Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Các biện pháp phát triển bền vững viện đại học mở hà nội trong bối cảnh thay đổi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.66 KB, 71 trang )

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Văn Thanh
PGS.TS. Trần Hữu Tráng

Thành viên đề tài:

Nguyễn Xuân Quế
ThS. Nguyễn Anh Tuấn
ThS. Lê Thị Minh Thảo

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

CN
ĐTCB
ĐTTX
HTQT
NCKH


THPT
TNHH
TTGDTX
UBND

10.
11.

AAOU
BRICS

12.
13.

GDP
ICDE

14.

WCED

15.

WEF

Đọc là
Tiếng Việt
Công nghệ
Đào tạo cán bộ
Đào tạo từ xa

Hợp tác quốc tế
Nghiên cứu khoa học
Trung học phổ thông
Trách nhiệm hữu hạn
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Ủy ban nhân dân
Tiếng Anh
Asian Association of Open Universities
A grouping acronym that refers to
the countries of Brazil, Russia, India and China
Gross domestic product
International Council for Open and Distance
Education
World Commission on Environment and
Development
The World Economic Forum

1


MỤC LỤC
CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI .................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................. 1
MỤC LỤC ....................................................................................................... 2
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 3
Chương 1 ......................................................................................................... 8
Lý luận về sự phát triển bền vững trong giáo dục đại học............................ 8
1.1. Phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội nước ta ................................... 8
1.2. Phát triển bền vững trong giáo dục nước ta ......................................... 13
1.3. Các yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vững trong giáo dục đại học ... 14

Chương 2 ....................................................................................................... 24
Thực trạng phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội trong hơn 20 năm qua
........................................................................................................................ 24
2.1. Thực trạng về nguồn nhân lực............................................................... 24
2.2. Thực trạng về tài chính, cơ sở vật chất ................................................. 27
2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất.................................................................. 30
2.4. Thực trạng về chương trình đào tạo và giáo trình, học liệu ................ 34
2.5. Thực trạng tuyển sinh ............................................................................ 40
2.6. Thực trạng hợp tác đào tạo trong nước ................................................ 42
2.7. Thực trạng về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ....................... 43
Chương 3 ....................................................................................................... 48
Các giải pháp phát triển ổn định, bền vững Viện Đại học Mở HN trong bối
cảnh thay đổi hiện nay .................................................................................. 48
3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................. 48
3.3. Giải pháp phát triển ngành học, chương trình, học liệu ...................... 52
3.4. Giải pháp phát triển nguồn tuyển sinh ................................................. 57
3.6. Giải pháp tăng cường NCKH và hợp tác quốc tế ................................. 59
Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 63
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 65
Phụ lục ........................................................................................................... 67

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới, “chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử. Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra
khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống
chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế
và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của
đất nước đã được tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh
mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa”1. Những thành tựu quan trọng này là tiền
đề để chúng ta tiếp tục đổi mới, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nữa với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, tất cả
các ngành, các lĩnh vực phải tiếp tục đổi mới để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát
triển mới. Giáo dục đào tạo trong đó có giáo dục đại học cũng phải tiếp tục đổi mới
và đổi mới mạnh mẽ hơn nữa bởi giáo dục, đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng
trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Nghị quyết 29-NQ/TW về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
thông qua ngày 04/11/2013 đã chỉ ra những bất cập, hạn chế của giáo dục, đào tạo ở
nước ta hiện nay là “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu
cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo
thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn
nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản
xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc
giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm
tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất; Quản lý giáo dục và đào tạo còn
nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng,
số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo
dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp; Đầu tư cho giáo dục và
đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011 tr. 20-21

3



phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn”. Thực trạng đó đòi hỏi giáo dục, đào tạo phải đổi mới cơ bản
và toàn diện, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, bảo đảm phát triển bền
vững nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản và toàn diện trong đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu các giải
pháp triển bền vững Viện Đại học Mở Hà Nội là một đề tài mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay rất ít các đề tài nghiên cứu về sự phát triển bền vững của một
trường đại học. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu này của đề tài có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu trong nước, gồm:
− Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt
Nam hiện nay, của tác giả Nguyễn Bá Cần, Đại học Kinh tế quốc dân bảo vệ năm
2009. Công trình 235 trang phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách phát
triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực trạng chính sách phát
triển giáo dục đại học những năm vừa qua. Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn
thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta những năm tới với những giải
pháp như: Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật khuyến khích
vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản lý giáo dục đại học; Thúc đẩy sự
hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện mô hình “giả thị trường” giáo dục đại
học; Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chuyển từ nhà nước quản lý sang nhà nước
giám sát giáo dục đại học; Đổi mới công tác tổ chức thiết kế và thực thi chính sách phát
triển giáo dục đại học và Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học.
− Luận án tiến sỹ triết học: Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục – đào
tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nước ta hiện nay, của tác giả Nguyễn Thanh, Viện triết học bảo vệ năm 2001.
Luận án đã đánh giá vai trò của sự phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Luận án đã đưa ra các định hướng về phát triển
nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Luận án cũng làm rõ quan điểm
“Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng

cao”.

