BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
*****
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP VIỆN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC TỰ HỌC NGOẠI
NGỮ CỦA SINH VIÊN - TẠI KHOA CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
MÃ SỐ: V2014- 34
Chủ nhiệm đề tài: TS. Thái Thanh Tùng
Hà Nội - 11/2014
1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Thái Thanh Tùng
2. Ủy Viên: ThS. Nguyễn Thị Thúy Lan
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 8
A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 10
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................... 10
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM TRONG, NGOÀI
NƯỚC LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI. ................................................. 12
3. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:.......................... 13
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 14
B. PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC .................................................................................................... 14
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI................................................................. 14
1.1. Các khái niệm và đặc điểm về tự học: ............................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm tự học ......................................................................................................... 14
1.1.2. Khái niệm hoạt động tự học của sinh viên .................................................................... 15
1.1.3. Vị trí vai trò của sinh viên trong tự học........................................................................ 15
1.1.4. Đặc điểm của sinh viên trong hoạt động tự học............................................................. 15
1.2. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ ................................................ 15
1.2.1. Khái niệm quản lý : ...................................................................................................... 15
1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động tự học của sinh viên ........................................................ 16
1.2.3. Mô hình : ..................................................................................................................... 16
1.2.4 . Mô hình quản lí: .......................................................................................................... 17
1.2.5. Các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục hiện nay ............................ 18
3
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC NGOẠI
NGỮ TẠI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .................................................... 22
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOA CNTT – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI.................................. 22
2.1.1 Quá trình thành lập khoa CNTT - Viện Đại Học Mở Hà Nội ........................................ 22
2.1.2. Đặc điểm, đối tượng đào tạo của Khoa CNTT- Viện Đại học Mở Hà Nội .................... 22
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC NGOẠI NGỮ TẠI
KHOA CNTT. ...................................................................................................................... 23
2.2.1. Thực trạng hoạt động tự học ngoại ngữ và quản lý việc tự học tại khoa CNTT. ........... 23
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về tác dụng và vai trò cần thiết của hoạt động tự học NN. ...... 25
2.2.3. Thực trạng về cách thức và hiệu quả tự học NN. .......................................................... 25
2.2.4. Thực trạng giáo dục nâng cao nhận thức về việc tự học NN.......................................... 26
2.2.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả tự học ngoại ngữ . ................................. 26
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG
CAO TINH THẦN TỰ HỌC NGOẠI NGỮ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN KHOA
CNTT .................................................................................................................... 27
3.1. MỘT SỐ NGUYÊN TÁC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ......................................................... 27
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA SINH VIÊN
KHOA CNTT ........................................................................................................................ 27
3.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng mô hình quản lý với sự hỗ trợ CNTT trong việc quản lý hoạt
động tự học ngoại ngữ hằng ngày của sinh viên. .................................................................... 28
3.2.1.1. Mục đích - ý nghĩa:................................................................................ 28
3.2.1.2. Nội dung biện pháp : ............................................................................. 28
3.2.1.3. Cách tiến hành : ..................................................................................... 28
3.2.2 Biện pháp 2:. ................................................................................................................. 38
3.2.2.1. Mục đích – ý nghĩa:. .................................................................................................. 38
3.2.2.2. Nội dung : ................................................................................................................. 38
3.2.2.3. Cách tiến hành:.......................................................................................................... 38
3.2.3. Biện pháp 3: : ............................................................................................................... 56
3.2.3.1. Mục đích – ý nghĩa: ................................................................................................... 56
4
3.2.3.2. Nội dung biện pháp ................................................................................................... 58
3.3. KẾT QUẢ CỦA VIỆC TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TẠI KHOA CNTT
.............................................................................................................................................. 61
3.3.1. Kết quả qua việc theo dõi và trao đổi ý kiến phản hồi của sinh viên về chương trình
trong suốt thời gian làm nghiên cứu trên phượng tiện facebook :........................................... 61
3.2.2. Kết quả từ việc quản lý HĐTH dựa trên sự theo dõi nhật ký trợ giảng hàng tuần: ........ 70
3.3.3 Kết quả qua Pre-test và Post test (Kiểm tra trước và sau khi làm nghiên cứu) ................ 77
C. KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 85
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO (REFERENCES): ............................................................. 87
E. PHỤ LỤC................................................................................................................
