Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.86 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG CHU MAI KHANH

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI,
BẢO HIỂM Y TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG CHU MAI KHANH

CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI,
BẢO HIỂM Y TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn: PGS, TS. Bùi Thành Nam

HÀ NỘI – 2017




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ......................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.......................................9
1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế................................9
1.1.2. Đối tượng và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.....................10
1.2. Cơ sở thực tiễn về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế........................................14
1.2.1. Một số hiệp định, cam kết chuyên ngành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.....14
1.2.2. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của một số nước trong khu vực
Đông Nam Á và trên thế giới..............................................................................17
1.2.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.....31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO
HIỂM Y TẾ CỦA VIỆT NAM.......................................................................36
2.1. Nội dung cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế............36
2.2. Kết quả trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế....52
2.2.1. Thành tựu trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế..........................................................................................................52
2.2.2. Hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế..57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO
HIỂM Y TẾ CỦAVIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.......61
3.1. Vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế........................................61
3.2. Xây dựng mô hình tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế......................................................................64
3.3. Một số giải pháp để chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt
Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế..........................................................71
3.3.1. Giải pháp về nhận thức.........................................................................72

3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách............................................................74
3.3.3. Giải pháp thực hiện...............................................................................75
KẾT LUẬN....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASSA

ASEAN Social Security Association
Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

ISSA

International Social Security Association
Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế, là sự lớn mạnh của hệ thống an sinh
xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT đã phát huy vai trò trụ cột trong
hệ thống chính sách an sinh xã hội, góp phần vào ổn định xã hội, thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mình.
Ngay từ những ngày đầu thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa (2/9/1945), Quốc hội đã thông qua Hiến pháp về chính sách BHXH,
BHYT. Hiến pháp xác định rõ: “Những người công dân già cả hoặc tàn tật
không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt giáo
dưỡng.”. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký các Sắc Lệnh quy định về chế
độ BHXH, điều kiện nghỉ hưu, quỹ hưu trí, mức hưởng thụ và các cơ quan tổ
chức thực hiện chính sách BHXH. Đây là những định hướng về chính sách
BHXH, BHYT đầu tiên của nước ta, mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu
sắc và cao đẹp, thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước đã kịp thời ban hành các văn bản để tăng cường lãnh đạo và thực hiện các
chế độ BHXH, BHYT trong tình hình mới như: Chỉ thị 15-CT/TW ngày
26/5/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chính
sách BHXH; Chỉ thị 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh
công tác BHYT trong tình hình mới”;… Đặc biệt, thể chế hóa các quan điểm của
Đảng, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH năm 2006, Luật BHYT năm 2008.
Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT từng bước được hoàn
thiện phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1



Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh
mẽ nên việc thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng, chỉ thị và kế hoạch hành
động của Chính phủ về hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là Nghị
quyết số 22-NQ/TW ngày 10/7/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, công
tác hợp tác quốc tế trên lĩnh vực BHXH, BHYT trong những năm gần đây càng đi
vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao. Đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực tế, việc
mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH và BHYT
có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi công tác hợp tác quốc tế ngày
càng đóng vai trò quan trọng, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn,
thách thức trên nhiều lĩnh vực nói chung và trong quá trình triển khai thực
hiện chính sách BHXH, BHYT nói riêng. Ngành BHXH là cơ quan nhà nước
thuộc Chính phủ thực hiện chính sách về BHXH, BHYT, hướng tới nền an
sinh xã hội bền vững. Do đó, Ngành cần phối hợp với một số tổ chức quốc tế
thực hiện các dự án đào tạo, thu hút nguồn lực, xây dựng mô hình dự báo quỹ,
xây dựng mạng điện tử,… để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng và người
dân; đồng thời, cần có những nghiên cứu chuyên sâu để đề xuất mở rộng đối
tượng và chính sách tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt là chính sách BHXH,
BHYT đối với người Việt Nam làm việc ở nước ngoài và người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam.
Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Chính
sách BHXH, BHYT của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” làm luận
văn Thạc sỹ Quốc tế học, chuyên ngành Quan hệ quốc tế của mình. Luận văn
tập trung nghiên cứu về những thực trạng và hạn chế của chính sách BHXH,
BHYT của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; cũng như đưa ra một số mục
tiêu, giải pháp nhằm xây dựng mô hình tổ chức BHXH, BHYT của Việt Nam
phù hợp với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
2