4


− Luận án tiến sỹ kinh tế: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường
đại học khối kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế
của tác giả Phan Thủy Chi, Đại học Kinh tế quốc dân bảo vệ năm 2008. Luận án đã
luận giải những cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường
đại học khối kinh tế ở Việt Nam. Thông qua việc đánh giá thực trạng đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực qua các chương trình đào tạo, đặc biệt là các chương trình đào
tạo trong lĩnh vực kinh tế, luận án đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong khối các trường kinh tế của Việt Nam.
Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nước ngoài ít nhiều có liên quan đến
đề tài như là:
− Công trình: Curriculum Development in Higher Education: New Directions for
Teaching and Learning (Phát triển chương trình đào tạo trong giáo dục đại học: Xu
hướng mới trong giảng dạy và học tập) của các tác giả Peter Wolf, Julia Christensen
Hughes, nhà xuất bản Jossey-Bass, xuất bản lần thứ nhất năm 2008. Trong cuốn sách,
các tác giả đã phân tích bối cảnh và các điều kiện để cải cách các chương trình giáo
dục đại học; ủng hộ chủ trương hỗ trợ các chương trình học thực hành; đưa ra các ví
dụ về các sáng kiến đánh giá và phát triển chương trình đào tạo cử nhân ở nhiều cơ sở
đào tạo; đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục. Các khoa trong các trường đại học
cần phải đóng một vai trò quan trọng trong đánh giá và cải tiến các chương trình đào
tạo. Sự cải tiến các chương trình phải thực hiện thường xuyên dưới áp lực của đảm
bảo chất lượng và những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe của xã hội. Giảng viên
phải được trang bị tốt các kỹ năng đảm bảo theo kịp sự thay đổi của các chương trình
đào tạo mới. Các ý tưởng về cải tiến các chương trình đào tạo phải thường xuyên
được đưa ra và được thực hiện nhằm đảm bảo sản phẩm đào tạo đáp ứng tốt nhất các
nhu cầu đòi hỏi của xã hội.

− Cuốn sách: Higher Education and Sustainable Development: A model for
curriculum renewal (Đào tạo đại học và phát triển bền vững: Một mô hình đổi mới
chương trình đào tạo) của nhóm tác giả Cheryl Desha và Karlson 'Charlie' Hargroves,
nhà xuất bản Routledge năm 2013.
Cuốn sách phân tích thách thức toàn cầu hóa và xây dựng năng lực đáp ứng yêu
cầu của cuộc sống thế kỷ XXI là một công việc không hoàn toàn đơn giản đối với
5


giáo dục. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết cho các cơ sở giáo dục đại học trong quá
trình đổi mới nhanh chóng và có hiệu quả các chương trình đào tạo theo hướng phát
triển bền vững. Cuốn sách bắt đầu bằng việc giải thích các nguyên nhân tại sao các
chương trình đào tạo thường được thay đổi rất chậm. Từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm giúp quá trình đổi mới chương trình đào tạo được thực hiện nhanh chóng và có
hiệu quả. Cuốn sách cũng phân tích chi tiết, cụ thể các yếu tố được cho là cốt lõi đã
được thử nghiệm và phản biện trên toàn thế giới, như nâng cao nhận thức cho đội ngũ
cán bộ, giảng viên và sinh viên; kiểm toán chương trình đào tạo; phát triển các khóa
học tiên tiến; tham gia thị trường lao động; kết hợp giảng dạy với các hoạt động thực
tiễn….
Đánh giá chung: Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài ít nhiều
đã đề cập đến một số giải pháp trong việc phát triển giáo dục đại học nhằm đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ mới. Đây là những kinh nghiệm quý báu mà
đề tài có thể tham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu chỉ mới đề cập đến một hoặc một số giải pháp mang tính cấp thiết,
chưa phải là hệ thống các giải pháp mang tính ổn định và bền vững, đặc biệt các giải
pháp này chưa gắn với điều kiện của Viện Đại học Mở Hà Nội, một cơ sở đào tạo tự
chủ hoàn toàn về tài chính kể từ ngày đầu thành lập đến nay. Vì vậy, có thể khẳng
định các kết quả của các công trình nghiên cứu trên chỉ mang tính chất tham khảo để
đề tài có thể thực hiện được một mục đích cao hơn là xây dựng các giải pháp phát
triển ổn định và bền vững cho Viện Đại học Mở Hà Nội trong bối cảnh thay đổi hiện

nay.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu mà đề tài hướng tới là nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển
bền vững Viện Đại học Mở Hà Nội trong bối cảnh thay đổi hiện nay của nước ta.
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tiếp cận đa
ngành. Phương pháp tiếp cận hệ thống giúp nhóm nghiên cứu luôn nghiên cứu sự
phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự phát
triển của Viện Đại học Mở Hà Nội không tách rời sự phát triển của đất nước. Vì vậy
các giải pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất luôn gắn với điều kiện của nền kinh tế 6