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 : Mô hình quản lý minh họa (trong việc quản lý hệ thống Giáo dục ở Việt
Nam) ...................................................................................................................... 18
Hình 1.2: Mô hình quản lý ứng dụng CNTT của S.Retalis, Tô Xuân Giáp. ............ 19
Hình 1.3: Mô hình quản lý ứng dụng CNTT của T. Leinonen. ............................... 20
Hình 1.4: các mô hình quản lý ứng dụng CNTT của Gerry White, Đồng Thị Thu
Thủy. ..................................................................................................................... 21
Bảng 3.1: Danh sách các thành viên tham gia vào chương trình nghiên cứu. ......... 32
Hình 3.2: Mô hình quản lý việc tổ chức khóa tự học theo các nhóm thành viên. .... 34
Hình 3.3: Mẫu báo cáo tuần của trợ giảng. ............................................................. 36
Bảng 3.4: Ví dụ Khung chương trình chi tiết của khóa tự học Tiếng Anh(4/10
tuần)....................................................................................................................... 44
Hình 3.5: Hình ảnh trang chủ địa chỉ facebook HOU-Elearning............................. 58
Hình 3.6: Hình ảnh trang web hệ thống đánh giá quá trình học tập (trước nhập
dữ liệu).................................................................................................................. 59
Hình 3.7: các hình ảnh hiển thị của trang web đánh giá sau khi nhập giữ liệu. ...... 60
Hinh 3.8: Hình ảnh về việc theo dõi, nhận xét của GVCM qua trang web (1).. ..... 61
Hình 3.9: Hình ảnh ý kiến phản hồi 1 của sinh viên qua facebook. ........................ 62
Hinh 3.10: Hình ảnh ý kiến phản hồi 2 của sinh viên. ............................................ 63
Hinh 3.12: Hình ảnh phản hồi 3 của sinh viên qua facebook. ................................. 66
Hinh 3.13:: Hình ảnh phản hồi 4 của sinh viên qua facebook. ................................ 67
Hình 3.13. Hình ảnh phản hồi 5 của sv qua facebook. ............................................ 67
Hinh 3.14:: Hình ảnh phản hồi 6 của sinh viên qua facebook. ................................ 68
Hinh 3.15:: Hình ảnh phản hồi 7 của sinh viên qua facebookError! Bookmark not
defined.
Hinh 3.16:: Hình ảnh phản hồi 8 của sinh viên qua facebook ................................. 69
Hình 3.17: Kết quả học tập nhóm 1&2. ................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.18 . Kết quả học tập nhóm 3 &4. ................................................................ 71
6
Hình 3.19 . Kết quả học tập nhóm 5 &6. ................................................................ 72
Hình 3.20 . Kết quả học tập nhóm 7 &8. ................................................................ 73
Hình 3.21 . Kết quả học tập nhóm 9 &10. .............................................................. 73
Hình 3.22: Hiển thị tổng hợp kết quả học tập của 10 nhóm qua biểu đồ hình sin. .. 74
Hình 3.23: Ví dụ minh họa về sự hiển thị kết quả học tập (hình bánh) của 10 thành
viên ngẫu nhiên trong 10 nhóm. ............................................................................ 75
Hình 3.24: Ví dụ minh họa về sự thông báo, nhận xét của GVCM qua facebook. . 77
Hình 3.25 : Hình ảnh lớp thực nghiệm (12A2) đang làm bài Pre-test. .................... 78
Bảng 3.26: Kết quả bài pre-test và post-test (Kĩ năng nghe)................................... 79
Bảng 3.27: Kết quả bài pre-test và post-test (Kĩ năng đọc hiểu) ............................. 80
Bảng 3.28: Kết quả bài pre-test và post-test (Kĩ năng viết) .................................... 82
Hình 3.29: Hình ảnh lớp thực nghiệm trong các buổi sinh hoạt CLB Tiếng anh..... 84
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NGHĨA
CHỮ VIẾT TẮT
Công nghệ thông tin
CNTT
Trợ giảng
TG
Group (Nhóm)
G
Thành viên
TV
Giáo viên chuyên môn
GVCM
Sinh viên
SV
Câu lạc bộ
CLB
Ngoại ngữ
NN
Ngôn ngữ
NN
Hoạt động tự học
HĐTH
Giáo dục và Đào tạo
GD&ĐT
Kỹ năng
KN
Unit (Bài)
U
Recording ( đoạn ghi âm)
R
Số lượng
SL
Exercise (Bài tập)
EX
Bài tập
BT
8
9
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nhân loại đang bước sang thế kỉ 21-thế kỷ của sự phát triển nhanh chóng về khoa
học, kinh tế và tri thức. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập có ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển của các quốc gia, dân tộc, cộng đồng và cá nhân mỗi con người. Việt Nam đang
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để trở thành một đất nước văn
minh, hiện đại và hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn đất nước đang trên đà hội nhập, toàn
cầu hóa, ngôn ngữ Tiếng Anh là một phương tiện giao tiếp thiết yếu cho tất cả mọi người,
sự bùng nổ kiến thức dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong mọi lĩnh vực hoạt động mang
tầm cỡ quốc tế, một trong những sự thay đổi đó có sự thay đổi của lĩnh vực giáo dục và
đào tạo. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển Việt Nam thành một nước văn minh, hiện đại
yêu cầu ngành giáo dục Việt Nam phải đào tạo được nguồn nhân lực phát triển toàn diện
hội tụ đầy đủ tư chất, đạo đức, tri thức đồng thời luôn phát huy tích cực, chủ động, tự giác
tư duy sáng tạo để trang bị cho người học những phương pháp học tập tối ưu, có khả năng
tự học, tự nghiên cứu để tự trang bị cho mình những kĩ năng về lí thuyết, thực hành cùng
với niềm đam mê và ý chí vươn lên trong học tập.