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình triển khai đề tài luận văn, tôi đã tham khảo được nhiều
tài liệu khoa học, công trình nghiên cứu có giá trị, cụ thể là:
Thứ nhất là các tài liệu nghiên cứu về bảo hiểm nói chung, bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm y tế nói riêng.
Một là cuốn sách “Understanding the Insurance Industry: An overview
for those working with and in one of the world's most interesting and
vital”(Hiểu biết về ngành BHXH: Tổng quan cho những người làm việc và
một trong những điều thú vị và quan trọng nhất trên thế giới) của A.M. Best
Company (31/10/2014). Đây là tài liệu tổng quan về ngành công nghiệp bảo
hiểm. Tác giả đi vào tìm hiểu về ngành bảo hiểm để cung cấp một lời giải
thích làm thế nào các ngành công nghiệp bảo hiểm hoạt động, tạo ra doanh
thu và tạo cơ hội cho người dân của một loạt các tài năng và lợi ích. Do vậy,
cuốn sách được biên soạn để cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan
của ngành công nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là cách thức hoạt động tại Hoa Kỳ.
Nó giới thiệu về các ngành công nghiệp bảo hiểm cho sinh viên, nhân viên
mới, triển vọng và những ai muốn tìm hiểu thêm về một trong các ngành công
nghiệp dịch vụ tài chính lớn của thế giới.
Hai là cuốn sách “Insurance for Dummies” (Bảo hiểm cho người mới
bắt đầu) của Jack Hungelmann (09/6/2009). Cuốn sách hướng dẫn và giải
thích tất cả mọi thứ cần biết về quy trình sử dụng bảo hiểm, từ việc nhận được
bảo hiểm với mức giá tốt nhất đến việc nộp đơn khiếu nại, và nhiều hơn nữa.
Cuốn sách cũng chỉ ra cách thức tìm kiếm bảo hiểm cá nhân hoặc doanh
nghiệp tốt nhất, cũng như cách thức làm thế nào để tránh những cạm bẫy phổ
biến, giảm chi phí và có được những gì xứng đáng vào thời điểm bồi thường.
Ba là cuốn sách “Insurance: Concepts & Coverage” (Bảo hiểm: Khái
niệm và phạm vi) của tác giả Marshall Wilson Reavis III (23/10/2012). Cuốn
sách này cung cấp cách tiếp cận hành động đến các chức năng của ngành


3


công nghiệp bảo hiểm để sử dụng kiểm tra tài sản, trách nhiệm pháp lý, cuộc
sống và BHYT. Đây là một tài liệu cơ bản về bảo hiểm, BHXH và BHYT.
Thứ hai là các tài liệu liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm, y tế ở Việt Nam
Một là, “Đề tài nghiên cứu khoa học chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội – Thực
trạng và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Hùng Cường (2015). Đề tài
tập trung nghiên cứu những nội dung chung về BHXH và chế độ ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đây là những nội dung làm cơ sở cũng
như kinh nghiệm được đúc rút để xem xét về chính sách và tổ chức thực hiện
chính sách phù hợp với thực tế; nội dung, thực trạng về chính sách và thực hiện
chính sách BHXH đối với chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, qua đó, đánh giá những nội dung phù hợp và những nguyên nhân đối với
từng loại chế độ. Đề tài là căn cứ giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơ
quan quản lý nhà nước nghiên cứu hoàn thiện chính sách trong tương lai.
Hai là, cuốn sách “Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý
chính sách cho Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Hạnh (2014). Công trình đã
nêu những chế độ cơ bản của BHXH của Nhật Bản, xu hướng cải cách trong
thực hiện các chế độ BHXH ở Nhật Bản hiện nay; sự tương đồng và khác biệt
giữa BHXH Việt Nam với BHXH Nhật Bản. Qua đó, đưa ra một số gợi ý về
chính sách để hoàn thiện các chế độ BHXH cơ bản của Việt Nam.
Ba là, công trình “Hệ thống An sinh xã hội của EU và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Đinh Công Tuấn, (2008), Nhà xuất bản
Khoa học xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội của một số
nước EU điển hình như: Anh, Pháp, Đức,… tác giả đã phân tích, đánh giá
những thành công và hạn chế của các hệ thống đó, từ đó, rút ra bài học kinh
nghiệm cho hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

Bốn là, cuốn sách “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cơ bản để
hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Huy
4