xã hội của đất nước cũng như phù hợp với điều kiện của Viện Đại học Mở Hà Nội,
một trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính. Phương pháp tiếp cận đa
ngành giúp nhóm nghiên cứu vận dụng kết hợp tri thức khoa học của nhiều ngành
khoa học, như khoa học quản lý, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, kinh tế học…
để phân tích, luận giải cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, phân tích thực trạng cũng như
trong quá trình xây dựng các giải pháp phát triển bền vững Viện Đại học Mở Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài gồm: Phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch... Với mỗi chương,
mỗi phần, mỗi nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu sử dụng những phương pháp cụ thể phù
hợp nhằm luận giải chính xác bản chất của các hiện tượng nghiên cứu cũng như làm
rõ thực trạng để có thể hiểu được đúng nhất các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
bất cập, làm cơ sở để đưa ra các kiến nghị đề xuất để phát triển bền vững Viện Đại
học Mở Hà Nội trong thời gian tới.
5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba phần lớn:
Phần 1 nghiên cứu làm rõ lý luận về sự phát triển bền vững nói chung và các
yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vững của một trường đại học.
Phần 2 nghiên cứu về thực trạng phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội từ khi

thành lập đến nay.
Phần 3 nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững Viện Đại học Mở
Hà Nội trong giai đoạn tới.

7


Chương 1
Lý luận về sự phát triển bền vững trong giáo dục đại học
1.1. Phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội nước ta
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường
từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương
lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED)
của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng
được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ mai sau" (Development that meets the needs of the present without
compromising the ability of future generations to meet their own needs)2.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững
tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền
vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của
sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội
(nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện
chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là
sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng
môi trường sống.3
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát

triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây
dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de
Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro
về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự
2
3

Xem nguồn: />Xem thêm: GS.TS. Vũ Văn Hiền, Phát triển bền vững ở Việt Nam, nguồn:

/>8


21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong
thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể
để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười
năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002
ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản
Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị
đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy
đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ
chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây
dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và
6.416 Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã
thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước
trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều đã xây dựng và
thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Chính phủ Việt Nam đã cử các đoàn cấp cao tham gia các Hội nghị nói trên và
cam kết thực hiện phát triển bền vững. Ngay sau đó, ngày 12 tháng 6 năm 1991

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 187-CT về việc triển khai thực hiện Kế hoạch
quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000, tạo tiền đề cho
quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững cũng được
khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị
về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không
thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất
cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Quan điểm phát triển
bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã
hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường
9


nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Phát triển bền vững
đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực
hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện;
nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được
những kết quả bước đầu quan trọng; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã
đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.
Trong những năm qua, phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều
vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản
xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều
chất thải; dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục
và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chăn triệt để...đang là
những vấn đề bức xúc trong xã hội. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác

cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị tàn
phá nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chính sách và
công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giữa ba mặt
của sự phát triển là kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong các chiến lược, quy
hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các
ngành và địa phương, ba mặt quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự
được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau bảo đảm sự phát triển bền vững.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004
ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Đây là một chiến
lược khung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa
phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời định hướng
chiến lược này cũng thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát triển bền
vững. Sau sáu năm thực hiện Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam,
ngày 12 tháng 4 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐTTg phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 trong
đó đưa ra mục tiêu tổng quát là: “Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ,
10


công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”4.
Để bảo đảm phát triển bền vững, đạt được các mục tiêu của chiến lược đề ra cả
về kinh tế, xã hội và môi trường, một trong những vấn đề quan trọng là cần tăng
cường năng lực cạnh tranh của nước ta nhằm thu hút đầu tư, nhất là đầu tư các ngành
“Công nghiệp sạch”. Những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta đã có
nhiều cải thiện, nhưng so với các nước trong khu vực, chúng ta vẫn còn khoảng cách
đáng kể.
Theo công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness
Report) giai đoạn 2013 – 2014 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá và xếp

hạng 148 nền kinh tế trên thế giới dựa trên hơn 100 tiêu chí thì Thụy Sĩ lần thứ 5 liên
tiếp dẫn đầu về khả năng cạnh tranh trên thế giới. Theo sau là Singapore, Phần Lan,
Đức và Mỹ. Trong top 10 còn có hai nền kinh tế thuộc châu Á khác là Hong Kong
(Trung Quốc) xếp thứ 7 và Nhật Bản xếp thứ 9. Trong số các quốc gia đang phát triển
ở châu Á, Malaysia là nước có thứ hạng cao nhất (24). Trung Quốc xếp thứ 29, tiếp
tục là quốc gia có thành tích tốt nhất nhóm nước mới nổi BRICS, trên Nam Phi,
Brazil, Ấn Độ và Nga.
Việt Nam tăng 5 bậc trong bảng xếp hạng so với năm trước, lên vị trí 70. Sức
tăng này chủ yếu nhờ cải thiện về kinh tế vĩ mô (tăng 19 bậc), do lạm phát được đưa
về một chữ số năm 2012 và cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng cho giao thông - năng
lượng (dù vẫn còn ở mức thấp). Tính hiệu quả trên thị trường hàng hóa cũng tăng
hạng, nhờ rào cản thương mại thấp và gánh nặng thuế với doanh nghiệp giảm.
Tuy nhiên, WEF đánh giá nền tảng kinh tế Việt Nam vẫn còn khá mong manh.
Một số tiêu chí còn yếu là hiệu quả thị trường lao động, mức độ phát triển thị trường
tài chính hay trình độ khoa học công nghệ. Dựa trên GDP bình quân đầu người, báo
cáo cũng phân loại các quốc gia vào ba giai đoạn phát triển: tăng trưởng dựa vào
nguồn lực (như lao động hay tài nguyên thiên nhiên), tăng trưởng dựa vào hiệu suất

4

Xem: Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

11


sản xuất và tăng trưởng dựa vào công nghệ đột phá. Việt Nam được xếp ở giai đoạn
đầu tiên.5
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report)
năm 2014 được WEF công bố hôm 03/9/2014 thì vị trí mới của Việt Nam trên bảng
xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu là 68. So với năm ngoài, nước ta được tăng 02

bậc. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái
Lan, Indonesia và Philippines.

