Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận đường lối chính sách ngoại giao của việt nam trong bối cảnh phức tạp của chiến tranh thương mại mỹ trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.55 KB, 18 trang )

1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Một số khái niệm
1.1.1 Chính sách ngoại giao
Chính sách ngoại giao của một quốc gia là tập hợp các chiến lược mà quốc gia đó
sử dụng trong quá trình tương tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu khác
nhau phù hợp với lợi ích của quốc gia đó trong môi trường quan hệ quốc tế.
Chính sách ngoại giao thường được coi là cánh tay nối dài của chính sách đối nội,
góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, hay bảo vệ và tối
đa hóa lợi ích quốc gia nói chung, thông qua các con đường như hợp tác, cạnh tranh,
xung đột, hoặc thậm chí chiến tranh. Vai trò của chính sách ngoại giao ngày càng quan
trọng và là chìa khóa của sự hợp tác và phát triển giữa các quốc gia.
1.1.2 Chiến tranh thương mại
1.1.2.1 Chiến tranh thương mại là gì?
Chiến tranh thương mại là hiện tượng trong đó hai hay nhiều nước tăng hoặc tạo ra
thuế hoặc các loại rào cản thương mại (gồm: giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập
khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện,
yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và
sự làm mất giá tiền tệ) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập.

1.1.2.2 Các hình thức của chiến tranh thương mại
Chiến tranh tiền tệ: Các nước tìm cách giành lợi thế bằng cách hạ giá đồng nội tệ
nước mình so với ngoại tệ nước khác.
Chiến tranh thuế quan: Các nước tăng thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài dẫn đến các hàng hoá nhập khẩu này trở lên đắt đỏ do phải gánh thêm chi phí thuế,
dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm nội địa không phải chịu thuế.


Cấm vận kinh tế: Là các hình phạt về thương mại và tài chính của một hoặc nhiều
nước nhằm vào một chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân, cấm vận kinh tế được áp dụng
không chỉ nhằm mục đích trừng phạt kinh tế mà còn vì nhiều mục đích như chính trị,


quân sự và xã hội.
Chiến tranh kinh tế: Là chiến lược kinh tế trong đó sử dụng các biện pháp nhằm
làm suy yếu nền kinh tế của đối thủ.
1.1.2.3 Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại ngoài những lợi ích mang lại trong việc thúc đẩy xuất
khẩu và tiêu dùng sản phẩm nội địa còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan
hệ ngoại giao trao đổi văn hóa giữa các nước và gây ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu,
tình hình thương mại bị trì trệ và gây ra những tổn thất kinh tế lớn đối với các nước trong
cuộc đồng thời đến các quốc gia khác trên thế giới.
1.2. Vai trò của chính sách ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh phức tạp của chiến
tranh thương mại Mỹ -Trung
Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách Đổi mới từ cuối những năm 1980, Việt Nam
đã thi hành chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan
hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Chính sách đối ngoại Việt Nam vì vậy đang nhằm
thực hiện phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển Những năm gần đây,
Việt Nam liên tục duy trì được thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Đáng lưu ý, trong 3 đối tác
thương mại lớn nhất, Hoa Kỳ là thành viên duy nhất Việt Nam đạt được thặng dư thương mại
với con số xuất siêu gần 35 tỷ USD trong năm 2018, điều này khẳng định tầm quan trọng
trong mối quan hệ hợp tác phát triển của Mỹ và Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện
nay đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, vì vậy đứng trước những ảnh hưởng
nghiêm trọng của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, Việt Nam cần có những chính sách
ngoại giao phù hợp để duy trì mối quan hệ hợp tác thương mại giữa cả hai đối tác đồng thời
thúc đẩy phát triển thương mại toàn diện.


Các chính sách ngoại giao của VN trước tình hình căng thẳng của thương mại Mỹ
- Trung có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của
căng thẳng thương mại ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam như tác động tiêu cực tới kim
ngạch xuất khẩu hay sự dịch chuyển của dòng vốn FDI vv, đồng thời giữ vững mối quan

hệ ngoại giao đối với Mỹ và Trung Quốc trên vai trò đối tác chiến lược quan trọng. Bên
cạnh đó, những chiến lược ngoại giao phù hợp sẽ giúp phần không nhỏ trong việc hoạch
định chiến lược tăng trưởng cho Việt Nam dựa trên những điểm tích cực mà chiến tranh
thương mại Mỹ- Trung mang lại bên cạnh những điểm tiêu cực cần hạn chế.
2. Thực trạng Chính sách ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh phức tạp của
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
2.1. Bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
2.1.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân gián tiếp
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2
cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung
Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung
Quốc hiện nay đã vượt Mỹ. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ là
nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn
nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới.
Những năm gần đây, sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung
Quốc đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới trên mọi
phương diện. Chính vì Mỹ quyết tâm giành lại vị thế của mình, còn Trung Quốc liên tục
bành trướng, nên hai nước luôn trong thế đối đầu, nhất là từ khi Donald Trump lên nắm
giữ chức tổng thống, với lời hứa đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Nguyên nhân trực tiếp
Các vấn đề sau đây được xem là những nguyên nhân cụ thể dẫn đến chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung:


