Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

LÍ LUẬN CHUNG về TÍCH LŨY tư BẢN VÀ ý NGHĨA CỦA LÍ LUẬN đó đối với THỰC TIỄN nền KINH tế VIỆT NAM HIỆN NAY đặc BIỆT LÀ QUÁ TRI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.57 KB, 15 trang )


LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 30 năm đổi mới, từ một đất nước đói nghèo và lạc hậu, đến
nay Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung
bình. Từ một nền kinh tế khép kín, tập trung quan liêu bao cấp, Việt Nam
đã trở thành một nền kinh tế năng động, vận hành theo cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà mỗi chúng ta đều cảm
nhận được, là kết quả của sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển và sự
vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lý cơ bản của phát triển kinh
tế vào điều kiện ở nước ta. Trong đó có nguyên lí về tích lũy tư bản. Cụ thể
hơn, ta cần nhìn vào đồng vốn của nhà tư bản. Sự khái quát về phạm trù
vốn thành phạm trù tư bản của C.Mác đã bao hàm đầy đủ bản chất và tác
dụng của vốn: “Vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là một yếu tố đầu
vào của quá trình sản xuất”.
Trong các phương án thực tiễn, thực hiện cổ phần hóa là một trong
những giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài
nước vào phát triển kinh tế. Với việc huy động được các nguồn lực, các
công ty cổ phần có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới
công nghệ, nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo cơ sở để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với nhận thức sâu sắc về vai trò của việc tích luỹ vốn phục vụ phát
triển kinh tế đất nước, trong tiểu luận này em sẽ trình bày những lí luận
chung về tích luỹ tư bản và ứng dụng lí luận đó vào thực tiễn Việt nam. Em
rất biết ơn nhà trường và cô giáo đã tạo điều kiện để em được đào sâu
nghiên cứu nhiều hơn về môn học lí thú và bổ ích này. Em mong nhận
được sự nhận xét, góp ý của cô giáo để tiểu luận của em được hoàn thiện
hơn. Em xin trân trọng cảm ơn!

1



Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TÍCH LUỸ TƯ BẢN
I. Bản chất và nguồn gốc của tích luỹ tư bản
Đặc trưng cơ bản của xã hội loài người là lao động. Điều kiện tồn tại
và phát triển của xã hội loài người chính là sản xuất ra của cải vật chất để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng không ngừng nâng cao.
Bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến trình đổi mới
không ngừng của nó, thì đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất. Quá trình
này là tất yếu khách quan theo hai hình thức là tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn không phải là tái sản xuất điển
hình của CNTB mà hình thái điển hình của CNTB là tái sản xuất mở rộng.
Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể sử dụng hết giá trị thặng
dư cho tiêu dùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dưđể tăng
quy môđầu tư so với năm trước. Chính phần giá trị thặng dư đó được gọi là
tư bản phụ thêm. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay chuyển hoá
giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Xét một cách cụ
thể, tích luỹ tư bản nhằm tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở
rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì tư
bản thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của một tư bản mới. Tích
luỹ tư bản là là tất yếu khách quan do quy luật kinh tế cơ bản, quy luật giá
trị và cạnh tranh... của phương thức sản xuất TBCN quy định. Nguồn gốc
duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm một
tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Như vậy thực chất của tích luỹ tư
bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm (tư bản bất
biến phụ thêm và tư bản khả biến phụ thêm) để mở rộng sản xuất. Trong
quá trình sản xuất, lãi tiếp tục được bổ sung vào vốn, vốn càng lớn thì lãi
càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương
tiện mạnh mẽ quay trở lại bóc lột chính họ.