Biểu đồ năng lực cạnh tranh các nước năm 2014
Tình hình tại Việt Nam được đánh giá gần như không đổi so với năm ngoái.
Các tiêu chí có cải thiện gồm kinh tế vĩ mô (hạng 75), các tổ chức công (85), bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ (104), độ hiệu quả của thị trường (91), chống tham nhũng (109),
cơ sở hạ tầng – năng lượng (81), quy mô thị trường (34), thị trường lao động (49) và
trình độ công nghệ (99). Dù vậy, các yếu tố này vẫn còn ở mức độ thấp. Hệ thống tài
chính và ngân hàng được đánh giá còn dễ bị tổn thương. Mức độ phát triển trong hoạt
động của doanh nghiệp cũng còn kém (106) khi các công ty chủ yếu hoạt động ở cuối
chuỗi giá trị.

5

Xem: Thùy Linh, Việt Nam tăng 5 bậc về năng lực cạnh tranh, Nguồn:

ngày 04/9/2013
12


Nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới năm 2014 vẫn là Thụy Sĩ, theo sau là
Singapore. Mỹ từ vị trí thứ 5 năm ngoái đã vượt qua Phần Lan và Đức lên thứ 3. Các
nước mới nổi như Ả rập Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ đều tụt hạng,
chỉ có Trung Quốc tăng một bậc lên vị trí 28.6
1.2. Phát triển bền vững trong giáo dục nước ta
Giáo dục và đào tạo luôn giữ vai trò quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào, bởi vì
giào dục, đào tạo chính là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia. Ở
nước ta, một trong các mục tiêu cụ thể mà Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020 đưa ra là: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trở

thành động lực phát triển quan trọng”.7
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng đó nên những năm vừa qua, cùng với
việc đổi mới, tăng trưởng bền vững về kinh tế, bảo đảm nền văn hóa và môi trường xã
hội lành mạnh thì Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, đào
tạo.
Một trong các định hướng phát triển được xác định trong Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011-2020 là “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã
hội.”8.
Ngày 13 tháng 6 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
711/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Một trong các quan
điểm chỉ đạo của Chiến lược là “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với
6

Xem: Hà Thu, Việt Nam tăng 2 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu, Nguồn:

ngày 03/9/2014
7
8

Xem: Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
Xem: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020


13


nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát
triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng
giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển
của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng”.
Giai đoạn 2005-2014 được Liên hợp quốc chọn làm thập kỷ giáo dục vì sự
phát triển bền vững với mục đích chung là thúc đẩy giáo dục với vai trò là nền tảng
cho một xã hội bền vững hơn và lồng ghép nội dung của phát triển bền vững vào hệ
thống giáo dục ở tất cả các cấp nhằm khuyến khích sự thay đổi trong cách ứng xử để
có được một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
Để bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm góp phần quan
trọng trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển bền vững của
đất nước, mỗi cơ sở giáo dục cần bảo đảm sự phát triển bền vững của mình. Bởi chỉ
trên cơ sở phát triển bền vững, các cơ sở giáo dục mới có được các chiến lược, các kế
hoạch phát triển nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Một trong các yếu tố được xem xét, đánh giá khi xếp hạng năng lực cạnh tranh
của các quốc gia là giáo dục đại học và thị trường lao động. Đây là các yếu tố được
đánh giá rất yếu và có ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh toàn cầu và do đó ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở nước ta.
1.3. Các yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vững trong giáo dục đại học
Để bảo đảm phát triển bền vững, mỗi cơ sở đào tạo cần có những yếu tố nhất
định bảo đảm sự phát triển bền vững của mình. Có thể xem xét những yếu tố sau đây
có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi trường đại học.
1.3.1. Nguồn nhân lực
Trên bình diện vĩ mô, một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn

lực bảo đảm cho sự phát triển, như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công
nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì con người luôn là nguồn lực quan
trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi
quốc gia. Một quốc gia cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc, kỹ
14


thuật, công nghệ hiện đại nhưng không có những con người có đủ trình độ, có đủ khả
năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có thể phát triển. Theo Liên Hợp Quốc thì
“Phát triển nguồn nhân lực là trung tâm của phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Đây cũng là vấn đề quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có
các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người, đặc
biệt là các nhóm và cá nhân trong xã hội dễ bị tổn thương nhất.”9. Quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế nhằm mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn đề cao vai trò của
nguồn nhân lực. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta xác định: “Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo
vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước
và quyền làm chủ của nhân dân”.10 Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng
khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng cũng nhấn mạnh: “Phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và
lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có
cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở
đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các
ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt
đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Quan tâm hơn tới
phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng

xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia
đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh
khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn”.11