Thứ nhất, tổng thống Trump đã đưa ra các chính sách bảo hộ chính quyền từ khi
nhậm chức, với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Điều này
không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còn dẫn đến xung đột lợi
ích thương mại với một số quốc gia được xem là đồng minh của Mỹ (như EU, Nhật Bản,
Hàn Quốc) hay các nước láng giềng của Mỹ (như Canada, Mexico). Ngay sau khi lên

nắm quyền, ông Trump đã rút khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại một loạt hiệp định thương
mại tự do (FTA) mà Mỹ đã ký kết hoặc đang thực thi.
Thứ hai, từ góc độ kinh tế, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã liên
tục gia tăng mạnh trong hơn 20 năm qua, đặc biệt từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (từ
100 tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD năm 2017). Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm
2018 thì con số này cũng đã ở mức 185,7 tỷ đô la. Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu
Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Tuy nhiên phía Trung Quốc đáp trả rằng
để giảm thâm hụt thương mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu của mình.
Do đó, trong nỗ lực để đạt được cân bằng thương mại với Trung Quốc, chính quyền tổng
thống Trump đã tiến hành áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng từ Trung Quốc, tạo sức ép
để Trung Quốc phải tăng mua hàng hóa của Mỹ, qua đó giảm thâm hụt thương mại.
Ngoài ra, việc đánh thuế sẽ khiến hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ ít
nhiều mất đi lợi thế cạnh tranh về giá, buộc các công ty đa quốc gia đang đặt phần lớn
nhà máy sản xuất tại Trung Quốc phải xem xét di dời về Mỹ.
Thứ ba, là Trung Quốc luôn tham vọng trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế
giới, và nhà trắng cũng luôn đau đầu về điều này. Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên
tiến trên thế giới, không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ
cạnh tranh chính, Trung Quốc hiện đã bỏ ra hàng tỷ USD vào chương trình "Sản xuất tại
Trung Quốc 2025 (Made in China 2025)" để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các
ngành công nghệ trọng yếu, trong đó có người máy, trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, ô
tô chạy điện, công nghệ Internet 5G. Tuy nhiên, để thực thi chiến lược "Sản xuất tại
Trung Quốc 2025", các công ty Trung Quốc phải dựa vào các công nghệ cốt lõi từ Mỹ.


Chính vì vậy, Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm, hoặc thông
qua mua bán, sáp nhập, đang buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các
đối tác Trung Quốc trong liên doanh. Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách lấy
công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay thậm chí ăn
cắp công nghệ. Trung Quốc tất nhiên đã bác bỏ toàn bộ những cáo buộc này.
Thứ tư, là tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Mỹ nhiều lần

cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với
bản quyền của các công ty Mỹ. Chính quyền Mỹ cho rằng, các công ty Mỹ đã mất nhiều
tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại của Trung Quốc. Điều này xuất phát
từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu kém của hệ thống pháp luật Trung Quốc,
hoặc đây cũng có thể là nước cờ Trung Quốc để tạo điều kiện cho các công ty công nghệ
lớn trong nước dễ dàng có được bí mật công nghệ từ các sản phẩm, các công ty Mỹ.
Thứ năm, các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc. Mỹ phản ứng mạnh mẽ
trước việc Trung Quốc cho phép các công ty nước ngoài có quyền tiếp cận thị trường
nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết là sẽ nới lỏng
giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng tàu và máy bay
càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố nhằm mở cửa lĩnh
vực tài chính của nước này.
Tuy nhiên, Mỹ có bằng chứng để nghi ngờ tính xác thực của cam kết trên, bởi
Trung Quốc đã từng đưa ra những hứa hẹn tương tự khi gia nhập WTO năm 2001, song
không thực thi. Nhờ đó, các công ty Trung Quốc đã tận dụng thời gian dài hàng chục năm
được bảo hộ để tạo lập vị thế thống lĩnh tại thị trường nội địa, đồng thời có khả năng tiến
ra đầu tư ở nước ngoài.
2.1.2 Diễn biến
Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ năm 2018 khởi đầu vào ngày
22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng đánh thuế 50 tỷ USD
cho hàng hóa Trung Quốc để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không
công bằng và hành và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Đáp trả hành động của Mỹ, ngày
2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ.