Việc tự học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay trở thành nhu cầu thiết yếu đối với
mọi công dân nói chung và thế hệ trẻ trong đó có sinh viên nói riêng, tự học trở thành một
phương pháp học tập đang được áp dụng rộng rãi trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở
Viêt Nam. Hoạt động tự học có ý nghĩa to lớn đối với việc biến đổi từ quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo, từ phương pháp “lấy người thầy làm trung tâm” thành phương
pháp “lấy người học làm trung tâm”. Để hoạt động tự học của sinh viên mang lại những
kết quả như mong muốn yêu cầu phải có những đổi mới trong phương pháp học tập và
quản lý những phương pháp học tập này một cách hiệu quả.
Hình thức đào tạo mới - đào tạo theo “học chế tín chỉ” đã tạo ra một bước ngoặt
lớn về phong cách, thói quen trong việc dạy và học. Thực hiện theo hình thức đào tạo tín
chỉ sẽ giảm đi khối lượng giờ dạy trên lớp ví dụ cụ thể khi đàơ tạo theo hình thức truyền
thống “niên chế” mỗi học phần trong môn Tiếng Anh cơ bản yêu cầu số giờ giảng trên lớp
tối thiểu là 60 tiết nhưng khi chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ số giờ giảng giảm
xuống còn 45 tiết (tương đương 3 tín chỉ). Do vậy vấn đề tự học và tự nghiên cứu của sinh
viên đóng vai trò then chốt trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo. Học chế
10
tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải biết cách tự học và tận dụng các phương pháp học tích cực phương pháp “lấy người học và học cái cốt lõi là trung tâm” phương pháp này phát huy
tính năng động và sáng tạo của sinh viên, sinh viên phải tự hình thành tính tự giác học tập
và khi đã có nhu cầu tự học thì sinh viên sẽ tự tìm ra được phương pháp học tập phù hợp
cho bản thân. Mô hình đào tạo mới này vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các em
sinh viên rèn luyện và thích nghi để tự tin hơn trong xu thế hội nhập. Đào tạo theo học chế
tín chỉ yêu cầu sinh viên phải tiếp thu kiến thức trên lớp thông qua bài giảng của giáo viên,
vừa thảo luận, làm bài tập trên lớp và tìm kiếm, tích lũy kiến thức ngoài lớp học, vừa phải
tự học ở nhà v.v... Để lĩnh hội được kiến thức đòi hỏi mỗi sinh viên phải hiểu rõ bản chất
của học chế tín chỉ từ đó mới đưa ra được phương pháp học phù hợp với từng loại hình lớp
học cho mình. Đối với đa số sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội nói chung và sinh viên
khoa CNTT nói riêng các em vẫn gặp quá nhiều khó khăn trong việc áp dụng và tạo cho
riêng mình những phương pháp tự học cho các môn học nói chung và Ngoại ngữ nói
riêng một cách phù hợp và hiệu quả.
Trên thực tế đa số sinh viên khoa CNTT vẫn chưa có phương pháp và thái độ tự
học môn Tiếng Anh một cách nghiêm túc và hiệu quả. Các em chưa có động cơ tự học,
chưa tìm thấy được sự hứng thú trong học tập và tự học chưa trở thành nhu cầu của các
em. Đặc biệt nhiều sinh viên chưa có kĩ năng trong việc tự học tiếng Anh. Các em chưa
lập được kế hoạch và thời gian biểu tự học một cách khoa học và phù hợp với điều kiện
của bản thân, thêm vào đó là việc các em vẫn chưa tìm ra cho mình những kỹ năng tìm tài
liệu qua các phương tiện trực tuyến và tận dụng các phương tiện hữu ích đó để tự học, cụ
thể là các em đang học về chuyên ngành công nghệ thông tin nhưng các em chưa biết tận
dụng những điều kiện thuận lợi trong môi trường học tập, nghiên cứu về CNTT của mình
để áp dụng vào việc tự học ngoại ngữ ở nhà. Một giả thuyết được đưa ra giả sử các em đã
có được một phương pháp hoặc một thói quen tự học ở bên ngoài lớp học nhưng ở đó
không có người giám sát và đánh giá thì chắc chắn việc tự học đó sẽ không mang lại hiệu
quả. Vì vậy việc kiểm soát và đánh giá quy trình, phương pháp tự học của các em đóng
một vai trò vô cùng to lớn góp phần cho sự thành công của hoạt động tự học. Hiện thời tại
khoa CNTT gần như chưa hình thành một hệ thống kiểm soát và hỗ trợ nào cho việc tự
học của sinh viêc , thay vì việc quản lý tự học nói chung, một cố vấn học tập của khoa phụ
trách trung bình 100 đến 120 sinh viên vì vậy công tác kiểm soát và quản lí việc tự học
của sinh vẫn chưa hiệu quả cao.
11
Bắt đầu từ năm 2014 thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện
Đại học Mở Hà Nội đã triển khai tổ chức kì thi chuẩn NN đầu ra B1 (theo khung tham
chiếu Châu Âu) đối với sinh viên các khoa không chuyên ngữ, trong đó có khoa CNTT.