Xem nguồn: />Xem: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011),
nguồn:
9

10

/>ngHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038370
11

Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng,
nguồn:

15


Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, xác định nguồn nhân lực giữ vai trò đặc biệt
quan trọng, ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW
về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Chỉ thị đã chỉ rõ những hạn
chế, yếu kém của đội ngũ nhà giáo nước ta: “…trước những yêu cầu mới của sự phát
triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều,
đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cơ cấu giáo viên
đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên
môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý
thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người
học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo dức, lối sống, nhân cách,

chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên”. Để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong
thời kỳ mới, Chỉ thị đã chỉ rõ mục tiêu của việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo là “…xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được
chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú
trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà
giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi
ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Trên bình diện vi mô, nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển của mỗi cơ quan, đơn vị tổ chức. Con người là trung tâm của mọi hoạt động,
quyết định việc khai thác và sử dụng các điều kiện hiện có của cơ quan, tổ chức; khai
thác tối đa mọi tiềm năng sẵn có, tạo ra những lợi thế, những hướng đi có hiệu quả để
bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhất các nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, tổ chức.
Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, con người không chỉ quyết định việc khai
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mỗi cơ quan, đơn vị mà còn góp phần
quan trọng vào sự phát triển bền vững của mỗi cơ quan, tổ chức.
Khi đề cập đến nguồn nhân lực, chúng ta luôn bảo đảm hai mặt: Số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực. Mỗi cơ quan, tổ chức trước hết cần bảo đảm đủ số lượng
/>/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382
16


lao động phù hợp với quy mô và sự phát triển của cơ quan, tổ chức đó. Số lượng nhân
lực quá nhiều hay quá ít đều tác động tiêu cực đến sự phát triển của cơ quan, tổ chức.
Quá nhiều nhân lực sẽ tạo ra hiện tượng thừa nhân lực, thiếu việc làm, hiệu quả công
việc thấp. Ngược lại, quá ít nhân lực sẽ không có điều kiện bố trí nhân lực đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hướng đến sự phát triển bền vững.
Số lượng nhân lực tuy có ý nghĩa đối với sự phát triển của mỗi cơ quan, tổ chức
nhưng không phải là yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định chính là chất lượng nguồn
nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực chính là hàm lượng trí tuệ và năng lực làm việc

và phẩm chất đạo đức của con người. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là
yếu tố bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi cơ quan, tổ chức.
Các cơ sở giáo dục muốn thực hiện được nhiệm vụ “Đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh
vực, ngành nghề”12 thì càng cần phải có nguồn nhân lực với đầy đủ tài, đức để có thể
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Báo cáo
chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức
XI của Đảng đã chỉ rõ, cần phải “Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng
yêu cầu về chất lượng”.13
1.3.2. Cơ sở vật chất, tài chính
Cùng với nguồn nhân lực thì cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng đáp
ứng yên cầu phát triển bền vững. Những năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục, Chính phủ đã giành một khoản ngân sách đáng kể đầu tư
cho giáo dục. Nếu năm 2011 chúng ta chi cho giáo dục đào tạo và dạy nghề 24.911 tỷ
đồng thì năm 2012, tổng chi cho giáo dục đào tạo và dạy nghề là 30.174 tỷ đồng.14
Năm 2013 và 2014 thực hiện chủ trương tiết kiệm các khoản chi ngân sách, những
khoản chi cho giáo dục đào tạo và day nghề vẫn được bảo đảm. Đây là những nỗ lực
cố gắng của Đảng và Nhà nước trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế để bảo
12

Xem Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.
Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng,
nguồn:
13

/>/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382.
14

Nguồn:


/>100002587&articleId=10048198.
17


đảm sự phát triển bền vững của giáo dục đào tạo. Báo cáo chính trị của BCH Trung
ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng đã xác định
nhiệm vụ trong giai đoạn tới cần phải “Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất
- kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một
số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế”.15 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tếxã hội”.
Thực hiện quan điểm chỉ đạo này, Chính phủ và nhiều địa phương đã quy hoạch
nhiều khu để phát triển giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo bậc đại học. Ví dụ khu quy
hoạch Đại học Quốc gia Hà Nội ở Hòa Lạc có diện tích 1.000 ha. Quy mô đào tạo cho
giai đoạn năm 2020 là 60.000 sinh viên và tầm nhìn đến năm 2050 là 100.000 sinh
viên.16 Năm 2006, tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt quy hoạch Khu liên hợp đào tạo,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (Khu đại học 1). Tiếp đó, năm 2010, tỉnh
tiếp tục phê duyệt quy hoạch khu đại học 2 và hiện nay đang quy hoạch khu đại học
3. Tổng quy mô của cả 3 khu đại học là 2.100 ha, dự kiến thu hút khoảng 15 vạn sinh
viên.17 Quyết định số 164/QĐ-TTg ngày 17/3/1998 của Thủ tưởng Chính phủ đã phê
duyệt dự án quy hoạch xây dựng làng đại học tại phường An Tây và An Cựu thành
phố Huế có tổng diện tích 135 ha với tổng mức đầu từ là 418,5 tỷ đồng.18 Những ví
dụ này cho thấy, những năm gần đây, chúng ta đã và đang quan tâm đầu tư xây dựng
các khu đại học nhằm bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục đại học để theo kịp trình
độ giáo dục của khu vực và trên thế giới.
15
Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng,
nguồn:


