Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

KHỦNG HOẢNG KINH tế bản CHẤT, tác ĐỘNG đến TOÀN THẾ GIỚI và bài học CHO nền KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.27 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1825, cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên đã nổ ra ở nước Anh. Trong
cơn hoảng loạn này, nền kinh tế Anh được miêu tả là “chỉ còn 24 giờ nữa sẽ
quay về thời hàng đổi hàng”
Từ năm 1929 đến hết các năm 1930, Đại khủng hoảng hay còn gọi là "Đại
suy thoái", là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra và lấn sang đầu thập
kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào
29 tháng 10 năm 1929. Cuộc khủng hoảng lan rộng ra tất cả các lĩnh vực
khác trở thành cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội…
Vào những năm 2007 - 2008, cả thế giới chao đảo vì một trong những cuộc
khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất lịch sử bắt nguồn từ nước Mỹ.
Những dấu mốc trên đã cho thấy rằng: sự phát triển của nền kinh tế luôn đi
kèm với những nguy cơ rủi ro châm ngòi cho những cuộc suy thoái, khủng
hoảng nghiêm trọng, tác động xấu trực tiếp đến đời sống và sản xuất. Hệ
lụy của những cuộc khủng hoảng ấy tuy được khắc phục sau nhiều nỗ lực
và thời gian, nhưng vẫn còn lưu lại trong một vài góc khuất của nền kinh
tế.
Chính vì lý do trên, em xin chọn đề tài nghiên cứu là “Khủng hoảng kinh
tế: Bản chất, tác động đến toàn thế giới và những bài học cho nền kinh
tế Việt Nam”. Trong bài tiểu luận này, em xin được làm rõ bản chất của
khủng hoảng kinh tế, điểm qua những cuộc khủng hoảng lớn cùng tác động
của chúng để có cơ sở rút ra những kinh nghiệm, bài học để giảm thiểu
nguy cơ cũng như hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Bài tiểu luận được
trình bày với bốn phần chính:
Phần I: Khái quát về khủng hoảng kinh tế
Phần II: Những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới
1


Phần III: Tác động nói chung của khủng hoảng kinh tế
Phần IV: Bài học từ khủng hoảng kinh tế cho nền kinh tế Việt Nam.


Bài tiểu luận này được xây dựng dựa trên những nguồn thông tin tham
khảo đáng tin cậy về kinh tế và từ những kiến thức hữu ích của bộ môn
“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” mà em đã được học
trên giảng đường. Tuy vậy vì hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên
không thể tránh khỏi việc thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
cô để có thể đưa ra một sản phẩm hoàn thiện nhất.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thùy Ngân

2


NỘI DUNG
Phần I. KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1. KHÁI NIỆM “KHỦNG HOẢNG KINH TẾ”
Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm
trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm
thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong
xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư
bản mới.
2. BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:
Trong chủ nghĩa tư bản, nền sản xuất đã xã hội hóa cao độ, vì vậy không
thể tránh khỏi khủng hoảng kinh tế. Sau khi đại công nghiệp cơ khí ra đời,
sản xuất tư bản bị ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng lặp đi lặp lại sau
một khoảng thời gian nhất định, hay nói cách khác là những cuộc khủng
hoảng “có tính chu kỳ”. Loại hình khủng hoảng đầu tiên và phổ biến nhất

trong sản xuất tư bản chủ nghĩa là “khủng hoảng thừa”. Khủng hoảng thừa
xảy ra khi các nhà sản xuất mải miết chạy theo lợi nhuận, sản xuất ồ ạt mà
không tính toán tới sức tiêu dùng của thị trường, dẫn đến tình trạng hàng
hóa ế thừa, không thể bán được trong khi hàng triệu người lao động rơi vào
tình cảnh đói khổ bởi họ không có khả năng chi trả cho hàng hóa.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản:
3


Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, cùng với quá trình tích tụ và tập
trung tư bản, cùng với cuộc chạy đua giành lợi nhuận, của quá trình hoàn
thiện kỹ thuật, cải tiến công nghệ,... bản thân chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của quá trình sản xuất và hình thức chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính
mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành
các mâu thuẫn sau:
− Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt
chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
Vì mục đích thu được nhiều lợi nhuận, các nhà tư bản tìm mọi cách để
giảm chi phí sản xuất, đua nhau đầu tư vào các ngành có lợi nhuận cao.
Điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa các ngành sản xuất, gây rối loạn
cung cầu hàng hóa. Tình trạng trên kéo dài lâu sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh
tế.
− Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không có giới hạn của tư
bản với sức mua ngày càng co hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá. Các
nhà tư bản do muốn có được lợi nhuận siêu ngạch đã ra sức mở rộng sản
xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng sức cạnh tranh.
− Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê.
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TRONG CHỦ