Để có thể đáp ứng nhu cầu về chuẩn đầu ra Tiếng Anh B1, sinh viên của khoa Công Nghệ
Thông Tin phải ra sức nỗ lực, trang bị cho mình một phương pháp tự học Tiếng Anh tối
ưu nhằm tích lũy một số lượng kiến thức về ngoại ngữ phù hợp để vượt qua kì thi và đủ
điều kiện nhận bằng tốt nghiệp đại học.
Từ những lý do trên đây nhóm tác giả chúng tôi nhận thấy việc áp dụng CNTT sẵn
có để đưa ra một mô hình quản lý hoạt động tự học Ngoại Ngữ cho sinh viên khoa CNTT
là vô cùng cần thiết giúp cho các em chủ động tạo cho mình một phương pháp tự học
môn Tiếng Anh một cách hiệu quả, thường xuyên và liên tục.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM TRONG, NGOÀI
NƯỚC LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI.
Trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu theo hướng nghiên
cứu của đề tài mang tính ứng dụng cao cụ thể :
- Các bài viết trên các tạp chí, website nước ngoài liên quan tới đề tài:
+ Shiao-Chuan Kung, Tun-whei chuo (2002), Student’s perceptions of English
learning through ESL/EFL Websites.Vol 6, Number 1. Truy cập trang />+ Gladys,T & Gu Yan (2000), Learning English Through Self-study by New
Arrival Children. The Chinese University of Hong Kong Education Journal.Vol 28 No 2.
/>+ Egbert.J.(2001), Active learning through Computer-enhanced activities.
Teaching English with technology .1(3). />+ Li,R.C. & Hart, R.S. (Winter, 1996), What can the World Wide Web Offer
ESL Teacher? TESOL Journal, 5-10.
+Wan Shun (2000), L2 Literacy and the Design of the Self: A Case Study of a
Teenager Writing on the Internet . Volume 34, No3, pages 457–482
12
+ Whitehead, J & Fitzgerald, (2007), Experiencing and evidencing learning
through self-study: New ways of working with mentors and trainees in a training school
partnership. Vol 23, No1, pages 1-12.
Một số hội thảo và luận văn cao học trong nước liên quan đến đề tài:
- Hội thảo: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ” do
Trường đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng phối hợp với tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy và học ngoại ngữ toàn cầu (GLOCALL) tổ chức ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Các luận văn cao học :
+ “ Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông huyện Tư
Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi” của Phạm Văn Liên năm 2012.
+ “Quản lý hoạt động tự học của học viên trường Lục Quân 2” của Trần Bá Khiêm
năm 2007.
+ “Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo tín chỉ” của Nguyễn
Thanh Sơn Trường Đại Học Yersin Đà Lạt Năm 2012.
3. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
- Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động dạy và học ngoại ngữ tại
khoa CNTT:
+ Đề xuất xây dựng hệ thống mô hình ứng dụng CNTT trong việc quản lý hoạt
động tự học ngoại ngữ bằng cách tận dụng nguồn nhân lực quản lý chính là đội ngũ sinh
viên kết hợp với các phương tiện hỗ trợ trực tuyến(E-mail, Facebook) nhằm nâng cao hiệu
quả và chất lượng học ngoại ngữ cho sinh viên.
+ Đề xuất xây dựng và thiết kế khóa tự học ngoại ngữ hằng ngày phù hợp với trình
độ điều kiện của sinh viên qua các phương tiện trực tuyến e-mail, facebook nhằm tận
dụng và kết hợp các khả năng về chuyên ngành CNTT với hoạt động tự học giúp tạo thói
quen tự học một cách thường xuyên và liên tục cho sinh viên khoa CNTT.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ với sự
hỗ trợ của Công nghệ thông tin (cụ thể xây dựng mô hình quản lý hoạt động tự hoc ngoại
ngữ ) tại khoa Công Nghệ Thông Tin – Viện Đại học Mở Hà Nội.
13
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phương pháp thu thập, phân tích , thống kê và tổng hợp dữ liệu .
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tuyến với sinh viên.
- Các phương pháp hỗ trợ dùng công cụ trực tuyến để sử lý dữ liệu .
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm và đặc điểm về tự học:
1.1.1. Khái niệm tự học
Tự học là “học” khi có thầy và cả khi không có thầy, người học biết tự xác định
mục tiêu, tự lên kế hoạch và tự đánh giá về kết quả học tập của chính bản thân mình. Bản
chất của việc tự học là “tự động học tập”, hoạt động tự học này mang tính tự giác và nỗ
lực rất cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức của người học. Đề cập đến vấn đề tự học giáo
sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng
lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tich, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm
chất, rồi cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan, khách quan, có chí tiến thủ
không ngại khó, ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết
biến khó khăn thành thuận lợi...để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại,
biến những lĩnh vực đó thành của mình”. Cùng chủ đề liên quan đến vấn đề tự học giáo sư
Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã kết luận “hoạt động tự học là hoạt động bao gồm 5 mọi, tự
học là công việc mà mọi người có thể tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách và với
mọi nội dung”. Trong bất cứ môi trường học tập nào thì việc tự học là một yếu tố chính
quyết định chất lượng học tập. Khi đề cập đến vai trò của việc tự học giáo sư Vũ Văn Tảo
nhận định: “Sự học dù dưới dạng nào, tại trường lớp hoặc ngoài trường lớp, có người
thầy hướng dẫn hoặc không có thầy, có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật, của công
nghệ thông tin hoặc chưa, đều phải có sự tự học.... tự học là quá trình trong đó chủ thể tự
biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách tự lượm và sử lý thông tin từ môi trường
sống xung quanh mình”.