Tiếp đó, ngày 3/4/2018, USTR công bố danh sách áp đặt thuế đối với hơn 1.300
mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD. Để ứng phó, Trung Quốc đã áp
dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô tô và đậu tương - là hàng xuất khẩu nông
nghiệp hàng đầu của Mỹ sang Trung Quốc. Sau hành động của Trung Quốc, ngày
5/4/2018, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo USTR xem xét áp thuế 100 tỷ USD trong

các mức thuế bổ sung.
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra ngày càng căng thẳng hơn,
khi Nhà Trắng liên tục áp đặt các mức thuế lên đến 25% đối với hàng hóa của Trung
Quốc với công nghệ quan trọng trong công nghiệp. Nhà Trắng cũng cho biết, sẽ công bố
và áp đặt các hạn chế đầu tư và tăng cường kiểm soát xuất khẩu cho các cá nhân và tổ
chức Trung Quốc, để ngăn chặn họ mua lại công nghệ của Mỹ.
Để đáp trả lại, ngày 15/6/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ áp đặt
mức thuế 25% trên 50 tỷ USD xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, 34 tỷ USD sẽ bắt
đầu vào ngày 6/7/2018, 16 tỷ USD còn lại sẽ tính từ ngày sau đó. Chính quyền Trump
cho biết thuế quan này là việc cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của
các doanh nghiệp Mỹ, giúp giảm thiểu thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc. Với hành động
đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc, Mỹ đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương
mại và Trung Quốc sẽ đáp trả với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt
đầu từ ngày 6/7/2018.
24/09/2018, Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng từ Trung Quốc, đưa
tổng trị giá hàng Trung Quốc bị áp thuế lên tới 250 tỷ USD. Mức thuế này sẽ tăng lên
25% kể từ 1/1/2019 Trung Quốc chính thức áp thuế 5-10% lên 60 tỷ USD hàng từ Mỹ.
Mặc dù ngày 1/12/2018, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố đình chiến, nhưng do căng thẳng
vẫn tiếp tục leo thang, đến ngày 10/5/2019, Mỹ tiếp tục tăng thuế từ 10% lên 25% với
200 tỷ hàng Trung Quốc. Để đáp trả, ngày 13/5/2019, Trung Quốc tuyên bố áp thuế 1025% lên 60 tỷ hàng hóa Mỹ, bắt đầu từ 1/6/2019.

11


2.2. Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với kinh tế Việt Nam
Việt Nam có quan hệ thương mại sâu rộng với cả Mỹ và Trung, vì vậy vòng xoáy
thương mại giữa hai cường quốc được dự báo sẽ tác động tới kinh tế, đặc biệt là xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo cả hai chiều hướng tiêu cực và tích cực.
2.2.1 Ảnh hưởng tích cực.
Nhìn vào ngắn hạn, có nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam có lý do để lạc quan.

Nếu Việt Nam biết tận dụng các cơ hội một cách hợp lý, đất nước ta có thể hưởng một số
lợi ích nhờ ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
TS. Trần Toàn Thắng – Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và dự báo
kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong điều kiện doanh nghiệp Việt
Nam nhập khẩu nguyên liệu giá rẻ để xuất khẩu thì đó là lợi thế giảm giá thành xuất khẩu để
cạnh tranh. Cụ thể, xung đột thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc leo thang sẽ tạo điều kiện
cho Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Mỹ cấm cửa với hàng
hóa máy móc, thiết bị điện tử, công nghệ cao của Trung Quốc nhưng nhu cầu tiêu thụ của
người Mỹ vẫn còn. Vấn đề đặt ra là làm sao Việt Nam phải thay thế được một phần vào sự
thiếu hụt đó. Muốn vậy, trước tiên hàng hóa Việt Nam phải bị chịu mức thuế thấp hơn hàng
Trung Quốc, đồng thời hàng hóa phải thực sự có chất lượng.
Hàng Trung Quốc vào Mỹ bị đánh thuế cao đã tạo ra những cơ hội thị trường lớn
cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong danh sách những mặt hàng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất bởi đợt đánh thuế của Mỹ, nhiều hàng hóa là thế mạnh của Việt Nam, đáng chú

ý là nhóm hàng công nghệ cao như thiết bị viễn thông liên lạc, bảng mạch điện tử vi tính,
bộ chuyển đổi tĩnh điện, đồ gỗ. Theo công ty chứng khoán Nhật Nomura (“Exploring US
and China Trade Diversion”, 3/6/2019), Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất vì đã tăng
xuất khẩu sang Mỹ, thay thế cho một số mặt hàng Trung Quốc bị thuế như hàng điện tử,
máy móc, đồ gỗ, giầy da và dệt may... ước tính lên tới 7,9% của GDP (so với 2,1% cho
Đài Loan là nước được lợi thứ nhì). Một cách cụ thế, trong 5 tháng đầu năm 2019, Mỹ
giảm nhập từ Trung Quốc gần 12,3% nhưng tăng nhập từ Việt Nam 36% (lên 25,8 tỷ
USD). Đây là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.
12


Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh - nguyên Phó viện trưởng
Viện Nghiên cứu thị trường – giá cả (Bộ Tài chính), có khả năng đầu tư FDI của Trung
Quốc và Mỹ vào Việt Nam sẽ gia tăng để thông qua đó giảm thiệt hại của cuộc chiến
tranh thương mại và có thể tiếp tục trong thời gian tới.Sự gia tăng bất định trong bối cảnh

chiến tranh thương mại có thể cũng khiến các công ty đa quốc gia lớn trên thế giới
chuyển một phần hoặc toàn bộ các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc sang Việt Nam.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp Mỹ ngày càng gặp khó khi kinh doanh tại Trung
Quốc, rất có thể họ sẽ chuyển hướng sang Việt Nam để giải quyết vấn đề. Hiện tại, rất
nhiều công ty Mỹ đang vận hành theo công thức “Trung Quốc cộng một”, chiến lược mà
các doanh nghiệp thường tìm một quốc gia khác để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Việt Nam có thể là sự lựa chọn phổ biến cho vị trí “cộng một” bởi sự ổn định chính trị
cũng như vị trí địa chính trị quan trọng.
2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Tác động tiêu cực đầu tiên tới Việt Nam là sự yếu đi của hệ thống thương mại tự
do toàn cầu. Việt Nam đã phải mất nhiều năm vất vả để điều chỉnh cấu trúc kinh tế, nhất
là khi gia nhập WTO. Dù quá trình đó đã mang lại thành quả tốt, những quyết định của
ông Trump lại đang đi ngược lại tinh thần của WTO và thử thách hệ thống của định chế
thương mại quốc tế này.
Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại trong dài hạn sẽ làm suy giảm kinh tế thế
giới, giảm cầu nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam. Sự gián đoạn các chuỗi cung
ứng toàn cầu cũng tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp
FDI. Các công ty Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường Mỹ, có thể là nguyên
nhân cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc giảm đi do
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với các mặt hàng như linh
kiện điện tử, thiết bị máy tính và nông sản.
Việc tăng xuất khẩu sang Mỹ cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng thâm hụt
thương mại của Mỹ với Việt Nam. Điều đó sẽ khiến hàng hóa Việt Nam rơi vào tầm
ngắm của việc kiểm tra của Mỹ, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Mỹ đã đưa
13


Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đối với những quốc gia thao túng tiền tệ, việc bị coi
là nước “thao túng tiền tệ” có thể dẫn đến việc hàng hóa Việt Nam bị đánh thuế khi bán
vào thị trường Mỹ, gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã chạm ngưỡng cán

cân thương mại với Mỹ thặng dư trên 20 tỷ USD và thặng dư cán cân vãng lai trên 2%
GDP. Trong khi đó, điều kiện thứ ba mà phía Mỹ quan tâm là việc can thiệp một chiều
vào thị trường ngoại hối thông qua việc mua ròng ngoại tệ liên tục của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) cũng đã gần chạm ngưỡng (1,7% GDP so với ngưỡng 2% GDP). Đây là
rủi ro đối với Việt Nam trong những lần rà soát tiếp theo của Bộ Tài chính Mỹ.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng làm nguy cơ thâm hụt
thương mại với Trung Quốc gia tăng trong thời gian ngắn. Do vị trí địa lý nên lượng
hàng Trung Quốc dư thừa sẽ đổ về thị trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh về giá đối
với các doanh nghiệp Việt Nam (đồng NDT mất giá mạnh khiến giá hàng hóa Trung
Quốc rẻ hơn). Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn
hơn vì Trung Quốc tăng cường thực thi biện pháp bảo vệ thị trường nội địa.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng
đứng trước thách thức khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ để bảo vệ xuất khẩu
hàng hóa. Điều này sẽ gây áp lực lên tỷ giá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ, từ đó
gây áp lực không nhỏ đến kiểm soát lạm phát, thị trường chứng khoán, dự trữ ngoại hối
và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Hơn nữa, Trung Quốc có thể dùng sức nặng kinh tế để hạn chế các hoạt động
thương mại của Việt Nam với hoạt động thăm dò trên các mỏ dầu trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam. Đây là điều rất rắc rối khi Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy kinh tế
hàng hải, một yếu tố quan trọng cho thành công kinh tế của Việt Nam.
2.3. Chính sách ngoại giao của Việt Nam, đường lối của Đảng trong bối cảnh phức
tạp của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
2.3.1 Đường lối của Đảng
Do Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn nhất trên thế giới, nên khi cuộc chiến thương
mại nổ ra thì những hệ lụy nhìn chung là tiêu cực bới nó làm tổn thương nền thương mại
14


