên tắc để dạy học ngữ pháp : Gắn lí thuyết với thực hành ; trực quan; tích cực
hoá hoạt động nhận thức của học sinh ; xác lập quan hệ giũa nội dung và hình thức
ngữ pháp .
Để đảm bảo được các nguyên tắc nói trên, khi dạy học ngữ pháp đòi hỏi
chúng ta phải biết lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp.
Tinh thần của đổi mới phương pháp hiện nay là : “lấy học sinh làm trung
tâm”. Điều đó có nghiã là đưa học sinh vào các hoạt động cụ thể với các đối tượng
, giao nhiệm vụ cho các em dưới dạng các bài tập ngữ pháp . Mặt khác , ngữ pháp
ở tiểu học thực hành là chủ yếu nên việc chuẩn bò hệ thống bài tập ngữ pháp cho
một tiết dạy cụ thể là việc không thể thiếu được của người giáo viên . Như vậy để
dạy khái niệm “câu ghép” chúng ta cũng phải xây dựng được các bài tập cụ thể
cho từng phần .
Mặt khác , chúng ta cũng biết rằng đặc điểm nổi bật trong tư duy của học
sinh tiểu học là đang chuyển từ tính trực quan cụ thể sang tính trừu tượng và khái
quát rất cao. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học , đây là nguyên nhân khó khăn của
học sinh nhỏ trong quá trình hình thành khái niệm .
Để nắm rõ khái niệm ngữ pháp , cần có trình độ tư duy lô rích nhất đònh, cho
nên việc tổ chức cho học sinh hoạt động trực tiếp trong từng tiết học có vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển tư duy cho học sinh .Muốn vậy , khi tiến hành tiết
dạy cần đặt ra các tình huống có vấn đề kích thích hoạt động độc lập sáng tạo của

học sinh .Điều này đòi hỏi người giáo viên khi dạy khái niệm “câu ghép” phải xây
dựng được một hệ thống câu hỏi và bài tập hợp lí dưới dạng phiếu học tập.
2/ Cơ sở thực tiễn :
Qua thực tế giảng dạy 24 năm nay, tôi thấy mức độ nắm khái niệm ngữ pháp
của học sinh tiểu học còn thấp . Hầu hết các em nắm bài theo kiểu học thuộc lòng
tức là các em học thuộc một khái niệm ngữ pháp không sót một chữ, nhưng khi
làm bài tập vận dụng kiến thức bài học để nhận diện ,phân tích hay đặt câu thì rất
nhiều em lúng túng và không làm được .
Ví du ï: khi các em nhận diện câu ghép trong một đoạn văn giáo viên hỏi :
“vì sao em biết dùó là câu ghép”thì học sinh không trả lời được điều đó chứng tỏ
các
2
em chưa hiểu được khái niệm , chưa nắm vững được các dấu hiệu bản chất của
khái
niệm ngữ pháp .
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên ? Là do từ nhiều phía nhưng
theo tôi nguyên nhân chính vẫn là từ thực trạng giảng dạy ngữ pháp của giáo viên
tiểu học .
Qua thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc dự giờ của đồng nghiệp
tôi thấy hầu hết giáo viên đều tuân thủ theo đúng các bước lên lớp như sách đã
hướng dẫn, thủ thuật giảng dạy chủ yếu dùng lời nói đặt câu hỏi , giải thích thuật
ngữ …
Giờ học chỉ tập trung vào một số em khá , giỏi. Giáo viên không có thời gian
quan tâm chú ý đến những đối tượng yếu kém . Vì vậy tiết học không đảm bảo
tính tích cực hoá hoạt động và không đúng với tinh thần “lấy học sinh làm trung
tâm”.
Vậy làm thế nào để tất cả các học sinh đều có việc làm, đều được suy nghó làm
bài ? Theo tôi chỉ có cách xây dựng phiếu học tập để giao việc cho từng em là tốt
nhất .
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là do một số hạn chế

trong tài liệu hướng dẫn giảng dạy ngữ pháp ở tiểu học ở bài “câu ghép”, ngữ liệu
đưa ra chưa toàn diện . Cả hai ví dụ ở phần tìm hiểu bài đều là câu ghép có hai vế
câu, mà trong bài học lại nói “hai hay nhiều vế câu”. Tôi thiết nghó tại sao không
đưa ra một ví dụ câu ghép có 3 vế câu để học sinh dễ rút ra kết luận .
Trong sách học sinh và sách giáo viên phần bài học được trình bày dưới
dạng các câu hỏi và thực hiện bằng cách hỏi đáp bằng lời chứ học sinh không trực
tiếp làm việc với dữ liệu rèn luyện các thao tác tư duy , phân tích , tổng hợp khái
quát hoá …
Chính từ đó dẫn tới nhiều học sinh không được trả lời ở phần luyện tập ,
trước đây khi chưa có vở bài tập học sinh phải chép lại cách trình bày vào vở, việc
làm này mất rất nhiều thời gian.Vì thế một số giáo viên cho làm miệng tại lớp .
Mà làm miệng thì chỉ thực hiện bằng hình thức hỏi đáp nên chỉ tập trung vào một
số em. Những năm gần đây bộ GD đã cho phát hành vở bài tập dành riêng cho
phần luyện tập . Dùng vở bài tập đã tránh lãng phí được thời gian trong tiết học ,
thế nhưng hệ thống bài tập chưa toàn diện , mới chỉ tập trung các bài tập ở dạng
nhận biết , lắp ghép cái có sẵn chứ chưa có dạng bài tập sáng tạo để rèn kỉ năng “
sản sinh” lời nói cho các em vả lại những bài tập trong vở in sẵn cũng chỉ dành cho
phần luyện tập còn phần tìm hiểu bài , xây dựng khái niệm và cũng cố bài học thì
chưa có bài tập cụ thể . Như vậy tại sao chúng ta lại không xây dựng các bài tập
của phần này để tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có việc làm .
III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
 Điều chỉnh nội dung , phương pháp bằng phiếu học tập .

3

×