NGHĨA TƯ BẢN
Chủ nghĩa tư bản có thể tạo ra sự tăng trưởng cao bởi nhà tư bản có thể, và
có ý muốn, tái đầu tư lợi nhuận vào các công nghệ và thiết bị tư bản mới.
Marx coi tầng lớp tư bản là tầng lớp cách mạng nhất trong lịch sử, bởi họ
thưởng xuyên cải tiến công cụ sản xuất. Nhưng Marx cho rằng chủ nghĩa tư
bản có khuynh hướng khủng hoảng mang tính chu kỳ. Ông cho rằng cùng
với thời gian, những nhà tư bản sẽ đầu tư ngày càng nhiều vào các kỹ thuật
4


mới, và ngày càng ít hơn vào lao động. Bởi Marx tin rằng giá trị thặng dư
bị chiếm đoạt từ lao động là nguồn gốc của lợi nhuận, ông kết luận rằng tỷ
suất lợi nhuận phải giảm thậm chí khi nền kinh tế tăng trưởng. Khi tỷ suất
lợi nhuận giảm dưới một mức nào đó, kết quả sẽ là một sự giảm phát hay
khủng hoảng trong đó một số lĩnh vực của nền kinh tế sẽ sụp đổ. Marx cho
rằng trong một cuộc khủng hoảng kinh tế như vậy giá lao động cũng sẽ sụt
giảm, và cuối cùng khiến không thể đầu tư vào các kỹ thuật mới và sự tăng
trưởng của các lĩnh vực của nền kinh tế.
Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng
hoảng sau. Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục
hồi và hưng thịnh.
− Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới, ở giai đoạn
này, hàng hoá ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ, xí
nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền công hạ xuống. Tư
bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá sản ,lực lượng sản xuất bị
phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới
hình thức xung đột dữ dội.
− Tiêu điều: đặc điểm ở giai đoạn này là sản xuất ở trạng thái trì trệ, không
còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình

đốn, hàng hóa được đem bán hạ giá, tư bản để rỗi nhiều vì không có nơi
đầu cơ. Trong giai đoạn này, để thoát khỏi tình trạng bế tắc, các nhà tư bản
còn trụ lại được tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công, tăng
cường độ và thời gian lao động của công nhân, đổi mới tư bản cố định làm
cho sản xuất vẫn còn có lời trong tình hình hạ giá. Việc đổi mới tư bản cố
định làm tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, tạo điều kiện
cho sự phục hồi chung của nền kinh tế.

5


− Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản
xuất. Công nhân lại được thu hút vào làm việc; mức sản xuất đạt đến quy
mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó cũng tăng lên.
− Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phát triển vượt qua điểm cao nhất mà
chu kỳ trước đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, xí
nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng
tung tiền chi vay, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội. Do đó,
lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do tăng cường vai trò điều tiết của nhà
nước tư bản độc quyền nên chu kỳ khủng hoảng ở các nước tư bản sau
chiến tranh đã có những thay đổi sâu sắc, thể hiện ở những điểm chủ yếu
sau:
− Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế không gay gắt: Từ sau chiến tranh, khủng
hoảng kinh tế ở các nước đều không dữ dội như trước chiến tranh, sản xuất
công nghiệp chỉ giảm tương đối nhẹ (mức giảm cao nhất cũng chỉ là 21 %,
còn thấp nhất có cuộc khủng hoảng chỉ giảm 1,4%).
− Thứ hai, vật giá leo thang trong khủng hoảng: Trước chiến tranh, khi
“khủng hoảng thừa” nổ ra vật giá giảm sút rất nhanh và do đó tỷ suất lợi
nhuận cũng giảm xuống. Sau chiến tranh, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra vật

giá chỉ giảm nhẹ, sang đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX vật giá lại tăng lên và
đặc biệt là sang thập kỷ 70 ngay trong thời kỳ khủng hoảng vật giá leo
thang mạnh, tốc độ tăng giá tái mức hai con số ở nhiều nước. Đây là hiện
tượng chưa hề có trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ trước
chiến tranh.
− Thứ ba, sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng trung gian, khủng hoảng
cơ cấu.
+ Khủng hoảng trung gian là cuộc khủng hoảng nhẹ xảy ra giữa hai
cuộc khủng hoảng lớn