toàn cầu vốn rất cần sự ổn định để mở rộng và phát triển. Cuộc chiến này có lẽ không dừng
ở phạm vi hai nước mà còn lan sang các nước khác do Mỹ có các động thái rất quyết liệt

nhằm lôi kéo bằng được các đồng minh hoặc đối tác của mình phải đi theo động thái của Mỹ
nhằm cô lập và kìm hãm Trung Quốc. Mà Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng vì

là láng giềng của Trung Quốc và cửa ngõ án ngữ con đường họ bành trướng xuống phía
Nam. Vì vậy khi chiến tranh thương mại bùng nổ giữa hai siêu cường thì bên nào cũng
muốn lôi kéo Việt Nam về phe của mình, và khi đã bị lôi kéo về một bên thì chắc chắn,
Việt Nam sẽ chịu sự chi phối của phe đó và coi phe đối lập là “thù địch”, theo đó sẽ phải
hứng chịu những đòn trừng phạt tương tự như một bên siêu cường đối địch. Để tránh rơi
vào tình thế khó xử và nguy hiểm cho chủ quyền quốc gia thì cách tốt nhất là không theo
phe nào, tức giữ vị thế “trung lập kinh tế”. Hơn nữa, chủ trương độc lập và giữ vững chủ
quyền kinh tế đã là cương lĩnh phát triển kinh tế của Đảng, được phê duyệt tại Đại hội XI
nhưng tới nay chưa được phát huy. Hiện nay tình thế đang khiến Việt Nam thực hiện
cương lĩnh thông qua đường lối trung lập về kinh tế.
Để thực hiện chủ trương “trung lập về kinh tế” mà vẫn giữ được mức độ tăng
trưởng của nền kinh tế thì Việt Nam một mặt phải đa phương hóa tối đa các quan hệ kinh
tế. Ngoài việc kí kết hiệp định CPTPP, ta phải ngăn chặn sự chi phối dưới mọi hình thức
của một quốc gia hay khối kinh tế lên nền kinh tế Việt Nam bằng cách thông qua những
hiệp định FTA thế hệ mới, hiện đại và chất lượng cao hơn. Chính sách này không chỉ áp
dụng cho nguồn cầu mà cả cho nguồn cung ứng cho nền kinh tế quốc gia. Những chủ
trương và quyết sách đó sẽ giúp chúng ta vừa qua và sắp tới không chỉ có thể đứng vững
trong chiến tranh thương mại, mà còn có thể hội nhập củng cố vị thế của mình ở cả cấp
khu vực và toàn cầu, bao gồm cả về kinh tế và thương mại.
Đây là lúc Việt Nam khôn ngoan đối phó với tình thế mới bằng cách cải cách thể chế,
chuyển đổi nền kinh tế hiện nay thành kinh tế thị trường hoàn toàn để phát triển. Tiếp đó hạn
chế tới mức không chi phối được các quan hệ kinh tế, thương mại với những quốc gia và
khối kinh tế hiện tại. Để thực hiện bước này, Chính phủ sẽ sửa đổi Luật Cạnh tranh theo
đúng tinh thần của nền kinh tế thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng và nghiêm cấm
sự chi phối thị trường của một doanh nghiệp, một quốc gia hay một khối kinh tế.
15



Tổng kết lại, về đường lối, Việt Nam không tham gia các tổ chức liên minh quân
sự, không cho nước ngoài sử dụng lãnh thổ của mình và đặt căn cứ quân sự để chống lại
nước khác. Đồng thời chú trọng phát triển quan hệ quốc phòng với tất cả các nước trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và cùng có lợi. Việt Nam coi trọng hợp tác quốc
phòng với tất cả các nước có chung mục tiêu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Ngoài ra
để không bị động, bất ngờ và có đối sách đúng, chúng ta cần thường xuyên theo dõi sát
các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình.
2.3.2 Các chính sách
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, Việt Nam đang chịu nhiều tác động tiêu
cực về mặt thương mại. Trong dài hạn, căng thẳng Mỹ- Trung được dự báo sẽ tiếp tục có
những diễn biến phức tạp, CNY sẽ trượt giá sâu và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút dần
khỏi thị trường Trung Quốc. Đồng thời, phía Mỹ sẽ tăng cường các biện pháp truy xuất
nguồn gốc hàng hóa nhằm chặn đứng xu hướng chuyển hàng hóa từ Trung Quốc qua
những nước khác để xuất khẩu vào Mỹ. Cùng với Mỹ, EU và những nước phát triển khác
về xuất xứ hàng hóa cũng ngày càng khắt khe hơn. ĐIều này đòi hỏi để hạn chế những
tác động tiêu cực, tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, phía cơ quan
quản lý Nhà nước cần rà soát lại những quy định chính sách của Việt Nam, chủ động đưa
ra các biện pháp kịp thời để đối phó với cuộc chiến này.
Trong tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
Đầu tiên, để đối phó với nguy cơ biến động tỷ giá giữa NDT và USD tác động tới
thương mại Việt Nam, ngoài việc thường xuyên theo dõi sát sao động thái của Ngân hàng
Trung ương các nước, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sử dụng đồng bộ các biện pháp và
công cụ chính sách tiền tệ khác để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông báo, cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế
của cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như động thái tỷ giá cả đồng USD và nhân dân tệ để
doanh nghiệp có phản ứng kịp thời.
Với các vụ điều tra chống bán phá giá có thể phát sinh đối với hàng xuất khẩu của
Việt Nam, Bộ Công Thương đã nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống cảnh báo sớm cũng như
16