2


Quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá đã biến thành quyền chiếm
đoạt TBCN thông qua quá trình tích luỹ tư bản. Khác với nền sản xuất hàng
hoá giản đơn, trong nền sản xuất TBCN sự trao đổi giữa người lao động và
nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm không một
phần lao động của công nhân mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động
không công đó. Sự thay đổi căn bản trong quan hệ sở hữu hoàn toàn không
vi phạm quy luật giá trị.
Mục đích của nền sản xuất TBCN là sự lớn lên không ngừng của giá
trị. Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản không ngừng tích luỹ và tái
sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột
công nhân. Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt nên các nhà tư bản buộc
phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên. Điều đó chỉ có thể
thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ. Do đó động cơ thúc đẩy
tích luỹ và tái sản xuất mở rộng TBCN chính là một quy luật kinh tế cơ bản
của CNTB. Trong buổi đầu của sản xuất TBCN, sự ham muốn làm giàu của
các nhà tư bản thường chi phối tuyệt đối nhưng đến một trình độ phát triển
nhất định, sự tiêu dùng xa phí của các nhà tư bản ngày càng tăng lên theo
sự tích luỹ tư bản. Như vậy không có nghĩa là có mâu thuẫn giữa phần tiêu
dùng của nhà tư bản và phần tích luỹ.
II. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản
Có 4 nhân tố quyết định quy mô của khối lượng giá trị thặng dư:
2.1- Mức độ bóc lột sức lao động
Mức độ bóc lột sức lao động được nâng cao bằng cách cắt xén vào
tiền công của công nhân. Như vậy công nhân không những bị nhà tư bản
chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất
yếu, bị cắt xén một phần tiền công. Việc cắt xén tiền công giữ vai trò quan
trọng trong quá trình tích luỹ tư bản.

Một cách khác để nâng cao mức bóc lột nữa là tăng cường độ lao động
và kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao

3


động sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị
thặng dư tư bản hoá, tức là làm tăng tích luỹ. Ảnh hưởng này còn thể hiện ở
chỗ số lượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng
cường độ lao động và kéo dài ngày lao động không đòi hỏi phải tăng thêm
tư bản một cách tương ứng (không đòi hỏi phải tăng thêm số lượng công
nhân, tăng thêm máy móc, thiết bị mà hầu như chỉ cần tăng thêm sự hao phí
nguyên liệu).
2.2- Trình độ năng suất lao động xã hội
Việc nâng cao năng suất lao động sẽ làm tăng thêm giá trị thặng dư,
do đó tăng thêm bộ phận giá trị thặng dưđược tư bản hoá. Song vấn đề ở
đây là quy mô của tích luỹ không chỉđược quyết định bởi khối lượng giá trị
thặng dư, mà còn bởi khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do
khối lượng giá trị thặng dưđó có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng suất
lao động tăng sẽ làm tăng thêm những yếu tố vật chất của tư bản, do đó làm
tăng quy mô của tích luỹ. Năng suất lao động cao thì lao động sống sử
dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện
dưới hình thái cóích mới, chúng làm chức năng tư bản để sản xuất ra tư bản
càng nhiều, do đó mà quy mô của tư bản tích luỹ càng lớn. Như vậy năng
suất lao động là nhân tố quan trọng quyết định đến quy mô của tích luỹ.
2.3- Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu
dùng
Trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc
đều hoạt động, tức là máy móc tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất,
nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá tri của chúng được chuyển dần

từng phần vào sản phẩm, vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư
bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời
gian hoạt động máy móc vẫn có tác dụng khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu
không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng

4


thời gian, thì máy móc phục vụ không công đó chẳng khác gì lực lượng tự
nhiên.
Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại,
phần giá trị của nó chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít, thì sự
chênh lệch giữa tư bản cốđịnh sử dụng và tư bản cố định tiêu dùng càng
lớn. Do đó tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ
càng nhiều.
2.4- Quy mô của tư bản ứng trước
Với mức bóc lột không đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số
lượng công nhân bị bóc lột quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước,
nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị thặng dư bóc lột được
và quy mô tích luỹ cũng càng lớn. Đối với sự tích luỹ của cả xã hội thì quy
mô của tư bản ứng trước chỉ là nhỏ nhưng rất quan trọng. C.Mác đã nói
rằng tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của sự tích luỹ
mà thôi.
Tích luỹ dưới chế độ TBCN làm cho của cải của xã hội ngày càng tập
trung vào tay giai cấp tư sản, người công nhân càng bị bóc lột nặng nề,
càng tăng thêm thất nghiệp và nghèo đói, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản ngày thêm sâu sắc hơn. Mặt khác tiêu dùng
của người lao động bị hạn chế trong một phạm vi rất nhỏ hẹp. Một phần
lớn thu nhập quốc dân của xã hội TBCN là dùng vào việc tiêu dùng không
sản xuất và tiêu dùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập quốc dân dùng vào

