Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận môn đường lối đề tài tình hình xuất khẩu thủy sản ở việt nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.28 KB, 12 trang )

I.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hóa và dịch
vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài mà phương tiện thanh toán là những đồng tiền
chung hoặc những đồng tiền mạnh trên thế giới.
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con
người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm
thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Như vậy, xuất khẩu thủy sản là hình thức đánh bắt, nuôi trồng và chế biến các loại
thủy sản để bán cho nước ngoài.
2. Vị trí của ngành xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế Việt Nam
Hoà chung với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, ngành xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho đất nước và có những bước tiến nhảy vọt,
sớm trở thành ngành kinh tế then chốt trong nền kinh tế quốc dân.
Trong suốt những năm qua, ngành xuất khẩu thuỷ sản đã có những bước chuyển
biến rõ rệt, từ chỗ chỉ là một bộ phận không lớn của kinh tế nông nghiệp, trình độ công
nghệ lạc hậu, đến nay ngành đã có quy mô ngày càng lớn, tốc độ phát triển ngày càng
cao, chiếm 4 - 6% kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp một nguồn ngoại tệ vô cùng
lớn cho ngân sách quốc gia. Năm 2011, giá trị kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu đạt 6,11 tỷ
USD. Đến năm 2014 giá trị này đã đạt dược khoảng 7,84 tỷ USD. Đây là thành tựu quan
trọng của một thời gian dài phát triển không ngừng, tăng trưởng cả về số lượng và chất
lượng của ngành thuỷ sản. Các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia.
Nhà nước hiện tại đã xác định thuỷ sản sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong
giai đoạn tới.
3. Các điều kiện để phát triển ngành xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Việt Nam nằm ở phía tây biển Đông, có 28 tỉnh thành có biển, với tổng chiều dài


bờ biển hơn 3260 km, kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Diện tích vùng nội thuỷ và
1


lãnh hải rộng hơn 226.000 km2, có diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000
km2. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng biển Việt Nam có
trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, là nơi có thể
cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng
thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi.
Biển Việt Nam còn có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông (trong đó hơn 10.000 ha
đang quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản) và trên 400.000 ha rừng ngập mặn. Đó là tiềm năng
để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Cùng đó trong đất
liền còn có khoảng 7.000.000 ha diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản, trong đó
có 120.000 ha hồ ao nhỏ, mương vườn, 244.000 ha hồ chứa mặt nước lớn, 446.000 ha
ruộng úng trũng, nhiễm mặn, cấy lúa 1 hoặc 2 vụ bấp bệnh, và 635.000 ha vùng triều.
3.1.2. Khí hậu
Biển Đông hoàn toàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và nằm trong 2
đới: đới gió mùa nhiệt đới có mùa đông lạnh ở phía bắc và đới gió mùa cận nhiệt đới nóng
quanh năm ở phía nam. Quanh năm, nhiệt độ nước biển đều lớn hơn 25 oC. Một số vùng
có khí hậu ôn đới. Tài nguyên khí hậu đã giúp cho ngành thuỷ sản phát triển một cách
thuận lợi.
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do điều
kiện địa hình và thuỷ vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ, vào mùa khô lại hay
bị hạn hán, gây khó khăn và cả những thổn thất to lớn cho ngành thuỷ sản.
3.1.3. Tài nguyên sinh vật
Theo các số liệu thống kê, hiện có tới 11.000 loài sinh vật thuỷ sinh và 1.300 loài
sinh vật trên đảo đã được biết đến trong các vùng biển - đảo Việt Nam, trong đó có
khoảng 6.000 loài động vật đáy và 2.000 loài cá. Có 83 loài sinh vật biển được ghi vào
Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21
loài ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực). Biển Việt Nam có 110 loài cá kinh tế

(trích, thu, ngừ, bạc má, hồng,…) thuộc 39 họ, tổng trữ lượng cá biển khoảng 3 - 3, 5 triệu
tấn và khả năng khai thác cho phép là trên một triệu tấn mỗi năm.
2


