Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khai thác bền vừng tài nguyên rừng theo pháp luật môi trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 81 trang )

VŨ TRƢỜNG GIANG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

LUẬT KINH TẾ

KHAI TH¸C BÒN V÷NG TµI NGUY£N RõNG
THEO PH¸P LUËT M¤I TR¦êNG VIÖT NAM

VŨ TRƢỜNG GIANG

2017 - 2019

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHAI TH¸C BÒN V÷NG TµI NGUY£N RõNG
THEO PH¸P LUËT M¤I TR¦êNG VIÖT NAM
VŨ TRƢỜNG GIANG

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số



: 8 38 01 07

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN PHƢƠNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Trƣờng Giang


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội và
sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Phương về đề tài luận văn:
"Khai thác bền vững tài nguyên rừng theo pháp luật môi trường Việt Nam". Để hoàn
thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp
đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường
Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học
tập, nghiên cứu tại Trường.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Phương
đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại
học, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không
thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động
viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Trƣờng Giang


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT KHAI
THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1.1.

Quan niệm về khai thác bền vững tài nguyên rừng

6
6

1.1.1. Khái niệm tài nguyên rừng và phân loại tài nguyên rừng

6

1.1.2. Khái niệm khai thác bền vững tài nguyên rừng

10

Lý luận về pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng

15

1.2.1. Khái niệm pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng

15

1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng

15


1.2.3. Nội dung của pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng

18

1.2.4. Vai trò của pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng

20

1.2.

1.3.

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật khai thác bền
vững rừng ở Việt Nam

21

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN RỪNG

2.1.

Thực trạng quy định về quy hoạch bảo vệ, khai thác tài nguyên rừng

2.2.

Thực trạng các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
thuộc sở hữu toàn dân


26

30

2.2.1. Quy định về cấm hoàn toàn việc khai thác rừng, đặc biệt là lâm sản

30

2.2.2. Thực trạng các quy định về khai thác lâm sản

34

2.2.3. Thực trạng các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng
dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và kết hợp sản
xuất lâm, nông, ngư nghiệp
2.2.4. Thực trạng các quy định về dịch vụ môi trường rừng

43
45

2.2.5. Thực trạng các quy định về khai thác loài động, thực vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm

49


2.3.

Thực trạng các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về khai thác
rừng bền vững


51

2.3.1. Trách nhiệm hành chính

51

2.3.2. Trách nhiệm hình sự

56

2.3.3. Trách nhiệm dân sự

58

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN RỪNG

3.1.

Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật khai
thác rừng bền vững ở Việt Nam

3.2.

62

Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật khai thác rừng bền vững ở
Việt Nam


3.3.

62

63

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật khai thác
rừng bền vững ở Việt Nam

66

KẾT LUẬN

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLHS

: Bộ luật Hình sự


BVMT

: Bảo vệ môi trường

BV&PTR

: Bảo vệ và phát triển rừng

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

ĐVHD

: Động vật hoang dã

NN&PTNT

: Nông nghiệp vả phát triển nông thôn

FAO

: Tổ chức Nông lương Thế giới

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

UBND


: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diện tích rừng tự
nhiên đang giảm đi đáng kể. Điều này là do những tác động khai thác lâm sản cả hợp
pháp và bất hợp pháp, bên cạnh việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng trọt, chăn
nuôi, xây dựng công trình thủy điện, nhà ở… Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương
thế giới (FAO), hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi khoảng 9 triệu
ha. Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống của Liên Hợp Quốc và các
chính phủ như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước thì không thể hoàn toàn
bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của nhân loại, đặc biệt là các khu rừng
nhiệt đới còn sót lại tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những
biện pháp quan trọng được cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan
tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập cơ chế
quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho các sản phẩm lâm nghiệp đầu ra.
Theo Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO) thì: "Quản lý rừng bền vững là quá
trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản
lý đã được đề ra một cách rõ ràng. Như vậy, quản lý, khai thác rừng bền vững là phải
bảo đảm bền vững được ba yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội" [Dẫn theo 42].
Khái niệm khai thác rừng theo Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn
thi hành đã có những nội dung mới so với khái niệm khai thác rừng trước đây. Thay
vì chỉ chú trọng tới khai thác gỗ và lâm sản thì hiện nay hoạt động khai thác lợi ích
kinh tế từ rừng còn chú trọng tới các lợi ích kinh tế từ khai thác giá trị môi trường
của rừng, bao gồm các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng; trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ
khác. Các quy định về khai thác bền vững tài nguyên rừng theo Luật Lâm nghiệp và
các văn bản hướng dẫn đã kế thừa một phần các thành quả lập pháp trước đây

nhưng cũng có những quy định hoàn toàn mới.

