Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế trung quốc từ năm 2006 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.27 KB, 11 trang )

--------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp
có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành và của cải nền kinh tế, tạo thêm
hàng hoá dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; tăng thu
nhập và nâng cao đời sống, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà
nước và đặc biệt được coi là “chiếc đệm giảm sóc” của thị trường.
Phát triển tốt các doanh nghiệp không những góp phần to lớn vào sự
phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Hơn
nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn dễ
thích ứng vối sự thay đổi của thị trường, phù hợp với sự quản lí của phần lớn
các chủ doanh nghiệp ở Trung Quốc hiện nay.
Từ sau khi bước vào giai đoạn mở cửa và cải cách cuối những năm
1970, các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc đã dần khẳng định được vai
trò ngày càng quan trọng của họ trong tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, lĩnh vực
kinh tế tư nhân đóng góp rất lớn cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc và
tạo ra hơn 80% việc làm cho người lao động. Và để tìm hiểu rõ hơn về chủ
đề này, em đã quyết định chọn đề tài: “Vai trò của doanh nghiệp tư nhân
đối với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2006 đến nay”
cho tiểu luận của mình.

1


--------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG
I.



SẢN XUẤT HÀNG HÓA

1.1.

Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát

triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông
muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản
xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện:
1.1.1. Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các
ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn
hóa lao động, do đó dẫn đên chuyên môn hóa sản xuất. Do phân công lao
động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản
phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải có mối liên hệ phụ
thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
1.1.2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất,
mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở
hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm
cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong
2


--------------------------------------------------------------------------------------------


hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất
và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa
người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới
những hình thái hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên,
nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản
phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
1.2.

Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

1.2.1. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không
phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng.
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư
nhân, vừa mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã
hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa.
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ
không phải là giá trị sử dụng.
1.2.2. Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã
hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối
liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xóa bó tính
tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa
sản xuất và lao động.

3



--------------------------------------------------------------------------------------------

Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải
năng động trong sản xuất - kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Muốn vậy, họ phải ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao
chất lượng, cải tiến quy trình, mẫu mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu
thụ... Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển.
Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp
tự túc về quy mô, trình độ kỹ thuật, Công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu
cầu... Vì vậy, sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã
hội hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.
Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu
kinh tế, giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa
cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người
sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội,
phá hoại môi trường sinh thái,…

4


--------------------------------------------------------------------------------------------

II. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
2.1.

Doanh nghiệp tư nhân là gì


-

Doanh nghiệp: Là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ

sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
-

Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
2.2.

Vai trò của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát triển của nền
kinh tế Trung Quốc từ năm 2006 đến nay
Báo cáo nghiên cứu phát triển doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc cho

thấy, các công ty tư nhân đóng góp hơn 60% GDP cho Trung Quốc và giải
quyết 80% việc làm ở các xí nghiệp ở đô thị, thu hút hơn 70% nhân lực di
chuyển khỏi nông thôn và thu nhận 90% vị trí làm việc mới tăng.
Kể từ tháng 11 năm 2002 đến 2012, tốc độ tăng trưởng trung bình của
nền kinh tế là 10,6%. Từ năm 2003 đến 2007, tốc độ tăng trưởng hàng năm
luôn giữ ở mức 2 con số và đạt đỉnh 14,2% vào năm 2007. Đây là tốc độ
tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1990.
Tuy nhiên, cũng giống như phần còn lại của thế giới, Trung Quốc bị
ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và phải chứng kiến
tốc độ giảm xuống còn 9,6% vào năm 2008. Kể từ đó đến nay, tốc độ tăng
trưởng trung bình là trên 9%.


5


--------------------------------------------------------------------------------------------

Tính đến cuối năm 2016, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đã có
310 triệu người làm việc; trong đó loại nghề thứ 3 (giao thông vận tải, thông
tin, bán hàng, ẩm thực, giáo dục, dịch vụ công cộng) nhiều nhất, tới 230
triệu (74,2%), sau đó là loại nghề thứ 2 (gia công chế biến).
2.3.

