Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Xu hướng vận động của giá cả và cách đo lường sự biến động giá cả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.48 KB, 13 trang )

Lời nói đầu
Dưới tác động của nhiều yếu tố, giá cả của hàng hóa trên thị trường luôn luôn
biến động theo thời gian. Giá cả chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và sự thay đổi của giá
cả chắc chắn sẽ tác động trực tiếp hay gián tiếp tới nhiều chủ thể kinh tế trên thị trường.
Có thể khẳng định giá cả là một nhân tố quan trọng, không thể tách rời khỏi nền kinh tế
thị trường. Nghiên cứu để thấy được bản chất giá cả là gì và phân tích rõ xu hướng vận
động của nó sẽ là tiền đề để người sản xuất hay các doanh nghiệp bước đầu đánh giá các
cơ hội kinh doanh hay xây dựng phương án kinh doanh và đồng thời cung cấp nền tảng
kiến thức để người tiêu dùng đưa ra những quyết định sáng suốt.
Chính vì vậy, nội dung chính của tiểu luận sẽ xoay quanh giá cả và xu hướng vận
động của nó. Thế nhưng, nếu dừng lại ở đấy, chúng ta mới chỉ xác định được giá cả thay
đổi ra sao, các yếu tố nào tác động đến nó mà chưa đo lường được sự biến động theo
thời gian của giá cả. Bởi thế, sau khi trình bày một số vấn đề lý luận chung và phân tích
xu hướng vận động của giá cả, tiểu luận sẽ đề xuất giải pháp đo lường sự biến động của
giá cả bằng Chỉ số tiêu dùng (CPI) và cách tính cụ thể.
Để đạt được mục tiêu của đề tài, tiểu luẩn sẽ đi sâu vào bản chất của từng khái
niệm và mối liên hệ giữa các yếu tố ở góc nhìn khách quan, khoa học và tổng quát. Bên
cạnh đó, tiểu luận sẽ đưa ra những ví dụ thực tiễn cùng nhận xét và phân tích cụ thể để
vấn đề được nhìn nhận rõ ràng, trực diện. Và có kết luận tổng quan sau mỗi phần trình
bày, nhằm đi dần đến mục tiêu lớn của đề tài.

0|Page


I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ CẢ
1. Hàng hóa
1.1. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hàng hóa nhưng nhìn chung, hàng hóa
là là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình
như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa
hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người


nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:
o Tính ích dụng đối với người dùng
o Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động
o Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm
Một cây gậy, hòn sỏi hay không khí xung quanh ta không thể trở thành
hàng hóa vì nó không mang tính ứng dụng với người sử dụng, không hàm ẩn giá trị kinh
tế và những đồ vật như vậy ở đâu cũng có.
1.2. Thuộc tính
1.2.1 Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là
để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết. Một hàng hóa có
thể có một công dụng hay nhiều công dụng nên nó có thể có nhiều giá trị sử dụng khác
nhau. Như nho có thể dùng để làm mứt nhưng đồng thời qua chế biến, sẽ làm nguyên liệu
cho ngành rượu, bia, đồ uống giải khát, …
Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được
hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.
Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa được quyết định bởi thuộc tính tự
nhiên của vật thể hàng hóa đó. Chính vì thế mà, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh
viễn. Và chỉ trong sử dụng hay tiêu dùng, giá trị sử dụng mới được thể hiện.
Giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã
hội của của cải đó là như thế nào. Bất cứ hàng hóa nào cũng có giá trị sử dụng nhưng
Page | 1


không phải bất cứ vật gì cũng có thể trở thành hàng hóa. Ví dụ đơn giản là nước suối hay
không khí hay quả dại đều có giá trị sử dụng nhưng đều không phải hàng hóa. Một điều
kiện nữa để một vật trở thành hàng hóa là giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất
ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng
hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.

