Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Lập vi bằng trong lĩnh vực hoạt động của thừa phát lại từ thực tiễn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.44 KB, 89 trang )

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
LẬP VI BẰNG TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
CỦA THỪA PHÁT LẠI TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VŨ NHẬT THÀNH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS NGUYỄN TRUNG TÍN

HÀ NỘI – 2019

ii


LỜI CAM ĐOAN
Với Luận văn "Lập vi bằng trong lĩnh vực hoạt động của Thừa phát
lại từ thực tiễn thành phố Hà Nội".Tôi đã chọn làm đề án nghiên cứu tốt
nghiệp khóa thạc sĩ Luật Kinh tế cho mình.
Được sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Nguyễn Trung Tín, cùng với
kinh nghiệm từ quá trình công tác tại Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng
của bản thân, Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi.
Toàn bộ nội dung nghiên cứu trong đề tài với tinh thần thực sự cầu thị, nghiêm
túc, không cầu toàn và hoàn toàn trung thực, nội dung luận văn chưa công bố


công khai dưới bất kì hình thức nào cho cá nhân hoặc cơ quan tổ chức nào.
Những phương pháp, nội dung, phân tích được chính Tôi thu thập trên
cơ sở tham khảo các bài viết của các tác giải mà tôi đã dẫn ra trong danh sách
tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm. Trường Đại học Mở và bất kì cá nhân nào không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do Tôi gây ra trong quá trình thực hiện
nghiên cứu, viết và bảo vệ luận văn nếu có xảy ra.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Vũ Nhật Thành

iii


LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành đề tài “Lập vi bằng trong
lĩnh vực hoạt động của Thừa phát lại từ thực tiễn thành phố Hà Nội”, Tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường
Trường Đại học Mở Hà Nội để hoàn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban
giám hiệu, khoa sau Đại học - Trường Đại học Mở Hà Nội, các thầy giáo, cô
giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS TS Nguyễn Trung Tín – người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để Tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại Văn phòng
Thừa phát lại Hai Bà Trưng đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song
có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để hoàn
thiện và củng cố hơn nữa kiến thức kinh nghiệm của mình, nâng cao trình độ
áp dụng trong thực tiễn vốn phức tạp và vô cùng sống động
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Nhật Thành

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCA

: Bộ Công an

BLDS 2005

: Bộ luật Dân sự 2005

BLDS 2015

: Bộ luật Dân sự 2015


BTP

: Bộ Tư pháp

CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

NĐ 135

: Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 5/12/2013

NĐ 61

: Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009

Ông/ bà K, M,H : Viết tắt ví dụ tên riêng
QH

: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

THA DS

: Thi hành án dân sự

VKSNDTC


: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VP THỪA PHÁT LẠI

: Văn phòng Thừa phát lại

v


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1. Khái quát chung về lập vi bằng trong lĩnh vực hoạt động của Thừa phát lại ......5
1.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm ...........................................................................................................6
1.2. Ý nghĩa của việc lập vi bằng trong lĩnh vực hoạt động của Thừa phát lại ..........8
1.3. Phân loại một số lĩnh vực trong hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại ...........9
Kết luận chương 1 .....................................................................................................10
Chương 1:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP VI BẰNG CỦA THỪA
PHÁT LẠI .................................................................................................................11
2.1. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng do Thừa phát lại lập
...................................................................................................................................11
2.1.1. Về thẩm quyền lập vi bằng: .............................................................................11
2.1.2. Phạm vi lập vi bằng: .......................................................................................15
2.2. Thực trạng pháp luật về thủ tục lập vi bằng do Thừa phát lại lập ..........................15
2.2.1. Thẩm quyền lập vi bằng ...................................................................................15
2.2.2. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng
kiến ............................................................................................................................15
2.2.3. Việc lập vi bằng người làm chứng chứng kiến................................................15

2.2.4. Số lượng vi bằng và chế độ lưu trữ đối với vi bằng ........................................16
2.2.5. Lập sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại .............................................................16
2.3. Thực trạng pháp luật về hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng do Thừa phát
lại lập .........................................................................................................................16
2.4. Thực trạng pháp luật về giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập .........18
2.5. Thực trạng pháp luật về thỏa thuận lập vi bằng .................................................19
2.5.1. Trường hợp cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng..................................................19
2.6. Thực tiễn thực hiện pháp luật về lập vi bằng do Thừa phát lại lập ........................21
2.6.1.Thực tiễn Lập vi bằngtrong lĩnh vực thực hiện Hợp đồng và các giao dịch khác
...................................................................................................................................21
2.6.2 Thực tiễn lập vi bằng trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình và thừa kế ........25

vi


2.6.3.Thực tiễn lập vi bằng trong lĩnh vực Tài sản và quyền sở hữu ........................32
2.6.4. Thực tiễn lập vi bằng trong lĩnh vực quyền nhân thân ...................................34
2.6.5. Thực tiễn lập vi bằng trong lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục tố
tụng ............................................................................................................................37
2.6.6 Thực tiễn lập vi bằng trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ và Bảo vệ người tiêu dùng
...................................................................................................................................44
2.6.7.Thực tiễn lập vi bằng trong lĩnh vực xây dựng và môi trường ........................50
2.7 Thực tiễn lập vi bằng của Thừa phát lại tại Thành phố Hà Nội ..........................54
2.7.1. Khái quát chung về Thừa phát lại ở Thành phố Hà Nội.................................54
2.7.2.Kết quả hoạt động của Thừa phát lại tại Thành phố Hà Nội ..........................56
2.7.3 Đánh giá thực tiễn từ kết quả hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại .........58
Kết luận chương 2 .....................................................................................................62
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LẬP VI
BẰNG........................................................................................................................63
3.1.Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng củaThừa phát lại ...........................................63