Trong số nguồn lợi về cá, thì cá nổi đóng vai trò rất lớn. Những đánh giá gần đây
cho thấy, trữ lượng cá nổi trung bình ở các vùng biển Việt Nam vào khoảng 2.744.900
tấn, chiếm 54,37% tổng trữ lượng cá và khả năng khai thác là 1.372.400 tấn. Trong đó,
vịnh Bắc Bộ: trữ lượng là 433.100 tấn và khả năng khai thác là 216.500 tấn; Trung Bộ: trữ
lượng là 595.600 tấn và khả năng khai thác là 297.800 tấn; Đông Nam Bộ: trữ lượng là
770.800 tấn và khả năng khai thác là 385.400 tấn; Tây Nam Bộ: trữ lượng là 945.400 tấn
và khả năng khai thác là 472.700 tấn.
Ngoài ra, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 loài) với trữ lượng đáng
kể, có giá trị kinh tế cao. Rong biển có hơn 600 loài (sử dụng cho chế phẩm công nghiệp
24 loài, dược liệu 18 loài, thực phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và phân bón 8 loài).
Trong vùng biển nước ta còn có nhiều loại động vật quý như đồi mồi, rắn biển, chim biển
và thú biển. Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong các vùng biển của nước ta còn có
các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái đảo,
hệ sinh thái bờ đá, hệ sinh thái cồn cát,… Tiềm năng nuôi trồng thủy sảng ngước mặn, lợ
trong các vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh và vùng biển ven bờ rất lớn, có thể nuôi
trồng các loài đặc sản như tôm, cua, rau câu, nuôi cá lồng,…
Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn
chế. Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, tổng trữ lượng hải sản biển Việt Nam giao động
trong khoảng 3,1 – 4,2 triệu tấn, trong khi đó khả năng khai thác chỉ đạt khoảng 1,4 – 1,6
triệu tấn. Nguyên nhân là do chúng ta mới chỉ tập trung khai thác ven bờ gây nên sự mất
cân đối, làm cho nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt.
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1. Dân số
Dân cư Việt Nam có lợi thế đặc biệt, đó là dân số “vàng”. Đối với dân cư vùng
biển, do tỷ lệ sinh đẻ cao, đời sống thấp kém, tuổi thọ ngắn nên tỷ trọng sức trẻ trong

ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng ngày một lớn. Số hộ và số nhân
khẩu lao động trong ngành vẫn tăng đều qua các năm, có khả năng cung cấp đủ sức lao
động dồi dào cho ngành.
Tuy nhiên hiện nay, lợi thế này vẫn chưa được phát huy tốt vì trình độ văn hóa
cũng như trình độ chuyên môn của lực lượng lao động này còn thấp.
3


3.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật
Các thành tựu của khoa học công nghệ từng bước được ứng dụng trong ngành đã
đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản, từ đó giúp cho chất
lượng và số lượng thủy sản tăng, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển xuất khẩu
thủy sản.
Số lượng tàu thuyền máy ngày càng tăng tạo điều kiện cho việc đánh bắt. Việc hình
thành và xây dựng cơ sở dịch vụ cho khai thác thủy sản diễn biến trên cả 3 lĩnh vực: cơ
khí đóng sửa thuyền; bến cảng và dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu; thiết bị và hệ thống
tiêu thụ sản phẩm.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cũng có ảnh hưởng lớn đến thương mại thủy sản.
Giao thông thuận tiện sẽ giúp cho xuất khẩu thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn và nắm bắt
được nhiều cơ hội hơn.
3.2.3. Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước
Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước có tác động rất lớn đến
hoạt động xuất khẩu thủy sản thông qua các rào cản thương mại của chính phủ, đó là: các
quy định về nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản; các quy định về vệ sinh và an toàn
thực phẩm; ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước và nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ; hàng
rào thuế quan và phi thuế quan,…
Ngoài ra, hệ thống pháp luật minh bạch, thông thoáng cũng như các chính sách
điều phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết định
tới khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác với các đối tác kinh tế, lựa chọn thị trường tiêu
thụ cho các sản phẩm xuất khẩu.


4


II.