6


+ Khủng hoảng cơ cấu là cuộc khủng hoảng xảy ra trong từng ngành,
từng lĩnh vực riêng biệt, như: khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu,
khủng hoảng dầu mỏ, khủng hoảng tiền tệ.
Nguyên nhân của khủng hoảng cơ cấu là do:
Một là, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sinh ra những ngành kinh
tế mới mới như công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu, đồng thời nó
cũng làm suy thoái những ngành nghề truyền thống.
Hai là, trước chiến tranh, các nước tư bản phát triển đã lấy rất nhiều
nguyên vật liệu sản xuất từ các nước lạc hậu, sau chiến tranh, các nước lạc
hậu đó đều giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Họ muốn tìm
cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước tư bản. Do đó họ đã dùng nhiều
biện pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là giảm quy mô khai thác,
giảm sản lượng cung ứng trên thị trường thế giới. Chính điều này đã gây ra
cú sốc cho những nước tư bản đã từng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước
này.
Ba là, nhiều nhà nước tư bản độc quyền đã lạm dụng chính sách tài chính,
tiền tệ như công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Việc này dẫn đến các

cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
− Thứ tư, dấu hiệu để nhận biết tiêu điều và phồn thịnh không rõ ràng.
Đây cũng là kết quả tất yếu của sự xuất hiện các cuộc khủng hoảng trung
gian, khủng hoảng cơ cấu. Các cuộc khủng hoảng này đã làm giảm biên độ
dao động của chu kỳ tái sản xuất, vì vậy rất khó phân định ranh giới giữa
tiêu điều và phục hồi cũng như ranh giới giữa phồn thịnh và khủng hoảng.
Có khi nền kinh tế chỉ xuất hiện sự suy thoái nhẹ sau đó lại thoát ra rất
nhanh và kinh tế lại tăng trưởng trở lại.

7


Phần II. NHỮNG CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LỚN TRÊN
THẾ GIỚI
1

CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẦU TIÊN CỦA THỊ TRƯỜNG MỚI

NỔI NĂM 1825
Khủng hoảng thường bắt đầu bằng một niềm hi vọng mới. Ở thời điểm
những năm 1820, khi các nước Mỹ Latinh giành lại độc lập từ tay Tây Ban
Nha, các nhà đầu tư đã đổ xô đầu tư vào nước Anh – một thị trường mới
nổi đang phát triển như vũ bão với hoạt động xuất khẩu lớn mạnh thuộc
hàng bậc nhất tại thời điểm đó.
Xứ Wales là kho nguyên vật liệu thô khổng lồ cho sản lượng 3 triệu tấn
than đá mỗi năm và xuất khẩu quặng sắt ra khắp thế giới. Manchester thì
trở thành thành phố công nghiệp đầu tiên của thế giới, biến những nguyên
vật liệu thô thành các sản phẩm có giá trị cao hơn như hóa chất hay máy
móc. Trong thời kỳ từ 1820 đến 1825, sản lượng công nghiệp của Anh tăng
trưởng tới 34%.

Kết quả là, những người Anh giàu tiền mặt muốn tìm nơi để đầu tư. Thời
đó, nguồn cung trái phiếu chính phủ rất dồi dào. Tuy nhiên, lợi suất trái
phiếu chính phủ Anh đã giảm từ 5% trong năm 1822 xuống còn 3,3% trong
năm 1824. Với lạm phát ở quanh mức 1% từ năm 1820 đến 1825, lợi suất
thực của trái phiếu chính phủ là rất thấp. Đây là loại tài sản an toàn nhưng
khá nhàm chán.
Trong bối cảnh ấy, nhà đầu tư đứng trước một loạt lựa chọn mới hấp dẫn
hơn nhưng cũng nguy hiểm hơn. Đến những năm 1820, London đã thay thế
Amsterdam trở thành trung tâm tài chính của châu Âu và nhanh chóng thu
hút các chính phủ nước ngoài đến huy động vốn.
Thị trường trái phiếu toàn cầu tăng trưởng như vũ bão. Năm 1820, trên thị
trường London chỉ có duy nhất một loại trái phiếu nước ngoài. Đến năm
8


1826, con số tăng lên 23. Nợ được phát hành bởi chính phủ Nga, Phổ và
Đan Mạch đem lại lợi suất khá tốt và bán rất chạy.
Tuy nhiên, những khoản đầu tư làm nhà đầu tư thích thú nhất nằm ở Tân
lục địa. Đế chế Tây Ban Nha sụp đổ, các thuộc địa cũ được tự do và những
quốc gia độc lập ra đời. Từ năm 1822 đến 1825, Colombia, Chile, Peru,
Mexico và Guatemala phát hành thành công 21 triệu USD trái phiếu (tương
đương 2,8 tỷ USD theo giá trị hiện nay) ở London.
Không chỉ có vậy, cổ phiếu của các công ty khai mỏ đến từ nước Anh và có
kế hoạch khám phá châu Mỹ Latinh trở thành mặt hàng được ưa chuộng.
Giá cổ phiếu của Anglo Mexican tăng vọt từ 33 lên 158 USD chỉ trong 1
tháng.
Khủng hoảng bắt đầu
Tuy nhiên, khoảng cách lại trở thành một vấn đề lớn. Phải mất 6 tháng để
tới Nam Mỹ và quay trở lại. Chính điều này đã khiến cho các thương vụ
được ngã giá dựa trên những thông tin không chuẩn xác. Trường hợp