3.2. Hoàn thiện pháp luật về thủ tục lập vi bằng do Thừa phát lại lập..........................67
3.2.1. Thư ký nghiệp vụ ............................................................................................67
3.2.2 Thừa phát lại ghi nhận sự kiện, hành vi trong hoạt động thực tiễn.................67
3.2.3. Người làm chứng trong hoạt động Thừa phát lại ...........................................68
3.2.4. Số lượng vi và chế độ lưu trữ đối với vi bằng .................................................69
3.2.5. Đăng ký vi bằng Thừa phát lại ........................................................................70
3.3. Hoàn thiện pháp luật về hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng do Thừa phát
lại lập .........................................................................................................................70
3.4. Hoàn thiện pháp luật về giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập .........72
3.5. Hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận lập vi bằng .................................................74
Kết luận chương 3 .....................................................................................................77
KẾT LUẬN ...............................................................................................................78
DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................80

vii


MỞ ĐẦU
Thừa phát lại đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ thời kì Vua Tự Đức và
được cụ thể hóa và phổ biến như một chức danh Tư pháp trong bộ máy NN
thời kì Pháp thuộc cho đến những năm 1975 thời chính quyền Việt Nam cộng
hòa. Chế định Thừa phát lại được cụ thể hóa trong các Bộ luật như Dân Sự tố
tụng Việt Nam 1910, Bộ Dân Luật Trung 1936-1939; Bộ Hộ sự, Thượng sự tố
tụng chung 1942, Bộ Dân luật Bắc 1931, Dân sự tố tụng Bắc 1917; Nghị định
111 năm 1949 của Bảo đại, Bộ luật dân sự, Thương sự tố tụng và Bộ Luật hình
sự tố tụng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu 1972... Nhìn chung Thừa phát
lại thời đó có nhiệm vụ; thông báo khai mạc, bế mạc phiên tòa, gọi các đương
sự, nhân chứng, thi hành lệnh giữ trật tự phiên Tòa. Tống đạt các giấy tờ theo
yêu cầu của Tòa, Lập vi bằng, phát mại động sản hay Bất động sản và trực tiếp
thi hành các bản án, quyết định của Tòa..

Xuất phát từ thực tế sôi động của thực tiễn, lĩnh vực tư pháp trong nền
kinh tế vận hành hội nhập đa chiều, sâu rộng có định hướng của Nhà nước, nhu
cầu tái lập đội ngũ Thừa phát lại giúp các cơ quan Tòa Án, Thi Hành án nhằm
giảm tải công việc và xác lập vi bằng làm căn cứ pháp lý, Quốc Hội đã có Nghị
quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Chính phủ đã ban hành
Nghị định 61/ 2009 về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại thí điểm tại Thành
phố Hồ Chí Minh và đến hiện nay Thừa phát lại đã được phép thành lập các
văn phòng tại 13 tỉnh thành lớn trong cả nước và từng bước chứng minh được
vị trí vai trò quan trọng của mình trong hoạt động bổ trợ tư pháp.
Nhìn chung hoạt động của Thừa phát lại được qui định trong pháp luật
hiện hành điều chỉnh một số hoạt động như: Tống đạt theo yêu cầu của Tòa
hoặc cơ quan Thi hành án; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ
chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Trực tiếp tổ
chức thi hành án.

1


Trong phạm vi bị giới hạn bởi lý luận, kiến thức và thực trạng pháp lý,
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và lựa chọn một trong những công việc của
Thừa phát lại là nhiệm vụ Lập vi bằng tại thành phố Hà Nội, qua đó làm sáng
tỏ phần nào bức tranh toàn cảnh về thực trạng lập vi bằng của cả nước và các
định chế có ảnh hưởng đến hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại Hà Nội nói
riêng và cả nước nói chung. Qua công tác bản thân, tác giả đã nghiên cứu để đề
xuất những kiến nghị, giải pháp đóng góp về kinh nghiệm cũng như hoàn thiện
pháp luật, chương trình đào tạo cho hoạt động Thừa phát lại nước nhà. Chính
bởi lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Lập vi bằng trong lĩnh vực hoạt động
của Thừa phát lại từ thực tiễn thành phố Hà Nội" làm đề án nghiên cứu tốt
nghiệp khóa thạc sĩ Luật học cho mình.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đời sống xã hội ngày càng được nâng