/>/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382.
16
Xem: Khánh Anh, 100,000 sinh viên sẽ hội tụ tại Hòa Lạc, nguồn: />17

Hòa Bình, Bắc Ninh đi trước trong quy hoạch đầu tư khu đô thị đại học, nguồn:
/>18
Ngọc Hà, Ngổn ngang làng đại học Huế, nguồn:
/>
18


1.3.3. Chương trình, học liệu
Đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, vấn đề chương trình
đào tạo và giáo trình học hiệu cũng giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định chất
lượng đào tạo. Chương trình đào tạo tiên tiến sẽ giúp người học tiếp cận được với các
tri thức tiến bộ của nhân loại, phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế - xã hội. Chương
trình đào tạo tiên tiến cũng giúp xã hội tiết kiệm được những khoản kinh phí đáng kể
do phải đào tạo lại những người vừa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng để đáp
ứng yêu cầu nguồn nhân lực.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chương trình, học liệu, Báo cáo chính trị của
BCH Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng
đã chỉ rõ cần phải “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,
phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện…”.19 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn
mạnh: “Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công
khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và
chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và

từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sat, đánh giá chất lượng giáo dục,
đào tạo.
Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài
hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục
theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành
nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
Bên cạnh chương trình đào tạo thì giáo trình, học liệu cũng góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo trình, học liệu cập nhất tri thức
tiên tiến, phù hợp với thực tiễn, có hàm lượng khoa học cao sẽ giúp trang bị những tri
thức cần thiết cho người học, đặc biệt là đối với đào tạo theo tín chỉ. Bên cạnh giáo
19
Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng,
nguồn:

/>/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382.
19


trình thì các nguồn tài liệu tham khảo, chuyên khảo cũng rất quan trọng hỗ trợ đắc lực
cho người học trong quá trình chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Nhiều trường đại học nhận thức rõ tầm quan trọng của học liệu nên đã có
những đầu tư đáng kể cho việc phát triển nguồn học liệu, xây dựng và hiện đại hóa
thư viện. Ví dụ trường Đại học khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư
trang bị hệ thống thư viện được đánh giá là một trong những thư viện hàng đầu của cả
nước hiện nay với gần 58.000 đầu sách. Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo
có cấp bằng của nhà trường là gần 48.000 cuốn. Hệ thống thư viện điện tử
() của Trường đang phát triển nhanh và hoàn thiện hơn; liên
thông với Thư viện Trung tâm của ĐHQG-HCM và mạng thư viện ĐH Việt Nam.20
1.3.4. Về tuyển sinh, chất lượng đào tạo
Với mỗi cơ sở giáo dục, vấn đề tuyển sinh là một trong các yếu tố quan trọng

bảo đảm chất lượng đào tạo. Là một quốc gia thực hiện thi tuyển đầu vào bậc đại học,
vì vậy việc bảo đảm một kỳ thi nghiêm túc, công bằng nhằm lựa chọn được những
người đủ tiêu chuẩn vào các ngành đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm
chất lượng đào tạo. Quá trình tuyển sinh phụ thuộc rất lớn vào việc xác định các khối
thi phù hợp với ngành đào tạo, việc tổ chức tốt quá trình thi cử, việc chấm thi, ghép
phách, việc xác định phương án gọi nhập học...Cơ sở đào tạo nào làm tốt quá trình
này sẽ bảo đảm lựa chọn được những người học phù hợp.
Vấn đề chất lượng đào tạo hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà
nước và toàn xã hội. Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế thì vấn đề chất lượng đào tạo lại càng được đặt lên hàng đầu. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh mục tiêu: “Tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng
ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân
dân”.
1.3.5. Liên kết đào tạo

20

/>id=522&lang=vi
20


Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì liên kết đào
tạo sẽ giúp tận dụng được lợi thế của các đối tác, giảm chi phí đồng thời giúp gắn đào
tạo với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Nhà nước đã có nhiều chủ trương cho việc
liên kết đào tạo, như Điều 45 Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy định về liên kết
đào tạo với nước ngoài; Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 27 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục đích của liên kết đào tạo

là thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các
trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương; tạo cơ hội học tập cho
nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện
mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục.
1.3.6. Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế
Trong các cơ sở giáo dục, hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể
thiếu. Điều 18 Luật Giáo dục quy định: “Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và
cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến khoa học, công nghệ; kết
hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa
phương hoặc của cả nước”. Điều 6 Luật Khoa học và Công nghệ cũng quy định: Nhà
nước có trách nhiệm “Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tăng cường nhân
lực khoa học và công nghệ và chuyển giao công nghệ về cơ sở…”. Trong Điều lệ
trường đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9
năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), một trong các nhiệm vụ của trường đại học là
“Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao
công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và
đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp
luật.” Có thể nói, nghiên cứu khoa học không chỉ giúp cho sinh viên gắn lý luận với
thực tiễn mà còn giúp cho các giảng viên, các nhà khoa học trau dồi các tri thức thực
tiễn, giúp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo trong một trường đại học.
Trong bối cảnh sự thay đổi nhanh chóng trên thế giới thông qua toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, các trường đại học cần chuẩn bị cho sinh viên đầy đủ các điều
21