1


Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu pháp luật về khai thác bền vững tài
nguyên rừng, phân tích các thiếu sót, hạn chế của pháp luật, nếu có, sẽ tạo điều kiện
cho việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động khai thác bền vững tài nguyên
rừng và việc xem xét, đánh giá quá trình thực thi sẽ góp phần bảo đảm việc thực thi
có hiệu quả các quy định này trên thực tế là một việc làm cần thiết cả về lý luận và
thực tiễn.
Do đó, tôi chọn đề tài "Khai thác bền vững tài nguyên rừng theo pháp
luật môi trường Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo vệ môi trường (BVMT), quản lý, khai thác tài nguyên rừng là một lĩnh
vực khá rộng do đó đã một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến các
công trình sau:
* Luận án tiến sĩ:
Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2012.
* Luận văn thạc sĩ:
- Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật
học, của Bùi Thu Hà, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
- Thực trạng khai thác và sử dụng rừng tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La,
Luận văn thạc sĩ Luật học, của Phạm Thái Bình, Trường Đại học Mở Hà Nội, 2016.
- Pháp luật về bảo vệ động, thực vật rừng quý hiếm, Luận văn thạc sĩ Luật
học, của Hoàng Tuấn Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội, 2016.
- Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn của tỉnh Quảng
Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, của Arâl Hoàng, Học viện Khoa học Xã hội, 2018...

Tuy vậy, kể từ khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực (ngày 1 tháng 1 năm 2019)
tới nay, hầu như chưa có công trình nào nguyên cứu về vấn đề pháp luật khai thác
bền vững tài nguyên rừng. Với những quy định mới của Luật Lâm nghiệp và các

2


văn bản hướng dẫn thi hành thì việc nghiên cứu pháp luật khai thác bền vững tài
nguyên rừng để hiểu rõ và bảo đảm việc thực thi có hiệu quả là việc làm cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa những lý luận và phân tích, đánh giá
thực trạng pháp luật hiện hành khai thác bền vững tài nguyên rừng, luận văn phân
tích sâu sắc thêm về lý luận, tìm ra những mặt tích cực, yếu kém và nguyên nhân
của chúng, xác lập quan điểm và đề xuất giải pháp đảm bảo việc khai thác bền vững
tài nguyên rừng theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu, làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng.
- Phân tích đánh giá thực trạng pháp luật khai thác bền vững tài nguyên
rừng, tìm hiểu những nhân tố tích cực, ưu điểm; phát hiện những thiếu sót, bất cập,
hạn chế, cản trở và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế của pháp luật và quá
trình thực thi pháp luật về lĩnh vực này.
- Đề xuất các quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về khai thác bền vững tài nguyên rừng ở
Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về khai thác bền vững tài
nguyên rừng, pháp luật thác bền vững tài nguyên rừng.
- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và việc thực thi pháp

luật thác bền vững tài nguyên rừng theo Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn
thi hành, có so sánh với các quy định tương ứng trước đây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu pháp luật thác bền vững tài nguyên rừng theo Luật
Lâm nghiệp 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có so sánh với các quy định

3


trước đây, chủ yếu là Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) năm 2004. Trong
đánh giá việc thực thi pháp luật, luận văn tập trung vào thời gian những năm gần
đây ở Việt Nam, đặc biệt từ năm 2015 trở lại đây.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên rừng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của triết học Mác - Lênin. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp cụ thể
như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lô-gíc, phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh và tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận giải khái niệm; xác định vai trò, nội dung, hình thức về khai thác bền
vững tài nguyên rừng, pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng theo pháp luật
Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật khai thác bền vững tài
nguyên rừng theo pháp luật hiện hành, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của các
quy định này.