tích luỹ do đó tương đối ít so với khả năng vàđòi hỏi của sự phát triển
khách quan của xã hội. Sự chênh lệch đó dẫn đến khủng hoảng kinh tế sản
xuất thừa cóđiều kiện phát sinh, phá hoại nặng nề và thường xuyên nền sản
xuất của xã hội TBCN. Tuy nhiên thành quả kinh tế mà xã hội tư bản đạt
được lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong sự phát triển
của xã hội loài người.

5


III. Mối quan hệ tích luỹ - tích tụ - tập trung tư bản
Quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua hai con đường là tích tụ
và tập trung tư bản:
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản
hoá một phần giá trị thặng dư. Đây là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt có sẵn thành
một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Tập trung tư bản diễn ra bằng hai phương pháp
là cưỡng bức (các nhà tư bản bị thôn tính do phá sản) và tự nguyện (các nhà tư
bản liên hiệp, tổ chức thành công ty cổ phần). Tích tụ và tập trung tư bản có
quan hệ biện chứng với nhau và tác động thúc đẩy nhau nhưng lại không đồng
nhất với nhau. Đây không những là sự khác nhau về mặt chất mà còn khác
nhau về mặt lượng.
Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản xã hội, nó phản ánh mối quan
hệ trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Tập trung tư bản
không làm tăng quy mô tư bản xã hội mà chỉ phân phối lại và tổ chức lại tư
bản xã hội, nó phản ánh quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản. Tập trung tư
bản có vai trò rất lớn trong quá trình chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
TBCN và quá trình chuyển chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn thấp lên giai đoạn
cao. Nếu gạt bỏ tính chất TBCN, tích tụ và tập trung là hình thức làm tăng
thu nhập quốc dân và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn của xã hội

trong quá trình sản xuất.
Quá trình tích luỹ tư bản tất yếu dẫn đến sự phân cực: một bên làm cho chủ
nghĩa tư bản phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua sự tích tụ và tập
trung của tư bản, thông qua việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản và làm cho
giai cấp tư sản ngày càng giàu có xa hoa; Còn một bên là giai cấp những người
lao động không tránh khỏi sự thất nghiệp và bần cùng. Đó là quy luật chung của
tích luỹ tư bản.

6


Phần II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LUỸ
TƯ BẢN VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM
Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụ thuộc
rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế. Nhiều chuyên gia
quốc tế cho rằng Việt Nam muốn phát triển đạt tốc độ theo hướng rồng bay
thì phải nỗ lực huy động tích luỹ trong nước, tăng cường nó có hiệu quả với
vốn nước ngoài vàđầu tư phải có hiệu quả cao để hệ số ICOR chỉ ở mức 2,5
và mức tăng trưởng phải ít nhất là trên 8% một năm, như vậy thì thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam có thể tăng gấp 4-5 lần trong vòng một
thế hệ. Việt Nam có thể lựa chọn các tình huống tăng trưởng tuỳ theo mức
tích luỹ trong nước và mức đầu tư trên GDP cũng như hiệu suất sử dụng
vốn. Chúng ta sẽ xem xét thực trạng và giải pháp tích lũy vốn ở Việt nam
hiện nay.
I- Thực trạng tích lũy vốn của Việt nam
Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, chỉ huy khi mà cuộc sống của
người dân còn vô cùng khó khăn, tiêu dùng còn thiếu thốn thì quá trình tích
luỹ vốn còn gặp rất nhiều trở ngại. Sự can thiệp quá sâu vào nền kinh tế của
Nhà nước làm cho các tổ chức doanh nghiệp không thể phát huy hết được