cung cấp các số liệu thống kê xuất nhập khẩu, thông tin về thị trường nhập khẩu giá….
Xây dựng cơ chế giám sát tình hình xuất nhập khẩu một số mặt hàng có độ rủi ro cao bị
điều tra chống lẩn tránh thuế và chống bán phá giá. Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan liên quan, các hiệp hội ngành hàng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại (PVTM). Chủ động đưa
ra các biện pháp để bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như kiểm soát chất lượng hàng hóa
nhằm ngăn chặn ngay tại các cửa khẩu, hải quan.
Trước tình hình nhập khẩu vào Việt Nam có thể gia tăng do tác động xung đột
thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc, hàng hóa của hai nước này không xuất khẩu được sang
thị trường của nhau sẽ tìm cách xuất khẩu sang các nước khác trong đó có Việt Nam. Nhà
nước cần thường xuyên cập nhật các thông tin về khó khăn của doanh nghiệp trước sự gia
tăng của hàng nhập khẩu, cập nhật số liệu định kỳ một số mặt hàng có nguy cơ gia tăng
nhập khẩu để kịp thời có thông tin cảnh báo có phương án áp dụng các biện pháp PVTM
phù hợp. Tích cực chủ động tư vấn cho các doanh nghiệp có nguyện vọng sử dụng công
cụ PVTM để bảo vệ ngành sản xuất trong nước khi có những dấu hiệu theo quy định
pháp luật.
Điều quan trọng nhất là tiếp tục giữ vững được các thị trường truyền thống như
EU, Đông Âu; khai thác những lĩnh vực còn khả năng phát triển. Cùng lúc đó, chủ động
xúc tiến thương mại sang các thị trường mới nổi khác cũng là các biện pháp nên được
quan tâm nhằm đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, hoặc tạo nên thị trường thay thế
cho các biến động thương mại lớn để có thể đảm bảo mục tiêu xuất nhập khẩu ổn định,
giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.
Cuối cùng là ban những chính sách tốt tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh
doanh và đầu tư bởi vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam đang là một nước có tiềm năng lớn có
thể thay thế vai trò sản xuất của Trung Quốc cho các tập đoàn đa quốc gia mướn hướng tới
tiêu thụ sản phẩm ở thị trường Mỹ. Tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, tranh
thủ thời cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam


17


Trong tăng cường vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam
Trong cuộc chiến này không ai bị bỏ lại cả, nên doanh nghiệp cần đồng hành cùng
Nhà nước trong quá trình đối phó với những biến động xấu đến từ cuộc chiến. Tăng cường
cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như động thái tỷ giá
của đồng USD và NDT, để kịp thời có những phản ứng phù hợp. Doanh nghiệp cần tìm hiểu
sâu hơn những quy định mới của Mỹ, nhất là với các loại hàng hóa trong danh mục bị áp
thuế để đa dạng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Không chỉ vậy, để bù đắp vào phần giảm sút do chiến
tranh thương mại gây nên, thì doanh nghiệp cần tích cực khai thác những lợi ích từ các FTA
đã kí kết, tăng cường chất lượng hàng hóa, đa dạng về hình thức mẫu mã, với giá cả phù hợp
để tăng sức cạnh tranh của các DN sản xuất trong nước với DN xuất khẩu. Cuối cùng là định
hướng nâng cao chiến lược xuất khẩu của mình theo hướng bền vững, trong đó tăng trưởng
xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu.