- Đánh giá có hệ thống, khoa học về thực trạng khai thác bền vững tài
nguyên rừng theo pháp luật Việt Nam; chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, xác lập
các quan điểm; đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm thực thi pháp luật khai
thác bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là một nghiên cứu chuyên khảo về pháp luật khai thác bền vững
tài nguyên rừng ở Việt Nam, góp phần bổ sung cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng
pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam.

4


Luận văn có thể được sử dụng để tham khảo, vận dụng vào thực tiễn nhằm
mục đích thực hiện khai thác bền vững tài nguyên rừng, thực thi có hiệu quả pháp
luật khai thác bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng.

5


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG


1.1. Quan niệm về khai thác bền vững tài nguyên rừng
1.1.1. Khái niệm tài nguyên rừng và phân loại tài nguyên rừng
Rừng là bộ phận cấu thành quan trọng bậc nhất của hệ sinh quyển và có ý
nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và môi trường. Có rất nhiều
định nghĩa, khái niệm về rừng đã được đưa ra.
Tùy vào từng chuyên ngành của các ngành khoa học khác nhau mà có những
định nghĩa cũng khác nhau về rừng. Khi nói đến rừng chúng ta thường hay nghĩ đến
nó là những khu vực rộng lớn với rất nhiều cây và là nhà của nhiều loài động vật.
Theo cách hiểu chung nhất thì "Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây
rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã
sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ
mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác" [38].
Dưới giác độ sinh thái học thì một tập hợp cây gỗ có mật độ thưa, tán lá và
hệ thống rễ của chúng không giao nhau thì không được gọi là rừng. Khu đất như thế
thường được gọi là công viên hay vườn cây. Ngược lại, "rừng phải là một tập hợp
vô số cây thân gỗ, cây thân bụi, thảm cỏ và các sinh vật khác định cư trên một
khoảng đất nhất định và giữa chúng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, tán lá
và hệ rễ của chúng phải giao nhau" [25, tr. 42].
Nhà bác học người Nga G.F. Morozov (1912) đã định nghĩa như sau: "Rừng là
những quần xã cây gỗ, trong đó chúng biểu hiện các ảnh hưởng qua lại lẫn nhau làm
nảy sinh ra những hiện tượng mới mà những cây mọc đơn lẻ không có. Trong quần
lạc sinh địa rừng không chỉ có mối quan hệ qua lại giữa các cây rừng với nhau mà
còn có mối quan hệ qua lại giữa chung với đất và môi trường không khí; rừng có
khả năng tự phục hồi". Viện sĩ V.I. Xukachev (1945, 1960) đã cho rằng "rừng là

6


một quần lạc sinh địa" và "quần lạc sinh địa rừng là một khoảnh đất bất kỳ có sự
đồng nhất về thành phần, cấu trúc và các đặc điểm của các thành phần tạo nên nó và