Ban (2006), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. Đề tài đã nghiên cứu tình hình
của Việt Nam trong quá trình hình thành hệ thống chính sách, pháp luật
BHXH cho phù hợp với cơ chế mới, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội lúc bấy giờ.
Năm là, tài liệu liên quan đến các luật về BHXH và BHYT ở Việt Nam;
đó là cuốn sách “Bộ luật lao động, tiền lương 2011- 2012 chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều chỉnh tiền lương, tiền công mới nhất” do Nhà
xuất bản Lao động xuất bản vào năm 2011.
Sáu là, cuốn sách “Bảo hiểm xã hội: những điều cần biết” do Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội biên soạn, Nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm
2001. Cuốn sách này trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến BHXH, về
khái niệm, các đặc điểm và các quy định, luật pháp, chính sách của nhà nước
liên quan đến BHXH.
Bảy là, cuốn sách “Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội đối với
người lao động” của các tác giả Trần Quang Hùng, Mạc Văn Tiến biên
soạn, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1998. Nội dung của
cuốn sách trình bày về chính sách BHXH đối với người lao động, phân tích
những ưu điểm và bất cập của chính sách BHXH đã ban hành, từ đó đề xuất
các biện pháp và nội dung đổi mới.
Những cuốn sách trên là nguồn tài liệu chính mà nghiên cứu này sử
dụng. Các tài liệu đó đề cập đến các vấn đề chung nhất về bảo hiểm, BHXH,
BHYT; các vấn đề về chính sách BHXH của Việt Nam và các vấn đề về chính
sách kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Từ việc nghiên
cứu và phân tích các kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài,
tôi rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, BHXH và BHYT là những đối tượng nghiên cứu được nhiều

học giả trong và ngoài nước quan tâm. Đã có nhiều công trình tiếng Việt và
tiếng nước ngoài được công bố đề cập tới những lĩnh vực này. Các công trình

5


này đã tiếp cận BHXH, BHYT với nhiều góc độ khác nhau, đưa ra bức tranh
chung về vấn đề nghiên cứu.
Thứ hai, chính sách BHXH, BHYT của Việt Nam đã được nhiều nhà
khoa học trong nước phân tích, nghiên cứu. Số lượng các công trình được xuất
bản liên quan tới vấn đề này ngày càng tăng lên trong những năm gần đây, tập
trung nhiều vào việc phân tích những ưu, nhược điểm của hệ thống chính sách
BHXH, BHYT Việt Nam, qua đó đưa ra những khuyến nghị chính sách để
nâng cao hiệu quả chính sách BHXH, BHYT ở nước ta.
Thứ ba, dù số lượng công trình nghiên cứu về BHXH, BHYT và chính
sách BHXH, BHYT ở Việt Nam ngày càng nhiều, tuy nhiên, chưa có công
trình nào lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu BHXH, BHYT đặt trong bối cảnh
hội nhập quốc tế. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu của luận văn này không bị trùng
lặp với công trình nào đã công bố trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ thực trạng, hạn chế chính sách BHXH, BHYT của Việt
Nam. Từ kinh nghiệm quốc tế trong quá trình hội nhập chỉ ra các tác động ảnh
hưởng đến một số nhóm đối tượng, chính sách thụ hưởng để từ đó, đề xuất
những giải pháp xây dựng chính sách BHXH, BHYT của Việt Nam tương
đồng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận liên quan đến chính sách BHXH, BHYT.
- Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách BHXH, BHYT của
Việt Nam.
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm quốc tế đối với việc xây dựng và thực

hiện chính sách BHXH, BHYT.
- Đề xuất một số giải pháp đối với việc xây dựng và thực hiện chính
sách BHXH, BHYT.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6


a. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu chính sách BHXH, BHYT của Việt Nam hiện nay;
cũng như tìm hiểu chính sách và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, từ đó, áp dụng
xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với Việt Nam và đưa ra giải pháp trong
xây dựng và thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y
tế của Việt Nam từ khi có Luật BHXH (2006) và Luật BHYT (2008) đến nay.
- Địa bàn khảo sát đánh giá thực trạng chủ yếu là Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan hệ quốc tế
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp logic
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc
- Phương pháp phân tích văn bản
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp phân tích lợi ích
- Phương pháp phân tích chính sách
- Phương pháp phân tích tác động
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương với
các nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế.
Chương 1 đề cập đến khái niệm, đối tượng, nguyên tắc, chế độ chính
sách BHXH, chính sách BHYT của Việt Nam; một số hiệp định, cam kết của
Việt Nam về chuyên ngành BHXH, BHYT khi tham gia vào quá trinh hội nhập
quốc tế. Đồng thời, đưa ra chính sách BHXH, BHYT của một số nước trong
7