cao và đa dạng nhất là khi nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, nhu
cầu pháp lý từ phía các cá nhân, cơ quan tổ chức và đặc biệt là nhu cầu tự bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong việc xác lập các giao dịch, sự kiện,
thực hiện hành vi có thể xẩy ra và mang đến những thiệt hại, rủi ro không thể
lường trước được cho chính mình hoặc cho cộng đồng, bởi vậy việc xác lập các
vi bằng thông qua Thừa phát lại là thực sự cần thiết cho các cá nhân, cơ quan, tổ
chức, tạo những chứng cứ có lợi nhất khi mẫu thuẫn, tranh chấp cần được giải
quyết tại các phiên Tòa đảm bảo hiệu quả pháp lý cao nhất cho mình. Bởi
vậy,công tác lập vi bằng của Thừa phát lại ngày càng trở nên hết sức cấp thiết
trong đời sống xã hội. Tuy nhiên công tác lập vi bằng có liên quan đến rất nhiều
các lĩnh vực khác được các ngành luật khác điều chỉnh, nên để xác lập vi bằng
Thừa phát lại cần có những kiến thức và sự am hiểu cũng như kinh nghiệm nhất
định về pháp luật, chưa kể đến sự xung đột pháp lý và chồng chéo giữa các Luật
và Văn bản hướng dẫn thực thi cũng phần nào khiến việc xác lập vi bằng của
Thừa phát lại bị hạn chế rất nhiều, cần có những sửa chữa khắc phục cho phù
hợp với thực tiễn... từ những thực tiễn cấp thiết đó, việc nghiên cứu đề tài của
tác giả là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2


Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các
qui định của pháp luật hiện hành về công tác xác lập vi bằng đã áp dụng tại Hà
nội trong một số các mảng như lập vi bằng trong lĩnh vực thực hiện hợp đồng,
trong mảng Hôn nhân gia đình và thừa kế, trong lĩnh vực tài sản và quyền sở
hữu, các quyền nhân thân, trong tố tụng và hành chính, sở hữu trí tuệ và bảo vệ
người tiêu dùng, xây dựng và môi trường. Đồng thời tập trung làm rõ những
đặc điểm của vi bằng, thẩm quyền xác lập vi bằng của Thừa phát lại, thủ tục
xác lập theo qui định của pháp luật...qua phân tích thực trạng đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả và giá trị của vi bằng trong các lĩnh
vực được điều chỉnh bởi Luật pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu được dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác Lên Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, quan điểm và
đường lối của Đảng và Nhà nước trong các văn kiện và Nghị quyết. Phương
pháp luận là vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương
pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
pháp quyền, phương pháp thống kê, tổng hợp, khảo sát thực tế, so sánh.. được
vận dụng phù hợp trong nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ khi nghiên cứu đề tài; trên cở sở thu thập nghiên
cứu đề tài nhằm rút ra những giá trị lý luận chung về hoạt động lập vi bằng của
Thừa phát lại trên địa bàn Hà nội, tìm ra những hạn chế, ưu khuyết điểm của
hoạt động qua đó kiến nghị hoàn thiện cũng như nhân rộng mô hình tại các tỉnh
thành khác của Việt Nam.qua xác lập mục đích, tác giả xác định nhiệm vụ chính
của việc nghiên cứu đó là:
- Làm rõ ý nghĩa của lập vi bằng, những đặc điểm của vi bằng trong hoạt
động xác lập của Thừa phát lại.
- Trình tự thủ tục xác lập vi bằng theo qui định.
- Thực trạng pháp luật Việt nam về vi bằng.
- Một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động lập vi bằng cũng như hoàn
thiện về pháp luật trong công tác của Thừa phát lại khi tiến hành lập vi bằng.
3


Điểm mới của luận văn: Nhiều năm qua, hoạt động Thừa phát lại đã được
đề cập đến rất nhiều trong thực tiễn cũng như hoàn thiện bằng các định chế pháp
lý, tuy nhiên những bài viết, những quan điểm của nhiều học giả chủ yếu nói về
hoạt động Thừa phát lại nói chung trong các nhiệm vụ mà Thừa phát lại phải
thực hiện,việc chỉ riêng ra hoạt động lập vi bằng thì đề tài này gần như không có
tác giả nào đề cập rõ nét và thực tiễn nhất trong khi việc xác lập vi bằng hiện là
nhu cầu cấp thiết trong xã hội, nhu cầu đa dạng, lĩnh vực đa dạng mà lý luận gần
như chưa đáp ứng được thực tiễn. Đó chính là yếu tố mới mà qua nghiên cứu đề

tài tác giả nhận thấy cần phải có trách nhiệm hoàn thiện.
Bố cục Luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3
chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về lập vi bằng trong lĩnh vực
hoạt động của Thừa phát lại
- Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng của
thành phố Hà Nội trong hoạt động lập vi bằng của Thừa phát
- Chương3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lập vi bằng

4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP VI BẰNG
TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI
1.1. Khái quát chung về lập vi bằng trong lĩnh vực hoạt động của Thừa
phát lại
1.1.1. Định nghĩa
Lập vi bằng là một trong những chức năng quan trọng của Thừa phát lại,
việc lập vi bằng của Thừa phát lại nghĩ theo cách đơn giản nhất là việc mô tả
lại chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại nhìn thấy, nghe thấy, sờ
thấy... tức là việc sử dụng những giác quan của người bình thường để ghi nhận
lại một sự thực khách quan. Bên cạnh đó, Thừa phát lại có thể sử dụng những
phương tiện khác để làm rõ hơn quá trình diễn ra của sự kiện, hành vi đó như
quay phim, chụp hình, ghi âm..
Nghị định 61/2009/NĐ-CP qui định rõ: Vi bằng là văn bản do Thừa phát
lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong
các quan hệ pháp lý khác.
Cũng tại Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTCBTC qui định: Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để tòa án xem
xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháptheo

qui định của pháp luật.
Do vậy xét về bản chất thì ta có thể định nghĩa khái quát vi bằng trong
lĩnh vực hoạt động của Thừa phát lại như sau: Vi bằng là văn bản do Thừa phát
lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong
các quan hệ pháp lý khác. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự
kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định
về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp
pháp luật cấm.[1] Sau đó, Thừa phát phải gửi đăng ký tại Sở Tư Pháp thì vi
bằng mới hợp lệ.[2]