2.3.2 Thành tựu
Cho tới nay, theo đánh giá của Chính phủ cũng như của nhiều tổ chức trong nước
và quốc tế, Việt Nam đã có những ứng phó, điều hành linh hoạt, hiệu quả trước những
diễn biến xung đột của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, bảo đảm các điều kiện
kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và ghi nhận kết quả tích cực, đặc biệt trong điều hành tỷ
giá, lãi suất linh hoạt phù hợp, thị trường chứng khoán ổn định, thu hút đầu tư được đảm
bảo, xuất khẩu tăng trưởng ở mức cao,..
Về đối ngoại, tính đến 9/2018, Việt Nam có 16 đối tác chiến lược, trong đó có 3
đối tác chiến lược toàn diện và 12 đối tác toàn diện trong đó có Mỹ. Ngoài ra Việt Nam
còn triển khai thực hiện CPTPP và thúc đẩy thỏa thuận EVFTA, chủ động cùng Nhật vận
động Washington quay lại TPP 12.
2.3.3 Hạn chế
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đứng trước các nguy cơ và rủi ro cần đưa ra
phương hướng giải quyết kịp thời. Một là quá lệ thuộc vào xuất nhập khẩu; hai là nhập số

lượng quá lớn (nhất là với Trung Quốc); ba là quá lệ thuộc vào đầu tư FDI như “bẫy gia

18


công” (chiếm tới 50% tổng sản lượng và 70% hàng xuất khẩu); bốn là bội chi ngân sách
quá cao (6% tổng sản lượng); năm là vay mượn quá nhiều.
3. Vận dụng đối với sinh viên vào giai đoạn hiện nay
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, việc sinh viên cần làm đó
chính là tận dụng những cơ hội mà cuộc chiến này mang lại. Việc các công ty xuất nhập
khẩu từ hai nước chú ý tới Việt Nam là điều rất dễ xảy ra bởi Việt Nam tiếp giáp với lãnh
thổ của Trung Quốc, nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình.
Đây chính là cơ hội của sinh viên Việt Nam – đội ngũ lao động tương lai của đất nước.
May mắn thay và cũng chính là thách thức đối với sinh viên Việt, hiện nay nước ta đang
chứng kiến sự bùng nổ của Công nghiệp 4.0. Học hỏi và vận dụng những thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp này chính là chìa khóa để sinh viên Việt Nam nắm bắt lấy
những cơ hội tiềm năng từ cuộc chiến tranh thương mại. Bài tiểu luận này xin được đóng
góp một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong nước cũng:
a) Khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn
Trọng tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ thông tin
(CNTT) và Internet kết nối vạn vật (IoT) đã giúp con người giao tiếp với con người, con
người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau.
Do đó, một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ
khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất là điều kiện tiên quyết
cho các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này.
Vì thế, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên phải chủ động tích lũy tri thức
về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống.
b) Ngoại ngữ tốt


19


Với bối cảnh hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp của Nhật, Hàn, Trung, Mỹ đã chọn
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có tiềm năm với nguồn nhân lực dồi dào. Vì vậy,
trau dồi ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng cần thiết để phát triển đất nước cũng như sự
nghiệp của bản thân. Khả năng sử dụng được ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta có được những cơ
hội tiếp cận với những tài liệu nước ngoài, cập nhập được tin tức một cách nhanh chóng mà
không cần thông qua người khác, gặp gỡ bạn bè quốc tế cũng như đối tác nhằm giao lưu học
hỏi ở mọi quốc gia và tiếp thu tri thức nhân loại. Đặc biệt ngoại ngữ sẽ là một yếu tố quyết
định hiệu quả công việc khi làm việc trong các công ty xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là biết từ
vựng và hiệu quả, nghĩa là người học ngoại ngữ đồng thời phải học hỏi văn hóa nước
khác để có cách diễn đạt phù hợp. Một giảng viên tiếng Anh đã từng nói: “Không thể dạy
được ngoại ngữ nếu người đó không am hiểu về văn hóa nước họ”. Cũng như vậy, việc
học ngoại ngữ cũng cần gắn với mục đích đúng đắn nhất định, đó là phục vụ học tập, làm
việc, giao tiếp và giải trí lành mạnh.
c) Kỹ năng mềm thành thạo
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
con người, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức
chuyên môn. Tuy nhiên, bạn là ai, làm việc thế nào, thước đo hiệu quả cao trong công
việc ra sao sẽ được kỹ năng mềm lại quyết định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng
mềm quyết định 75% thành công của con người còn kỹ năng cứng chỉ chiếm 25%. Chìa
khóa dẫn đến thành công thực sự là kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.
Kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, chọn thành viên, kỹ năng trình
bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh), quản lý thời gian… Đặc biệt, để
giúp các bạn sinh viên không sa đà vào mạng xã hội, giải trí mà làm việc thiếu hiệu quả,
giảm năng suất, kỹ năng quản lý thời gian là rất cần thiết. Trong quá trình học tập bạn cần
khai thác và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình. Nơi bạn có thể rèn luyện kỹ