khu vực Đông Nam Á và trên thế giới; nêu lên một số kinh nghiệm quốc tế về
chính sách BHXH, BHYT trong các cuộc hội thảo từ một số nước để học hỏi
và áp dụng phù hợp vào Việt Nam. Từ đó, có cái nhìn bao quát, tổng thể về
an sinh xã hội của Việt Nam và quốc tế.
Chương 2: Thực trạng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam
Chương 2 nêu lên những nội dung cơ bản của chính sách BHXH,
BHYT của Việt Nam hiện nay; cũng như chỉ ra những thành tựu, hạn chế về
chính sách BHXH, BHYT tại Việt Nam. Từ đó, có giải pháp cụ thể sao cho trụ
cột an sinh xã hội của Việt Nam ngày càng hiện đại và phù hợp với xu hướng
của thế giới.
Chương 3: Giải pháp xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Chương 3 trình bày một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng chính
sách, mô hình chính sách BHXH, BHYT của Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế từ việc học hỏi kinh nghiệm, lựa chọn và chắt lọc những mô
hình tổ chức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam để áp dụng;
cũng như nêu ra một số giải pháp về nhận thức, cơ chế chính sách và thực
hiện để chính sách BHXH, BHYT của Việt Nam được đổi mới, tương đồng với
các nước trong khu vực và trên thế giới.

8



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1.1.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
 Khái niệm
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ BHXH – theo Khoản 1 Điều 3 của Luật BHXH quy định
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các
đối tượng có trách nhiệm tham gia – theo Khoản 1 Điều 2 của Luật BHYT.
 Nguyên tắc:
Nguyên tắc tính đóng, hưởng BHXH được quy định tại Điều 5 của Luật
BHXH như sau:
Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng
BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của
người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu
nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không
tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.
Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch;
được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành
phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
9



Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp
thời và đầy đủ quyền lợi của ngời tham gia BHXH.
Nguyên tắc tính đóng – hưởng BHYT được quy định tại Điều 3 của
Luật BHYT như sau:
Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm tiền lương, tiền
công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực
hành chính.
Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm
vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
Chi phí khám, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia
BHYT cùng chi trả.
Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch,
bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
1.1.2. Đối tượng và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
 Đối tượng:
Điều 2 – Luật BHXH sửa đổi năm 2014 đã bao phủ gần như toàn bộ
người lao động có quan hệ lao động gồm:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa
vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12
tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với
người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp
luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01
tháng đến dưới 03 tháng, áp dụng từ ngày 01/01/2018; Cán bộ, công chức,
viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác
khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân
10



dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân
nhân; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động quy định tại
Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Người
quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền
lương; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có
giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, áp dụng từ ngày 01/01/2018.
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ
hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
đồng lao động.
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi
trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH.
BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc, tất cả công dân Việt Nam đều
có nghĩa vụ tham gia BHYT, theo Điều 12 của Luật BHYT, các đối tượng
tham gia BHYT được chia thành 05 nhóm như sau:
a. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bao gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là
người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức
(sau đây gọi chung là người lao động); Người hoạt động không chuyên trách
ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
b. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bao gồm:
11



Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Người
đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; Cán bộ xã,
phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc lao động nữ trong thời gian nghỉ
chế độ thai sản;
c. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng bao gồm:
Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang
tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ
thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân
dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu
được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các
trường quân đội, công an; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang
hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; Người đã thôi hưởng trợ
cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; Đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc
diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo;
người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và lực lượng vũ trang
(quân đội – công an); Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ,
mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại
điểm trên khoản này; Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm đầu tiên.
12



Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách
của Nhà nước Việt Nam.
d. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bao gồm:
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Học sinh, sinh viên.
e. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm:
Những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm
trên.
Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại mục này phải
tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi.
Người thứ hai, ba, tư trở đi đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của
người thứ nhất. từ người thứ năm trở đi mức đóng bằng 40% mức đóng người
thứ nhất.
 Chế độ:
Điều 4 của Luật BHXH, các chế độ BHXH như sau:
BHXH bắt buộc

BHXH tự nguyện

- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí;

- Hưu trí
- Tử tuất

- Tử tuất.