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN
NĂM 2015

1. Những thành tựu của ngành xuất khẩu thuỷ sản
1.1. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Xuất khẩu thuỷ sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản Việt Nam,
góp phần xác định vị trí quan trọng của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế đất nước và
trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam. Tỷ trọng của ngành trong nền kinh tế từ năm 2011 đến năm 2015 luôn đạt ở ngưỡng
ổn định. Tuy có những năm tỷ lệ tăng trưởng âm nhưng giá trị xuất khẩu vẫn đạt trên 6 tỷ
USD, đóng góp một khoản ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách quốc gia.
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản (GTXKTS) so với kim ngạch xuất khẩu cả nước
(KNXKCN) từ năm 2011 đến 2015
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

GTXKTS
(Tỷ USD)
6,11
6,09

6,72
7,84
6,57

Tỷ lệ tăng so với
KNXKCN
năm trước (%)
(Tỷ USD)
21,5
96,91
-0,33
114,57
10,3
132,14
17,1
150,19
-16,2
162,11
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Tỷ trọng so với
cả nước (%)
6,3
5,3
5,1
5,2
4,1

1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Việc đổi mới công nghệ đã giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đa dạng hoá

các mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi tích cực.
Con tôm vốn được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của ngành thuỷ sản Việt
Nam. Các loại tôn như: tôm hùm, tôm sú đen, tôm sú trắng và các loại tôm khác chiếm
gần một nửa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong năm 2014, giá trị xuất
khẩu tôm đạt 3,95 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 50,38% tổng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản.
Năm 2015 mặc dù sụt giảm mạnh nhưng tôm tiếp tục giữ ngôi vị số một với giá trị xuất
khẩu gần 3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 44%.

5


Xuất khẩu cá chiếm vị trí thứ hai trong các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cá năm 2014 giá trị xuất khẩu cá đạt 2,25 tỷ USD chiếm
28,7% trong cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu; năm 2015 là 2,07 tỷ USD, tương đương
30,9%.
Bên cạnh đó các mặt hàng xuất khẩu khác như các loài thân mềm (mực, bạch
tuộc), động vật 2 mạnh (ngao, sò) cũng được yêu mến trên thị trường quốc tế, chiếm tỷ lệ
không nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Bảng 2. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam (%)
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Tôm đông lạnh
Cá đông lạnh Mực, bạch tuộc
Khác
39,3

35,7
8,5
16,5
40,1
39,7
7,6
12,6
46,3
34,5
6,0
13,2
50,4
28,7
6,2
14,7
44,0
30,9
7,2
17,9
(Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP)

1.3. Về thị trường xuất khẩu
Nhờ quá trình đổi mới công nghệ thiết bị, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và nâng
cao chất lượng, thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam đã được mở rộng hơn.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thì vấn đề thị trường được các
doanh nghiệp quan tâm hơn lúc nào hết. Bằng những biện pháp xúc tiến thương mại, chủ
động tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới thay vì thụ động ngồi chờ khách hàng đã giúp
các doanh nghiệp mở rộng thị trường mới, đồng thời duy trì và phát triển các thị trường
truyền thống. Đến nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 80 nước và vùng
lãnh thổ.

Có thể kể đến các thị trường đối tác lớn của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam
như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thuộc Liên minh châu Âu EU,…
Bảng 3. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tại các thị trường chính (Tỷ USD)

6


Năm
Thị trường
EU
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Hàn Quốc

2011

2012

2013

2014

2015

1,35
1,14
1,18
1,43
1,16
1,19

1,46
1,72
1,02
1,08
1,12
1,19
0,49
0,54
0,51
0,65
(Nguồn: Trung tâm tin học - Bộ Thuỷ sản)