14
1.1.2. Khái niệm hoạt động tự học của sinh viên
Khi nói đến cụm từ sinh viên trong tiếng Pháp là từ “e’tudiant” được cấu thành từ
một từ gốc “e’tude” (học tập, nghiên cứu) chúng ta đã nhận thức được rằng đối với sinh
viên thì không thể không có việc tự học, bởi đặc trưng của việc học tập của sinh viên là tự
nghiên cứu, tìm tòi và khám phá tri thức nhân loại. Công việc tự nghiên cứu này là nhiệm
vụ chủ yếu, còn người hướng dẫn (giảng viên) chỉ là tác nhân hướng dẫn, giúp đỡ trong
quá trình tự học, tự nghiên cứu mà thôi.
1.1.3. Vị trí vai trò của sinh viên trong tự học
Trong các quy định về học tập hiện nay đặc biệt là học chế đào tạo theo tín chỉ
85% thời gian học tập của sinh viên là tự học và việc hướng dẫn của người thầy chiếm con
số rất nhỏ 15% . Vì vậy hoạt động tự học luôn đóng vai trò chủ yếu trong quá trình học tập
và tích lũy kiến thức của mỗi người. Đề cập đến vai trò của việc tự học, tổng bí thư Đỗ
Mười đã nói: “Tự học tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời mỗi con người trong
điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay và mai sau, đó cũng là truyền thống quý báu của
người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi
tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến quá trình giáo dục thành tự giáo
dục”.
1.1.4. Đặc điểm của sinh viên trong hoạt động tự học
Hoạt động tự học của sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định
quá trình nhận thức, nó mang đầy đủ đặc trưng cơ bản của hoạt động tự học nói chung.
Đặc trưng cơ bản về hoạt động tự học của sinh viên là sự tập trung căng thẳng về trí óc, sự
hứng thú, say mê về cảm xúc và thái độ đúng đắn trong quá trình học tập, quá trình sinh
viên tự giác, tự lực, tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên để có thể chiếm lĩnh những
tri thức khoa học ở một lĩnh vực chuyên môn nào đó một cách hiệu quả nhất và đạt được
mục tiêu của mình.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
1.2.1. Khái niệm quản lý :
Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác
động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ
cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã
định. Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tố chức của chủ thế quản lý lên đối tượng bị
15
quản lý, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn năng lực, tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để
đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Đồng thời quản lý là
một hoạt động thiết yếu nó đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các
mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà
trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ
thuật và kiến thức tổ chức quản lý là một khoa học.
1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động tự học của sinh viên
Dựa trên khái niệm về quản lí thì bất cứ một hoạt động quản lý nào cũng bao gồm :
Chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý. Quản lý hoạt động tự học có liên quan đến việc
trao đổi thông tin, thông tin là một yếu tố không thể thiếu được trong công tác quản lý.
Đặc biệt là trong công tác quản lý hoạt động tự học thì thông tin là các tín hiệu mới được
thu nhận, được hiểu, được cho là vô cùng hữu ích. Dựa trên cơ sở thông tin, chủ thể quản
lý sẽ tính toán, sử lý kịp thời để đưa ra những quyết định trong việc quản lý và đó chính là
những nội quy, quy định của giáo viên phụ trách, của nhà trường về việc học tập nói
chung và việc tự học nói riêng của sinh viên.
Mục tiêu của việc quản lý hoạt động tự học đều xuất phát từ mục tiêu quản lý đó là
làm cho quá trình tự học của sinh viên được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả nhằm
nâng cao chất lượng học tập. Chủ thể quản lý phải lên kế hoạch cho nội dung quản lý của
mình trong hoạt động tự học của sinh viên dưới đây là ví dụ về những nội dung của kế
hoạch quản lý:
- Xây dựng động cơ học tập
- Quản lý kế hoạch tự học của sinh viên
- Quản lý nội dung, phương pháp tự học của sinh viên
-Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên.
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên.
1.2.3. Mô hình :
Mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng một quá trình nào đó
dưới dạng đơn giản hóa để trình bày. Mô hình thể hiện mối quan hệ có tính chất hệ thống
16
giữa các nhân tố của sự vật, hiện tượng và thể hiện quy luật của sự vật, hiện tượng dưới
hình thức đơn giản hóa.