Thực trạng
Theo các số liệu chính thức, cuối năm 2017, Trung Quốc có khoảng

65,79 triệu doanh nghiệp thuộc sở hữu cá nhân và 27,26 triệu công ty tư
nhân, tạo công ăn việc làm cho khoảng 340 triệu người lao động. Đầu tư tư
nhân của Trung Quốc đạt con số 38,2 nghìn tỷ NDT, tăng 6% so với năm
2016.
Tuy nhiên trong năm 2018, các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư
nhân đã ít sôi động hơn do những khó khăn về kinh tế, chi phí nguyên vật
liệu và nhân công cao hơn, cùng với đó là ngày càng nhiều hơn các rào cản
xuất khẩu và trở ngại trong tiếp cận nguồn vốn.
Theo các nhà phân tích kinh tế Nga thuộc Tập đoàn tài chính quốc tế
Tele Trade, nền kinh tế Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu tiếp tục chững
lại dưới tác động của những nỗ lực giảm nợ công quá mức, cũng như của
việc xung đột thương mại với Mỹ leo thang. Theo Cục Thống kê nhà nước
Trung Quốc, trong tháng 7-2018, mức tăng sản lượng công nghiệp Trung
Quốc tương đương với tăng trưởng 6% năm, bằng mức tăng trưởng công
nghiệp tháng 6. Trong khi các nhà phân tích độc lập được hãng tin Reuters

phỏng vấn đã dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ là 6,3%. Doanh số
bán lẻ trong tháng 7 tăng 8,8%. Trong khi các nhà phân tích đã dự đoán tăng
trưởng doanh số bán lẻ sẽ là 9,1%, sau mức tăng 9% trong tháng 6. Đầu tư
vào tài sản cố định trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 tăng 5,5%, so với
cùng kỳ năm trước. Như vậy, đây là tốc độ tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố
6


--------------------------------------------------------------------------------------------

định thấp nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1999. Trong khi,
theo dự báo, tốc độ tăng trưởng đầu tư phải là 6%.
Tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố của Trung Quốc trong tháng 7 đã
tăng lên 5,1%, từ mức 4,8% của tháng 6. Có thể nói là nền kinh tế Trung
Quốc đang mất đà, trong khi Bắc Kinh tiếp tục chuẩn bị cuộc chiến tranh
thương mại kéo dài với Mỹ.
Theo các chuyên gia Tập đoàn Tele Trade, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
ghi nhận sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn. Nhưng
đồng thời, họ cảnh báo rằng, đối với kinh tế Trung Quốc, các mối đe dọa từ
bên ngoài đã tăng lên. Điều này dẫn đến rủi ro tổng thể là tăng trưởng kinh
tế sẽ giảm đi. Trong năm nay, IMF dự kiến, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng
trưởng 6,6% so với mức tăng trưởng GDP 6,9% năm 2017. Cả 3 chỉ số
(doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư) ở Trung Quốc đều thấp
hơn so với dự báo tháng 7, trong khi tỷ lệ tăng đầu tư vào tài sản cố định đã
giảm xuống mức thấp nhất trong gần 10 năm. Điều này cho thấy, nền kinh tế
Trung Quốc đang có những dấu hiệu mất đà. Trong điều kiện cuộc xung đột
thương mại với Mỹ leo thang, nền kinh tế Trung Quốc có thể đang đứng
trước nguy cơ suy thoái trầm trọng.
2.4.