1,20
1,31
1,04
0,57

2. Những hạn chế của ngành xuất khẩu thuỷ sản
Nhìn vào thực tế xuất khẩu thuỷ sản chúng ta có thể thấy được những thành công,
những chuyển biến tích cực góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên
bên cạnh đó xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn nhất
định.
2.1. Về chất lượng sản phẩm
Chế biến thuỷ sản cho xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, chất
lượng nguồn nguyên liệu có cao thì mới đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến đạt yêu
cầu xuất khẩu. Chủng loại thuỷ sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chủ yếu là tôm, mực đông
lạnh, cá tra và các ba sa dưới dạng thô, mới chỉ qua sơ chế vì vậy mà giá trị xuất khẩu
thấp, tính cạnh tranh của sản phẩm không cao, việc xuất khẩu cá sản phẩm cao cấp có
phần chưa được chú trọng.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, chất lượng của các sản phẩm hải sản xuất

khẩu cũng đã bị đưa lên bàn cân nghi ngờ, đặc biệt là 2 sản phẩm chủ lực là tôm đông
lạnh và cá phi lê luôn nhận được nghi vấn về nồng độ hóa chất độc hại trong sản phẩm.
2.2. Về trình độ của lực lượng lao động
Tuy Việt Nam là nước có “dân số vàng”, lực lượng dồi dào với tinh thần cần cù
chịu khó, song trình độ tay nghề chưa cao, năng suất lao động thấp. Thu nhập ít ỏi dẫn
đến việc người lao động không gắn bó với nghề.
Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản tuy có được cải tiến
nhưng vẫn khá thủ công so với các nước cùng xuất khẩu khác như: Thái Lan, Inđônêxia,
Trung Quốc… Cùng với đó trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều hạn chế cả về
7


kiến thức và kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã làm giảm lợi thế so sánh
của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
2.3. Về khả năng cạnh tranh và quảng bá thương hiệu
Khả năng phát triển thị trường cho xuất khẩu thuỷ sản cũng còn nhiều yếu kém.
Công tác dự báo nhu cầu, nghiên cứu kỹ đặc điểm, nhu cầu, truyền thống văn hoá, yêu
cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường còn bị bỏ ngỏ làm hạn chế tốc độ mở rộng thị
trường. Bên cạnh đó kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ kiện và tranh chấp thương
mại cũng còn nhiều hạn chế. Vấn đề thị trường vẫn là vấn đề khó khăn cho xuất khẩu thuỷ
sản nước ta, làm sao để không bị mất thị phần và phát triển mở rộng đó là bài toán lớn đặt
ra với các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành thuỷ sản nói chung.
Việc xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu là một điểm yếu lớn của thuỷ
sản Việt Nam. Đây là một vấn đề mang tính chiến lược và cần được đầu tư lâu dài nhưng
các doanh nghiệp lại chưa có kế hoạch và chương trình xúc tiến thương mại trên thị
trường nước ngoài. Và việc mất thương hiệu là điều rất dễ xảy ra (điển hình là nước mắm
Phú Quốc). Các doanh nghiệp còn ít tham gia vào các hội chợ triển lãm để chủ động tìm
kiếm khách hàng do đó nhiều khi để mất hợp đồng xuất khẩu vào tay các đối thủ cạnh
tranh. Điều này cần được nhanh chóng khắc phục để khẳng định thương hiệu thuỷ sản
Việt Nam và phát triển mở rộng thị trường.


8


III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm
Việc đa dạng hoá sản phẩm là hướng quan trọng cho ngành thuỷ sản xuất khẩu vào
thị trường thế giới. Đầu tiên phải đa dạng hoá các mặt hàng, đa dạng hoá về phương thức
chế biến, điều này đòi hỏi hiểu biết rất kĩ về công nghệ chế biến, đặc điểm phong tục tập
quán, về nhu cầu của từng thị trường. Tiếp theo đó sẽ là đa dạng hoá về nguyên liệu chế
biến, tạo tiền đề cho việc mơ rộng và thay đổi một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp hơn
với nhu cầu thị trường.
Tạo ra một nguồn nguyên liệu có chất lượng cao. Có thể nói chất lượng nguyên
liệu thuỷ sản cần được đảm bảo ngay từ khâu đánh bắt nuôi trồng. Muốn vậy, trước hết
phải xây dựng hệ thống dịch vụ kỹ thuật, tuyển chọn, bồi dưỡng nguồn nhân lực giúp
người nuôi trồng có giống chất lượng tốt, sạch bệnh, đạt hiệu quả cao. Kế tiếp, khâu nuôi
trồng thuỷ sản phải theo đúng quy trình, tránh dịch bệnh, tránh sử dụng các loại thuốc
kháng sinh không cho phép, đảm bảo dư lượng kháng sinh cho phép khi thu hoạch
Việc đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn
HACCC có tầm quyết định tới sự sống còn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần
tự hoàn thiện năng lực quản lý, tự giác kiểm tra và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm,
chỉ có như thế mới đảm bảo cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ
sản nói riêng và toàn ngành nói chung.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ sản xuất
Tích luỹ vốn, đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng đa dạng
hoá sản phẩm là tiêu đề cho xuất khẩu của doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường sự liên
kết chặt chẽ, hình thành mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế từ người khai thác nuôi

