Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tiểu luận đường lối chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MƠN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ
KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
QUAN LIÊU, BAO CẤP Ở VIỆT NAM
GVHD: Ths. Lê Quang Chung
SVTH:

MSSV

Trịnh Minh Long

16127075 (T3-789)

Vũ Văn Đức

16127045 (T3-789)

Nguyễn Phan Khánh Hạ

16127046

Trần Huỳnh Anh


16127028 (T5-789)

Lớp thứ 2 – Tiết 123
LLCT230214 _09

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018


ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

BỐ CỤC

TRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ký tên

Ths. Lê Quang Chung


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỨ TỰ
1

2

3

NHIỆM VỤ
Phụ trách Chương 1,2,
mở đầu.
Thuyết trình Tiểu luận
Đóng góp ý kiến.
Phụ trách Chương 3, kết
luận.

THỰC HIỆN


KẾT QUẢ

Nguyễn Phan Khánh Hạ

Hoàn thành tốt

Trịnh Minh Long

Hoàn thành tốt

Trần Huỳnh Anh

Hoàn thành tốt

Vũ Văn Đức

Hoàn thành tốt

Tổng hợp và trình bày
4

Tiểu luận,
Làm Powerpoint thuyết
trình.

KÝ TÊN


DANH MỤC VIẾT TẮT
KT-XH: Kinh tế - Xã hội

XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
XNQD: Xí nghiệp quốc doanh.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận....................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận ..................................................................... 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận .......................................................................... 3
6. Kết cấu của tiểu luận .............................................................................................................. 3

Chương 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CƠ CHẾ
QUẢN LÝ KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG QUAN LIÊU,
BAO CẤP Ở VIỆT NAM.................................................................................... 4
1.1. Hoàn cảnh lịch sử. ............................................................................................................... 4
1.2. Sự ra đời của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp ở nước
ta …….. ...................................................................................................................................... 5

Chương 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ
KINH TẾ KÊ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG QUAN LIÊU, BAO CẤP Ở
VIỆT NAM .......................................................................................................... 7
2.1. Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế kê hoạch hóa tập trung. ............................................ 7
2.2. Hình thức của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung. ............................................ 9

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ KẾ HOẠCH
HÓA TẬP TRUNG QUAN LIÊU, BAO CẤP TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ .............................. 14
3.1. Tác động của cơ chế kế hoạch hoá tập trung tới KT-XH. ................................................. 14

3.2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. ........................................................................... 16

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 19


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi,
Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đơng Dương được kí kết. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt
thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước
lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, lúc này định hướng của Đảng và Nhà nước
ta đối với việc xấy dựng và phát triển kinh tế đó là xây dựng mơ hình kinh tế kế hoạch
hóa tập trung dưới sự quản lí của nhà nước dể tập trung sức người và sức của làm hậu
phương vững chắc cho chiến trường ở miền Nam.
Năm 1975 cuộc kháng chiếng chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hồn tồn
thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh 30/4/1975. Lúc này đất nước hoàn toàn thống
nhất cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên do
chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra nên Đảng và Nhà nước ta đã xác định
nhiệm vụ lúc này là xây dựng và phát triển kinh tế đất nước vẫn theo mô hình kế
hoạch hóa tập trung. Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta được duy
trì cho đến năm 1986.
Cơ chế này có những ưu điểm thích hợp cho hồn cảnh hiện tại của đất nước
lúc đó. Tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế kìm hãm sự phát triển của Đất Nước sau này.
Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập với thị trường quốc tế địi hỏi phải có chính sách,
chiến lược để thay đổi nền kinh tế đất nước. Chính vì thế, việc phân tích cơ chế quản
lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp để rút ra bài học kinh nghiệm cũng như là các
phương hướng hoạt động cho nước ta là điều hết sức quan trọng cần được nghiên cứu
và đánh giá. Với mục đích nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những thành tựu, cũng như
những hạn chế trong quá trình lãnh đạo thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập
trung thời quan liêu, bao cấp ở Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm

khắc phục những tồn tại, hạn chế, vượt qua những khó khan, thách thức, nâng cao hiệu
quả, nhóm 13 đã chọn đề tài: “Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu, bao cấp ở Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc môn học Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
Mục đích
Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ hơn những nội dung cơ bản về chính sách
kinh tế và thực hiện chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới.
Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp, quan liêu ở Việt Nam.

1


Trên cơ sở đó tổng kết những thành tựu, nêu lên những hạn chế, rút ra những
kinh nghiệm cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, quan liêu ở Việt
Nam. Đồng thời đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý
kinh tế.
Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ
cụ thể như sau:
-

Trình bày có hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp ở
Việt Nam.