5


1.1.2. Đặc điểm
Là văn bản chỉ do Thừa phát lại lập: Pháp luật quy định chỉ có Thừa
phát lại mới có quyền lập Vi bằng để ghi nhận các hành vi, sự kiện theo yêu
cầu của các bên. Ngoài Thừa phát lại, không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
có thẩm quyền lập Vi bằng; và ngược lại, Thừa phát lại phải là người trực tiếp
lập Vi bằng, ký tên trên Vi bằng, không được nhờ người khác, ủy quyền cho
người khác thay mình lập, ký tên trên Vi bằng.
Đặc biệt hơn là Vi bằng có thể lập bất kể thời gian nào trong ngày, có
thể là buổi sáng, buổi trưa, thậm chí là ban đêm. Chính vì đặc điểm đặc biệt
này mà Vi bằng của Thừa phát lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu thu thập
chứng cứ của người dân.
Vi bằng được Thừa phát lập chỉ với một mục đích duy nhất: đó là tạo
lập chứng cứ để tổ chức, cá nhân tùy nghi sử dụng trong xét xử hoặc các quan
hệ pháp lý khác. Vi bằng do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi có
thật mà Thừa phát lại chứng kiến. Trong đó:Thừa phát lại mô tả lại những gì
mình nhìn được, nghe được, sờ được, … vào vi bằng, kèm theo có thể là hình
ảnh, quay phim.Thừa phát lại đảm bảo tính khách quan của sự kiện, hành vi

mà Thừa phát lại ghi nhận.
Trong quan hệ dân sự và các mối quan hệ khác; Vi bằng của Thừa
phát lại là công cụ để người dân, doanh nghiệp tự bảo vệ mình trong quá trình
đàm phán, ký kết, thực hiện các giao dịch dân sự, cũng như xác lập các chứng
cứ để bảo vệ mình trong quá trình hòa giải, thương lượng hoặc xét xử mà trước
khi có Thừa phát lại, hầu như không có cơ quan nào có chức năng giúp cho
người dân thực hiện những việc này. Việc lập vi bằng của Thừa phát lại được
đánh giá là đáp ứng được nhu cầu rất lớn, phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh
vực khác nhau của người dân, góp phần hỗ trợ tích cực cho cá nhân, tổ chức
xác lập chứng cứ, hạn chế tranh chấp, rủi ro về pháp lý trong các giao dịch dân
sự, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân.

6


Về địa hạt lập vi bằng: khoản 2 Điều 25 NĐ 61/2009/NĐCP qui định
rõ, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện hành vi theo yêu cầu
của đương sự xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt
Văn Phòng Thừa phát lại.
Về thẩm quyền lập vi bằng: Điều 25 nghị định 61/2009 cũng qui định
rõ: Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện hành vi theo yêu cầu
của đương sự trừ các trường hợp qui định tại Điều 6 của Nghị định này như;
không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường
hợp pháp luật cho phép., không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào
khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng, trong khi thực thi nhiệm
vụ của mình không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của
bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng,
con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại,
bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ
hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú,

cậu, cô, dì... Cùng các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra còn các trường hợp vi phạm qui định về bảo đảm an ninh quốc
phòng, vi phạm bí mật đời tư theo qui định của Bộ luật dân sự 2015; các trường
hợp thuộc thẩm quyền công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng hoặc
thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp
khác theo qui định của pháp luật. Như vậy, xét về nguyên tắc việc lập vi bằng
của Thừa phát lại khác với việc công chứng, chứng thực. Vi bằng chỉ ghi nhận
sự kiện, hành vi mà không chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của Hợp
đồng, giao dịch hay chứng thực bản sao, chữ ký. Thừa phát lại không thể làm
thay việc công chứng, chứng thực của tổ chức hành nghề công chứng và của
UBND. Vì vậy khi xem xét phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng Sở tư pháp thường
đối chiếu các qui định của pháp luật để thực hiện cho phù hợp.
Về đặc điểm đăng ký vi bằng: Khoản 5 Điều 26 NĐ 61/2009 qui định:
Trong thời hạn không qua 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở
7


tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở tư pháp có quyền từ chối
đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không
thuộc phạm vi lập vi bằng theo Qui định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng
không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo qui định tại khoản 4 Điều 26
của Nghị định này. Việc từ chối phải được đăng ký bằng văn bản cho Văn
phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối
đăng ký. Như vậy, với qui định như trên thì khi đăng ký vi bằng, Sở Tư pháp
kiểm tra việc lập vi bằng có đúng thẩm quyền, phạm vi cũng như việc việc gửi
đăng ký vi bằng có đúng thời hạn qui định hay không ?. Việc thực hiện đăng
ký vi bằng được hoàn tất khi vào sổ đăng ký vi bằng, nếu bị từ chối thì không
vào sổ đăng ký. Vi bằng chỉ có giá trị pháp lý khi được Sở tư pháp vào sổ đăng
ký vi bằng. Đây là một trong những đặc điểm khác biệt của vi bằng so với các
lĩnh vực khác.