nghiêm trọng nhất là cú lừa ngoạn mục về trái phiếu “Poyais”. “Poyais” là
một “đất nước” không hề có thực do Gregor MacGregor “sáng tạo” ra, tuy
nhiên ông vẫn bán được trái phiếu “Poyais” và cả quyền sử dụng đất giả.
Nhà đầu tư thường không kiểm tra thông tin kỹ lưỡng. Hầu hết thông tin về
Tân lục địa đến từ các nhà báo được trả thù lao để xúc tiến đầu tư cho các
quốc gia.
Do gắn chặt với thị trường trái phiếu và các công ty khai mỏ, các ngân
hàng Anh bị ảnh hưởng nhiều nhất. Người gửi tiền bắt đầu lao đi tìm tiền
mặt. Hiện tượng tiền bị rút ra ồ ạt xảy ra vào khoảng tháng 12/1825.
NHTW Anh ra tay cứu giúp các ngân hàng gặp nạn và cả các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của người gửi
tiền. Năm 1826, hơn 10% các ngân hàng ở Anh và xứ Wales phá sản.
9


Điều đáng chú ý nhất ở cuộc khủng hoảng năm 1825 là quan điểm về
những điều cần phải làm. Một số đổ lỗi cho sự cẩu thả của nhà đầu tư: họ
đã đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia mà họ không biết chút thông tin
nào về chúng hoặc những công ty khai mỏ khai thác ở những nơi không hề
có quặng. Rõ rang là nhà đầu tư bắt buộc phải kiểm tra đầy đủ thông tin
trước khi rót tiền vào các thị trường mới nổi hay vào bất cứ nơi nào.

4. ĐẠI KHỦNG HOẢNG (NHỮNG NĂM 1930)
Đại khủng hoảng (The Great Depression) là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn
cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ
1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29
tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Cuộc khủng
hoảng 1929 – 1933 là một cuộc đại khủng hoảng có quy mô lớn nhất, mức
độ trầm trọng nhất của thế giới tư bản chủ nghĩa. Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và
nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả

các nước phát triển. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy
theo từng nước. Nó bị coi là "đêm trước" của Chiến tranh thế giới thứ hai.
NGUYÊN NHÂN
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận
trong những năm 1924 – 1929, dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi
người lao động không có tiền mua.
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI KHỦNG HOẢNG
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ
nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người
(công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.

10


Đại khủng hoảng là một cuộc khủng hoảng cơ cấu, người Mỹ nhắc đến nó
như là một nỗi kinh hoàng, sự đau đớn. Mỹ khi đó là nước tư bản phát triển
nhất, nhưng hệ thống phân phối xã hội của Mỹ lúc đó rất bất công, phần
lớn thu nhập quốc dân chỉ tập trung trong tay một số ít người, lợi nhuận
tăng từ 1922 – 1929 là 76% thì lương công nhân chỉ tăng 33%, viên chức
tăng 42%. Trong lúc đó, lợi tức của các cổ đông tăng trên 100%. Người lao
động không được hưởng phần xứng đáng của họ trong chỉ số tăng của nền
kinh tế. Tất cả đưa đến một cuộc khủng hoảng thừa, đưa đến hiện tượng các
nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, họ tự tay phá nhà máy, đánh
đắm tàu, đổ của cải xuống biển… để giữ giá. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến
nạn đói nghiêm trọng ở Mỹ.
Không chỉ dừng lại ở thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng lan rộng
ra tất cả các lĩnh vực khác trở thành cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế,
chính trị, xã hội… Hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu người bị mất
nhà cửa. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng này là năm 1932, sản xuất than bị
đẩy lùi xuống mức năm 1904; sản xuất gang bị đẩy lùi xuống mức năm