-

Đánh giá những hạn chế trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung

quan liêu,bao cấp ở Việt Nam.

-

Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
Đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về chính sách kinh tế của Đảng
và Nhà nước trong thời kỳ bao cấp, tiểu luận đi sâu nghiên cứu các đặc điểm của cơ
chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp ở nước ta trước thời lỳ
đổi mới.
Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp giai đoạn 1976-1986
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kinh tế kế hoạch hóa; các quan điểm, chủ trương, chính
sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình thực hiện đề tài, nhóm 13 sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic. Bên cạnh đó, nhóm 13 còn sử

2


dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản của Đảng và
Nhà nước về chính sách kinh tế, phục vụ cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân có nhu
cầu tìm hiểu về các nội dung này.
Trình bày sâu sắc, có hệ thống cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp ở Việt Nam, góp phần vào việc nghiên cứu, tổng kết lịch sử về vấn
đề dân tộc trong giai đoạn này.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý của nước ta
trong thời gian tới.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được chia
làm 3 chương.
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch
hóa tập trung quan liểu, bao cấp ở Việt Nam.
Chương 2: Các đặc điểm và hình thức thực hiện của cơ chế quan lý kinh tế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp ở Việt Nam.
Chương 3: Tác động của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung tới kinh
tế - xã hội và nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

3


Chương 1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ
KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG QUAN LIÊU, BAO CẤP Ở VIỆT NAM
1.1. Hoàn cảnh lịch sử.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công giữa lúc giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm vẫn cịn rình rập. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời
nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cả dân tộc lại phải đứng lên dốc sức người, sức của
cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài 9 năm. Với chiến thắng Điện Biên Phủ

ngày 7/5/1954, hồ bình được lập lại nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
Sau khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng (năm 1954). Nhà nước bắt tay vào
khôi phục và xây dựng nền kinh tế miền Bắc XHCN. Do điều kiện lịch sử lúc đó:
Nền kinh tế miền Bắc vẫn là nền sản xuất nhỏ,chủ yếu là nông nghiệp, lại bị
chiến tranh tàn phá nặng nề. Nơng nghiệp vẫn cịn lạc hậu,năng suất lúa thấp, 1/7 số
ruộng đất bị bỏ hoang ,nhiều cơng trình thủy lợi bị phá hủy ,bình qn mỗi người lao
động chỉ có 0,1 ha ruộng đất …
Cơng nghiệp còn rất bé nhỏ,kĩ thuật lạc hậu ,thiếu hẳn những ngành công
nghiệp năng then chốt.Giá trị sản lượng công nghiệp chỉ chiếm 13.1% giá trị sản phẩm
công nông nghiệp, 8,9% thu nhập quốc dân.Điện lực chiếm 1,9% giá trị sản lượng
cơng nghiệp,luyện kim chiếm 0,2%, cơ khí chiếm 5,6%...
Nền kinh tế chủ yếu vẫn là tự cấp tự túc,sản xuất hàng hóa kém phát triển .
Nhân dân sống trong cảnh đói nghèo ,thiếu thốn ,cơm khơng đủ ăn, áo khơng đủ mặc.
Kinh tế địi hỏi phải có những biện pháp để phát triển. Bác Hồ ta cũng luôn băn khoăn
làm sao cho người dân có đủ cơm no áo ấm. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã chủ
trương xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Việt Nam đã sao chép hầu như
ngun vẹn mơ hình phát triển kinh tế xã hội và cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa
tập trung của các nước XHCN, đặc biệt là của Liên Xô.

4


Hình 1.1. Một con phố Hà nội thời bao cấp.
1.2. Sự ra đời của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu, bao cấp ở nước ta.
1.2.1. Sự ra đời của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung trên thế
giới.
Cơ chế kế hoạch hóa tâp trung được áp dụng phổ biến nhất ở Liên Xô cũ và các
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khác ở Đơng Âu: Anbani, Bungari, Cộng hòa dân
chủ Đức và Rumani.

