Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận môn đường lối đề tài trí thức ngành giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.57 KB, 15 trang )

I.
1.

Các khái niệm cơ bản
Trí thức và trí thức ngành giáo dục
a) Trí thức là gì?
- Trí thức theo định nghĩa của triết học:
Theo triết học, trí thức đươc hiểu như sau: “ trí thức” là một “tầng lớp xã hội đặc

biệt”, tầng lớp đó bao hàm những người có học vấn và những người lao động trí óc
phức tạp và sáng tạo, có trình độ học vấn đủ để am hiểu và hoạt động chuyên sâu trong
lĩnh vực lao động của mình”.
- Trí thức theo quan điểm của Đảng

Tại hội nghị Trung ương 7 khoá X, Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở tiếp thu
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ Chí Minh về trí thức đã xây dựng được
khái niệm trí thức như sau: “ Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học
vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy, sáng tạo, truyền bá và
làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.
b) Trí thức giáo dục là gì?

Trí thức giáo dục là những người trí thức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo, có chức năng chủ yếu là trực tiếp truyền bá tri thức, rèn luyện nhân cách cho
người học nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước. Trí thức giáo dục bao gồm những giảng viên, giáo viên, các cán bộ quản lý
giáo dục, cán bộ nghiên cứu.
2.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
a) Khái niệm
Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khoá VII , khi thông qua



đường lối tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Đảng đã xác định :
“ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt


động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương
tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ
khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

b) Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển của đất nước :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất
lao động, tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, quyết
định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng
cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn
việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế.
Mỗi bước phát triển mới của cơ sở vật chất- kỹ thuật do quá trình công nghiệp hóa
đem lại sẽ tạo ra những điều kiện mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới, thủ tiêu
tình trạng lạc hậu về xã hội, đưa đất nước đến trình độ văn minh cao hơn.
II.

Quan điểm, chủ trương của Đảng về đội ngũ trí thức trong ngành giáo dục
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2001 - nay)
1. Quan điểm chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức thời kì

công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giai đoạn 2001- nay)
a) Vai trò của đội ngũ trí thức theo quan điểm Hồ Chí Minh:

“Lao động trí óc có nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến

quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến đến chủ nghĩa xã hội”. 1

1 Hồ Chí Minh,toàn tập, tập 7, Sđd, tr.72.


b) Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò đội ngũ trí thức thời kì

công nghiệp hóa- hiện đại hóa:
“Đội ngũ cán bộ khoa học, đặc biệt là cán bộ có trình độ khoa học cao là vốn quý
báu của dân tộc”2
Cụ thể, trong văn kiện Đại hội XI, Đảng ta đều chú trọng làm nổi bật vị trí, vai
trò của trí thức. Đảng khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định để cơ cấu
lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững của đất nước”3
Đảng còn khẳng định thêm: ''Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc
biệt quan trọng tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển''.
2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức ngành giáo dục thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2001 – đến nay)
Nghị quyết số 27 (ngày 6/8/2008) “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Nghị quyết này là sự cụ thể hóa chủ
trương nhất quán của Đảng về phát triển đội ngũ trí thức. Một bộ phận quan trọng của
trí thức là trí thức ngành giáo dục. Các giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức
ngành giáo dục:

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 50, tr. 565.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.41130.



Một là, cần nhận thức đúng vai trò của đội ngũ trí thức ngành giáo dục trong sự
nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong những nhưng tố cần thiết
để phát triển giáo dục như: nguồn tài chính, nguồn nhân lực con người, cơ sở vật chất,
sự giúp đỡ hỗ trợ của xã hội thì nguồn nhân lực con người là nhân tố không gì thay thế
được. Nhà giáo là một chủ thể có vai trò quan trong hàng đầu trong quan hệ giữa
người dạy và người học.
Hai là, cần đổi mới căn bản công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức ngành
giáo dục. Đào tạo giáo viên phải hướng tới mục tiêu cung ứng nguồn nhân lực chủ yếu
cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Cần tổng kết sâu sắc, toàn diện mô hình đào tạo trong các
trường, các khoa sư phạm, đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm về một số mô hình đào
tạo trong nước; kết hợp học tập mô hình đào tạo giáo viên từ các nước có nền giáo dục
tiên tiến để xây dựng mô hình đào tạo giáo viên phù hợp với điều kiện và yêu cầu hiện
nay của đất nước. Đổi mới sâu sắc phương thức đào tạo theo hướng dạy cho nhà giáo
biết cách tự tìm kiếm kiến thức, rèn kĩ năng sư phạm, không ngừng tu dưỡng phẩm
chất đạo đức nghề giáo, có khả năng thích ứng thực tiễn giáo dục. Đổi mới nội dung,
chương trình, phương thức bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí một cách khoa học,
đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở từng cấp, bậc
học. Công tác bồi dưỡng phải hướng tới sự khuyến khích tính tự giác, tích cực tự học,
tự bồi dưỡng, khả năng thích ứng với những biến đổi của giáo dục trong nước và thế
giới.
Ba là, xác định cấp độ đào tạo giáo viên phù hợp với xu thế phát triển giáo dục
của đất nước (từ cao đẳng trở lên). Dự báo về nhu cầu nhà giáo và cán bộ quản lí giáo