Ngoài ra, bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định là: Chính
sách BHXH mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu
trí trong BHXH bắt buộc. Quỹ được tạo lập từ sự đóng góp của người lao
động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân,
được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp
luật.
13


Còn chế độ BHYT là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; khám, chữa bệnh nội,
ngoại trú và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.
1.2. Cơ sở thực tiễn về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1.2.1. Một số hiệp định, cam kết chuyên ngành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển, công tác hội nhập và hợp tác
quốc tế luôn được BHXH Việt Nam coi trọng và tích cực thực hiện, phù hợp
với những nhiệm vụ của Ngành trong từng thời kỳ. Chiến lược Hội nhập quốc
tế đã trở thành chủ trương phát triển của ngành BHXH đến năm 2020 và định
hướng 2030 theo Quyết định 146/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo
đó, mục tiêu của hội nhập quốc tế là phát huy tối đa nguồn lực và điều kiện
thuận lợi của hội nhập quốc tế góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tại
Việt Nam bền vững, hiệu quả, hiện đại; xây dựng chính sách, tổ chức thực
hiện chính sách về BHXH, BHYT phù hợp với các chuẩn mực, điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
BHXH Việt Nam được công nhận là thành thành viên chính thức của
Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA) tại kỳ họp lần thứ 2 Ban Chấp hành
ASSA tổ chức ngày 12/9/1998. Đây là diễn đàn an sinh xã hội lớn nhất khu
vực Đông Nam Á, với sự tham gia của trên 20 tổ chức an sinh xã hội từ 9
quốc gia thành viên ASEAN (thuộc 10 quốc gia ASEAN).
Từ năm 1999, BHXH Việt Nam là thành viên tích cực và có trách
nhiệm của Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA). Ngay sau đó, BHXH

Việt Nam 04 lần đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Ban Chấp hành ASSA
các năm 1999, 2002, 2005 và 2010. Trong nhiệm kỳ 2010 – 2011, BHXH Việt
Nam chính thức tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên ASSA. Tại thời gian này,
BHXH Việt Nam đã xây dựng Chương trình nghị sự hoạt động và chủ trì 02
Hội nghị Ban Chấp hành ASSA lần thứ 27 tại Singapore vào tháng 3/2011 và
Hội nghị Ban Chấp hành ASSA lần thứ 28 tại Brunei Darusalam.
14


BHXH Việt Nam cũng đã chủ trì cải cách tần xuất tổ chức Hội nghị ASSA
thường niên theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn; tăng cường hợp tác giữa các
thành viên ASSA và mở rộng hiệp hội. Với nỗ lực, thiện chí và uy tín, BHXH Việt
Nam đã tích cực thúc đẩy đưa quỹ BHXH tới công chức chính phủ Campuchia,
Quỹ BHXH cho lao động khu vực tư nhân Campuchia và Cơ quan An sinh xã hội
Myanmar trở thành thành viên của ASSA, hoàn tất mục tiêu mở rộng ASSA đến
mọi quốc gia thành viên ASEAN, phù hợp với nguyện vọng và định hướng
của Hiệp hội.
Nhiệm kỳ chủ tịch này được đánh giá là một trong những mốc son quan
trọng đánh dấu sự trưởng thành công tác đối ngoại của BHXH Việt Nam, góp
phần khẳng định vị thế và mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của Ngành.
BHXH Việt Nam còn là thành viên sáng lập của Diễn đàn Đền bù cho
người lao động Châu Á (AWCF)1.
Năm 2015, BHXH Việt Nam trở thành thành viên chính thức và đầy đủ
của Hiệp hội Xã hội quốc tế (ISSA). Đây là tổ chức hàng đầu thế giới, quy tụ
340 cơ quan Chính phủ và các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực an sinh xã hội
của 150 nước trên thế giới. Khi là thành viên chính thức BHXH Việt Nam sẽ
có cơ hội tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế để tiếp thu các
kinh nghiệm về tăng cường quản lý an sinh xã hội, cũng như sử dụng các dịch
vụ tư vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia quản lý và kỹ thuật về an sinh xã hội của
các tổ chức thành viên ISSA trên toàn thế giới, giúp Việt Nam có thêm nhiều

cơ hội để nâng cao năng lực cán bộ, hướng đến sự hiệu quả trong quản lý và
hoạt động; tăng cường khả năng thích ứng với các quá trình cải cách an sinh
xã hội; nâng cao khả năng hoạt động, hướng tới mở rộng đối tượng tham gia;

1 Diễn đàn Đền bù cho người lao động chấu Á (AWCF) được chính thức thành lập vào tháng 10/2012 tại
Hội nghị toàn thể lần thứ nhất của AWCF diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc với sự tham dự của 10 tổ chức thành
viên đến từ các quốc gia châu Á. Mục tiêu của AWCF là thúc đẩy hợp tác chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm
và kiến thức giữa các tổ chức thực hiện chương trình đền bù cho người lao động trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương.