khả năng tham gia vào thị trường của mình. Nguồn vốn viện trợ của nước
ngoài lại chứa đựng nhiều yếu tố chính trị nên không được phát huy hết khả
năng vốn có của nó.
Với chính sách mở cửa phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đãđược
cải thiện rõ rệt, tổng thu nhập quốc dân tăng nhanh, thị trường hàng hoá
phong phú và sôi động... Tuy nhiên những thành quảđó vẫn còn quá nhỏ
bé, nền kinh tế của ta vẫn còn lạc hậu, kém phát triển. Một trong những
nguyên nhân chính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp.

7


Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả
nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là
1.724.558 tỷđồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy
mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập
đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp Nhà
nước chiếm 59,0/% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ
đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷđồng),
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh
nghiệp cả nước (868.788 tỷđồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn
của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là
23,95 tỷđồng).
Theo Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, năm
2005 toàn quốc có 39.959 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn
đăng ký 108,03 ngàn tỷđồng, đạt 107,3% về số lượng và 141% về vốn đăng
ký so năm trước.
Số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong quý
I năm 2006, có 7.775 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh

nghiệp với số vốn đăng ký 29.063 nghìn tỷđồng. Tuy giảm 8% về số doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 25% về số vốn đăng ký.
Đầu tư của Nhà nước tuy đã tăng lên nhưng còn dàn trải, còn lãng phí,
thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn chậm phát triển, lãi suất tín dụng chưa
phù hợp với việc đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn, vì thế còn
hạn chế đầu tư phát triển. Các hình thức tích tụ và tập trung vốn chưa tạo ra
sức hấp dẫn với người có vốn và hệ số sử dụng vốn trong nền kinh tế còn
thấp. Việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn phân tán, không tập trung tối
đa vốn tiền mặt cũng như nhân tài vật lực để giải quyết với tốc độ nhanh
các công trình thiết yếu mang tính chất “xương sống” của nền kinh tế, vẫn
còn nhiều lãng phí và kém hiệu quả. Tính đến năm 2005, giá trị thị trường

8


của chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch đã tương đương 6,5% GDP
(năm 2004 con số này là 3,9% GDP).
Trong khi nguồn vốn còn hạn chế thì các giải pháp huy động vốn hiệu
quảđóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó những nhà quản lý kinh tế cần
tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tích tụ và tập trung vốn đạt hiệu
quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu về vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoáđất nước ở Việt nam.
II. Những giải pháp tăng cường tích luỹ vốn ở Việt nam
2. 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích luỹ - tiêu dùng
Vì mục tiêu của xã hội XHCN là không ngừng tái sản xuất mở rộng,
tăng thêm sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân lao động mà
chúng ta cần phải xác định cho được giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng. Tỷ
lệ cụ thể giữa tích luỹ và tiêu dùng phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã
hội trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội, hiệu quả của kỹ
thuật mới sử dụng hợp lý các nguồn vật tư, lao động và các yếu tố khác

nữa.
Tương quan giữa tích luỹ và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng
đươc các tài sản hiện có, thực hiện được mức tích luỹ có thểđảm bảo phát
triển sản xuất với tốc độ cao và ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng
tiêu dùng và tích luỹ không đến mức cao nhất. Vởi tỷ lệ giữa tích luỹ và
tiêu dùng sắp xếp như thế nào là thích đáng? Tỷ lệ này có phải cố định
không và dựa trên nguyên tắc nào để sắp xếp tỷ lệ đó? Đây là vấn đề trung
tâm của việc phân phối xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện cụ thể mối quan hệ
giữa xây dựng kinh tế và cải thiện đời sống giữa lợi ích lâu dài và lợi ích
trước mắt, giữa lợi ích của nhân dân và lợi ích của toàn xã hội... Việc phân
chia tỷ lệ này không cố định mà thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của nền
kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời chúng ta phải không ngừng
khuyến khích tất cả mọi người dân đều ra sức tiết kiêm, tích luỹ. Như vậy
có thể nói tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng không chỉ đơn thuần là tỷ lệ về