về mối quan hệ giữa chúng với nhau, có nghĩa là đồng nhất về thực vật che phủ, về
thế giới động vật và vi sinh vật cư trú tại đó về các điều kiện tiểu khí hậu, thủy văn
và đất đai, về các kiểu trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần của nó
với nhau và với các hiện tượng tự nhiên khác". Xuất phát từ quan điểm hệ thống,
X.B. Belov người Nga định nghĩa: "Rừng là một hệ thống sinh học tự điều chỉnh,
bao gồm thảm cây gỗ, cây bụi, thảm cỏ, động vật, vi sinh vật, đất và chế độ thủy
văn, không khí và các sinh vật sống trên đất" [Dẫn theo 25, tr. 43].
Quan điểm thứ hai, của các nhà khoa học phương Tây, coi rừng là một hệ
sinh thái. A. Tansley là người đầu tiên đề cập đến khái niệm hệ sinh thái vào năm 1935,
"mặc dù các cơ thể sống luôn có xu hướng muốn tách khỏi môi trường sống để dành
được sự chú ý đặc biệt, nhưng thực tế các cơ thể sống không thể tách khỏi môi trường
mà chúng phải cùng với môi trường sống đó hợp thành một thể thống nhất vật lý sinh học thống nhất. Những hệ thống này là những đơn vị cơ bản của tự nhiên và
được gọi là hệ sinh thái". Các nhà khoa học như Linderman (1942), C.Wilee (1957),
P.E. Odum (1971,1975) và Whitetaker (1975)… đều coi hệ sinh thái là đơn vị chức
năng cơ bản trong sinh thái học, trong đó bao gồm các thành phần tự sinh vật và các
hoàn cảnh vô sinh, giữa các thành phần đó luôn có ảnh hưởng qua lại đến nhau và
đều cần thiết để giữ gìn sự sống dưới dạng như đã tồn tại trên trái đất. Một hệ sinh
thái được gọi là hệ sinh thái rừng khi các thành phần thực vật trong đó bao gồm
những cây thân gỗ (hoặc các loài cây họ tre nứa, cau dừa…) sống lâu năm, có mật
độ đủ lớn để chi phối các hoạt động trao đổi vật chất và tích lũy năng lượng của hệ
sinh thái đó tạo ra một môi trường sinh thái bên trong hoàn toàn khác biệt [28, tr. 31].
Như vậy, rừng được đặc trưng bởi ba đặc điểm sau đây:
(1) Các loài cây gỗ và giữa các loài cây gỗ với các loài cây khác (cây bụi,
cỏ rêu, dây leo…) có ảnh hưởng qua lại với nhau. Đặc điểm ảnh hưởng qua lại có
thể có ích cho cây gỗ nhưng cũng có thể có hại cho cây gỗ.

7


(2) Các thành phần của rừng không chỉ phụ thuộc vào môi trường mà chính

bản thân chúng cũng tác động trở lại môi trường. Sự tác động này dẫn đến hình
thành tiểu khí hậu và đất đặc trưng cho rừng.
(3) Rừng có khả năng tự phục hồi, đảm bảo sự thay thế các thế hệ, nhưng
khả năng này chỉ có được khi rừng không bị tác động xấu từ bên ngoài [25, tr. 44].
Để hướng dẫn đo đạc và công bố độ che phủ rừng mỗi nước, trong Báo cáo
FRA năm 2015, FAO đã định nghĩa rừng như sau: "Rừng là một diện tích đất rộng
hơn 0.5 hec-ta với cây cao hơn 5 mét, có tán bao phủ hơn 10 phần trăm, hoặc cây có
thể vươn tới ngưỡng đó trong những điều kiện đặc biệt, không bao gồm đất mà
trong đó, phần lớn thuộc về đất nông nghiệp hay đất thành thị…" [30]. Tổ chức gỗ
nhiệt đới quốc tế đưa ra định nghĩa, giống như FAO, được Thang Hooi Chiew (2006)
tiếp nhận như sau: "Đất phải rộng trên 0,5 héc-ta, với chiều cao của các cây hơn 5m
và độ che phủ hơn 10 phần trăm hoặc các cây có khả năng đạt đến ngưỡng nguyên
vị của nó. Điều này không bao gồm đất mà phần lớn đang sử dụng đất đô thị hoặc
nông nghiệp. Các cây có khả năng đạt đến độ cao tối thiểu là 5 mét. Những diện tích
đang khôi phục mà chưa đạt được nhưng hy vọng sẽ đạt độ che phủ 10 phần trăm thì
được chấp nhận và bao gồm cả các cây có chiều cao 5 mét…" [Dẫn theo 16].
Ở Việt Nam, theo Điều 2 khoản 3 Luật Lâm nghiệp 2017: "Rừng là một hệ
sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng
và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài
cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên
núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên
vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên" [24].
Định nghĩa này được xác định theo ba tiêu chí: diện tích; chiều cao cây; độ
tàn che để phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đáp ứng yêu cầu chung của quốc tế.
Như vậy, theo khái niệm này, một diện tích được coi là rừng khi đáp ứng các tiêu
chí bao gồm: i) Có các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng
và các yếu tố môi trường khác; ii) Một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có