1876. Có những chỉ số bị đẩy lùi xuống những năm cuối thế kỷ 19, thu
nhập quốc dân giảm xuống 1/2.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế này, vật giá ở Mỹ giảm 23,6%, Anh giảm
15,7%, Đức giảm 23,4%, Nhật giảm 26,4%.
GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐƯA RA
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng
hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các
nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị
và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng
hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản
11


cầm quyền quyết định đưa Hít-le – thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm
chính quyền. Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không
ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30/01/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và
ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.
Ở Mỹ, khi Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ
khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị
trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình
an sinh xã hội. Tuy nhiên những giải pháp đó của Roosevelt vẫn chưa thực
sự thành công trong phục hồi tăng trưởng kinh tế cà lòng tin của người tiêu
dùng vẫn ở mức thấp.
Cho đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ nêu bật vai
trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong
việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.
5. KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ 1973
NGUYÊN NHÂN
Khủng hoảng dầu mỏ là một dạng của khủng hoảng cơ cấu. Khủng hoảng

dầu mỏ thể hiện ở chỗ các nước sản xuất dầu mỏ hạn chế xuất khảu dầu,
giảm bớt cung ứng, đẩy giá dầu lên cao làm chao đảo kinh tế ở các nước
nhập khẩu dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 nổ ra từ tháng 10
năm 1973 khi các quốc gia thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)
quyết định trả đũa nước Mỹ vì hỗ trợ vũ trang cho Israel trong thời kỳ
chiến tranh lần thứ tư giữa Arab và Israel.
HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ 1973
Việc OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ, ngừng xuất khẩu dầu cho Mỹ cũng
như các nước đồng minh đã dẫn đến việc thiếu dầu trầm trọng và tăng giá
dầu, nặng nề hơn là khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và nhiều quốc gia phát triển.
12


Lệnh cấm vận, ngưng hẳn xuất khẩu dầu mỏ tạo ra một tầm ảnh hưởng
rộng lớn và dường như ngay lập tức. OPEC hối thúc các công ty dầu mỏ
phải đẩy giá dầu lên thật cao. Điều này khiến cho giá dầu toàn cầu từ
$3/thùng tăng gần như gấp 4 lần lên đến $12/thùng (theo CBC News).
Sự leo thang trên ảnh hưởng rất nặng nề, khiến cho các quốc gia công
nghiệp hóa đang phụ thuộc vào năng lượng dầu mỏ để kinh doanh sản xuất
rơi vào trì trệ, bế tắc hoặc chịu thua lỗ lớn. Trong khi đó thì các quốc gia
xuất khẩu dầu sau khi đã đẩy giá dầu lên cao trở nên vô cùng giàu có.
Nguồn lợi nhuận thu được từ các quốc gia đang phát triển, công nghiệp hóa
khiến các quốc gia khác xuất khẩu dầu trở nên giàu có, vì thế các quốc gia
đang phát triển muốn giảm sự lệ thuộc của mình nên đã chủ động cắt giảm
nguồn cung cầu dầu mỏ. Không những vậy, các quốc gia phương Tây còn
trang bị nhiều thêm các vũ khí quân sự nhằm gây ra sức ép chính trị, đẩy
sức ép này lên vai của các nước trung Đông. Các quốc gia Ả-rập đã tiêu
hơn 100 tỷ đô-la để truyền bá tư tưởng đạo hồi giáo của mình thay vì đầu tư
vào Dầu mỏ, điều này tưởng chừng như vô hại cho đến khi sự ra đời của
phiến quân Al-Qaeda và Taliban.

Vài tháng sau đó, cuộc khủng hoảng cũng đi đến hồi kết. Lệnh ngưng xuất
khẩu dầu mỏ được đề cập vào tháng 3, năm 1974 sau khi hội thảo tối cao ở
Washington Oil Summit, nhưng hậu quả mà cuộc khủng để lại thực sự nặng
nề và dai dẵng, nó kéo dài cho đến hết những năm 1970. Đồng đô-la cũng
dẫn lấy lại giá trị và vị thế của mình và trở nên bớt cạnh tranh hơn nhiều so
với các ngoại tệ khác trên thị trường chứng khoán.
Tình hình lạm phát cao gây ra bởi giá xăng dầu tăng và kinh tế suy thoái do
khủng hoảng kinh tế diễn ra cùng lúc. Thời kỳ lạm phát đình trệ stagflation - được nhiều nhà kinh tế học ghi nhận. Phải tốn đến vài năm sau

13


đó thì sản xuất kinh doanh mới hồi phục và lạm phát trở về mức trước khi
khủng hoảng xảy ra.
6. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2007 – 2008
Đây là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ “hàng trăm năm mới có một lần’
diễn ra gần đây nhất. Nó bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng,
tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ
quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài
chính ở Hoa Kỳ.
NGUYÊN NHÂN
Một số nguyên nhân khiến cho khủng hoảng bắt nguồn ở Mỹ là:
Đầu tư bất động sản và tiêu dùng quá lớn. Bong bóng nhà ở cùng với giám
sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng
tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008.
Do chính sách tài chính, tiền tệ quá lỏng đã khuyến khích tiêu dùng và trực
tiếp là cho vay dưới chuẩn để đầu tư bất động sản.
Chứng khoán hoá tràn lan thiếu kiểm soát: các ngân hàng đầu tư ở Mỹ đã
sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho
vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS,

MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường
Sự quản lý, giám sát và điều hành của Chính phủ lỏng lẻo trong suốt thời
gian dài, đặc biệt là do chủ thuyết tự do hoá tài chính và thị trường tự do tự
điều tiết.
Chủ thuyết tân tự do kinh tế Mỹ dựa vào tiêu dùng tư nhân (gần 70% GDP)
và chi tiêu Chính phủ (13% GPD).
HẬU QUẢ
14


Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của
Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều
nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Cơn bão
khủng hoảng tài chính do cho vay bất động sản dưới chuẩn tràn lan đã nhấn
chìm hệ thống ngân hàng của quốc gia từng có thu nhập đầu người cao nhất
thế giới. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và
quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của
nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ.
Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn
40% kể từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp
khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính.
Ở Việt Nam, cuộc khủng hoảng này đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế, thu chi ngân sách nhà nước, hệ thống tài chính – ngân hàng,
hoạt động xuất nhập khẩu, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,
vốn đầu tư của nước ngoài, thị trường hàng hóa và dịch vụ, việc làm.
Trước những diễn biến xấu của khủng hoảng kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland, Hungary, và

Ukraine để ngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra.
Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái.
Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên
từ tháng 12/2007. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế
lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng
đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược

15


của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy
thoái.
Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút
trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người
dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ
thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người
tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc
gia này tính tới 6/12/2008 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15
năm qua. Ngoài ra, một số kỷ lục buồn tồn tại hàng chục năm về số người
mới thất nghiệp theo tuần và tháng cũng đã bị phá trong quý IV năm 2008.

Phần III. TÁC ĐỘNG NÓI CHUNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH
TẾ
Sau khi nghiên cứu về bốn cuộc khủng hoảng kinh tế nổi bật đã diễn ra, có
thể rút ra một số tác động mà khủng hoảng kinh tế gây ra như sau:
1

PHÁ HOẠI LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ LÀM RỐI LOẠN LƯU


THÔNG
Phá hoại lực lượng sản xuất: phá hoại tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu
dùng.
Trong cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, một khối lượng khổng lồ
các phương tiện sản xuất và hàng hóa tiêu dùng đã bị phá hủy do hàng loạt
nhà sản xuất bị phá sản, họ phá hủy nhà máy, tàu thuyền, của cải … để giữ
giá. Cụ thể, ở Mỹ người ta đã phá hủy những lò cao có thể sản xuất ra 1
triệu tấn thép trong một năm, đánh đắm 124 tàu biển (trọng tải khoảng 1
triệu tấn), bỏ đi một phần tư tổng diện tích trồng bông, giết và không sử
16


dụng 6,4 triệu con lợn. Ở Brazil năm 1933, có 22 triệu bao cà phê bị ném
xuống biển và ở Xây-lan có gần 100 triệu ki-lô-gam chè bị đốt.
Làm rối loạn lưu thông: hàng hóa ế ẩm không thể bán được dẫn đến ứ đọng
lưu thông. Trong khi đó nhu cầu của người dân lại không được đáp ứng do
họ không có khả năng thanh toán. Điều này dẫn đến tình trạng đói khổ của
người dân lao động khi khủng hoảng kinh tế nổ ra. Bên cạnh đó, khủng
hoảng kinh tế cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
7. ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG TƯ BẢN –
ĐIỀU KIỆN ĐỂ DẪN DẾN ĐỘC QUYỀN
Khủng hoảng kinh tế gây ra sự phá sản của nhiều nhà tư bản nhỏ, đồng thời
cũng làm cho những công ty khổng lồ trở nên lớn mạnh hơn do sự sáp nhập
của các công ty, liên doanh, tập đoàn. Đây chính là quá trình tập trung tư
bản: sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư
bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.
Cụ thể, trước Đại khủng hoảng, Mỹ chỉ có 49 xí nghiệp có quy mô từ 1 vạn
người trở lên thì sau khủng hoảng con số này là 343. Cũng ở quốc gia này,
đầu thế kỷ XX chỉ có một công ty có số vốn 1 tỷ USD thì đến đầu năm
1950 là 2 công ty; năm 1974 có 24 trong số 49 công ty quốc tế có số vốn 5