9


kinh tế mà là thể hiện đường lối chính sách của Đảng trong từng thời kỳ
nhất định.
2. 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn – cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ không nên cấp vốn
toàn bộ mà nên tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp
sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình, đồng thời chính nhờ có cổ
phần hoá mà tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp phát huy mọi năng
lực cũng như khả năng quản lý của họ từ đó sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả
sử dụng vốn.
Nhìn chung, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ năm 1992 đến nay
đã đạt được một số kết quả nhất định, tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa

tính đến hết năm 2013 là 4065 (tính đến hết tháng 9 năm 2014 là 4136)
trong đó bao gồm 3650 doanh nghiệp và 415 bộ phận doanh nghiệp. Số
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tính đến hết năm 2013 là 949 doanh
nghiệp (chưa kể nông, lâm trường quốc doanh). Qua đó, các DNNN được
tập trung hơn nữa vào những ngành, lĩnh vực then chố, quan trọng mà nhà
nước nắm giữ. Kết thúc thí điểm 3 tập đoàn kinh tế (Sông Đà; Đầu tư phát
triển nhà và đô thị; Công nghiệp tàu thủy), hình thành các tổng công ty nhà
nước phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện quản lý và triển vọng phát
triển kinh tế.
Tuy nhiên, nếu so sánh với kết hoạch đặt ra thì tiến trình cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước nhìn chung vẫn diễn ra chậm, giai đoạn 2001 –
2010, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ bằng 1/3 so với kết hoạch đặt
ra. Theo Đề án sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2011 – 2015, đến năm
2015 cổ phần hóa được 531 doanh nghiệp; sát nhập, hợp nhất 25 doanh
nghiệp; giải thể, phá sản 16 doanh nghiệp; giao, bán 10 doanh nghiệp
nhưng trong giai đoạn 2011 – 2013 mới cổ phần hóa được 99 doanh

10


nghiệp, tức là trong 3 năm mới chỉ thực hiện được 18.6% kế hoạch. Trong
năm 2014, tình hình có bước chuyển khả quan hơn, theo đó trong kế hoạch
cổ phần hóa 432 doanh nghiệp giai đoạn 2014-2015, đã có 368 doanh
nghiệp thành lập được Ban chỉ đạo; 257 doanh nghiệp đang xác định giá trị
doanh nghiệp; 123 doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh
nghiệp; 71 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, trong đó có 35 doanh
nghiệp đã bán đấu giá cổ phần lần đầu trên sàn giao dịch chứng khoán. Như
vậy, từ năm 2011 tính đến hết tháng 9/2014 cổ phần hóa được 170 doanh
nghiệp mới chỉ đạt 32% kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015.
Từ những số liệu nêu trên có thể thấy kế hoạch CPH doanh nghiệp

nhà nước giai đoạn 2011-2015 khó có thể đạt được mục tiêu đề ra vì tới
thời điểm này vẫn còn tới 68% kế hoạch cần hoàn thành. Bên cạnh đó,
những doanh nghiệp còn lại này đều là những doanh nghiệp lớn, việc định
giá, xử lý lao động dôi dư, xử lý nợ thuế…rất phức tạp. Tình hình kinh tế
khó khăn, thị trường chứng khoán chưa hồi phục mạnh ảnh hưởng tiêu cực
tới việc bán cổ phần hóa ra bên ngoài. Bên cạnh đó, chính bản thân DNNN
chưa thật sự minh bạch hóa mọi quy trình CPH nên nhà đầu tư vẫn còn e
ngại khi quyết định đầu tư.
Việc đồng vốn có được sử dụng hiệu quả hay không một phần lớn
phụ thuộc vào yếu tố con người. Vì thế cần phải có một đội ngủ cán bộ
quản lý có trình độ năng lực và trách nhiệm cao. Đồng thời nhà nước cũng
cần phải xem xét lại mô hình tổ chức quản lý, chú ý đến đội ngũ cán bộ, tạo
diều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể phát huy mọi năng lực của mình. Đặc
biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt nguồn vốn FDI trong khu vực
cũng như trên thếgiới thì việc thiết lập một cơ chế tổ chức gọn nhẹ không
chồng chéo có hiêu quả cũng tạo ra khả năng cạnh tranh lớn.