8



chiều cao được xác định theo hệ thực vật; iii) Diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên
và iv) độ tàn che từ 0,1 trở lên. Độ tàn che được hiểu là mức độ che kín của tán cây
rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ
lệ phần mười.
Chiều cao trung bình được xác định phụ thuộc vào diện tích rừng đó là rừng
tự nhiên hay rừng trồng. Điều 4 khoản 3 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số
156/2018/NĐ-CP) quy định về chiều cao trung bình của cây rừng tự nhiên như sau:
Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên
được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của
cây rừng từ 5,0 m trở lên;
b) Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây
rừng từ 2,0 m trở lên;
c) Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ
1,5 m trở lên;
d) Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều
kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
Điều 5 khoản 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP chiều cao trung bình của
cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
a) Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao
trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
b) Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều
cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
c) Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng
từ 1,0 m trở lên.
Có nhiều cách phân loại rừng theo các tiêu chí khác nhau. Một số cách phân
loại phổ biến như: i) Theo hình thức sở hữu rừng: Sở hữu toàn dân, sở hữu nhà


9


nước, sở hữu ngoài nhà nước, sở hữu tư nhân..); ii) Theo mục đích sử dụng: Rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng chắn cát, rừng nghiên cứu khoa học..;
iii) Theo nguồn gốc hình thành: Rừng tự nhiên, rừng trồng..; iv) Theo mức độ tác
động của con người: Rừng tái sinh, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng phục hồi...;
v) Theo trữ lượng của cây rừng chính: Rất giàu, giàu, trung bình, nghèo..; vi) Theo
thổ nhưỡng: Rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nước, rừng trên bãi cát ven biển..;
vii) Theo cây rừng chính: Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng thuần loài, rừng hỗn giao.
viii) Theo khả năng tăng trưởng hay phát triển của rừng: Rừng chưa khép tán, rừng
đang phát triển tốt, rừng thành thục, rừng già cỗi, rừng nghèo kiệt..; ix) Theo cấu
trúc sinh thái: Rừng thấp tầng, rừng nhiều tầng, rừng mưa, rừng nhiệt đới, rừng ôn
đới, rừng xú vẹt, rừng Tràm, rừng Đước...
Luật Lâm nghiệp năm 2017 xác định các loại rừng theo các tiêu chí về hình
thức sở hữu gồm sở hữu toàn dân và các hình thức sở hữu khác, theo nguồn gốc
hình thành gồm rừng tự nhiên và rừng trồng và theo mục đích sử dụng gồm: rừng
đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất.
"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của
cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người" [37].
Rừng là một loại tài nguyên bởi con người có thể khai thác, sử dụng rừng
để tạo ra các loại của cải, vật chất và các giá trị sử dụng cho con người. Như vậy có
thể hiểu, tài nguyên rừng là tất cả các diện tích rừng mà con người có thể sử dụng
để tạo ra các loại của cải, vật chất và các giá trị sử dụng cho con người.
1.1.2. Khái niệm khai thác bền vững tài nguyên rừng
Theo Từ điển Tiếng Việt thì "khai thác" được hiểu theo nghĩa là "tiến hành
hoạt động để thu lấy những nguồn lợi sẵn có trong tự nhiên hoặc phát hiện và sử
dụng những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng" [36].
Như vậy, khai thác rừng là hoạt động "thu lấy" hoặc "sử dụng" những
nguồn lợi sẵn có hoặc những cái có ích đối với con người của tài nguyên rừng.

"Những nguồn lợi sẵn có hoặc những cái có ích của tài nguyên rừng" được hiểu là
các giá trị của rừng.