Một số biện pháp
Thứ nhất, tiếp tục giải quyết những khó khăn trong việc huy động vốn

của kinh tế tư nhân. Chính quyền các cấp đã sử dụng nhiều biện pháp giúp
doanh nghiệp tư nhân vay vốn thuận lợi hơn, nhưng vấn đề này vẫn chưa
được giải quyết một cách triệt để trên phương diện thể chế và cơ chế. Đã đến
lúc phải phát triển cơ chế tài chính thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau,
và tính đến các chính sách cho phép doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện có

7


--------------------------------------------------------------------------------------------

thể phát hành chứng khoán, trái phiếu, và tham gia vào thị trường tài chính
trong và ngoài nước.
Thứ hai, cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời "ba loạn" - thu phí loạn,
phạt loạn, buôn bán loạn đang hoành hành hiện nay. Hiện tượng các cơ quan
quản lý coi kinh tế tư nhân như miếng mồi béo bở, tuỳ tiện thu lệ phí và phạt
còn khá phổ biến. Theo điều tra sơ bộ của các cơ quan có thẩm quyền của
tỉnh Quảng Đông, các doanh nghiệp tư nhân phải chịu từ 30 đến 40 lệ phí,
tổng số lệ phí phải nộp thường gấp 3 đến 5 lần số thuế phải đóng.
Thứ ba, cần có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản hợp pháp của tư
nhân. Mặc dù hiến pháp đã sửa đổi ghi rõ Nhà nước bảo vệ lợi ích hợp pháp
của kinh tế tư nhân, song chính sách và luật pháp cụ thể vẫn chưa chặt chẽ
trong việc bảo vệ hữu hiệu tài sản hợp pháp của tư nhân. Hơn nữa, việc chấp
hành luật pháp không nghiêm, do vậy khi bị xâm phạm hoặc xảy ra tranh
chấp, quyền lợi của tư nhân thường chưa được pháp luật bảo vệ hữu hiệu.
Điều này vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực của kinh tế tư nhân.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính để cơ quan Chính phủ các cấp

phục vụ có hiệu quả, không gây phiền hà, nhiễu sách các doanh nghiệp tư
nhân như hiện nay. Chính phủ cần phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn để duy
trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
Thứ năm, phải khắc phục tình trạng quản lý thiếu quy phạm của các
doanh nghiệp tư nhân. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp tư nhân trong cả
nước lần thứ ba, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân quản lý theo chế độ gia
tộc: 50,5% bạn đời của các chủ doanh nghiệp làm công tác quản lý doanh
nghiệp, 9,8% phụ trách việc mua bán, 20,3% con cái làm quản lý doanh
nghiệp, 13,8% phụ trách mua bán. Do vậy có tới 10% số doanh nghiệp được
điều tra không có bất kỳ một văn bản điều lệ hoặc quy chế nào.
8


--------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ sáu, làm thế nào nâng cao trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp
tư nhân. Vì theo điều tra, trình độ văn hoá của nhà đầu tư chính hoặc chủ
doanh nghiệp tư nhân thấp: 0,3% mù chữ, 6,4% tốt nghiệp tiểu học, 31,4%
tốt nghiệp cơ sở (trung học cơ sở), 41,7% tốt nghiệp cao trung (trung học
phổ thông), 19,5% tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, 0,7% trên đại học.
Thứ bảy, ngăn chặn được các hành vi không đẹp trong kinh doanh tư
nhân như làm hàng giả, trốn lậu thuế, gây ô nhiễm môi trường, gây mất trật
tự an ninh,… đang có khuynh hướng gia tăng.
Thứ tám, thay đổi được quan niệm xã hội không đúng về kinh tế tư
nhân, coi những cái thuộc về "tư nhân" đều không tốt.

9


--------------------------------------------------------------------------------------------


KẾT LUẬN
Mặc dù còn nhiều việc phải làm, còn nhiều trở ngại phải khắc phục,
song doanh nghiệp tư nhân vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Kinh tế tư
doanh, cá thể là thành phần kinh tế quan trọng, thích hợp với trình độ sức
sản xuất đất nước, thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa, có sức sống mãnh liệt và không gian phát triển rộng lớn, đóng
góp một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
Trung Quốc.

10


--------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”
2. />3. />4. />5. />
11



×