Cuộc cách mạng của những người cộng sản năm 1917 ở nước Nga đã đưa ra
một con đường lựa chọn cho sự phát triển kinh tế. Sau khii thực hiện một số chính
sách như: Chính sách cộng sản thời chiến, chính sách kinh tế mới từ năm 1928, Liên
Xơ bắt đầu áp dụng hình thức kế hoạch hóa tập trung nền kinh tế quốc dân bằng kế
hoạch 5 năm đầu tiên 1928 – 1932.
Mơ hình kế hoạch hóa tập trung của Liên Xơ trước đây đã trở thành hình mẫu
khơng chỉ với các nước cộng hịa xã hội ở Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam khi đó
mà cịn đối với tất cả các nước đang phát triển trên thế giới.
Sự tăng trưởng công nghiệp ngoạn mục ở Liên Xô trong vài thập kỷ đầu của
chế độ mệnh lệnh được coi như một ví dụ về tính hiệu quả của kế hoạch hóa tập trung.
Tuy vậy, sự kỳ diệu của 50 năm đầu tiên của củ nghĩa xã hội Xơ Viết đã bắt đầu có
những dấu hiệu hồi nghi về sự khủng hoảng .Mơ hình kinh tế tập trung ở Liên Xơ đã
bắt đầu có những dấu hiệu biểu hiện kém hiệu quả kinh tế. Cơ chế này đã hủy diệt các
động lực cạnh tranh, động lực phát triển tự giác và độc lập. 70 năm chủ nghĩa xã hội
với cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã tạo nên cho kinh tế một chiếc kim tự tháp khổng
lồ bị sơ cứng bởi tệ nạn quan liêu và sức ỳ đáng sợ của cơ chế. Một loạt những thất bại
5


kinh tế trong những thập kỷ tiếp theo và đặc biệt là những năm 80 đã khiến cho người
Xô Viết từ bỏ kế hoạch hóa tập trung và chuyển sang nền kinh tế thị trường “ có tiêu
điểm” trong những năm 1990.
1.2.2. Q trình hình thành kế hoạch hóa tập trung ở nước ta.
Cơng tác kế hoạch hóa ở Việt Nam được chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, coi
trọng ngay từ những ngày giành độc lập. Ngày 31-12-1945 người đã ký quyết định
thành lập ủy ban nghiên cứu kế hoạch tái thiết đất nước.
Đến năm 1950 ủy ban này được đổi thành ủy ban kinh tế chính phủ , ủy ban kế
hoạch quốc gia được thành lập vào ngày 8-10-1955. Cũng bắt đầu từ năm 1955, Việt
Nam bắt đầu áp dụng mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp là
công cụ quan trọng của nhà nước trong công cuộc quản lý kinh tế.


Với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tác dụng tích cực là đã tập trung nguồn lực
đặc biệt ứng phó kịp thời với chiến tranh, khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung
được nhiều nguồn lực cho mục tiêu ưu tiên và phát triển. Bước đầu xây dựng cơ cấu
kinh tế mới, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân: phát triển lương
thực, sản xuất nông nghiệp, cơng nghiệp, năng lượng…
Tuy vậy, sau năm 1975 tình hình kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều thay đổi.
Chính từ yêu cầu của vấn đề sản xuất, đời sống và hiệu quả kinh tế đã nảy sinh những
dấu hiệu đổi mới của công tác kế hoạch hóa vào những năm đầu thập niên 80, kết thúc
25 năm tồn tại của cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta.

Hình 1.2. Một căn phịng với những vât dụng thời bao cấp.

6


Chương 2
CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ KÊ
HOẠCH HÓA TẬP TRUNG QUAN LIÊU, BAO CẤP Ở VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế kê hoạch hóa tập trung.
Trước thời kì đổi mới, nền kinh té nước ta là một nền kinh tế kế hoạch hoá với
những đặc điểm là:
2.1.1. Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa
trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.
Tính pháp lệnh thể hiện ở chỗ: Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một cách chủ
quan, sau đó đưa xuống các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác xã thực hiện. Các
doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở của các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật
tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức nhà máy, nhân sự, tiền lương,…đều do các cấp
có thẩm quyền quyết định. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch và tổ chức thực hiện đều

phải báo cáo lên cơ quan chủ quản, khi nào được chấp nhận mới triển khai.
Hệ thống chỉ tiêu thể hiện ở chổ: sản xuất cái gì, sản suất bao nhiêu và phân
phối cho ai? Cấp phát vốn, vật tư doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho
Nhà nước cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho. Nhà nước thực
hiện chế độn bao cấp đối với mọi đơn vị cấp dưới và doanh nghiệp Nhà nước, kể cả
hợp tác xã. Đầu vào của các doanh nghiệp – các yếu tố sản xuất do Nhà nước cấp hoàn
toàn. Do vậy, toàn bộ sản phẩm làm ra đều phải giao nộp lại cho Nhà nước đề Nhà
nước phân phối. Hợp tác xã cũng phải báo toàn bộ sản phẩm cho Nhà nước với giá rất
rẻ.
Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một vấn đề duy nhất là hoàn thành chỉ tiêu,
dù cho chỉ tiêu đó phi lý đến đâu. Bởi vì, doanh nghiệp không phải người định giá báo
sản phẩm, không quan tâm đến cái gọi lỗ hay lãi. Chế độ tài chính của Nhà nước thực
hiện theo nguyên tắc thu đủ, chi đủ. Nghĩa là Nhà nước sẽ thu lợi nhuận khi có lãi và
ngược lại cũng sẽ phải bù khi bị lỗ. Và trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu
bao cấp này thì lỗ nhiều mà lãi chẳng thấy đâu do khơng có sự gắn liền giữa quyền lợi
và trách nhiệm của cấp thực hiện
Chỉ tiêu được ví như cái vịng kim cơ trên đầu các doanh nghiệp. Năm 1979,
công ty khai thác than ở Thái Nguyên được giao chỉ tiêu khai thác 150.000 tấn than.
Nhưng cơng ty khơng tìm được đầu ra. Sản phẩm chất đống trong kho. Gần hết năm
mà chỉ tiêu mới thực hiện được gần nửa. Lo sợ ảnh hưởng đến số phận chính trị của
ban lãnh đạo, lương cán bộ cơng nhân viên và danh hiệu thi đua của đơn vị. Cả công ty
ra sức khai thác để đạt bằng được chỉ tiêu. Nhưng kho chứa có giới hạn nên ngồi việc
7