tỷ. Lợi nhuận của 500 tổ chức siêu độc quyền của Mỹ năm 1972 là 27,8 tỷ
USD. Tỷ suất lợi nhuận của 12 công ty “toàn cầu” của Mỹ tăng từ 11%
năm 1970 đến sau khủng hoảng là 41% (năm 1975).
8. GIA TĂNG KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO NGÀY CÀNG LỚN LÀM
CHO MÂU THUẪN KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
NGÀY CÀNG SÂU SẮC
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản được đẩy mạnh khiến cho tư liệu sản
xuất ngày càng tập trung nhiều hơn vào tay các ông chủ tư bản. Việc bóc
lột công nhân ngày càng được tăng cường lợi dụng tình thế có nhiều nhà
17


máy phải đóng cửa. Lúc này, các ông chủ tư bản hạ thấp tiền lương của
công nhân, tăng cường độ làm việc để thu về lợi nhuận cao nhất. Sự tập
trung tư liệu sản xuất vào tay một nhóm người trong xã hội trở nên ngày
càng cao, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, mâu thuẫn kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt.
Quan hệ sản xuất vẫn là quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất. Khi khủng
hoảng xảy ra, đông đảo quần chúng nhân dân lao động càng điêu đứng, họ
càng có ý thức đấu tranh để thoát khỏi nghèo khổ và việc tiêu diệt chủ
nghĩa tư bản. Chính vì vậy, khủng hoảng làm cho đấu tranh giai cấp trở nên
mạnh mẽ hơn.

Phần IV. BÀI HỌC TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHO NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
Từ những cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra, chúng ta có thể rút ra một
số giải pháp để ngăn chặn hiểm họa khủng hoảng kinh tế và khắc phục
những hậu quả mà nó có thể gây ra cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh những khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế vào nước
ta, phải kể đến những khó khăn nội tại nền kinh tế như: do thủ tục phiền hà,

vướng mắc không được tháo gỡ nên nhiều công trình, dự án, doanh nghiệp
gặp khó khăn. Vì thế, chúng ta cần chuẩn bị các biện pháp tổng thể:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp chống lạm phát, nhất là
tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt, thận trọng theo cơ chế
thị trường (không đưa các giải pháp sốc). Sử dụng hiệu quả các công cụ
tiền tệ với việc điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như: tỷ
giá, lãi suất, hạn mức tín dụng… Trước mắt hạ lãi suất xuống một cách phù
hợp theo tín hiệu thị trường. Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại,
bảo đảm các khoản nợ này ở mức an toàn. Rà soát và kiểm soát chặt chẽ
18


các khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Bên cạnh đổi mới
và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, cần đổi mới quản trị nội bộ ngân hàng
nhằm lành mạnh hoá hệ thống này tránh tác động của khủng hoảng kinh tế
thế giới.
Thứ hai, tăng cường sự giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính,
ngân hàng và thị trường chứng khoán. Rà soát lại và lành mạnh hóa hệ
thống tài chính, ngân hàng. Rà soát lại các ngân hàng cho vay nhiều vào
khu vực bất động sản và các dự án có tính rủi ro cao. Kiểm tra chất lượng
tín dụng của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là tín dụng dành cho các
lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm với các tiêu chí cụ thể để có phương án, giải pháp dự phòng
đối với biến động xấu từ hệ thống ngân hàng, tài chính.
Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ nông nghiệp
khắc phục hậu quả bão lụt, hỗ trợ người dân sản xuất lương thực, thực
phẩm và người dân nghèo vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi đến
các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Có chính sách miễn giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tiến độ
thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng hàng nhập

khẩu trong trường hợp lạm phát cao và suy thoái kinh tế. Tập trung tháo gỡ
khó khăn, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong các
tháng cuối năm.
Thứ tư, tiếp tục các chính sách về chặt chẽ chi tiêu Chính phủ và đầu tư
khu vực công nhằm tránh xảy ra nguy cơ thâm hụt ngân sách. Việc thắt chặt
chi tiêu Chính phủ và chuyển các khoản đầu tư công sang cho khu vực tư
nhân sẽ góp phần vào việc giảm thuế cho khu vực doanh nghiệp và thuế thu
nhập cá nhân. Các doanh nghiệp sẽ có thêm được nguồn vốn để mở rộng
sản xuất kinh doanh và thị trường. Đẩy mạnh đầu tư cho các dự án cơ sở hạ