15


nâng cao hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng của an sinh xã hội năng
động trong thế giới toàn cầu.
Bên cạnh đó, với việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia vào các
diễn đàn an sinh xã hội khu vực và thế giới, BHXH Việt Nam đã tích cực học
tập, trao đổi kinh nghiệm và thông tin về thực hiện chính sách BHXH, BHYT,
BHTN với các tổ chức an sinh xã hội nước ngoài, không ngừng mở rộng quan
hệ hợp tác với các tổ chức an sinh xã hội của các nước và tổ chức quốc tế trên
thế giới. Đến nay, BHXH Việt Nam đã thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp
tác với trên 40 đối tác quốc tế như: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan phát triển năng lực quốc tế Đức (GIZ), Tổ
chức Bảo đảm y tế quốc tế Pháp (GIPSI), Cơ quan Hợp tác phát triển Hàn
Quốc (KOICA) và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Bảo đảm Y tế Pháp (GIPSI), Cơ
quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ
quan Phát triển quốc tế Australia (AusAid), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc
(KOICA), Cơ quan Phúc lợi và Đền bù cho người lao động Hàn Quốc

(COMWELL), Cơ quan Phát triển thương mại Hoa Kỳ (USTDA).
Trong chiến lược hội nhập quốc tế, ngành BHXH đặt mục tiêu đến năm
2030 sẽ hoàn thiện mô hình quản lý BHXH hiện đại, phù hợp với xu hướng
của thế giới và bối cảnh dịch chuyển lao động toàn cầu, phục vụ tốt hơn nhu
cầu tham gia và thụ hưởng chính sách của người lao động, người sử dụng lao
động với những điểm đột phá như: mở rộng đối tượng tham gia, những sửa
đổi về chế độ hưu trí hướng đến việc bảo đảm nguyên tắc đóng – hưởng, công
bằng xã hội và cải thiện một bước tình hình tài chính quỹ hưu trí, tử tuất, quỹ
BHYT để bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người dân.
Đồng thời, cần hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các chính sách
BHXH, BHYT phù hợp với các điều ước quốc tế về lĩnh vực BHXH, BHYT
16


để tương đồng với quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, nhất
là trong bối cảnh hội nhập và di cư lao động quốc tế là rất lớn, ngành BHXH
của Việt Nam đã tiến hành đàm phán với một số nước để đảm bảo quyền lợi
cho người lao động nước ngoài khi sinh sống ở Việt Nam, cũng như lao động
Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Đây không chỉ là hội nhập sâu rộng với
quốc tế, mà còn là đẩy mạnh hội nhập ngay trong đất nước Việt Nam.
1.2.2. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của một số nước trong khu vực
Đông Nam Á và trên thế giới
 Hệ thống an sinh xã hội ở Malaysia
Chính sách an sinh xã hội ở Malaysia được thực hiện từ năm 1951 và
vào năm này, Chính phủ ban hành chính sách BHXH với các chế độ hưu trí,
tàn tật và tử tuất. Người lao động và người sử dụng lao động đóng góp để
hình thành quỹ tiết kiệm lao động do Bộ Tài chính quản lý. Năm 1969,
Malaysia bổ sung hai chế độ BHXH mới là chế độ tai nạn lao động và chế độ
mất sức lao động. Hệ thống BHXH lúc này chuyển cho Bộ Nguồn lực quản
lý. Các chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao

động trực tiếp chi trả. Các chế độ BHXH dài hạn như hưu trí, tàn tật và tử tuất
được thực hiện dưới hình thức bắt buộc, với mức đóng góp tương đương nhau
giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Ngoài chính sách BHXH, ở Malaysia còn có chính sách BHYT toàn
dân để chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các dịch vụ y tế giá rẻ do Chính
phủ đứng ra tổ chức.
Bên cạnh các chính sách BHXH, BHYT, ở Malaysia còn tổ chức các
loại hình bảo hiểm thương mại mà trong đó hệ thống bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ sử dụng lao động được thực hiện bắt buộc để bảo hiểm cho
người lao động nước ngoài và người lao động của Malaysia làm việc trong
các doanh nghiệp, các tổ chức của nước ngoài. Hệ thống bảo hiểm này rất
phát triển và nguồn quỹ hình thành khá lớn.
17