mất cơng khai thác, cơng ty cịn mất cơng đổ than đi, đổ bất cứ đâu. Sự việc cuối cùng
đến tai cấp trên, Giám đóc cơng ty bị khiển trách. Thế nhưng cuối năm cơng ty vẫn có
bằng khen vì đã hồn thành chỉ tiêu.
2.1.2. Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp.

Can thiệp từ khâu cấp phát vốn, sản suất đến khâu phân phối sản phẩm nhưng
lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình.
Giữa cơ quan hành chính – trực tiếp tham gia vào quá trình lên chỉ tiêu kế
hoạch và các doanh nghiệp thực hiện chỉ tiêu thì lại khơng có bất kỳ sự ràng buộc pháp
lý nào với hành động của mình, tức là dù có làm sai đi chăng nữa thì họ cũng khơng có
vấn đề gì cả . Vì vậy mà khơng có lý do nào khiến họ thực hiện kế hoạch một cách tối
ưu nhất. Mà vấn đề ở hai bên quam tâm đó là chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được
áp từ trên xuống, làm thế nào cho thật đẹp sổ sách báo cáo, và cuối cùng là nhận được
tấm bằng khen vì đã hồn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra. Khi mà chỉ tiêu khơng được
hồn thành đồng nghĩa với việc số phận chính trị của lãnh đạo doanh nghiệp, đồng
lương của cán bộ công nhân viên và thành tích của doanh nghiệp bị đe dọa theo.
Ở giai đoạn bao cấp chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ đó
hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành phần kinh tế khác. Ở
giai đoạn này khơng có khái niệm cạnh tranh. Do đó khơng khuyến khích doanh
nghiệp tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, phát triển mặt hàng mới một cách
thật sự.
2.1.3. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện
vật là chủ yếu.
Các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính tốn một cách
hình thức. Vì vậy nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư
liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
Giá cả khơng phản ánh quan hệ cung cầu mà do Nhà nước đặt ra dung để tính
tốn cho việc cấp phát và giao nộp giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên tính theo chủ
nghĩa bình qn chứ khơng phải là được tính theo hiệu quả lao động của mỗi người.
Đơn vị có cao su trả bằng cao su, xí nghiệp có mũ cứng thì trả bằng mũ cứng,…Những
lúc như vậy tính lương xong cũng khơng biết đem về để đâu, làm gì?
Tình trạng tranh mua, tránh bán làm cho giá của hang hóa bị đẩy lên cao. Chỉ
ngân sách Nhà nước cho tiền lương tăng vợt nhưng thu ngân sách lại không tăng bao
nhiêu do giá vật tư không đủ. Lương công nhân không có. Vật tư, hang hóa khan hiếm.

8


Giá bán lương thực dù tăng 10 lân vẫn không đủ bù đắp chi phí, sản xuất nơng nghiệp
sa sút. Đầu tư trong công nghiệp giảm. Chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm
1978 tăng 587,2% so với năm 1985. Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy
vàng làm bản bị, khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả về phẩm
chất của nhiều mặt hàng.
2.2.4. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện
vật là chủ yếu.
Bộ máy quản lý này vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ kém năng lực,
phong cách của quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao
động. Hoạt động quản lý kém hiệu quả. Trong thực tế, bộ máy Nhà nước và doanh
nghiệp quốc doanh cịn xuất hiện tham ơ và lãng phí
2.2. Hình thức của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
2.2.1. Bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa.
Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn nhiều lần so với
giá trị thực với chúng trên thị trường. Do đó, hạch tốn kinh tế chỉ là hình thức.
Cơng nhân lao động nặng được cấp 20 kg gạo mỗi tháng, trong khi cán bộ cơng chức
chỉ được có 13 kg. Do gạo ít nên thường ăn độn thêm ngơ, khoai, sắn, bo bo, phần gạo
do trung ương cấp còn phần độn do địa phương phụ trách tăng gia thêm vào, như 13
kg gạo thì có 10 kg là độn khoai, sắn...Cho dù có tiền, hàng hóa rất khan hiếm, mà dù
có tem phiếu người mua có thể sắp hàng vào mua nhưng đến lượt mình thì khơng cịn
hàng, đành về tay khơng. Hàng hóa thì ngồi phẩm chất kém, lượng hàng rất hạn chế,
chỉ đủ dùng một thời gian ngắn, đến cuối tháng thì đã cạn kiệt, phải mua ở chợ đen.