kiện để bước vào một thế giới đang đổi thay nhanh chóng, để tăng cường và thúc đẩy
các khám phá khoa học, để thực hiện những nhiệm vụ mà chúng ta đã cam kết và để
duy trì năng lực cạnh tranh của chúng ta. Muốn vậy, các trường đại học phải có

những năng lực mang tính toàn cầu và những mối quan hệ có tính chất quốc tế dưới
nhiều hình thức. Các trường đại học cần chuẩn bị cho sinh viên của mình trở thành
những thành viên tích cực trong một thế giới mà biên giới quốc gia ngày càng trở
thành không còn mấy ý nghĩa. Nhu cầu duy trì năng lực cạnh tranh trên thế giới đòi
hỏi các trường đại học tạo ra nguồn nhân lực có năng lực toàn cầu và có khả năng
nghiên cứu ở đỉnh cao. Mỗi trường đều có trách nhiệm bảo đảm cho sinh viên của
mình được chuẩn bị đầy đủ cho những thử thách của thế kỷ XXI và hiệu quả của việc
đó là một phép thử đối với chất lượng đào tạo của các trường.
Có nhiều nguyên nhân cả nội tại và ngoại tại thúc đẩy việc tăng cường hợp tác
quốc tế giữa các trường đại học. Thực tiễn cho thấy các trường đại học thiết lập được
các mối quan hệ quốc tế rộng rãi thường hoạt động tốt hơn nhiều trong cả đào tạo lẫn
nghiên cứu khoa học. Điều này thường được thể hiện qua việc đào tạo được những
sinh viên có kiến thức mang tính chất quốc tế và đạt được những chuẩn mực quốc tế;
duy trì năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh phát triển tri thức trong những vấn đề về sự
tương thuộc giữa các quốc gia; nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra cho quốc gia và
quốc tế; hoạt động vì tiến bộ xã hội; đánh giá cao sự đa dạng văn hóa và dân tộc của
một quốc gia qua đó duy trì ổn định an ninh quốc tế và những quan hệ hòa bình.
Nhu cầu quốc tế hóa khiến ngày nay các trường đại học không thể phát triển
mà không chú trọng tới hợp tác quốc tế và hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế
nhằm đạt được sự thừa nhận, đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong
một môi trường toàn cầu.
Hợp tác quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng nguồn lực con
người cho các trường đại học. Bài học của Trung Quốc có một ý nghĩa rất quan trọng.
Để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với những trường đại học hàng đầu thế giới,
Trung Quốc đã đầu tư những khoản tiền rất lớn để mua chất xám. Chính sách của họ
là tuyển dụng nhân sự trên phạm vi toàn cầu và tăng cường quốc tế hóa: họ không có
đủ sức mạnh tài chính để lôi cuốn được những giáo sư đẳng cấp quốc tế với số lượng
đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động của một trường, thay vào đó, họ có chủ trương rất
22



rõ ràng nhằm thu hút những trí thức Hoa kiều và những người Trung Quốc được đào
tạo từ các nước phương Tây. Họ đã đạt được những thành công rất đáng kể: trong
khoảng từ năm 2000 đến 2005, số lượng công bố khoa học của các trường đại học
nghiên cứu hàng đầu trong danh mục SCI đã tăng gấp đôi. Đại học Thanh Hoa đã có
khoảng 2700 bài báo được liệt kê trong danh mục SCI năm 2003, gần bằng con số
của các trường hàng đầu thuộc top 50 của thế giới. Số giảng viên có bằng tiến sĩ đã
đạt đến 50% ở các trường đại học nghiên cứu hàng đầu của TQ tính đến năm 2005 và
đạt đến 75% trước năm 2010. Bài học rút ra ở đây là nguồn lực con người dù có xuất
sắc đến đâu đi nữa cũng sẽ không phát huy được tác dụng nếu thiếu một cơ chế vận
hành hợp lý.
Đối với các trường hiện nay, hợp tác quốc tế không trực tiếp tác động lên cơ
chế quản trị của các trường, nhưng thông qua trao đổi học giả, giao lưu văn hóa, hợp
tác nghiên cứu, có thể tăng cường nhận thức của giới quản lý đại học và giảng viên,
tạo ra nhu cầu và điều kiện cho những cải cách có thể thực hiện.