1.2. Ý nghĩa của việc lập vi bằng trong lĩnh vực hoạt động của Thừa phát
lại
Xét về bản chất, vi bằng được Thừa phát lại lập chỉ với một mục đích
duy nhất là tạo lập chứng cứ để tổ chức, cá nhân tùy nghi sử dụng trong xét xử
hoặc trong các giao dịch và quan hệ pháp lý khác. Vi bằng do Thừa phát lại lập
ghi nhận sự kiện hành vi có thật mà Thừa phát lại chứng kiến và Thừa phát lại
mô tả lại những gì mình thấy được, nghe được, ngửi được hoặc bằng các giác
quan ghi nhận được...hoặc thông qua các công cụ chuyên dụng như nhiệt kế,
thước đo, bút điện.. ghi lại những kết quả nhất định vào vi bằng, kèm theo đó
có thể là hình ảnh, quay phim để làm rõ thêm sự kiện, diễn biến, căn cứ xác lập
vi bằng như là chụp lại một sự kiện, hành vi. Thừa phát lại phải chịu trách
nhiệm về tính xác thực về những gì mà mình đã ghi nhận trong vi bằng đó. Do
vậy vi bằng do Thừa phát lại lập phải đảm bảo tính khách quan mà Thừa phát
lại ghi nhận.

8


Vi bằng không phải là hợp đồng giao dịch do đó không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quá trình lập vi bằng. Chỉ những
hành vi, những cam kết, những tuyên bố, những thỏa thuận, xác nhận...của các
bên tham gia vào tham gia vào quá trình lập vi bằng, tương ứng với những qui
định của pháp luật liên quan mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ và
khi được Thừa phát lại ghi nhận xác lập vào vi bằng thì họ phải chịu trách
nhiệm về hành vi của mình theo qui định của pháp luật.
Ngoài ra, vi bằng không chỉ có giá trị chứng cứ về mặt pháp lý, trong
thực tiễn của đời sống xã hội, vi bằng mang lại nhiều ý nghĩa trực tiếp cho tổ
chức, cá nhân, cơ quan. Vi bằng góp phần tạo niềm tin cho các bên trong quan
hệ pháp lý, giao dịch; là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ việc, tiết kiệm thời gian
và nhiều khoản kinh phí không cần thiết phát sinh.

1.3. Phân loại một số lĩnh vực trong hoạt động lập vi bằng của Thừa phát
lại
Trong đời sống xã hội đa dạng, phát sinh rất nhiều sự kiện hành vi, mỗi
sự kiện hành vi đều bị ràng buộc bởi pháp luật, có thể chưa chặt chẽ nhưng
nhìn chung có luật điều chỉnh. Chính bởi vậy, mỗi sự kiện hành vi trong từng
lĩnh vực phát sinh nhu cầu thiết lập vi bằng do Thừa phát lại lập là rất đa dạng.
Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài,nhận thấy các nhóm lĩnh vực hay phát sinh
chủ yếu đó là:
- Lập vi bằng trong lĩnh vực thực hiện Hợp đồng và các giao dịch khác
theo qui định của pháp luật
- Lập vi bằng trong lĩnh vực Hôn Nhân gia đình và thừa kế
- Lập vi bằng trong lĩnh vực Tài sản và quyền sở hữu
- Lập vi bằng trong lĩnh vực quyền nhân thân
- Lập vi bằng trong lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng
- Lập vi bằng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng
- Lập vi bằng trong lĩnh vực xây dựng và môi trường

9


Trong mỗi lĩnh vực, các bước thực hiện xác lập vi bằng có qui trình như
nhau nhưng tùy tính chất nội dung Thừa phát lại cần có những kĩ năng xử lý và
phương thức ghi nhận sự kiện hành vi khác nhau.
Kết luận chương 1
Qua nội dung trình bày ở trên, phần nào cho người đọc hiểu được khái
quát chung về vi bằng do Thừa phát lại lập. Vi bằng có tự bao giờ, vi bằng là
gì, vai trò và ý nghĩa của vi bằng, các trình tự xác lập vi bằng như thế nào, các
qui định nào củapháp luật đang điều chỉnh về vi bằng do Thừa phát lại lập, các
loại vi bằng trong nhiều lĩnh vực để tạo chứng cứ khi mâu thuẫn phát sinh, sử
dụng vi bằng như thế nào trong giải quyết mâu thuẫn của người yêu cầu xác

lập. Vi bằnglà khái niệm tuy không mới nhưng còn khá lạ lẫm khi áp dụng vào
đời sống xã hội và nó bao trùm lên khá nhiều lĩnh vực của cuộc sống, được tác
động và điều chỉnh bằng nhiều đạo luật riêng khác nhau, đòi hỏi sự nỗ lực
nghiên cứu nâng cao sự hiểu biết tối thiểu của Thừa phát lại cũng như nhu cầu
xác lập vi bằng cần được áp dụng trong cuộc sống nhằm giảm thiểu những rủi
ro cho người yêu cầu xác lập vi bằng.