Số lượng gạo được phép mua theo diện lao động
Diện lao động

Gạo (kg/tháng)


cán bộ

13

lao động nặng nhọc

13-19

bộ đội

21

trẻ em một tuổi

3

nông dân

13-15

Bảng 2.1. Bảng phân phối gạo theo diện lao động

9


Hình 2.1. Xếp hàng mua lương thực thời bao cấp

Hình 2.2. Các mậu dịch viên chuẩn bị hàng hóa, giá cả trước khi phục vụ người dân
Người ngoại quốc ở Việt Nam thì có quyền mua sắm một số mặt hàng ở cửa

hiệu quốc doanh riêng biệt như Intershop ở Hà Nội, cung cấp một số mặt hàng đặc biệt
như đồ hộp, rượu vang.
Nguồn thức ăn độn thêm chủ yếu từ Liên Xô, Ấn Độ cùng một số nước khác
từng viện trợ. Ngồi ra cũng có một số thực hiện theo nghị định thư hàng đổi hàng.
Bên cạnh đó, Việt Nam mượn 300.000 tấn lúa mì của Ấn Độ tuy nhiên do năng lực
xay xát của Việt Nam cũng không thể làm bột kịp phải thương thuyết nhờ Ấn Độ xay
xát giúp. Việt Nam nhận 70% lượng bột, phần còn lại xem như khấu hao xay xát và trả
công cho họ cũng như Indonesia đồng ý bán nợ cho Việt Nam 200.000 tấn gạo. Bộ
Lương thực nhờ ông Jean-Baptiste Doumeng - giám đốc Công ty Ipitrade, thành viên

10


Đảng Cộng sản Pháp thân thiện với Việt Nam giúp đỡ tìm kiếm nguồn cung cấp rồi
mua bằng tiền mặt 500.000 tấn gạo của Thái Lan để bán nợ lại cho Việt Nam.
Ngoài hàng tiêu dùng, dưới thời bao cấp nhà nước còn nắm cả việc phân phối
nhà cửa. Tiêu chuẩn là mỗi người được 4 mét vuông. Những khu nhà tập thể giống
như ở Liên Xô được xây lên trong thành phố và cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân
nhưng quản lý kém khiến khu đất công cộng bị lấn chiếm khiến khó nhận ra đâu là của
chung, đâu là của riêng. Nhà cửa hư hỏng thì có Sở nhà đất lo sửa. Đời sống trong
những khu tập thể này càng tồi tệ với việc chăn nuôi gia súc trong những căn hộ chật
hẹp, mất vệ sinh. Đây cũng là một khía cạnh của thời bao cấp trong thành phố. Giá nhà
ở các thành phố tương đối rẻ, nhưng công nhân viên chức vẫn không mua nổi vì thu
nhập quá thấp.

Hình 2.3. Khu ở tập thể thời bao cấp
2.2.2. Bao cấp qua chế độ tem phiếu.
Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, cơng nhân
viên theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so
với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực

kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động. Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa bắt đầu áp dụng sổ gạo vào khoảng năm 1960, lúc đầu là lương
thực, sau thêm tem phiếu cho tất cả càng mặt hàng nhu yếu. Trọng tâm của thời bao
cấp là tem phiếu quy định loại hàng và số lượng người dân được phép mua, chiếu theo
một số tiêu chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Có diện được ưu đãi, cho phép ưu tiên mua
dùng; diện khác thì khơng. Ví dụ như thịt lợn, người dân thường chỉ được mua 1,5
kg/tháng nhưng cán bộ cao cấp có quyền mua 6 kg/tháng. Pin, Vải vóc, phụ tùng xe
đạp, đường cát, sữa đặc, chất đốt, nước mắm, mỡ, muối, tất cả đều có tem phiếu.
11


Tùy thuộc vào vị trí cơng việc, đặc thù nghề nghiệp mà cán bộ, công chức nhà
nước cũng như người dân lao động được phát tem phiếu mua lương thực, thực phẩm
với chế độ riêng.