23


Chương 2
Thực trạng phát triển của Viện Đại học Mở Hà Nội trong hơn 20 năm qua
2.1. Thực trạng về nguồn nhân lực
2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Viện
Thực hiện Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng
chính phủ và Quyết định số 1329 QĐ/TU ngày 2/4/2007 của Thành uỷ Hà Nội về bổ
nhiệm cán bộ, thời gian qua Viện đã tích cực lựa chọn, bồi dưỡng để đề bạt, bổ nhiệm
đội ngũ cán bộ chủ chốt của Viện theo nguyên tắc: Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và
phát triển trong đội ngũ cán bộ chủ chốt, tạo sự đoàn kết thống nhất cao. Việc bổ
nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp Viện do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện với sự đề xuất
giới thiệu của tập thể cán bộ chủ chốt cơ sở thông qua đợt lấy phiếu tín nhiệm. Quy

trình được thực hiện công khai, dân chủ lựa chọn được những người có đủ uy tín, đủ
năng lực để lãnh đạo Viện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của nhà trường, nhất là
trong giai đoạn trong nước và thế giới đang gặp khủng hoảng về kinh tế.
Công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị của Viện thực hiện qua nhiều bước để chọn được cán bộ đủ phẩm chất và năng lực quản lý. Trước hết, xuất phát từ
nhu cầu cán bộ quản lý đơn vị, Lãnh đạo Viện căn cứ vào năng lực của cán bộ chọn
ứng viên. Sau đó, ứng viên được lấy phiếu tín nhiệm ở đơn vị. Đảng uỷ và Ban Giám
hiệu họp bàn để lựa chọn. Khi thống nhất ý kiến trong ban Lãnh đạo, Viện trưởng ký
quyết định bổ nhiệm cán bộ. Nhiệm vụ của mỗi cán bộ quản lý được phân công cụ
thể, phù hợp với từng vị trí cán bộ quản lý trong Viện.
Việc đánh giá cán bộ quản lý được thực hiện thường xuyên, bằng nhiều biện
pháp và thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Năng lực quản lý của cán bộ thể
hiện qua việc chỉ đạo các hoạt động của đơn vị có hiệu quả hay không. Vì vậy, trong
buổi họp giao ban cán bộ chủ chốt hàng tháng, Lãnh đạo Viện rà soát việc thực hiện
nhiệm vụ được giao của các đơn vị gắn liền với trách nhiệm của cán bộ quản lý đơn
vị đó. Hơn nữa, việc giám sát cán bộ quản lý được thực hiện thông qua hòm thư góp
ý, thông tin trực tiếp hoặc qua điện thoại từ cơ sở, diễn đàn trên website, hòm thư
điện tử e-mail. Mọi đơn thư, khiếu nại về cán bộ quản lý đều được xem xét và giải
quyết kịp thời.

24


Cán bộ quản lý luôn bám sát công việc, thường xuyên tìm hiểu và giải quyết đáp
ứng được nhu cầu thiết yếu của đơn vị. Nhiều cán bộ quản lý làm việc thêm ngoài giờ
hành chính và ngày nghỉ cuối tuần để công việc của đơn vị được thực hiện tốt. Do có
đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực, Viện thực hiện được
khối lượng công việc đồ sộ, đa dạng trong khi biên chế cán bộ quản lý rất gọn nhẹ.
Tính đến tháng 10 năm 2014, Viện đã có 80 cán bộ chủ chốt cấp khoa, phòng,
trung tâm, trong đó có 01 PGS, 22 tiến sỹ, 51 thạc sỹ. Trong số đó có 01 người có
bằng cử nhân lý luận chính trị và 07 người sắp tốt nghiệp cử nhân lý luận chính trị.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt mặc dù nhiều người tuổi đời còn trẻ nhưng đều trưởng
thành từ các đơn vị, có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp đào tạo của nhà trường nên
đều có đủ kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, có bản lĩnh chính trị, góp phần quan trọng
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
2.1.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên, viên chức, nhân viên
Từ khi thành lập đến nay, từ chỗ chỉ có vài chục cán bộ, giảng viên, đến nay, sau
hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên và chuyên viên
của Viện đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Tính đến tháng 07
năm 2014, quy mô cán bộ giảng viên, viên chức cơ hữu của Viện là 452 người, gồm
240 giảng viên, trong đó có 01 PGS, 30 Tiến sĩ, 180 Thạc sĩ, 142 cử nhân và 17
Trung-sơ cấp. Tỷ lệ giảng viên có trình độ trên đại học đạt 80,7%. Quy trình tuyển dụng
lao động, bổ nhiệm cán bộ được tiến hành công khai, dân chủ và minh bạch. Công tác
bồi dưỡng, đào tạo cán bộ luôn được Viện chú trọng. Bộ máy cán bộ quản lý được trẻ
hóa, năng động, có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Viện.
Công tác tuyển dụng cán bộ có chất lượng cao luôn được Viện đặc biệt chú
trọng. Viện đã mời được những nhà khoa học có uy tín đảm nhận các vị trí then chốt
về chuyên môn, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ trẻ tham gia các khoá đào tạo
ngắn hạn và dài hạn ngoài nước. Kể từ năm 2005 đến nay Viện đã cử 231 lượt cán bộ,
giảng viên đi học tập và nghiên cứu ngoài nước. Viện khuyến khích cán bộ trẻ theo
học các khoá đào tạo ngắn hạn trong nước và dài hạn để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Lãnh đạo Viện luôn động viên khuyến khích cán bộ quản lý và cán bộ giảng
viên tham gia các hoạt chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước. Chính sách và
biện pháp được thể hiện qua việc tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho cán bộ.
25


×