10


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG HOẠT
ĐỘNG LẬP VI BẰNG CỦA THỪA PHÁT LẠI
2.1. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng do Thừa
phát lại lập
2.1.1. Về thẩm quyền lập vi bằng:
Điều 25 NĐ 61/2009 qui định: Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối
với các sự kiện hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp qui định
tại Điều 6 NĐ 61; các trường hợp vi phạm qui định về bảo đảm an ninh quốc
phòng; bí mật đời tư (theo Bộ luật DS 2015); các trường hợp thuộc thẩm quyền
công chứng (Luật công chứng) và UBND cấp xã và các trường hợp khác theo
qui định của pháp luật.;
a. Không được tiết lộ thồng tin về việc thực hiện công việc của mình
trừ trường hợp pháp luật cho phép:
Thuật ngữ thông tin về thực hiện công việc thực ra rất trừu tượng nó khác
hẳn bí mật công tác đối với một người nào đó có trách nhiệm quảnlý danh mục,
nội dung các tài liệu mật theo qui định củapháp luật.
Ngoài ra với qui định hiện hành của công tác vi bằng thì sẽ rất nhiều
người có thể biết được thông tin về nội dung công việc lập vi bằng của Thừa

phát lạinhư Văn phòng Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ, Sở tư pháp, người yêu
cầu xác lập vi bằng, những người tham gia trong buổi ghi nhận sự kiện hành vi
của Thừa phát lại,... Chính bởi vậy khi thông tin bị lộ, phát tán thì việc xác định
nguyên nhân và truy cứu lỗi cho Thừa phát lại là chưa thực sự thuyết phục và
nguy cơ rủi ro nghề nghiệp rất cao.
b. Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ các khoản lợi ích vật chất
nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng

11


Mức thu phí hiện nay chưa có qui định cụ thể mà chỉ căn cứ vào biểu phí
niêm yết trên Văn Phòng Thừa phát lại trong khi sự kiện hành vi lại rất đa dạng
đòi hỏi phát sinh nhiều mức phí khác nhau mà bản thân Thừa phát lại không
lường hết được để dự trù rủi ro xẩy ra, nếu chốt cứng trong hợp đồng là điều
hết sức phi lý.
c. Trong thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được
nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những
người thân thích của mình gồm; Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ,
cha mẹ nuôi, Ông bà nội, Ông bà ngoại, cô cậu dì chú bác ruột, anh chị em
ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng Thừa phát lại; cháu ruột mà
Thừa phát lại là ông, bà, cô, cậu, dì, chú, bác ruột.
Việc qui định trên xét về mặt khách quan để đảm bảo nguyên tắc công
tâm vô tư khách quan trong xác lập vi bằng ghi nhận hành vi sự kiện là đúng.
Tuy nhiên, như đã trình bầy tại Chương I thấy rằng; các lĩnh vực mà vi bằng
có thể xác lập là rất rộng, có những sự kiện hành vi chỉ xẩy ra vào một thời
điểm nhất định và không lặp lại.
d. Các công việc bị cấm khác theo qui định của pháp luật
Đây là qui định rất chung chung và không cụ thể, cần thiết phải ghi rõ từ
lĩnh vực và Điều luật cụ thể trong luật nào để tránh Thừa phát lại vi phạm

e. Về vấn đề vi phạm đảm bảo an ninh quốc phòng cần tuân thủ các
qui định của pháp luật trong lĩnh vực này
An ninh quốc phòng là lĩnh vực nhậy cảm liên quan đến sự an toàn của
chế độ và đời sống nhân dân, tuy đã có Luật giáo dục quốc phòng an ninh và
trách nhiệm phổ cập, nâng cao nhận thức, tuyên truyền về an ninh quốc phòng
nhưng gần như công tác này rất yếu kém đặc biệt là việc phổ cập tới các Thừa
phát lại và còn nằm rải rác trong rất nhiều lĩnh vực và chịu sự điều chỉnh của
các Luật khác nhau. Tại công văn số 4003/BTP-TCTHADS ngày 19/9/2014
cũng lưu ý các Thừa phát lại về phạm vi lập vi bằng, cụ thể; Không lập vi bằng

12


trong các trường hợp vi phạm về đảm bảo an ninh, quốc phòng. Những vấn đề
về an ninh quốc phòng hiện nay do nằm rải rác trong các qui định của pháp luật
về hàng không, về biên phòng, về bảo vệ các công trình trọng điểm, về bảo vệ
nội bộ chính trị, tài chính tiền tệ, biên giới hải đảo, sức chiến đấu của quân đội,
bí mật quân sự, bí mật công tác, chế độ tài liệu Mật, Tuyệt mật.....
f. Về phạm vi lĩnh vực đời tư, đạo đức xã hội
Phải tuân theo các qui định của pháp luật dân sự, các qui tắc ứng xử trong
xã hội, phong tục tập quán từng vùng miền, địa phương và các chuẩn mực đạo
đức thông thường phổ quát cho dù nhiều vấn đề về đời tư ngoài hiến pháp, luật
dân sự pháp luật cũng chưa có sự phân định rõ ràng bằng các qui phạm luật.
Việc tìm hiểu thêm văn hóa các địa phương là rào cản khó thực sự cho Thừa
phát lại.
Tại công văn hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại số
1128/ BTP- TC THADS ngày 18/1/2014 có hướng dẫn về thẩm quyền lập vi
bằng căn cứ Điều 25 NĐ 61/2009 và sau đó xác định; Trước hết về nguyên tắc,
việc lập vi bằng của thừa phátt lại khác với việc công chứng, chứng thực. Vi
bằng ghi nhân sự kiện, hành vi mà không chứng nhận tính xác thực, tính hợp