Hình 2.4. Phiếu mua đường thời bao cấp

Hình 2.5. Phiếu mua vải thời bao cấp.

12


Hình 2.6. Phiếu mua thịt thời bao cấp.
2.2.3. Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách.
Bằng ngân sách Nhà nước, nhưng lại khơng có chế tài ràng buộc trách nhiệm
vật chất với các đơn vị được cấp vốn. Điều này đã làm tăng gánh nặng đối với ngân
sách và làm cho đồng vốn được sử dụng kém hiệu quả dẫn đến nãy sinh cơ chế “ xin –
cho”.

13



Chương 3
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP
TRUNG QUAN LIÊU, BAO CẤP TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHU CẦU ĐỔI
MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ
3.1. Tác động của cơ chế kế hoạch hố tập trung tới KT-XH.
3.1.1. Tác động tích cực.
Chế độ bao cấp bắt nguồn từ một ý tưởng cao đẹp mong cho tất cả mọi người
đều có cơm ăn áo mặc, được học hành và đựơc chăm lo sức khoẻ ,người ta mang hoài
bảo bằng một lực lượng vật chất nghèo nàn vừa có thể tập trung cơng sức để xây dựng
và bảo vệ tổ quốc vừa dần dần cải thiện đời sống nhân dân. Chế độ bao cấp được hình
thành từ ý tưởng cao đẹp đó và nó đã phát huy tác dụng đã góp phần đắc lực trong việc
động viên nhân, tài, vật lực phục vụ các nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu phù hợp với
đặc điểm tình hình của đất nước trong hồn cảnh chiến tranh. Có thể nói cơ chế quản lí
này đã hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình đưa đất nước đến độc lập tự do.
Cơ chế kế hoach hoá tập trung đã góp phần tích cực vào thắng lợi của công
cuộc cải tạo chủ nghĩa xã hội ở miền bắc: Hồn thành cải cách ruộng đất ,khơi phục và
phát triển kinh tế nông nghiệp , khôi phục giao thông vận tải, bưu điện, công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp đưa thương nghiệp, tài chính, tiền tệ ổn định và phát triển. Kết
thúc kế hoach 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế (1958-1960), chúng ta đã giành
được thắng lợi có tính chất quyết định trong cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xố
bỏ chế đơ người bóc lột người, hồn thành hợp tác hố nơng nghiệp, tổ chức những
người sản xuất thủ công lại, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân, cải tạo những
người buôn bán nhỏ. Chính nhờ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập và
ngày càng được cũng cố và mở rộng mà chúng ta có thể động viên tiềm lực của nhân
dân vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dưng chủ nghĩa xã hội
Công tác kế hoạch hố cũng đã góp phần bước đầu xây dựng một số cơ sở vật
chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội theo hướng tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Cơ cấu kinh tế mới được hình thành từng bước.Việc phân công lại và phân bố

lao động theo ngành và theo vùng được thực hiện một bước. Một đội ngũ cán bộ khoa
học kí thuật và cơng nhân kĩ thuật được xây dựng .
Trong những năm có chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra , cơng tác kế
hoạch hố đã bảo đảm thực hiện bốn lần chuyển hướng kinh tế : từ thời bình sang thời
chiến (1965), từ thời chiến sang thời bình (1969), lại thời bình sang thời chiến (1972),
và lại từ thời chiến sang thời binh(1973) đưa nền kinh tế quốc dân vượt qua biết bao
nhiêu khó khăn , phá được nhiều âm mưu thâm độc của địch trong việc đánh phá và
phong toả nền kinh tế miền bắc . Công tác kế hoạch hố tập trung cũng đã góp phần

14


quan trọng vào việc giữ vững và có mặt phát triển được sản xuất, ngay cả trong những
năm miền bắc có chiến tranh ác liệt , động viên đến mức cao nhất sức người ,sức của
cho chiến đấu và chiến thắng, bảo đảm nghĩa vụ của hậu phương lớn miền bắc đối với
tiền tuyến lớn miền Nam, bảo đảm những yêu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân , và
làm tròn nghĩa vụ quốc tế . Tiến hành kế hoạch hoá ngay cả trong điều kiện chiến
tranh ác liệt là một thành tựu lớn , đồng thời cũng là một bài học kinh nghiệm quý của
chúng ta. Cho đến hết năm 1975, nhiệm vụ khôi phục kinh tế mới căn bản hồn
thành ,hầu hết các cơ sở cơng nghiệp bị chiến tranh tàn phá đã được khôi phục . Diện
tích trồng lúa, hoa màu, cây cơng nghiệp lâu năm đều được phục hồi và gia tăng .
Phong trào hoàn chỉnh thuỷ nông được đẩy mạnh. So với năm 1965, giá trị sản lượng
công nghiệp năm 1975 đạt 173,3%. Giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 111,4%
Miền bắc đã điều động vào miền nam một khối lượng lớn vật chất và hàng vạn
cán bộ , công nhân , tăng cường cho các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh tế , văn
hố, giáo dục, y tế … góp phần vào việc tiếp quản vùng giải phóng mới ổn định tình
hình chính trị xã hội, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
3.1.2. Tác động tiêu cực
Từ sau năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất , kẻ thù bị đánh bại ,cũng
với ý tưởng cao đẹp, người ta lại nuôi hy vọng trong một thời gian không quá dài thực