Để cứu trợ cho những thành viên trong cộng đồng không may lâm vào
những hoàn cảnh éo le, bất hạnh hoặc bị thiên tai, dịch bệnh, Chính phủ
Malaysia cũng như Singapore còn tổ chức hình thành quỹ dự phòng. Nguồn
quỹ này chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước và do Nhà nước trực tiếp quản lý.
Có thể nói, các chính sách an sinh xã hội ở Malaysia được thực hiện khá tốt
và đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp dân cư. Diện bảo vệ ở nước
này khá rộng và các mô hình tổ chức quản lý an sinh xã hội rất có hiệu quả
 Hệ thống an sinh xã hội của Philippines
Hệ thống an sinh xã hội của Philippines (SSS) là một cơ quan Chính
phủ, có hệ thống tổ chức độc lập tự quản thực hiện chính sách theo quy định
của pháp luật. Hội đồng quản lý là cơ quan hoạch định chính sách của hệ
thống an sinh xã hội và có các quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tại Luật
An sinh xã hội.
Hệ thống an sinh xã hội của Philippines (SSS) có nhiệm vụ đóng góp
thực hiện công bằng xã hội và cung cấp một sự bảo trợ có ý nghĩa cho các

thành viên và gia đình của họ nhằm chống lại rủi ro về tàn tật, ốm đau, thai
sản, tuổi già, tử vong hoặc các phát sinh khác do hậu quả, do mất thu nhập
hoặc các gánh nặng tài chính. Mục tiêu của SSS là triển khai chương trình bảo
trợ bền vững, toàn dân và công bằng thông qua một hệ thống dịch vụ đạt tiêu
chuẩn quốc tế.
Hệ thống an sinh xã hội của Philippines (SSS) đang điều hành hai
chương trình cho các thành viên của mình gọi là chương trình An sinh xã hội
và chương trình bồi thường cho người lao động. Để các chương trình của SSS
và các dịch vụ có thể tiếp cận được mọi thành viên, SSS đã mở rộng mạng
lưới đến 156 văn phòng trên toàn quốc, ngoài ra để phục vụ người lao động
Philippines làm việc ở nước ngoài SSS thành lập 14 văn phòng nước ngoài ở
tại các nước có tỷ lệ người lao động Philippines làm việc cao.
18


Đối tượng tham gia bắt buộc với các doanh nghiệp tư nhân, người lao
động ở các doanh nghiệp này và lao động thời vụ trong các doanh nghiệp cho
đến đối tượng lao động tự do với điều kiện thu nhập hàng tháng tối thiểu là
1.000 Peso/tháng2. Hệ thống an sinh xã hội của Philippines (SSS) cũng cung
cấp các dịch vụ cho các đối tượng tự nguyện là những người lao động chuyển
dịch, người nội trợ không đi làm, người lao động Philippines ở nước ngoài.
Thành viên của SSS được hưởng trợ cấp khi đã có đủ thời gian đóng
dưới hình thức trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hàng tháng, tai nạn nghề nghiệp
hoặc bị chết. Các thành viên không đáp ứng đủ thời gian đóng sẽ được hưởng
trợ cấp một lần tương đương với quỹ bảo hiểm mà họ đã đóng và sinh lãi,
ngoài ra còn có các hình thức khác như hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu
tài chính khác của các thành viên. Họ có thể hưởng các chính sách tăng lương,
đi vay để mua nhà, đi vay nếu như họ đáp ứng một số yêu cầu nhất định.
Hệ thống an sinh xã hội Philippines là một cơ quan độc lập tự quản
thực hiện chính sách theo đúng quy định pháp luật. Hội đồng Quản lý là cơ

quan hoạch định chính sách của hệ thống an sinh xã hội Philippines có các
quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tại Luật an sinh xã hội.
Hội đồng Quản lý an sinh xã hội có quyền trình Tổng thống Philippines
để thông qua sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quy định và quy chế hiện hành, thực
hiện các quy chế và điều khoản của Luật An sinh xã hội. Thành lập một quỹ
dự phòng cho các thành viên. Đây là quỹ tự nguyện của chủ sử dụng lao động
và mọi người lao động, lao động tự do và các đối tượng tham gia tự do khác
nhằm chi trả trợ cấp cho các thành viên và gia đình của họ theo các quy định
của Tổng thống Philippines. Duy trì một quỹ dự phòng cho cán bộ và nhân
viên của hệ thống, quỹ này do cán bộ và nhân viên của hệ thống đóng dựa
2

Philippines – Old Age, Disability and Survivors, />
2011/asia/philippines.html.