11


2. 3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút
vốn đầu tư nước ngoài
Tích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu
là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan
trọng để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi
cho đầu tư phát triển và cho phát triển công nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu
quả tích luỹ, tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp
bách và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốn
thông qua thị trường chứng khoán. Đây là hình thức tích tụ và tập trung vốn

rất có hiệu quả đang được các nước phát triển áp dụng. Tuy nhiên để có thể
phát triển thị trường chứng khoán trước hết chúng ta phải tiến hành cổ phần
hoá doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và đồng thời phải
phát triển hệ thống ngân hàng thương mại. Chính thị trường chứng khoán là
một hình thức của thị trường vốn, và nếu thị trường chứng khoán hoạt động
tốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.
Ngoài nguồn vốn tích luỹ trong nước thì trong hoàn cảnh hiện nay khi
nền kinh tế mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có
vai trò đặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm
vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp có
ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì thế
mà chúng ta cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là
vốn của các nước phát triển. Do vậy chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi và
bổ sung bộ luật đầu tư nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới hiện nay
đảm bảo cho quyền lợi của nhà đầu tư cũng như của chính chúng ta.

12


KẾT LUẬN
Với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta đang ở
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và năng động nhất từ trước tới nay. Sự
phát triển của nền kinh cũng tạo ra áp lực về tăng quy mô vốn cho nền kinh
tế. Vì vậy việc nghiên cứu tích luỹ tư bản và việc vận dụng lí luận đó vào
thực tiễn Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết. Quá trình CNH-HĐH đất
nước đạt được thành công trước hết phải có vốn lớn.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư tài chính quốc tế tại Diễn đàn đầu tư
Việt Nam năm 2016, thị trường vốn Việt Nam hứa hẹn rất nhiều cơ hội đầu
tư do nguồn tích lũy vốn trong dân cao; trái phiếu, cổ phiếu từ các công ty
Nhà nước tham gia tiến trình cổ phần hóa đang tạo nhiều hàng hóa cho thị

trường. Thêm nữa, Việt Nam cũng là nước có quy mô dân số đông và trẻ
với nhu cầu chi tiêu lớn. Điều này sẽ kích thích sự sôi động của thị trường
vốn. Vấn đề mấu chốt ở đây là phải có những giải pháp thích hợp nào có
thể huy động nguồn vốn đó để sử dụng có hiệu quả nhất.
Quan điểm khi thực hiện cổ phần hóa là lĩnh vực nào các thành phần
kinh tế khác có khả năng đem lại hiệu quả cao hơn so với doanh nghiệp nhà
nước mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn thì mạnh dạn thực hiện, bởi
Đảng ta coi các thành phần kinh tế đều là những bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần là để không ngừng nâng cao hiệu quả và năng
lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh, – sân
chơi do Nhà nước tạo ra, bảo đảm sự bình đẳng trong cạnh tranh để đạt
được hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lênin, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 2010
2. P. A. Samuelson, Kinh tế học.
3. K. Marx, Tư bản-Quyển 1-Tập 3.
4. Trần Xuân Kiên, Tích tụ và tập trung vốn trong nước.
5. Văn kiện Đại hội IX, X của Đảng.
6. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, “Báo cáo Tình hình tái
cơ cấu doanh nghiệp nhà nước các năm 2011 – 2013 và nhiệm vụ, giải
pháp đẩy mạnh đến năm 2015”, 2014
7. Danh sách doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tính đến năm 2016, Cổng

thông tin điện tử chính phủ, Trang thông tin doanh nghiệp, 2017.
/>
14



×