pháp của Hợp đồng, giao dịch (như đối với công chứng) hay chứng thực bản
sao, chữ ký (như đối với chứng thực); Thừa phát lại không thể làm thay việc
công chứng, chứng thực của tổ chức hành nghề công chứng và UBND. Vì
vậykhi xem xét thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, Sở tư pháp cần đối chiếu các
qui định của pháp luật để thực hiện cho phù hợp.
Đến ngày 19/9/ 2014 Bộ Tư pháp có công văn số 4003 hướng dẫn một
số nội dung trong hoạt động Thừa phát lại, trong đó có hướng dẫn tại mục 1.1
Phạm vi thẩm quyền lập vi bằng cũng nêu: Ngoài căn cứ Điều 25 NĐ 61/2009
ngày 24/72009 và NĐ sửa đổi bổ sung số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10 /2013
qui định: “Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện hành vi theo
yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp quy định tại điều 6 của Nghị định
này, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh quốc phòng, vi phạm
13


bí mật đời tư theo qui định tại Bộ Luật dân sự 2015; các trường hợp thuộc thẩm
quyền của công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm
quyền chứng thực của UBND các cấp và các trường hợp khác theo qui định
của pháp luật. Đồng thời hướng dẫn để thực hiện tốt quy định trên, Sở tư pháp,
các văn phòng Thừa phát lại cần lưu ý:
a/ Thừa phát lại không lập vi bằng những trường hợp liên quan đến
quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình theo
quy định Khoản 3 Điều 6 của NĐ 61/2009/NĐ-CP.
b/ Thừa phát lại không lập vi bằng cáctrường hợp vi phạm qui định về
bảo đảm an ninh quốc phòng theo qui định của pháp luật về an ninh, quốc
phòng như; việc lập vi bằng xâm phạm mục tiêu an ninh, quốc phòng, làm lộ
bí mật Nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật Nhà nước, vi
phạm qui định ra vào đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an
toàn của các công trình quốc phòng và khu quân sự, vi phạm qui định về bảo
vệ bí mật, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

c/ Thừa phát lại không lập vi bằng các trường hợp vi phạm bí mật đời tư
theo qui định tại Bộ Luật dân sự, trái đạo đức xã hội
d/ Để việc lập vi bằng không chồng chéo với hoạt động công chứng,
chứng thực, lợi dụng việc lập vi bằng để thực hiện các giao dịch mà pháp luật
không cho phép, các Văn phòng Thừa phát lại cần lưu ý các nội dung sau:
- Không lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của Hợp
đồng giao dịch, không xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính.
- Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch
trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện hành vi trái
pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người yêu cầu lập vi bằng
đ/ Không lập vi bằng các sự kiện hành vi của cán bộ, công chức đang thi
hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm
phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.
14


2.1.2. Phạm vi lập vi bằng:
Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện hành vi xảy ra trên địa bàn
thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
2.2. Thực trạng pháp luật về thủ tục lập vi bằng do Thừa phát lại lập
2.2.1. Thẩm quyền lập vi bằng
Về nguyên tắc thì người kí xác lập vi bằng phải chịu trách nhiệm về chữ
kí của mình, tuy nhiên như đã nói các giao dịch và nhu cầu xác lập vi bằng là
rất lớn trong khi số lượng Thừa phát lại không nhiều, chưa kể khách hàng cần
những cá nhân Thừa phát lại cụ thể. Vậy nên thực tế có những Thừa phát lại có
lượng khách yêu cầu xác lập vi bằng là rất lớn, đòi hỏi phải có nhiều thư ký
nghiệp vụ giúp Thừa phát lại lập vi bằng. Xét về tư cách và điều kiện thì Thư
ký nghiệp vụ cũng giống như Thừa phát lại và chỉ hơn nhau thâm niên công tác
và quyết định bổ nhiệm về mặt chức danh của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp.

2.2.2. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực
tiếp chứng kiến
Như đã nói về thực trạng nhiều Thừa phát lại thực sự quá tải trong công
việc, trong việc xác lập vi bằng cần có các thư ký nghiệp vụ trợ giúp nên sự
trung thực khách quan trong ghi nhận hành vi sự kiện khó có thể đảm bảo hết
mà phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp của các thư ký nghiệp vụ nhưng hiện nay
pháp luật qui định trách nhiệm trực tiếp cho Thừa phát lại trong việc ghi nhận
hành vi sự kiện pháp lý mà không nêu rõ trách nhiệm phải ghi nhận sự kiện
hành vi khách quan trung thực áp dụng cho các thư ký nghiệp vụ khi giúp Thừa
phát lại xác lập vi bằng là lỗ hổng khá lớn gây khó và phụ thuộc cho hành nghề
của Thừa phát lại.
2.2.3. Việc lập vi bằng người làm chứng chứng kiến
Người làm chứng theo qui định của pháp luật dân sự và hình sự.. có sự
khác nhau, Thừa phát lại xét về bản chất là một dạng nhân chứng. Nếu theo
luật hình sự thì Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan
đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành
15


tố tụng triệu tập đến làm chứng. Khi vi bằng là dạng chứng cứ có thể sử dụng
cả trong vụ án hình sự thì người làm chứng ở đây được triệu tập sẽ là Thừa phát
lại chứ không phải là người làm chứng mà Thừa phát lạimời đến. Ngoài ra theo
qui định của Luật dân sự thì là Người biết các tình tiết có liên quan đến nội
dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư
cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là
người làm chứng. Bởi vậy Người làm chứng trong việc xác lập vi bằng cũng
cần có qui định cụ thể về tư cách điều kiện và giới hạn nào trong việc làm
chứngđể cùng Thừa phát lại chứng nhận tính xác thực của hành vi sự kiện được
ghi nhận trong vi bằng.
2.2.4. Số lượng vi bằng và chế độ lưu trữ đối với vi bằng