1.2.2 Giá trị
Trước khi đi vào giải thích khái niệm “giá trị”, cần làm rõ khái niệm “giá trị trao
đổi”: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ
theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.”
Ví dụ: 1 kg nhãn = 1 chiếc bát gốm
Dễ thấy đây là hai hàng hóa với giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng
việc trao đổi vẫn diễn ra. Giải thích cho điều này chắc hẳn giữa 1 kg nhãn và 1 chiếc bát
gốm phải có một điểm chung. Trước tiên, chắc chắn đó không thể là giá trị sử dụng. Mà
hơn hết, có một giá trị chung khác ẩn chứa đằng sau mỗi hàng hóa. Đó chính là sức lao
động. Sức lao động bỏ ra để chăm sóc rồi thu hoạch 1 kg nhãn tương đương với sức lao
động bỏ ra để tạo nên 1 chiếc bát gốm.
Lao động hao phí để tạo ra hàng hóa vì thế là cơ sở chung của việc trao đổi và nó
tạo thành giá trị của hàng hóa. Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản
xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng
hóa.
Bên cạnh đó, không phải hao phí lao động nào cũng được coi là giá trị. Bởi trong
xã hội mà người ta sử dụng sức lao động làm ra sản phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và
gia đình, thì sự hao phí lao động đó không có hình thái giá trị. Chỉ khi có trao đổi, hao phí
lao động mới mang hình thái giá trị.
1.2.3 Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa, là một phạm trù vĩnh viễn.
Còn giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa, là một phạm trù mang tính lịch sử. Hai
thuộc tính này của hàng hóa luôn ràng buộc lẫn nhau: giá trị là nội dung, là cơ sở của giá
trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.
Page | 2


Bất kì hàng hóa nào đều có hai thuộc tính trên, vừa có sự thống nhất, vừa có sự
mâu thuẫn, đối lập
1.3 Lượng giá trị hàng hóa

Cần khẳng định rằng để xác định được lượng giá trị hàng hóa, chắc chắn phải dựa
trên thời gian lao động xã hội cẩn thiết. Cụ thể hơn, lượng giá trị hàng hóa phải phản ánh
được thời gian cần thiết để sản xuất một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội,
tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao
động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
Có công thức:

W=c+v+m
W: lượng giá trị hàng hóa
c: giá trị cũ tái hiện/hao phí lao động quá khứ
v + m: giá trị mới/hao phí lao động sống
Công thức này dựa trên một thực tế rằng để sản xuất ra hàng hóa cần tư liệu sản
xuất mà bản chất là hao phí lao động quá khứ được bảo tồn và di chuyển vào. Hơn nữa,
sản xuất hàng hóa không thể thiếu hao phí lao động sống để làm tăng thêm giá trị cho sản
phẩm.
2. Tiền tệ
Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa, là kết quả phát triển lâu dài của sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Để hiểu rõ bản chất của tiền tệ, cần thông qua sự phát triển các
hình thái giá trị.
Trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, xuất hiện hình thái giá trị giản đơn
hay ngẫu nhiên.
Công thức là: hàng A = hàng B.
Ở hình thái này, giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở một hàng hóa nhất
định khác với nó, chứ không biểu hiện được ở mọi hàng hóa khác. Vì vậy, người trao đổi
có ít lựa chọn. Đây là tiền đề nảy sinh hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
Công thức là: hàng A = hàng B hoặc hàng C hoặc hàng D hoặc …

Page | 3



Đến đây, hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau.
Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp giữa hàng với hàng, tỷ lệ trao đổi chưa cố định. Sẽ tốn
rất nhiều thời gian nếu nhu cầu của hai bên trao đổi không tương thích. Sau đó, khi lực
lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển cao hơn, hàng hóa được trao đổi
thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Hình thái giá trị đầy đủ sẽ không còn phù hợp nữa
vì không phải lúc nào người này có hàng A cần hàng B cũng gặp được người cần hàng A
có hàng B để trao đổi. Vì vậy, để tối ưu hóa nhu cầu trao đổi, một vật trung gian trong
trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hóa được nhiều người ưa chuộng. Đó là khi hình thái
chung xuất hiện.
Công thức là: hàng B hoặc hàng C hoặc hàng D = hàng A.
Dẫu vậy, vật ngang giá chưa ổn định ở một thứ hàng hóa nào vì mỗi nơi khác nhau
lại có vật ngang giá chung khác nhau. Việc trao đổi giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
Khi sản xuất và thị trường càng mở rộng, hình thái chung càng lộ rõ điểm yếu.
Điểm cần khắc phục là phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang
giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ
của giá trị.
Công thức là: hàng B hoặc hàng C hoặc hàng D = vật ngang giá chung cố định
Vì thế, mới có thể khẳng định: tiền là sản phẩm của quá trình sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Sau khi tiền tệ ra đời, hàng hóa được phân ra làm hai nhánh: một nhánh là hàng
hóa thông thường, một bên là hàng hóa đóng vai trò tiền tệ.
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang
giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
3. Giá cả
Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị. Hay nói cách khác, giá cả một
phần nào đó tỷ lệ với lượng giá trị hàng hóa, với thời gian lao động xã hội cần thiết hao
phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá cả chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: giá trị hàng
hóa, quan hệ cung – cầu, giá trị của tiền, cạnh tranh, sự điều tiết của nhà nước.
II. Xu hướng vận động của giá cả
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả và xu hướng vận động của giá cả