1.2.4 . Mô hình quản lí:
Mô hình quản lý là các mô hình được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tổ chức
quản lý khác nhau ví dụ nguyên tắc tổ chức theo mô hình truyền thống hay còn gọi cách
tiếp cận theo hàng dọc là chuyên môn hóa dựa trên chức năng các phòng ban, bộ phận
trong một tổ chức và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Trong mô hình này các trưởng bộ
phận kiểm soát và nắm rất chắc công việc của phòng, ban mình cũng như các nhân viên,
hiểu rất sâu về công việc mình đảm trách và như vậy chúng ta sử dụng tối ưu các nguồn
lực của tổ chức. Ngoài ra còn có một số nguyên tắc tổ chức theo mô hình quản lý mới,
đang được áp dụng rộng rãi tại Tây Âu và Bắc Mỹ hay còn gọi là cách tiếp cận theo hàng
ngang, là cách thông qua các quá trình kinh doanh và chú trọng vào giá trị cung cấp cho
khách hàng cũng như giảm tới mức thấp nhất thời gian sản xuất v.v... Theo nguyên tắc
mới này, mọi hoạt động của công ty, tổ chức đều được xem như các quá trình, trong đó
quá trình kinh doanh là chủ đạo, còn các quá trình khác sẽ cung cấp sự lãnh đạo các nguồn
lực cần thiết cho quá trình kinh doanh.
Dưới đây là ví dụ về một mô hình quản lý tập trung truyền thống (hàng dọc)
thường được áp dụng đối với việc quản lý hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Trong sơ đồ
minh họa sở giáo dục và đào tạo quản lý 4 phòng giáo dục, mỗi phòng giáo dục quản lý
các trường trực thuộc. Cụ thể: Sở giáo dục quản lý chung hệ thống và phân quyền cho các
phòng giáo dục, các phòng giáo dục phân quyền quản lý tới các trường và cơ sở trực
thuộc, giữa các trường là độc lập tương đối với nhau và chịu sự chi phối chung của phòng
giáo dục quản lý trực tiếp. Sở và phòng giáo dục quản lý trực tiếp đều có quyền can thiệp
vào các hệ thống của các trường trực thuộc này.
17
Hình 1.1 : Mô hình quản lý minh họa (trong việc quản lý hệ thống Giáo dục ở Việt
Nam)
1.2.5. Các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục hiện nay.
Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay
đổi mạnh mẽ cách chúng ta sống và làm việc. Trong thời đại của công nghệ thông tin,
những cá nhân hay tổ chức yếu kém về kĩ năng công nghệ sẽ không thể có chỗ đứng và
cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng đã thay đổi
cách thức người ta sáng tạo, truyền tải và hoàn thiện tri thức. Nhờ đó mà các hoạt động tri
thức trở nên hiệu quả hơn, nó trở thành công cụ của lực lượng lao động tri thức, trong đó
có cả những nhà nghiên cứu và người học. Những thông tin một thời khó tiếp cận ngày
nay có thể dễ dàng tìm được trên các phương tiện thông tin như internet v.v... Các phần
mềm thống kê tiện lợi, dễ dùng như SPSS hay bảng tính Excel đã giúp học sinh, sinh
viên tiếp cận việc xử lí số liệu dễ dàng và nhanh chóng. Nhiều lĩnh vực xưa nay chỉ dành
cho chuyên gia nhưng nay đã mở cửa chào đón công chúng. Các công nghệ như Windows
Live Spaces đã thay đổi toàn diện ý niệm về việc xuất bản cũng như mối quan hệ giữa
người đọc và người viết. Những loại hình công nghệ như vậy và còn nhiều loại khác nữa
đều có thể sử dụng để giúp cho việc học của sinh viên trở nên độc lập, linh hoạt, chủ động
và có tính tương tác cao hơn. Do đó, những tiến bộ do CNTT mang lại đang làm thay đổi
quan điểm về vấn đề người học cần phải học cái gì và người dạy cần dạy như thế nào.
Nhiều nhà nghiên cứu sư phạm hiện nay đã có niềm tin mạnh mẽ rằng trong thời đại
CNTT này, người học cần có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, tư duy sáng tạo và
có phê phán, giao tiếp và cộng tác với những người có xuất thân khác mình với sự hỗ trợ
của các công cụ CNTT. Rõ ràng, trách nhiệm gieo trồng và truyền thụ kiến thức cho
18
những người học đều đặt lên vai người thầy và trước hết đòi hỏi chính bản thân họ - những
người truyền đạt kiến thức phải có những kĩ năng về CNTT để đáp ứng cho công cuộc
giáo dục và đào tạo. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về xu
hướng mô hình ứng dụng CNTT trong lĩnh vực dạy và học dạy – học.
Ví dụ cụ thể các nhà nghiên cứu dưới đây đã đưa ra một số mô hình ứng dụng
CNTT vô cùng thực tế và có tính năng ứng dụng cao trong quá trình dạy và học trong giai
đoạn hiện nay.
Hình 1.2: Mô hình quản lý ứng dụng CNTT của S.Retalis, Tô Xuân Giáp.
19
Hình 1.3: Mô hình quản lý ứng dụng CNTT của T. Leinonen.
20
Hình 1.4: các mô hình quản lý ứng dụng CNTT của Gerry White, Đồng Thị
Thu Thủy.
21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
NGOẠI NGỮ TẠI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHOA CNTT – VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
2.1.1 Quá trình thành lập khoa CNTT - Viện Đại Học Mở Hà Nội
Viện Đại học Mở Hà Nội là Trường Đại học Công lập thành lập theo quyết định số
535/TTCPg ngày 3/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Vào ngày 15/03/1993 Khoa Công
nghệ Tin Học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập tại Viện Đại Học Mở Hà
Nội. Năm 2010, Khoa Công nghệ Tin học chính thức đổi tên thành Khoa Công nghệ
Thông tin – Viện Đại học Mở Hà Nội.