trồng đến các nhà chế biến, thương mại, để giảm các chi phí, bằng cách đầu tư cho nghiên
cứu khoa học, trợ giúp các hộ nuôi trồng vốn và kỹ thuật, và khi đó các nhà chế biến và
xuất khẩu sẽ có được nguồn nguyên liệu ổn định chất lượng cao thông qua các hợp đồng
bao tiêu sản phẩm.

9


Bắt đầu với xuất phát điểm thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới do đó
trình độ nguồn lao động và trình độ quản lý còn yếu kém. Cần tích cực đào tạo kỹ thuật
canh tác, nuôi trồng thông qua các lớp tập huấn trực tiếp cho bà con nông dân, cử các kỹ
sư xuống tận nơi hướng dẫn kỹ thuật. Nâng cao trình độ quản lý cho các nhà quản lý và
cán bộ thị trường, tạo cơ hội tiếp cận học tập các nước có nền kinh tế phát triển, từ đó
nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin thị trường chính xác
nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ ngành phải có được chiến lược cụ thể để
tăng cường xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng trên toàn thế
giới. Đồng thời phải xây dựng và quảng bá thương hiệu tránh các trường hợp bị đánh cắp
thương hiệu như trường hợp đã xảy ra với nứơc mắm Phú Quốc. Thương hiệu sẽ là vũ khí
quan trọng trong cuộc chiến cạnh tranh vô cùng gay gắt hiện nay.

10


PHẦN KẾT LUẬN
Qua phân tích có thể thấy được ngành thuỷ sản Việt Nam đã có nhiều phát triển to
lớn, là ngành có khả năng cạnh tranh, do có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nhân công rẻ. Tuy nhiên, các yếu tố như cơ sở hạ tầng, trình độ năng lực sản xuất
và quản lý kém đã làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thị
trường thế giới.

Thị trường thuỷ sản thế giới đang phát triển và mở rộng, cơ hội phát triển cho
ngành thuỷ sản Việt Nam là rất lớn nhưng bên cạnh đó thách thức cung rất nhiều. Sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi Nhà nước, ngành và các doanh nghiệp cần có sự kết hợp
để nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của Việt Nam, mở rộng
thị trường thế giới.
Qua bài viết này của mình, em đã nêu ra thực trạng, những thuận lợi khó khăn,
thách thức với xuất khẩu thủy sản Việt Nam và các giải pháp cơ bản để phát huy lợi thế,
khắc phục khó khăn nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đưa thuỷ sản Việt Nam
phát triển hơn trong giai đoạn tới. Cảm ơn cô và các bạn đã đọc! Em hi vọng sẽ nhận
được ý kiến đóng góp từ cô giáo và các bạn, em xin chân thành cảm ơn!

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thuỷ sản: />2. Bộ Công thương: />3. Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
/>4. Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường:
5.
6.
7.
8.
9.

/>Hải quan Việt Nam: />Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP: />VnExpress - Tin nhanh Việt Nam: />Báo mới: />“Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai”, PGS.TS. Vũ

Văn Phái, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
10.
“Vấn đề phát triển kinh tế biển – đảo, ven biển Việt Nam thời kỳ kinh tế thị trường
và hội nhập”, Phạm Xuân Hậu, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
(số 29 năm 2011)


12



×