10


Điều 2 khoản 12 Luật Lâm nghiệp định nghĩa "Giá trị rừng là tổng giá trị
các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại một thời
điểm, trên một diện tích rừng xác định". Khái niệm giá trị rừng của Luật lâm nghiệp
2017 có một bước tiến mới khi xác định giá trị của rừng không chỉ là giá trị kinh tế
của thảm thực vật rừng, của gỗ khai thác từ rừng mà còn bao gồm cả giá trị về môi
trường của rừng.
Theo ước tính, giá trị trực tiếp của rừng tự nhiên (giá trị mà con người khai
thác được trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ…) chỉ chiếm từ 20-25%, trong khi
các giá trị môi trường hay giá trị sinh thái chiếm đến 75- 80%. Giá trị môi trường
của rừng hầu như khó thay thế hoặc rất tốn kém nếu áp dụng các phương pháp khác
để thay thế. Hiện nay không có phương pháp nào tính được hết các giá trị môi
trường của rừng [15]. Theo các nhà khoa học, giá trị môi trường của rừng được thể
hiện bởi những giá trị sau đây: a. Khả năng hấp thụ các bon; b. Điều hòa nguồn
nước; c. Làm tăng độ phì nhiêu cho đất, chống rửa trôi đất; góp phần làm giảm nhẹ
lũ lụt; d. Rừng là nơi lưu giữ các hệ sinh thái và các nguồn gien quý giá của tự
nhiên; e. Rừng là nơi nghỉ dưỡng, tham quan
Chính vì việc phức tạp và khó khăn của việc tính toán toàn bộ các giá trị
của rừng (cả giá trị trực tiếp và gián tiếp) nên việc cân nhắc lựa chọn đánh đổi trong
quá trình ra quyết định còn hạn chế.
Vì phát triển kinh tế, nhiều nơi vẫn phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng và đất rừng. Khai thác sử dụng rừng bất cẩn trước mắt sẽ là để lại nguy hại về
môi trường dài lâu cho con người và xã hội. Ở Việt Nam đã có nhiều bài học về
việc đánh đổi hệ sinh thái rừng và phát triển kinh tế [15].
Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, khai thác rừng được hiểu là hoạt động

"thu lấy" hoặc "sử dụng" những giá trị của rừng, bao gồm cả giá trị của bản thân
thực vật rừng, gỗ rừng và các giá trị môi trường của rừng.
Theo quy định hiện hành, khái niệm khai thác được định nghĩa gồm ba
dạng khai thác là khai thác chính, khai thác tận dụng và khai thác tận thu.

11


Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP định nghĩa về các khái niệm khai thác
như sau: "Khai thác chính là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế
là chính, đồng thời bảo đảm phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong
phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật", "Khai thác tận dụng là
việc tận dụng những cây gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên
cứu khoa học và giải phóng mặt bằng các dự án khi chuyển mục đích sử dụng rừng
sang mục đích khác". "Khai thác tận thu là việc thu gom những cây gỗ bị đổ gãy, bị
chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong rừng" [11].
Với khái niệm khai thác rừng được hiểu là "hoạt động thu lấy hoặc sử dụng
những giá trị của rừng, bao gồm cả giá trị của bản thân thực vật rừng, gỗ rừng và
các giá trị môi trường của rừng" thì hai khái niệm khai thác tận thu và khai thác tận
dụng theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP không được hiểu theo nghĩa khai thác này
mà chỉ có khái niệm khai thác chính là được hiểu gồm việc khai thác toàn diện các
giá trị của rừng.
Theo khái niệm khai thác chính được định nghĩa tại Nghị định số
156/2018/NĐ-CP thì khai thác được hiểu là hoạt động lấy gỗ và sử dụng rừng bền
vững được xác định trong phương án quản lý rừng bền vững.
Nội dung phương án quản lý rừng bền vững được quy định tại Thông tư
28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý rừng bền
vững (sau đây gọi là Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT). Một trong những nội
dung quan trọng nhất của phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là xác
định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án.

Việc xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện
phương án được quy định tại Điều 5 khoản 2, Điều 6 khoản 2 và Điều 7 khoản 2
Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT đều đề cập tới ba yếu tố: kinh tế, xã hội và
môi trường khi xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn
thực hiện phương án, cụ thể:

12


Đối với rừng đặc dụng, mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong
giai đoạn thực hiện phương án, được quy định tại Điều 5 khoản 2 Thông tư số
28/2018/TT-BNNPTNT, gồm:
a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của
rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, ĐDSH, các loài thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được bảo vệ; phát triển và
bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn
định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý rừng
bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường
rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.
Đối với rừng phòng hộ, mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong
giai đoạn thực hiện phương án, được quy định tại Điều 6 khoản 2 Thông tư số
28/2018/TT-BNNPTNT, gồm:
a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của
rừng; đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, phòng chống sạt lở, xói mòn đất, chắn
sóng lấn biển, bảo vệ đê biển, chắn cát, chắn gió, bảo vệ nguồn nước, an toàn hồ đập,
BVMT sinh thái, cảnh quan; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;

b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn
định sinh kế người dân trong khu vực; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền
vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường
rừng; sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng, gỗ khai thác từ rừng trồng và lâm
sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.