hiện kế hoạch khôi phục kinh tế ,xây dựng một đất nước độc lập, giàu mạnh, nhân dân
được tự do hạnh phúc. Ước vọng đó càng được ni dương bởi hào quang chiến thắng,
khí thế dời non lấp biển của những ngày sau mùa xuân năm 1975 và cả năm 1976 tươi
đẹp. Tuy nhiên , lúc này tình hình trong nước cũng như tình hình thế giới đã có nhiều
biến đổi, chúng ta đã khơng nhận thức được dẫn đến không kịp thời thay đổi cơ chế
quản lí cho phù hợp việc tiếp tục duy trì cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở miền bắc và
áp dụng nguyên xi vào miền nam. Vì vậy nhiều hậu quả với những tác hại khơn lường
đã xảy ra có thể nêu lên những mặt tiêu cực chủ yếu trong đời sống kinh tế và xã hội
của đất nước do cơ chế này gây ra như sau:
Động lực của người lao động và cán bộ quản lí bị triệt tiêu . Do chủ nghĩa bình
quân trong phân phối nên người lao động không năng động , sang tạo , không nhiệt
tình làm việc ,khơng quan tâm đến tiết kiệm vật tư, nguyên liệu…. nên năng suất lao
động ngày càng giảm và chi phí trên một đơn vị sản phẩm ngày càng tăng .
Hiệu quả kinh tế thấp. Do chỉ sản xuất theo kế hoạch mà kế hoạch không thể
bao quát mọi nhu cầu của nền kinh tế và xã hội, nên sản xuất không phù hợp với tiêu
dung,cái thừa cái thiếu gây ra lãng phí rất lớn. Do khơng có cạnh tranh cần thiết nên
công nghệ ,kĩ thuật chậm được đổi mới , các doanh nghiệp làm ăn tốt không được phát
triển mạnh. Các doanh nghiệp làm ăn kém không bị đào thải kịp thời , bao bì đóng gói
sản phẩm khơng được đổi mới vì vậy chất lượng sản phẩm ngày càng thấp kém với giá

15


thành ngày càng cao. Do hoạch tốn mang nặng tính hình thức dẫn đến tình trạng lỗ lãi
khơng rõ rang , tất cả những điều này làm cho hiệu quả chung của nền kinh tế ngày
càng giảm sút.
Hàng hoá trên thị trường thiếu hụt trầm trọng do việc phân phối định lượng theo
tem phiếu với giá cả hàng hoá được quy định thấp một cách giả tạo và sự chia cắt thị
trường theo kiểu “các cứ” địa phương.
Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng lãng phí một cách nghiêm trọng và bị phá

hoại nặng nề, môi trường bị ô nhiễm.
3.2. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Bước sang năm 1986, nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng khủng hoảng.
Bên cạnh đó xu thế đổi mới ngày càng trở thành vấn đề cấp bách và được nhân dân
mong đợi. Cuộc sống đòi hỏi cấp thiết phải thay đổi mơ hình cũ bằng một mơ hình phù
hợp để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng. Nếu không thay đổi cơ chế kinh tế,
vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì khơng thể nào có đủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa
muốn nói đến tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất.
Do đặc trưng của nền kinh tế tập trung là rất cứng nhắc do đó nó khơng những
khơng có tác dụng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn sinh ra nhiều hiện
tượng tiêu cực, làm giảm năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Thị trường nước ta phát triển chưa đồng bộ còn thiếu hẳn thị trường các yếu tổ
sản xuất như thị trường lao động, thị trường vốn và thị trường đất đai và về cơ bản vẫn
là thị trường tự do, mức độ can thiệp của nhà nước còn rất thấp.
Đổi mới, trước hết trên lĩnh vực kinh tế trở thành vấn đề sống còn của dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng có vai trị đột phá,
tạo ra bước ngoặc mới trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Trên tinh thần đổi mới, đại
hội VI đã phê phán một loạt những sai lầm trong đánh giá tình hình , xác định mục tiêu
và bước đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong bố trí cơ cấu kinh tế , trong cải tạo
xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất mới, sử dụng các thành phần kinh tế, trong
xây dựng cơ chế quản lí kinh tế, trong phân phối lưu thông, mà Đảng và Nhà nước đã
vấp phải trong 10 năm lãnh đạo đất nước.
Để khắc phục tình trạng trên , đại hội VI đã đề ra những quan điểm mới. Đó là:
- Thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được nhận thức là một thời kì
lâu dài gồm nhiều chặng, mà hiện nay chúng ta đang ở trong chặng đường đầu với
mục tiêu là ổn định tình hình kinh tế-xã hội , tạo ra những tiền đề, điều kiện cần thiết
để đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hố đất nước.