2.1.2. Đặc điểm, đối tượng đào tạo của Khoa CNTT- Viện Đại học Mở Hà Nội
Khoa Công nghệ Thông tin đào tạo Kĩ sư tin học với chuyên ngành Công nghệ
Thông tin. Mã ngành: 52480201 (Bậc Đại học) Mã : 51480202 (Cao đẳng). Các hệ đào
tạo:
- Đại học chính quy
- Cao đẳng
- Đại học từ xa
- Văn bằng 2
Từ năm 1997 Khoa đã có một cơ sở vật chất phục vụ đào tạo khang trang với 12
phòng học và hội trường, 4 phòng máy tính và Multimedia với 2 cổng kết nối internet với
khoảng 120 máy dùng cho đào tạo, phòng đọc với hơn 500 đầu sách chuyên ngành và 30
loại báo, tạp chí phục sinh viên. Năm 2001 cũng là năm đầu tiên Khoa tiến hành nhiệm vụ
chính trị được trường giao sau một thời gian dài chuẩn bị công phu: đào tạo từ xa ngành
công nghệ thông tin. Đến năm 2013, số sinh viên đang theo học các hệ đào tạo gồm:
- Đại học chính quy:
1500 sinh viên
- Cao đẳng :
200 sinh viên
- Đại học từ xa:
1000 sinh viên
22
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa bao gồm hơn 80 cán bộ cơ hữu (biên chể, hợp
đồng dài hạn) và cộng tác viên, thỉnh giảng trong đó có 12 GS, giảng viên cao cấp và
PGS, 22 Tiến sĩ, Thạc sĩ, GVC ... .
Khoa đã tiến hành biên soạn và xuất bản hơn 100 tập giáo trình và tài liệu hướng
dẫn học tập chủ yếu phục vụ cho toàn thể sinh viên trong tất cả bộ môn Đưa vào sử dụng
6 phần mềm giảng dạy học tập và quản lý. Phát triển lớn mạnh website riêng của Khoa
trong đó có cả website riêng phục vụ học tập nhằm tin học hóa cho sinh viên và cũng có
thể vì những lẽ đó nên các công ty lập trình phần mềm trên thế giới như Harvey Nash
Group cùng với đối tác Việt nam của họ là công ty FPT đã chọn khoa Công nghệ Thông
tin – Viện Đại học Mở Hà Nội là một trong 4 trường Đại học ở Việt nam để ký kết văn
bản liên kết hỗ trợ đào tạo cán bộ cũng như sinh viên Công nghệ Thông tin. Ngày nay
Khoa Công nghệ Thông tin – Viện Đại học Mở Hà Nội đã là một địa chỉ đào tạo được xã
hội tín nhiệm.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC NGOẠI NGỮ TẠI
KHOA CNTT.
2.2.1. Thực trạng hoạt động tự học ngoại ngữ và quản lý việc tự học tại khoa CNTT.
Qua thực tiễn nhiều năm giảng dạy tại khoa CNTT, trước khi làm nghiên cứu
chúng tối đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với một số giáo viên chuyên môn Tiếng Anh
về thực trạng hoạt động tự hoc NN của sinh viên khoa CNNT , chúng tôi đã thu nhận
được các kết quả như sau:
- Thực trạng về kế hoạch tự học NN và quản lý kế hoạch tự học của sinh viên:
+ 50% giáo viên ngoại ngữ tại khoa CNTT cho rằng sinh viên có lập kế hoạch tự
học và khoảng 60% các em sinh viên cũng xác nhận là mình có lập kế hoạch tự học cho
bản thân. Chỉ có 15% giáo viên đánh giá sinh viên thực hiện được 100% kế hoạch tự
học. Con số này là những sinh viên làm công tác cán bộ lớp.
+ Các giáo viên chuyên môn cũng đã lập kế hoạch quản lý việc tự học của sinh
viên bằng cách giao bài tập về nhà định kì và cho thời hạn hoàn thành để các em có một
kế hoạch tự học phù hợp, tuy nhiên việc quản lý kế hoạch học tập này mới diễn ra theo
định kì từng tuần vì vậy mà quản lý vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả.
23
- Thực trạng về phương pháp tự học và quản lí các phương pháp tự học .
+ Phương pháp tự học được sinh viên áp dụng thường xuyên nhất đó là các em
ghi nhớ các bài giảng về ngữ pháp, từ vựng mà giáo viên dạy trên lớp nhưng không vận
dụng một cách triệt để để làm bài tập hoặc tự học ở nhà, cách học này được áp dụng đối
với 75% số sinh viên được hỏi. Còn lại 25% số sinh viên học theo cách nghe thầy, cô
giảng trên lớp và làm các bài tập vận dụng ở nhà. Số sinh viên sử dụng phương pháp
nghiên cứu và đọc trước bài mới ở nhà chiếm 5%.