19


trên thu nhập để chi trả cho họ và người thừa kế của họ theo đúng các quy
định của điều khoản. Thông qua các đề xuất tái cơ cấu được thanh toán các
khoản phí trừ các trường hợp chưa đóng phí bảo hiểm, chưa thanh toán vào
các khoản nợ trả dần theo đúng quy định của điều khoản.
Ngoài ra, Hội đồng quản lý còn cho phép các hợp tác xã và các hiệp hội
đăng ký với các cơ quan Chính phủ để làm chức năng như đại lý thu, đảm bảo
quyền lợi cho các thành viên của mình, với điều kiện là SSS ủy quyền cho nghiệp
đoàn hoặc hiệp hội đó.
 Hệ thống an sinh xã hội của Thái Lan
Cơ quan an sinh xã hội Thái Lan thuộc Bộ Lao động Thái Lan; có 19 đơn
vị trực thuộc, 113 văn phòng và 05 Trung tâm phục hồi chức năng. Quỹ an sinh
xã hội Thái Lan được xây dựng trên cơ sở Luật an sinh xã hội 1990 (sửa đổi năm

1994, 1999). Nguồn thu được hình thành từ đóng góp của chủ sử dụng lao động,
người lao động và Chính phủ.
Qua quá trình phát triển từ năm 1990 đến nay, quỹ an sinh xã hội Thái Lan
thực hiện chi trả 07 chế độ: ốm đau, thai sản, trợ cấp trẻ em, mất sức lao động,
hưu trí, tử tuất, thất nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý quỹ an sinh xã hội là: Ủy
ban An sinh xã hội, Ủy ban Y tế và Ủy ban Khiếu nại.
Đối tượng đóng quỹ an sinh xã hội được chia làm 03 nhóm: nhóm bắt
buộc, nhóm tự nguyện và nhóm lao động phi chính thức. Trong đó, nhóm bắt
buộc là lao động trong các doanh nghiệp (có từ 01 lao động trở lên); nhóm tự
nguyện là lao động bị chấm dứt việc làm, không được hưởng trợ cấp thất nghiệp;
nhóm phi chính thức là lao động tự do từ 15 – 60 tuổi, tham gia trên cơ sở tự
nguyện và được nhà nước hỗ trợ một phần đóng.
Cơ quan an sinh xã hội Thái Lan còn thực hiện các chế độ bồi dưỡng cho
người lao động, theo Luật đền bù của người lao động (1994). Các chế độ bồi
thường gồm: các dịch vụ y tế; bồi thường tiền mặt, mất sức lao động; trợ cấp mai
táng phí; các dịch vụ phục hồi (phục hồi sức khỏe và đào tạo nghề nghiệp, chi phí
20


hoạt động). Quỹ đền bù cho người lao động do Ủy ban Bồi thường và Ủy ban Y tế
chịu trách nhiệm quản lý; chủ sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng quỹ này
theo tỷ lệ nhất định.
BHYT Thái Lan là một trong những hệ thống BHYT phức tạp trong khu
vực; được hình thành từ những năm 70 của thế kỷ XX với đối tượng ban đầu là
người nghèo, cận nghèo và từng bước mở rộng tới các đối tượng khác. Thái Lan
bắt đầu triển khai BHYT toàn dân từ năm 1996. Đến năm 2001, Chính phủ Thái
Lan chính thức có quyết định về BHYT toàn dân và thực hiện thành công quy
định này.
Để quản lý BHYT có sự tham gia của 04 bộ: Bộ Tài chính (thực hiện
BHYT cho công chức, viên chức và công nhân làm việc trong các doanh nghiệp

nhà nước), Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội (thực hiện BHYT thông qua cơ quan
BHXH cho công nhân và làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước), Bộ Y tế
(thực hiện BHYT cho người nghèo và BHYT tự nguyện), Bộ Thương mại (thực
hiện bảo hiểm tai nạn giao thông). Việc quản lý phân tán quỹ BHYT gây khó khăn
cho việc điều tiết quỹ khi cần thiết, đôi khi còn gây mất công bằng giữa những
người tham gia BHYT.
Đối tượng BHYT cho công chức bao gồm: công chức, người nghỉ hưu và
thân nhân của họ (bố mẹ, vợ chồng, con). Mục đích BHYT là bù đắp một phần
quyền lợi cho công chức (những người thiệt thòi nhất ở Thái Lan). Quyền lợi
BHYT gồm: chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, chữa bệnh ngoại trú và điều trị nội
trú. Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ. BHYT cho người lao động trong
doanh nghiệp gồm người làm công ăn lương trong tất cả các doanh nghiệp cho thuê
mướn từ 01 lao động trở lên. Mức đóng bằng 4,5% lương, trong đó, mức đóng
được chia đều cho chủ sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước 3. Phương

3 Đình Thắng, BHYT Thái Lan, />21/01/2012

21


×