16



- Đại hội cho rằng cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên liên tục
trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội , với những hình thức và bước đi hợp lí ,
làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Từ đó Đại hội đã đi đến quyết định quan trọng là thừa nhận sự tồn tại của nền
kinh tế có cơ cấu gồm nhiều thành phần : kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm khu vực quốc
doanh và khu vực tập thể ,kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, nông dân cá
thể, người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể )kinh tế tư bản tư nhân ,kinh tế tư
bản nhà nước và kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc
thiểu số . Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài và là
một đặc trưng của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Nhiệm vụ cơng nghiệp hố được cụ thể hoá theo hướng “phải thực sự tập
trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Đại hội khẳng định vị trí
hàng đầu của nông nghiệp kể cả lâm , ngư nghiệp cũng như vai trị to lớn của cơng
nghiệp nhẹ,cịn cơng nghiệp nặng phải phát triển có chọn lọc , phục vụ đắc lực yêu cầu
phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ .
Đại hội VI quyết định phải chuyển nền kinh tế nước ta sang hoạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa , thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ , cần đặc biệt coi
trọng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế.
Về kinh tế đối ngoại , Đại hội VI rút ra bài học kinh nghiệm “phải biết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới”. Đại hội chủ trương đẩy
mạnh xuất khẩu , đa dạng hoá thị trường, từng bước gắn liền thị trường nước ta với thị
trường quốc tế .
Trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam , Đại hội Đảng
Cộng Sản Việt Nam lần VI được ghi nhận như một mốc lịch sử hình thành mơ hình
kinh tế vĩ mơ phù hợp với thực tế của Việt Nam và quy luật khách quan.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng 1991 tiếp tục khẳng định và
phát triển đường lối đổi mới kinh tế do Đại hội VI đề ra :
- Xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội

chủ nghĩa là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan .
- Cơ chế vận hành nền kinh tế nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lí của
nhà nước bằng pháp luật , kế hoạch , chính sách và các cơng cụ khác ”.
- Mục tiêu tổng quát của chiến lược đến năm 2000 là : ra khỏi khủng hoảng , ổn
định tình hình kinh tế - xã hội . Phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát
triển ,cải thiện đời sống nhân dân .

17


Đường lối đổi mới kinh tế tiếp tục được khẳng định và hoàn thiện tại các Đại
hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII, IX,X .

18


KẾT LUẬN
Cơ kế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã mang lại những kết
quả quan trọng, nhất là đáp ứng được nhu cầu của đất nước thời kỳ có chiến tranh.
Nhưng về sau mơ hình này bộc lộ nhiều khuyết điểm và trong công tác chỉ đạo cũng
mắc phải nhiều sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo đều,
chủ quan duy ý chí, lối hành động, suy nghĩ đơn giản nóng vội khơng tơn trọng quy
luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế của Việt Nam.
Yêu cầu bức thiết cho Đảng ta là phải có một cơ chế về quản lí kinh tế mới nhằm khắc
phục những hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp mà vẫn đi
theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Qua nghiên cứu cơ chế kế hoạch hoá tập trung với những đặc trưng cơ bản, vai
trò lịch sử và những vấn đề liên quan , chúng ta đã thấy được những tác dụng tích cực
cũng như tiêu cực mà cơ chế này gây ra trong một thời gian dài khi chúng ta áp dụng.
Đồng thời thấy được tính kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà Nước khi chuyển từ

nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đó là một sự đổi mới phù hợp với thực tế đất nước, phù hợp với các quy luật
kinh tế và xu thế của thời đại.

19


PHỤ LỤC
Nguồn: bbc.com

Hình 1.1. Một con phố Hà nội thời bao cấp.

Nguồn: vi.wikipedia.org

Hình 1.2. Một căn phịng với những vât dụng thời bao cấp.

20


×