13


Đối với rừng sản xuất, mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong
giai đoạn thực hiện phương án, được quy định tại Điều 7 khoản 2 Thông tư số
28/2018/TT-BNNPTNT, gồm:
a) Về kinh tế: trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng
trồng; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; diện tích, sản lượng gỗ khai thác từ rừng
trồng, sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng; giá trị thu từ các hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường rừng, trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ khác;
b) Về môi trường: tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng đạt
được; bảo tồn tính đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo vệ các loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm
nghiệp; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
c) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đào
tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý
rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.
Khái niệm khai thác rừng (chính) đã có những nội dung mới so với khái
niệm khai thác rừng trước đây. Thay vì chỉ chú trọng tới khai thác gỗ và lâm sản thì
hiện nay hoạt động khai thác lợi ích kinh tế từ rừng còn chú trọng tới các lợi ích
kinh tế từ khai thác giá trị môi trường của rừng, bao gồm các hoạt động chi trả dịch
vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng; trữ

lượng các-bon rừng và các dịch vụ khác.
Như vậy, khái niệm khai thác rừng hiện nay đã hướng tới việc khai thác
bền vững tài nguyên rừng, phù hợp với quan điểm phát triển bền vững.
Việc thực hiện khai thác bền vững tài nguyên rừng giúp tăng khả năng thu
lợi từ hoạt động khai thác và từ đó đạt được những mục tiêu chung về phát triển bền
vững, đó là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của phát triển là phát
triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm và bảo vệ các giá trị về môi trường.

14


1.2. Lý luận về pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng
1.2.1. Khái niệm pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng
Pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng là một lĩnh vực của pháp luật
môi trường gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác tài nguyên rừng, xử lý vi phạm và giải
quyết tranh chấp đối với hành vi vi phạm pháp luật, hướng tới việc khai thác, sử dụng
một cách hợp lý và tiết kiệm tài nguyên rừng, bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hòa giữa ba mặt của phát triển là phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ các giá trị về môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên rừng.
Các quy phạm này đư ợc chứa đựng trong các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t
do các cơ quan nhà nước có thẩ m quyề n

ban hành như Quố c hô ̣i , Chính phủ, các

Bô ̣, Hô ̣i đồ ng nhân dân và Ủy ban nhân dân (UBND)…
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng là
các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng
tài nguyên rừng và xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với hành vi xâm hại

tài nguyên rừng. Các quan hệ này có thể được chia thành hai nhóm như sau:
- Nhóm quan hệ thứ nhất: Nhóm quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với
nhau trong hoạt động khai thác tài nguyên rừng.
- Nhóm quan hệ thứ hai: Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với
nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý và
khai thác tài nguyên rừng.
Trên cơ sở đối tượng đều chỉnh như đã nói ở trên, pháp luật bảo vệ rừng đặc
dụng sử dụng hai phương pháp điều chỉnh sau:
- Phương pháp bình đẳng - thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ
thứ nhất).
- Phương pháp quyền uy (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai).
1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng
Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng là
những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các

15


quy phạm pháp luật về khai thác bền vững tài nguyên rừng, trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội, thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
ta về khai thác tài nguyên rừng.
Bao gồm các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc khai thác tài nguyên rừng phải đảm bảo phát triển bền vững,
đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, xuyên suốt đối với việc xây dựng và áp
dụng pháp luật về khai thác tài nguyên rừng hướng tới khai thác bền vững tài
nguyên rừng.
Nguyên tắc phát triển bền vững được quy định tại Điều 3 Luật BVMT
2014: "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ

sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường". Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở
duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy, việc
khai thác tài nguyên rừng cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự
kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường. Hoạt động khai
thác không chỉ đơn thuần là khai thác, sử dụng tối đa lợi ích kinh tế của tài nguyên
rừng mà còn phải bảo đảm các giá trị môi trường của rừng, bảo tồn các giá trị
ĐDSH của rừng Ngoài việc đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên rừng
trong hoạt động khai thác còn phải đảm bảo quốc phòng và an ninh, đây cũng là
nguyên tắc chung của hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
Thứ hai, việc khai thác tài nguyên rừng phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa
lợi ích của Nhà nước và lợi ích của tổ chức, cá nhân là chủ rừng.
Việc khai thác tài nguyên rừng phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà
nước với chủ rừng, chủ thể được giao quản lý tài nguyên rừng, lợi ích giữa Nhà
nước với các cộng đồng, cá nhân sinh sống trong rừng, với những chủ thể sống phụ
thuộc vào rừng. Để nguyên tắc này được thực hiện hiệu quả, cần lưu ý việc xây

16


dựng và thực thi pháp luật khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trong việc chia sẻ
lợi ích thu được từ rừng.
Đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, khi
Nhà nước chuyển giao cho tổ chức, cá nhân giá trị sử dụng rừng dưới hình thức
giao hoặc cho thuê hoặc dưới hình thức giao khoán bảo vệ thì pháp luật cũng phải
có những quy định nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ rừng với lợi ích của Nhà
nước trong hoạt động khai thác các giá trị của rừng, đặc biệt là các giá trị môi
trường của rừng.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân là chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu
rừng thì cần coi trọng và bảo đảm một cách tối đa lợi ích kinh tế của chủ rừng. Cần

tránh những quy định nhằm mục đích bảo vệ, bảo tồn rừng, ĐDSH mà ảnh hưởng
quá mức tới lợi ích kinh tế của chủ sở hữu rừng.
Điều 3 Luật Lâm nghiệp về nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp cũng quy
định "bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức,
cá nhân hoạt động lâm nghiệp".
Có thực hiện nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và tổ chức,
cá nhân mới có thể đảm bảo thực hiện được nguyên tắc khác trong bảo vệ, khai thác
bền vững tài nguyên rừng như nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững.
Thứ ba, bảo đảm quyền sở hữu toàn dân đối với một số nhóm tài nguyên rừng.
Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài
sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".
Điều 7 Luật Lâm nghiệp cũng quy định: Nhà nước là đại diện chủ sở hữu
đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
a) Rừng tự nhiên;
b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển
quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.

17


Như vậy, đối với những diện tích rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu thì về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân chỉ được phép khai thác
khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trên cơ sở quy định của pháp
luật và chỉ được phép khai thác trong phạm vi của sự cho phép đó.
1.2.3. Nội dung của pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng
Như đã nêu trên, pháp luật khai thác bền vững tài nguyên rừng là một lĩnh
vực của pháp luật môi trường gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác tài nguyên rừng, xử lý
vi phạm và giải quyết tranh chấp đối với hành vi vi phạm pháp luật, hướng tới việc
khai thác, sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm tài nguyên rừng, bảo đảm kết hợp
chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của phát triển là phát triển kinh tế, bảo đảm
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ các giá trị về môi trường trong hoạt động khai
thác tài nguyên rừng.
Đồng thời, để thực hiện được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật khai thác
bền vững tài nguyên rừng, nội dung của pháp luật về lĩnh vực này bao gồm:
Một là, nhóm quy định về cho phép tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên
rừng là thực vật rừng thông thường thuộc sở hữu toàn dân.
Trên thực tế, Nhà nước không có điều kiện và khả năng để tự mình khai
thác tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, pháp luật cần có những quy
định nhằm chuyển giao thông qua các hình thức cho phép các tổ chức, cá nhân khai
thác tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân.
Để bảo đảm cho hoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo
phát triển bền vững thì trước hết pháp luật cần quy định về quy hoạch bảo vệ, khai
thác tài nguyên rừng (trong Luật Lâm nghiệp gọi là Quy hoạch lâm nghiệp). Trong
đó cần xác định những diện tích rừng, loại rừng cần bảo vệ, bảo tồn và những diện
tích rừng, loại rừng được phép khai thác, hình thức khai thác.
Nhóm quy định tiếp theo là các quy định về cho phép các tổ chức, cá nhân
khai thác, sử dụng tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân, gồm cơ quan nhà nước

18


×