Page | 4


1.1 Nhân tố nội sinh
1.1.1 Giá trị hàng hóa, quy luật giá trị
Như đã nói ở trên, giá cả là hình thái biểu hiện bằng tiền của giá trị. Nói cách
khác, giá trị là cơ sở của giá cả. Vì vậy, giá trị quyết định giá cả. Nhằm thấy rõ tại sao giá
trị hàng hóa lại là nhân tố mang tính quyết định với giá cả, có thể giả định 4 trường hợp
sau đây:

Lấy ví dụ mặt hàng đồng hồ đeo tay cho nam giới. Xét tại 4 thời điểm A, B, C, D
khác nhau trên cùng một thị trường nhất định. Tại điểm A: giá cả (đường màu đen) đang
ở trên giá trị (đường màu đỏ). Giá cả lớn hơn giá trị do tại thời điểm đó, nhu cầu mua
cao. Và khi các doanh nghiệp khác thầy mặt hàng này đang được bán ra thị trường với giá
cả cao, đồng nghĩa với việc thu về lợi nhuận nhiều hơn bình thường, họ sẽ đua nhau đầu
tư. Kết quả là lượng cung tăng lên nhưng lượng cầu vẫn giữ nguyên như vậy. Hệ quả là
giá cả sẽ giảm xuống tới điểm B. Và đến một lúc nào đó, khi có quá nhiều hàng hóa trên
cùng một mặt hàng được sản xuất ra thị trường mà sức mua của người tiêu dùng chỉ đến
một mức nhất định thì giá cả có xu hướng giảm tới điểm D, thấp hơn giá trị. Khi ấy,
người sản xuất buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có

Page | 5


giá cả hàng hóa cao. Khi nhiều doanh nghiệp cũng cùng chung ý tưởng đó, giá cả dần
tăng trở lại để tiếp cận với giá trị.
Có thể thấy, dù tăng hay giảm bao nhiêu, giá cả cũng luôn có xu hướng quay trở
về giá trị. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó
chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
1.2 Nhân tố ngoại sinh

1.2.1 Quan hệ cung – cầu về hàng hóa
Nếu giá trị mang tính quyết định đối với giá cả thì quan hệ cung – cầu về hàng hóa
sẽ là nhân tố thường xuyên ảnh hưởng giá cả.
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời
kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị
trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi
phí sản xuất xác định.
Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người
mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để
xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường như sau:
Khi cung lớn hơn cầu, giá cả thấp hơn giá trị. Trên thị trường, một loại hàng hóa
có nhiều nhà sản xuất nhưng chỉ có một lượng người tiêu dùng nhất định. Vì vậy, khi giá
cả thấp hơn giá trị, người được hưởng lợi ở đây là người mua.
Khi cung bé hơn cầu, giá cả cao hơn giá trị. Có thể kể đến một số trường hợp phổ
biến mà giá cả cao hơn giá trị là khi các doanh nghiệp áp dụng kĩ năng quản trị thương
hiệu, marketing hay quản cáo để gia tăng sự nổi tiếng hay uy tín của thương hiệu.
Khi cung bằng cầu, giá cả bằng giá trị.
Giá cả luôn luôn tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung. Tức là, trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi, thì một sự tăng lên của cầu hay giảm xuống của cung sẽ
làm cho giá cả tăng lên; và ngược lại, một sự giảm xuống của cầu và một sự tăng lên của
cung sẽ làm cho giá cả giảm xuống. Mặt khác, sự tăng giá cả trên thị trường sẽ kích thích
Page | 6