+ Quản lý phương pháp tự học của sinh viên là hoạt động của các giáo viên
chuyên môn và cố vấn học tập, đồng thời việc quản lí phương pháp tự học được thông qua
việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phương pháp dạy học tích cực (đối với học chế tín chỉ),
các giảng viên chuyên môn khoa CNTT đã thực hiện việc hướng dẫn tự học, hướng dẫn
sinh viên các kĩ năng tự học cơ bản như nghe, đọc bài trước khi đến lớp nhưng họ vẫn
chưa có biện pháp kiểm tra và đánh giá về hoạt động này.
- Thực trạng về hình thức tự học:
Khi được hỏi về việc chọn hình thức tự học nào là phù hợp nhất, khoảng 80% sinh
viên chọn hình thức học độc lập một mình và học ở nhà, 12% sinh viên chọn nhóm bạn để
trao đổi các bài tập và luyện các kĩ năng giúp đỡ nhau cùng học tập. Chỉ có 8% sinh viên
chọn hình thức học bằng cách tìm cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để tự luyện tập
các kĩ năng của mình.
- Thực trạng về kĩ năng tự học:
Hầu hết sinh viên của khoa (khoảng 75% số sinh viên) còn rất lúng túng trong việc
đưa ra kĩ năng để giúp các em tự học một cách hiệu quả. Mức độ sử dụng thành thạo các
kĩ năng của các em còn quá thấp, số sinh viên xác nhận mình có thể sử dụng tốt các kĩ
năng hỗ trợ quá trình tự học chiếm 7%. Số còn lại 18% sinh viên không có kĩ năng để sử
dụng cho việc tự học.
- Thực trạng về thời gian dành cho việc tự học :
Do đặc thù của sinh viên khối kĩ thuật và chuyên ngành CNTT các em phải dành
rất nhiều thời gian vào việc thực hành các môn học chính trong chuyên ngành CNTT của
mình vì vậy cho nên việc sắp xếp thời gian để tự học môn ngoại ngữ là rất hạn chế. Khi
được hỏi về việc chủ động dành thời gian tự học cho môn Tiếng Anh có 40% sinh viên nói
chỉ dành 15 phút đến 20 phút tự học Tiếng Anh hằng ngày, 40% sinh tự học từ 5-10 phút
24
mỗi ngày, số còn lại 20% tự thừa nhận chỉ tự học khoảng 2 đến 3 phút trước khi giáo viên
kiểm tra bài cũ trên lớp.
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về tác dụng và vai trò cần thiết của hoạt động tự học
ngoại ngữ.
Đa số sinh viên khoa CNTT (khoảng 70%) đều nhận thức được tầm quan trọng của
hoạt động tự học ngoại ngữ, các em đã thấy được sự cần thiết của hoạt động tự học trong
quá trình học tập của mình học ở trên lớp, học ở nhà, học ở thư viện và học qua Internet...
các em cũng ý thức được rằng chuyên ngành CNTT luôn xong hành với Tiếng Anh ngay
cả khi các em học trong trường đại học và nó sẽ càng quan trọng hơn khi các em ra trường
và đi xin việc làm. Tuy nhiên số sinh viên còn lại 30% cho rằng việc tự học ngoại ngữ là
ít hoặc không cần thiết vì các em chưa nhận thức rõ và có động cơ tự học một cách đúng
đắn, các em chỉ học mang tính chất đối phó để thi cử.
2.2.3. Thực trạng về cách thức và hiệu quả tự học NN.
- Hoạt động tự học trên lớp:
Đa số sinh viên thực hiện việc tự học trên lớp một cách khá nghiêm túc. Trong quá
trình học tập các em tham gia tương đối đầy đủ và đúng giờ, rất ít sinh viên chốn tiết, bỏ
giờ... Tuy nhiên tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức các em vẫn còn thụ động theo
cách truyền thống đó là “thầy giảng, trò ghi chép và nhớ”. Đa số các em thu nhận kiến
thức từ giáo viên và bài giảng . các em rất ít khi chủ động tự nêu vấn đề , ít vận dụng suy
nghĩ và so sánh, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức trong phạm vi bài giảng
của giáo viên. Vì vậy mà hiệu quả của việc tự học trên lớp vẫn chưa cao, chưa đạt hiệu
quả như mong muốn.
- Hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp:
Sinh viên đa số có kế hoạch học tập ở nhà khoảng 70% các em xác nhận mình đã
lên kế hoạch học tập sau giờ học trên lớp nhưng khi được hỏi về định kì kế hoạch thì đa số
(60% những sinh viên trong số 70%) nói rằng họ chỉ lên kế hoạch học theo tuần. Không
có sinh viên nào lên kế hoạch tự học theo tháng và năm học. Mặc dù sinh viên có đưa ra
kế hoạch tự học cho mình nhưng phần lớn các em đã không thực hiện được kế hoạch do
mình đề ra vì các em không phải tuân thủ theo bất cứ một chế tài tự học nào từ phía khoa
và nhà trường. Việc quản lý kế hoạch tự học của khoa vẫn chưa được triệt để ngoài việc
các giáo viên chuyên môn kiểm tra bài cũ của sinh viên để xác nhận các em có học ớ nhà
25