19


tầng, hạ tầng kỹ thuật lớn, quan trọng mà trong các thời điểm trước đây
chưa có điều kiện đầu tư thì nay đầu tư để kích thích kinh tế phát triển.
Thứ năm, cải cách và tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính, về giải
phóng mặt bằng, phê duyệt dự án và về giải ngân để tạo điều kiện các dự
án, chương trình được triển khai nhanh, đặc biệt là đối với các công ty xây
dựng. Đối kinh doanh bất động sản thì bên cạnh đẩy mạnh và khuyến khích
đầu tư và xây dựng nhà giá rẻ cho người nghèo, các đối tượng chính sách,
nhà ở cho người lao động ở các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, nhà
ở cho sinh viên, học sinh, cần hạn chế và đánh thuế cao vào các trường hợp
đầu cơ bất động sản.
Thứ sáu, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, để tránh bớt tác động từ
việc giảm nhập khẩu của Mỹ và một số nước chịu nhiều tác động từ cuộc
khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới và tăng cường các thị trường mới,
chuyển hướng tới mở rộng thị trường trong nước. Áp dụng các biện pháp
chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, tăng nhanh
kim ngạch xuất khẩu và giảm bớt nhập siêu. Thực hiện chế độ tỷ giá linh
hoạt hỗ trợ xuất khẩu và tăng mức tín dụng ưu đãi cho sản xuất hàng xuất

khẩu.
Tăng cường và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, nhất là trong các
khâu thu mua nguyên liệu nông sản bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa phát
triển vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và xuất khẩu,
phát triển hệ thống phân phối các vật tư quan trọng và hệ thống bán lẻ,
nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ bảy, theo dõi chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta,
tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư
nước ngoài, trong đó theo dõi việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ Mỹ và các nước Châu Âu để có thể hỗ trợ khi cần thiết.
20


Thứ tám, tổ chức, điều hành và giám sát tốt việc bảo đảm sự thông suốt của
cơ sở bán lẻ trong nước, không gây đầu cơ, ách tắc, khan hiếm hàng hoá.
Đồng thời khuyến khích tiêu dùng hợp lý và nâng lương tối thiểu sớm cho
cán bộ, công chức nhà nước và công nhân ở các doanh nghiệp.
Thứ chín, tăng cường công tác thông tin, quan hệ công chúng. Bám sát
thường xuyên, cập nhật thông tin trong và ngoài nước để có đánh giá đúng
diễn biến tình hình; qua đó có được phản ứng chính sách thích hợp và kịp
thời nhất.

21


KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu khái niệm, bản chất của khủng hoảng kinh tế, chúng ta
đã phần nào hiểu rõ được cơ chế hoạt động và những nguyên nhân của nó
và hiểu được vì sao khủng hoảng kinh tế lại để lại hậu quả nghiêm trọng
cho nền kinh tế của nhiều quốc gia. Khủng hoảng kinh tế là đặc trưng mang

tính chu kỳ của nền sản xuất chủ nghĩa tư bản. Từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, do tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước tư bản độc quyền nên
chu kỳ khủng hoảng ở các nước tư bản sau chiến tranh đã có những thay
đổi sâu sắc. Luận điểm cơ bản của chủ thuyết kinh tế thị trường: "Hãy để
thị trường tự quyết và hành xử những vấn đề của nó" đang lung lay nghiêm
trọng khi vô số công ty, tập đoàn tư nhân khổng lồ của Mỹ và châu Âu
trong cuộc khủng hoảng 2008 buộc phải chịu sự "bảo kê" của nhà nước. Đó
là lý do tại sao ngày càng có nhiều ý kiến khơi dậy tư tưởng cũng như
những phân tích mặt trái chủ nghĩa tư bản mà Karl Marx từng đưa ra cách
đây hơn một thế kỷ... Nhìn lại lịch sử các cuộc khủng hoảng như Khủng
hoảng năm 1825 tại Anh, Đại khủng hoảng những năm 1930, Khủng hoảng
dầu mỏ OPEC và gần đây nhất là Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 –
2008, ta lại càng thấy rõ hơn sức ảnh hưởng của chúng và từ đó tìm ra
những giải pháp để khắc phục và giảm nhẹ những hệ lụy mà chúng gây ra.
Một trong những giải pháp đáng lưu ý là Nhà nước nên tăng cường vai trò
điều tiết của mình đối với nền kinh tế và kiềm chế lạm phát.
Trên đây là bài tiểu luận của em về Khủng hoảng kinh tế, bản chất, tác
động và các giải pháp khắc phục. Em mong rằng với sự liên hệ thực tiễn tới
nền kinh tế Việt Nam, những thông tin trên, đặc biệt là những giải pháp
được đưa ra sẽ giúp cho chúng ta giảm thiểu được sự ảnh hưởng từ những
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (NXB
Chính trị quốc gia – Sự thật
2. Kinh tế các nước công nghiệp chủ yếu sau chiến tranh thế giới thứ 2
(NXB Chính trị quốc gia)

3. Sách giáo khoa Lịch sử 8 (NXB Giáo dục)
4. Sách giáo khoa Lịch sử 11 (NXB Giáo dục)
5. Tài liệu web
/> />%A3ng_kinh_t%E1%BA%BF_(Marx)
/>hosotulieu/20626/index.html
Và một số nguồn tài liệu khác.

23



×