năng mềm là các chương trình ngoại khóa sôi nổi, các câu lạc bộ, các lớp học.
20


d) Kinh nghiệm làm việc thực tế
Doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm, do đó nhiều
sinh viên ra trường thường khó đáp ứng được. Tuy nhiên, cũng có những sinh viên mới ra
trường nhưng đã có kinh nghiệm thực tế khá nhiều, họ nhanh chóng thích nghi với môi
trường doanh nghiệp khi còn ở đại học.
Do đó, tham gia kỳ thực tập là một lợi thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các kỳ
tuyển dụng gắt gao cũng như không bỡ ngỡ khi bắt tay vào việc. Đây là thời điểm tốt để
sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm.
e) Nhà nước tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho sinh viên chuẩn bị ra trường.
Việc nhà nước tổ chức các lớp học này nhằm tăng cường kiến thức học tập cho
sinh viên về thị trường kinh tế ở nước ngoài cũng như trong nước. Giúp sinh viên có cách
nhìn tổng quan, hiểu rõ về kiến thức hơn. Phục vụ sinh viên có những trải nghiệm về tài
chính, tiền tệ, kinh tế từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phát triển đề ra những giải
pháp nếu có trong chiến tranh thương mại sau này.
f) Tuyên truyền về đạo đức trong chính trị, kinh doanh, kinh tế.
Dựa vào chính sách bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như ngăn chặn hàng hóa
nhập lậu từ nước ngoài. Điều này đánh thức sinh viên về những tác hại của việc nhập từ
Trung Quốc sang Việt Nam rồi sang Mỹ. Vì sinh viên là chìa khóa trụ cột tương lai của
đất nước, cần phải rèn đạo đức cho sinh viên, cũng như các biện pháp phòng vệ thương
mại nhằm ngăn chặn nhập lậu ngay từ cửa khẩu. Hiểu được những tác hại sẽ giúp sinh
viên khi ra trường sẽ không phạm sai và có thể tuyên truyền những bài học đúng đắn tới
mọi người và xã hội.

21



Phần kết luận
Có thể thấy rằng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vô cùng gay gắt,
mặc dù thế giới đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19 khiến cho chính sách thương
mại của hai quốc gia có phần nới lỏng nhưng cuộc chiến vẫn chưa hề có dấu hiệu cho thấy
rằng sẽ dừng lại trong tương lai. Điều này đã, đang gây tác động không nhỏ tới nền kinh tế
của cả hai nước, cũng như các nền kinh tế mở khác trên thế giới. Việt Nam là một nền kinh tế
mở, cho nên khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh này mang lại. Tuy nhiên,
trên góc nhìn lạc quan, giới phân tích cho rằng, Việt Nam có thể được hưởng lợi nếu biết tận
dụng các cơ hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra các đường lối và chính sách nhằm
nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam, hướng dẫn
kết hợp. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần biết tận dụng, cập nhật, nâng cao
chất lượng để biến những khó khăn thành cơ hội cho chính mình. Cuối cùng, học sinh và
sinh viên, những nhân tố quan trọng của tương lai của đất nước, cần phải tận dụng tốt những
cơ hội mà cuộc chiến tranh thương mại này mang lại. Cuộc chiến tranh thương mại này là
một cơ hội tốt và là một case study rất hay về kinh tế mà học sinh, sinh viên nên tìm hiểu và
theo dõi để học hỏi, nâng cao kiến thức về kinh tế, chính trị.

22


Tài liệu tham khảo
1. J. London, V.Q. Viet - Time for Vietnam to reassess its South China Sea Strategy (2015)
2. Irwin - D. A. Trade Policy in American Economic History - The Oxford Handbook of

American Economic History, 2, 305. (2018)
3. Nguyễn Lê Đình Quý - Viện Chính sách công và Quản lý - Tác động của chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam.
4. Nguyễn Quang Dy - Việt Nam và đối đầu Mỹ- Trung (2018)
5. Nguyễn Văn Lịch - Chiến tranh thương mại: Phải tìm ra lợi thế để vượt qua, Trang


điện tử bnews.vn (2018)
6. Nicholas Chapma - Vietnam National Shipping Lines (2018)
7. PGS. TS. Đinh Xuân Lý, CN. Nguyễn Đăng Quang - Bộ giáo dục và đào tạo – Giáo

trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016)
8. Phương Anh - Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung: Việt Nam cần có những đối sách kịp
thời và phù hợp, Tạp chí kinh tế và Dự báo (2018)
9. TS Lê Quốc Phương - Bộ công thương - Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nguyên
nhân và phương thức các nước áp dụng (2018)
10. Thanh Hảo – báo Vietnamnet - Toàn cảnh thương chiến khốc liệt Mỹ - Trung
11. Ts Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV - Báo Trí thức trẻ
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động thế nào đến thị trường tài chính, chứng
khoán, tiền tệ? (2019)

23



×