dục trên địa bàn toàn quốc, gắn với cấp học, môn học, theo từng vùng miền, địa
phương; từ đó xác định quy mô đào tạo, tuyển dụng đảm bảo tính phù hợp, khắc phục
tình trạng thất nghiệp của sinh viên sư phạm. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên các trường, khoa sự phạm theo hướng chuẩn hóa trình độ đào tạo, có

phương pháp đào tạo hiện đại, có phẩm chất giáo dục sư phạm để giảng dạy và giáo
dục sinh viên thành nhà giáo mẫu mực trong tương lai. Tăng cường liên kết, phối hợp
đào tạo giữa các trường sư phạm. Nhà nước bảo đảm nguồn ngân sách cho các trường,
các khoa sư phạm có thể thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục ở từng cấp, bậc học.
Bốn là, cần có chính sách đặc biệt đối với đội ngũ trí thức ngành giáo dục. Xây
dựng chế độ lương và phụ cấp ưu đãi hợp lý và thỏa đáng cho nhà giáo và cán bộ quản
lí giáo dục. Chế độ lương và phụ cấp được tính dựa trên cơ sở hiệu quả công việc
nhằm tạo ra tính nỗ lực phấn đấu hết mình của nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đối
với công việc đảm nhiệm. Xây dựng quy trình tuyển dụng giáo viên, giảng viên, bổ
nhiệm cán bộ quản lí giáo dục phù hợp với đặc trưng từng cấp, bậc học, sát thực tế
vùng, miền. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, xây dựng các chính sách ưu đã và
chế độ nhà công vụ đối với nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục công tác ở các vùng có
điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và ở các trường chuyên biệt; quan tâm hơn
tới việc đào tạo giáo viên người dân tộc thiểu số.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần nghị quyết đại hội
XI:
Về đội ngũ trí thức trong ngành giáo dục: “Nâng cao đội ngũ giáo viên. Giáo
viên, người thầy đóng vai trò quyết định đối với thành bại của sự nghiệp giáo dục, đào


tạo ở mọi thời đại. Vì vậy, cần nhanh chóng khắc phục các yếu kém trong bố trí, sắp
xếp và sử dụng để sớm xây dựng được đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu và đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn phù với yêu
cầu đổi mới giáo dục.”
Như vậy, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đóng một vai trò quan
trọng trong việc vận động và phát triển của đất nước, là một trong những nhân tố cơ
bản quyết định tương lai của dân tộc, là chìa khoá để mở ra tiềm năng cho sự phát triển
bền vững của đất nước. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục để đào tạo những người
lao động có tri thức, có tư duy độc lập, kết hợp tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ

với tri thức khoa học xã hội nhân văn, phát triển tự do và toàn diện, tạo ra động lực
thúc đẩy công cuộc đổi mới thành công và hoàn thành từng bước mục tiêu xây dựng
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
III. Thực trạng trí thức trong ngành giáo dục
1. Cơ cấu

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu
hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Quyết định này, khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc
dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục
trung học phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;
- Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.



2. Về số lượng

Trong 10 năm qua, nhìn chung quy mô giáo dục nước ta ở tất cả các cấp, bậc học
đều tăng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2014, tổng số giáo viên cả
nước là 1.24 triệu người (tăng so với năm 2013 là 14.383 giáo viên), trong đó gồm:
277.684 giáo viên mầm non, 856.730 giáo viên phổ thông, 11.020 giáo viên trung cấp
chuyên nghiệp, 91.420 giảng viên đại học, cao đẳng và khoảng 300 nghìn cán bộ quản
lý giáo dục các cấp.


Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tỷ lệ số lượng giáo viên
trên số học sinh nhất là ở bậc đại học còn thấp. Tính đến năm 2015, ở bậc đại học, cao

đẳng, tỷ lệ sinh viên/giảng viên là xấp xỉ 26/1; trong khi đó, ở các nước có nền giáo dục
đại học tiên tiến trên thế giới thì tỷ lệ này nằm trong khoảng 15 - 20/1. Cá biệt, Đại học
Harvard có tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 23/2.
Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ trí thức nhà giáo còn có sự bất hợp lý về cấp, bậc học,
theo chuyên môn, ngành nghề và vùng miền. Ðối với giáo viên tiểu học, nếu triển khai
thực hiện dạy học hai buổi/ngày thì cả nước vẫn thiếu hơn 51.000 giáo viên. Ngoài ra,
đối với bậc học trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) vẫn còn nhiều
trường thiếu giáo viên các môn có tính đặc thù như: công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, thể
dục, giáo dục công dân, ngoại ngữ... Điều đó dẫn đến tình trạng giáo viên dạy kiêm
nhiệm không đúng chuyên môn đào tạo. Đối với các trường đại học, cao đẳng, cơ cấu
thành phần giảng viên có học vị tiến sĩ trên tổng số còn thấp. Tỉ lệ này ở các trường đại
học, cao đẳng nước ta chỉ mới đạt con số 12,43%, trong khi đó ở các trường đại học,
cao đẳng trung bình ở phương Tây là khoảng 70%.
3. Về chất lượng

Nhìn chung, đội ngũ trí thức ngành giáo dục từng bước đạt chuẩn trình độ đào tạo,
trong đó một phần đáng kể đã đạt trình độ trên chuẩn. Có thể thấy, phần lớn nhà giáo có
năng lực sư phạm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Trình
độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp đều được nâng lên theo chuẩn và vượt
chuẩn. Ở phổ thông, cán bộ quản lý giáo dục có học vị cử nhân gần như đạt 100%. Ở
cao đẳng, đại học, tỷ lệ giáo viên có học vị thạc sĩ, tiến sĩ đạt từ 20% - 50%. Hiện nay,
trong số 91.420 giảng viên đại học, cao đẳng, có 517 người có học hàm giáo sư, 3.000


người có học hàm phó giáo sư và 9.562 người có học vị tiến sĩ. Công tác bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ (theo các chương trình, dự án) cho cán bộ quản lý các cấp
những năm qua đã được quan tâm, góp phần nâng cao năng lực quản lý trong các cơ sở,
ở các cấp quản lý giáo dục. Tính đến năm 2013, đã có trên 30.000 lượt nhà giáo và cán
bộ quản lý được tập huấn nghiệp vụ (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức); riêng đội ngũ
cán bộ quản lý trường phổ thông có tới hơn 13.000 lượt người được tham dự chương

trình liên kết Việt Nam - Singapore. Đến tháng 6/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
tuyển và cử đi học nước ngoài được 1.013 giảng viên bằng ngân sách; điều đó góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức ngành giáo dục.
Đội ngũ trí thức ngành giáo dục không ngừng đổi mới sáng tạo chuyên môn,
nghiệp vụ, bước đầu tiếp cận phương pháp giáo dục và phương thức quản lý tiên tiến.
Các cơ sở giáo dục mầm non đã có những dấu hiệu tốt về việc tổ chức chăm sóc, nuôi
dạy trẻ theo phương pháp khoa học. Ở các cấp học phổ thông đã có những thay đổi lớn
về phương pháp soạn bài, giảng bài, tổ chức giáo dục theo chủ đề, chủ điểm; giáo viên
đã biết khơi gợi tính tích cực, tự giác của học sinh. Công tác đào tạo nghề cũng đã bám
sát nhu cầu xã hội, giảm bớt lý thuyết, tăng thực hành, gắn kết cơ sở đào tạo với các cơ
sở sản xuất. Các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học đã hướng vào phương thức đào tạo
tiên tiến, khắc phục kiểu dạy học nhồi nhét kiến thức sang hướng dẫn, tổ chức sinh viên
tự học, tự nghiên cứu. Đến nay, việc đổi mới tuy chưa được như mong muốn, chưa xóa
bỏ được nếp tư duy giáo dục xơ cứng, mệnh lệnh, áp đặt, nhưng cũng đã có tác động
tích cực. Nhìn chung, phương pháp giáo dục của giảng viên và phương thức quản lý của
cán bộ quản lý đang có chuyển biến tích cực. Đại bộ phận giảng viên và cán bộ quản lý
giáo dục ở các trường đại học, cao đẳng đang hưởng ứng mạnh mẽ phong trào đổi mới
phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục theo hướng phát triển năng lực của sinh


viên. Những phương pháp giảng dạy hiện đại được sử dụng (như phương pháp nêu vấn
đề, phương pháp diễn giảng, phương pháp xêmina, phương pháp điều phối, phươngpháp
dự án…), kết hợp với việc sử dụng phổ biến các phương tiện dạy học hiện đại (sử dụng
máy tính, máy chiếu, internet, các phần mềm dạy học…). Điều này đã có tác động tích
cực đến chất lượng học tập của người học.
Đa số trí thức ngành giáo dục (nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục) vẫn giữ được
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sự phát triển phức tạp của cơ chế thị trường. Xã
hội luôn đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Bởi lẽ, sản
phẩm của giáo dục là con người, nhà giáo cần phải có đạo đức và đạo đức của nhà giáo
có ý nghĩa quan trọng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của người học.

Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận đội ngũ trí thức ngành giáo dục còn suy thoái về
đạo đức. Tình trạng này thường xuyên được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Một số nhà giáo tự đánh mất lòng tin của xã hội, làm xấu dần đi hình ảnh của
mình trong mắt học trò. Một số nhà giáo chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa có ý
thức nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm; bằng lòng với kiến thức
đã học trong các trường cao đẳng, đại học. Phương pháp dạy của họ khô cứng, đơn điệu;
họ chỉ đọc sách giáo khoa cho học sinh chép. Cách dạy này không phù hợp với nền giáo
dục hiện nay, không sáng tạo, không đảm bảo chất lượng chuyên môn.
IV.

Nhận xét, đánh giá về đường lối của Đảng đối với đội ngũ trí thức trong thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Năm 2013, Đảng ta đã có Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Những chỉ


dẫn quan trọng này của Đảng là cơ sở thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đường lối của Đảng đã và đang phát huy tác dụng tích
cực, thể hiện ở những thành tựu quan trọng giáo dục Việt Nam đã đạt được trong giai
đoạn từ năm 2001 đến nay:

- Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn
dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao được trình độ
đào tạo, trình độ và kĩ năng nghề nghiệp của người lao động.

- Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân
tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó
khăn, bình đẳng giới cơ bản được bảo đảm.


- Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Công tác quản lí giáo dục có bước chuyển biến tích cực.
- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạo
được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo từng bước được nâng cao và
hiện đại hóa.

- Xã hội hoá giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu mà ngành giáo dục đã đạt được vẫn còn tồn
tại những hạn chế do một số chủ trương mang lại như:


-Tư duy quản lí giáo dục châm đồi mới, chưa theo kịp nhu cầu phát triển của đất
nước và xu thế hội nhập
-Việc phân cấp quản lí giáo dục còn nhiều chồng chéo
-Việc quản lí tài chính và phân bổ ngân sách chưa rõ ràng, phù hợp.
-Bộ máy quản lí ngành giáo dục còn nặng nề, kém hiệu quả; việc sử dụng công
cụ là pháp luật trong quản lí còn chưa được phát huy dẫn đến nhiều tiêu cực, thiếu
minh bạch.
Nguyên nhân của những hạn chế này là do những bất cập trong một số chủ
trương được đưa ra không phù hợp với thực tiễn, nhu cầu phát triền và sự chậm trễ
trong việc thực thi những chủ trương được đề ra.

KẾT LUẬN
Vậy, qua những phân tích trên, ta thấy:
Đảng ta rất coi trọng vai trò của trí thức ngành giáo dục trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khẳng định nhà giáo là một chủ thể có vai trò quan
trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người dạy và người học. Từ đó, Đảng đã đưa ra các
chính sách, chủ trương đổi mới trên các mặt: mục tiêu, mô hình đào tạo, phương thức
đào tạo… hướng tới sự khuyến khích tính tự giác, tích cực tự học, tự bồi dưỡng, khả
năng thích ứng với những biến đổi của giáo dục trong nước và thế giới, xác định cấp
độ đào tạo giáo viên phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của đất nước và ban hành


các chính sách đặc biệt đối với đội ngũ trí thức ngành giáo dục về lương hưu và lương
thưởng.
Nhờ các chính sách trên mà tri thức ngành giáo dục đã đạt được những đổi mới
căn bản về các mặt cơ cấu, số lượng và chất lượng. Những chỉ dẫn quan trọng của
Đảng đã thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc
tế. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng các thành tích đạt được đã chứng tỏ sự đúng đắn
của Đảng trong việc nhận thức và chỉ đạo các chủ trương xây trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hồ Chí Minh toàn tập
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
/> /> /> />

8.

itemid=22049
/>IDNews=35981&tieude=ban-hanh-chuong-trinh-hanh-dong-%E2%80%9Cxaydung-doi-ngu-tri-thuc-trong-thoi-ky-day-manh-cnh---hdh-dat-nuoc

9.

%E2%80%9D.aspx
/>option=com_content&view=article&id=1952%3Ai-mi-cn-bn-va-toan-din-giaodc-ao-to-theo-tinh-thn-ngh-quyt-i-hi-xi-ca-ng-quan-im-thc-trng-va-giiphap&catid=121%3Aa-ngh-quyt-i-hi-xi-ca-ng-vao-cuc-sng&Itemid=605


10.

/>%E1%BB%91ng_gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_qu%E1%BB%91c_d
%C3%A2n_Vi%E1%BB%87t_Nam



×