các nhà sản xuất tăng cung, và hạn chế cầu làm cho cầu giảm xuống và ngược lại. Cứ như
vậy, đến một lúc nào đó cung và cầu sẽ cân bằng.
1.2.2 Cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh

doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Trong nền kinh tế hàng hóa, sự tham gia của vô số các chủ thể kinh tế độc lập với
lợi ích và điều kiện sản xuất khác nhau chắc chắn dẫn đến cạnh tranh. Họ cạnh tranh để
giành được nhiều lợi nhuận nhất có thể. Và trong guồng cạnh tranh khốc liệt ấy, họ tìm
mọi cách để giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác, giành ưu thế về
khoa học và công nghệ, giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng,
giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương
thức thanh toán, khuyến mãi...
Nhà sản xuất cạnh tranh với nhau: Sự cạnh tranh này tạo điều kiện cho nhà sản
xuất thu được lợi nhuận và nó có tác dụng rất lớn để thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng
cao năng suất lao động, hạ giá thành, giá bán sản phẩm.
Người tiêu dùng cạnh tranh với nhau: Sự cạnh tranh này làm cho giá cả thị trường
thay đổi theo xu hướng tăng lên
1.2.3 Giá trị của tiền
Trên thị trường, giá cả hàng hoá phụ thuộc trực tiếp vào sức mua của tiền. Quan hệ
giữa giá cả và sức mua của tiền là quan hệ tỷ lệ nghịch, nghĩa là khi sức mua của tiền
giảm thì giá cả tăng, sức mua của tiền tăng thì giá cả giảm.
1.2.4 Sự điều tiết của nhà nước.......................................................................9
Giá cả có thể thay đổi dưới sự điều tiết của nhà nước.
Nhà nước có thể kiểm soát giá bằng cách quy định mức giá trần, giá sàn, … cho
từng loại sản phẩm, dịch vụ với mục đích:
 Kiếm soát sự tiến triển của giá cả (kiềm chế chỉ số giá, tránh lạm phát)
 Khuyến khích tự do cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền.

Page | 7


Ngoài ra, nhà nước còn có thể áp thuế cho một số mặt hàng nhằm tăng giá cả, hạn
chế cầu.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu xu hướng vận động của giá cả

2.1 Đối với người sản xuất
Giá cả ảnh hưởng lên khối lượng sản xuất của ngành và do đó có thể ảnh hưởng
lên cơ cấu kinh tế nói chung. Giá của sản phẩm là một nhân tố tham gia quyết định mức
lợi nhuận của người sản xuất, do đó quyết định số lượng mà họ sản xuất. Giá cả thực tại
cao hay thấp hơn so với giá trị ảnh hưởng lên khối lượng sản xuất của từng doanh nghiệp
do đó ảnh hưởng lên khối lượng sản xuất của toàn ngành và đến cơ cấu sản phẩm của
toàn nền kinh tế. Với ý nghĩa đó, giá cả sẽ ảnh hưởng lên hệ thống phân công lao động
của toàn xã hội.
Nghiên cứu xu hướng vận động của giá cả vì vậy sẽ giúp người sản xuất điều tiết
nguồn cung, hạn chế nguy cơ lỗ.
2.2 Đối với người mua hàng
Bản thân giá cả luôn luôn biến động theo thời gian. Nếu người mua hàng nắm bắt
được tại thời điểm, địa điểm nhất định, giá cả đang có xu hướng tăng hay giảm so với giá
trị thì khả năng đầu tư đúng đắn sẽ cao hơn. Người mua hàng sẽ được lợi nhiều hơn.
2.3 Đối với nhà nước
Dựa vào xu hướng vận động của giá cả, nhà nước có cơ sở để tìm ra giải pháp điều
tiết nền kinh tế thị trường, đối phó với tình trạng lạm phát.
III. Đo lường sự biến động của giá cả bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Giá cả của hàng hóa dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu như
giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá
hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này dựa vào một
giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. CPI được hình thành từ các thông tin
chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua
phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu.
Page | 8


Lạm phát là sự tăng lên liên tục theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.