Trong thực tiễn, người yêu cầu xác lập vi bằng cùng một sự kiện hành vi
có thể là 2 hoặc nhiều hơn chưa tính những người tham gia khác có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan đến nội dung vi bằng. Do vậy việc qui đinh cứng vi bằng
chỉ được lập thành 03 bản và người yêu cầu chỉ được gửi 1 bản là hết sức bất
cập, pháp luật cũng chưa có qui định cụ thể về việc chứng thực vi bằng nên
nhiều khi gây khó cho hoạt động của Thừa phát lại.
2.2.5. Lập sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại
Việc vào sổ vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đăng ký là hết sức cần
thiết, khẳng định giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập. Có những văn
phòng Thừa phát lại, số lượng khách hàng yêu cầu rất nhiều việc nhận được
một vi bằng và đi đi lại lại thủ công rất tốn kém và bất cập.
2.3. Thực trạng pháp luật về hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng do
Thừa phát lại lập
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì vi bằng lập
thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
- Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

16


- Người tham gia khác (những người có tham gia vào quá trình lập vi
bằng);
- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập
vi bằng;
- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong
việc lập vi bằng;
- Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu Văn phòng Thừa
phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có

chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng
minh khác.
Cụ thể hóa nội dung này, Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC-BTC đã ban hành mẫu số B02/VB. Vì vậy, khi soạn
thảo vi bằng, Thừa phát lại phải sử dụng biểu mẫu này. Ngoài ra, Thừa phát lại
có thể bổ sung thêm một số nội dung để vi bằng thêm khách quan, chặt chẽ,
đảm bảo giá trị của vi bằng cũng như tránh tạo ra sự nhầm lẫn với các loại văn
bản khác như văn bản công chứng, chứng thực…
Những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo vi bằng
- Vi bằng phải được lập bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, pháp luật không cấm
việc đính kèm vào vi bằng những tài liệu bằng tiếng nước ngoài;
- Thời gian lập vi bằng cần thể hiện rõ một số mốc quan trọng: Thời gian
bắt đầu quá trình lập vi bằng; thời gian bắt đầu sự kiện, hành vi lập vi bằng;
thời gian kết thúc sự kiện, hành vi lập vi bằng; và thời gian hoàn thành vi bằng
(ký tên, đóng dấu). Thời điểm tính thời hạn đăng ký vi bằng kể từ thời điểm
hoàn thành vi bằng. Đối với nội dung về thời gian, địa điểm lập vi bằng Thừa
phát lại phải ghi một cách chính xác.
- Vi bằng chỉ bắt buộc có chữ ký của Thừa phát lại, không bắt buộc Thư
ký nghiệp vụ, những người tham gia khác phải ký vào. Tuy nhiên, nếu trong

17


quá trình lập vi bằng, nếu đã ghi nhận có sự tham gia của những người nào ở
phần giới thiệu của vi bằng thì họ phải ký tên vào vi bằng.
- Mở đầu phần “nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận”,
Thừa phát lại có thể ghi thêm lời trình bày của người yêu cầu lập vi bằng về lý
do tại sao họ yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng.
- Tiếp theo đó là phần quan trọng, phần nội dung chính của vi bằng, mô
tả lại toàn bộ sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại ghi nhận. Việc mô tả phải tuyệt

đối khách quan, trung thực. Trong quá trình lập vi bằng, Thừa phát lại nên quay
phim, ghi âm để đính kèm, minh chứng thêm cho vi bằng.
- Hình ảnh, đĩa ghi âm, ghi hình Thừa phát lại có thể đính kèm vi bằng
nhưng không bắt buộc. Phần này chủ yếu làm rõ thêm sự kiện, hành vi mà Thừa
phát lại miêu tả. Tuy nhiên, đối với một số loại vi bằng như ghi nhận hiện trạng,
quá trình thực hiện công việc thì nên quay phim để đính kèm vi bằng. Đối với
hình ảnh vi bằng, ngoài cách đính kèm vi bằng, Thừa phát lại có thể chèn hình
ảnh ngay vào trong vi bằng, mô tả đến đâu, chèn hình đến đó để làm rõ thêm
nội dung mô tả.
Nhìn chung, đối với cách trình bày một vi bằng, ngoài những phần bắt
buộc theo mẫu, mỗi Thừa phát lại khác nhau, ở mỗi văn phòng khác nhau đều
có những cách trình bày riêng, miễn sao các sự kiện, hành vi cần lập vi bằng
phải được mô tả cụ thể, chi tiết như sự thật nó vốn có, mà không thể bị bất kỳ
ai bãi bỏ, phản bác bằng những lời nói suông.
2.4. Thực trạng pháp luật về giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại
lập
Điều 28 NĐ 61/2009 qui định giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát
lại lập
1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy
định của pháp luật.

18


×