Nói cách khác, lạm phát là sừ mất giá trị hàng hóa hay suy giảm giá trị tiền tệ (sức mua
của đồng tiền).
Nhờ CPI, chúng ta không chỉ biết được mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và
dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua mà hơn hết qua CPI, đo lường được lạm
phát. CPI có ứng dụng thực tiễn với nhiều đối tượng khác nhau. Chính phủ sử dụng CPI
để xác định hướng điều chỉnh chi phí sinh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng sử
dụng CPI để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền cho vay. Người tiêu dùng cần CPI để biết
rằng mình đã phải chi thêm bao nhiêu tiền để mua được lượng hàng hóa như cũ nhằm
duy trì mức sống trước đây của họ. Ví dụ như ở Mỹ, CPI được sử dụng để điều chỉnh thu
nhập của người dân và các hoạt động kinh tế khác. Cục an ninh xã hội Mỹ thường xem
xét CPI để đưa ra mức thu nhập phù hợp cho người dân, cấu trúc thuế của Cục dự trữ liên
bang cũng dựa trên CPI để điều chỉnh mức thuế cho phù hợp. Các ông chủ sử dụng CPI
để điều chỉnh lương nhân viên cho phù hợp với chi phí sinh hoạt.
Nói tóm lại, CPI là một mắt xích quan trọng của nền kinh tế, do thay đổi trong CPI
có tác động trực tiếp đến mức sống và phúc lợi kinh tế của mọi ngườ dân trong xã hội.
2. Cách tính
Để xây dựng chỉ số giá tiêu dùng, các nhà thống kê kinh tế chọn kỳ cơ sở/kỳgốc.
Tiếp đến, họ tiến hành các cuộc điều tra tiêu dùng trên khắp các cùng của đất nước để xác
định “giỏ hàng hóa” và dịch vụ điển hình mà dân cư mua trong kỳ cơ sở. Hiện nay, giỏ
hàng hóa đặc trưng để tính CPI của Việt Nam được hình thành bởi 10 nhóm hàng cấp I,
34 nhóm hàng cấp II và 86 nhóm hàng cấp III. Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng
cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp
dụng từ tháng 7 năm 2001.
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng, người ta làm như sau:
1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá,
dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi
thời điểm.
Page | 9



3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với
giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng
công thức sau:
Chi phí để mua giỏ hàng hoá
CPIt thời kỳ t
Chi phí để mua giỏ hàng hoá
= 100 x
kỳ cơ sở
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.


CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn, tính chỉ số lạm
phát CPI năm 2011 so với năm 2010 theo công thức sau:
Chỉ số lạm phát 2011

CPI năm 2011 - CPI

năm 2010
CPI năm 2010
Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng
= 100 x

bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với
tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các
thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho
từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.
3. Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng
Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính dẫn

đến hạn chế của CPI sau đây:
1. CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định.
Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu
dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng
nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế
mức giá.
2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng
giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có
thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua
này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.
Page | 10


3. Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của
một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng
hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có
xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

Kết luận
Nghiên cứu về xu hướng vận động của giá cả, đặc biệt khi nền kinh tế thị trường
ngày càng có nhiều biến động, là một điều cần thiết đối với những chủ thể tham gia, từ
người sản xuất, người mua tới nhà nước. Tiểu luận đã làm rõ bản chất của giá cả, chỉ ra
những nhân tố nội sinh, ngoại sinh ảnh hưởng tới giá cả để từ đó có được bức tranh toàn
cảnh về sự thay đổi của giá cả theo thời gian.
Hơn nữa, ta nhận thấy rằng chỉ số tiêu dùng CPI nhằm đo lường sự biến động
tương đối của giá cả theo thời gian đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ nhà
nước kiềm chế lạm phát, sâu rộng hơn là đặt cơ sở để các nhà kinh tế đưa ra những
chính sách kinh tế vĩ mô cho một quốc gia, giúp người tiêu dùng có căn cứ để xây dựng
và thực hiện chính sách chi tiêu hợp lý cho gia đình.


Page | 11


Tham khảo
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin, NXB Chính Trị
Quốc Gia
2. Các trang web
a.
b. />
Page | 12



×