Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài sâu róm 4 túm lông (dasychira axutha collenette) hại thông mã vĩ tại lộc bình, lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN NÚI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
LOÀI SÂU RÓM 4 TÚM LÔNG (Dasychira axutha Collenette)
HẠI THÔNG MÃ VĨ TẠI LỘC BÌNH, LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN NÚI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
LOÀI SÂU RÓM 4 TÚM LÔNG (Dasychira axutha Collenette)
HẠI THÔNG MÃ VĨ TẠI LỘC BÌNH, LẠNG SƠN
Ngành: Lâm Học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Đặng Thị Kim Tuyến


2. TS. Đào Ngọc Quang

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài
sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha Collenette) hại thông mã vĩ tại Lộc
Bình, Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ,
rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin,
tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng
quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin số liệu trong nhà trường.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2019
Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Phòng Đào Tạo - Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài sâu róm 4
túm lông (Dasychira axutha Collenette) hại thông mã vĩ tại Lộc Bình, Lạng
Sơn”.
Sau một thời gian làm việc đến nay bản luận văn của tác giả đã hoàn
thành. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS.
Đặng Thị Kim Tuyến giảng viên khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, Thầy giáo TS. Đào Ngọc Quang phó giám đốc trung tâm
bảo vệ phát triển rừng - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam là người tận
tâm hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Phòng Đào Tạo, khoa
Lâm Nghiệp những người đã truyền thụ cho tác giả những kiên thức và
phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tác giả theo học tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Uỷ Ban Nhân Dân huyện Lộc Bình đã
nhiệt tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Và cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình,
bạn bè và những người luôn quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi kính mong nhận được sự góp ý bổ sung của quý thầy cô giáo và các
bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC..................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................... iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Đặt Vấn Đề.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 3
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .......................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................. 4
1.1.

Cơ sở nghiên cứu khoa học của vấn đề nghiên cứu.......................... 4

1.2.

Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá cây rừng ................................. 5

1.3.


Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 6

1.3.1. Thành phần loài nhóm sâu róm hại thông......................................... 6
1.3.2. Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học nhóm sâu róm hại thông..... 7
1.3.3. Đặc điểm sinh thái nhóm sâu róm hại thông .................................... 9
1.3.4. Biện pháp phòng trừ nhóm sâu róm hại thông................................ 10
1.4.

Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................... 11

1.4.1. Thành phần loài nhóm sâu róm hại thông....................................... 11
1.4.2. Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học nhóm sâu róm hại thông... 13
1.4.3. Đặc điểm sinh thái nhóm sâu róm hại thông .................................. 15
1.4.4. Biện pháp phòng trừ nhóm sâu róm hại thông................................ 16
1.5.

Đặc điểm cơ bản khu vực nghiên cứu............................................. 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

1.5.1. Vị trí địa lý và địa hình ................................................................... 22
1.5.2. Khí hậu, thủy văn ............................................................................ 23
1.5.3. Tài nguyên đất................................................................................. 25
1.5.4. Tài nguyên nước.............................................................................. 25

1.5.5. Tài nguyên rừng .............................................................................. 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................ 27

2.1.

Đối tượng, phạm vi ......................................................................... 27

2.1.1. Đối tượng ........................................................................................ 27
2.1.2. Phạm vi............................................................................................ 27
2.2.

Nội dung nghiên cứu....................................................................... 27

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 28

2.3.1. Tham khảo kế thừa các số liệu đã có sẵn........................................ 28
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Sâu róm 4 túm lông28
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Sâu róm 4 túm lông 28
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài Sâu róm 4 túm lông 29
2.3.5. Xác định khởi điểm phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu ..................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 33
3.1.

Đặc điểm Sinh vật học của loài Sâu róm 4 túm lông...................... 33

3.1.1. Vòng đời của Sâu róm 4 túm lông .................................................. 33
3.1.2. Tập tính của Sâu róm 4 túm lông.................................................... 34

3.1.3. Đặc điểm hình thái các pha phát triển của Sâu róm 4 túm lông ..... 35
3.2.

Đặc điểm sinh thái loài Sâu róm 4 túm lông................................... 42

3.2.1. Thành phần thiên địch của Sâu róm 4 túm lông ............................. 42
3.2.2. Thời kỳ xuất hiện, biến động quần thể loài Sâu róm 4 túm lông hại
Thông mã vĩ tại Lạng Sơn............................................................... 48
3.2.3. Nhiệt độ khởi điểm phát dục và tổng nhiệt hữu hiệu của Sâu róm 4
túm lông .......................................................................................... 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

3.3.

Đề xuất một số gải pháp quản lý và phòng trừ loài sâu róm 4 túm
lông .................................................................................................. 52

3.3.1. Một số giải pháp quản lý................................................................. 52
3.3.2. Một số biện pháp phòng trừ ............................................................ 52
3.3.3. Đề xuất biện pháp phòng trừ đối với các pha của Sâu róm 4 túm lông54
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

SR4TL

Sâu róm 4 túm lông

to

Nhiệt độ

w%

Ẩm độ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:

Thời gian phát triển của các pha của loài Sâu róm 4 túm
lông trong điều kiện phòng phí
nghiệm......................................... 33

Bảng 3.2:

Thời gian phát triển của các pha và vòng đời của loài Sâu róm
4 túm lông trong điều kiện phòng phí nghiệm ................... 33

Bảng 3.3:

Các loài thiên địch bắt mồi và ký sinh Sâu róm 4 túm
lông ..................................................................................... 43

Bảng 3.4:

Lịch xuất hiện các lứa của Sâu róm 4 túm lông tại Lộc Bình
- Lạng Sơn năm 2018.......................................................... 50


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Ngài Sâu róm 4 túm lông giao phối.................................. 35

Hình 3.2:

Sâu non ăn lá thông........................................................... 35

Hình 3.4:

Trường thành đực sâu róm 4 túm lông.............................. 36

Hình 3.5:

Trứng Sâu róm 4 túm lông................................................ 37

Hình 3.6:

Sâu non loài Sâu róm 4 túm lông ..................................... 39

Hình 3.7:


Kén Sâu róm 4 túm lông ................................................... 40

Hình 3.8:

Nhộng cái Sâu róm 4 túm lông ......................................... 40

Hình 3.9:

Nhộng đực Sâu róm 4 túm lông........................................ 41

Hình 3.10:

Nuôi sâu trưởng thành để thu trứng.................................. 41

Hình 3.11:

Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm ..................................... 41

Hình 3.12:

Sơ đồ vòng đời sâu róm 4 túm lông.................................. 42

Hình 3.13:

Bọ ngựa xanh .................................................................... 44

Hình 3.14:

Bo xít đỏ............................................................................ 44


Hình 3.15:

Kiến lưng cong.................................................................. 45

Hình 3.16:

Bọ xít hoa.......................................................................... 45

Hình 3.17:

Ong cự vàng lớn................................................................ 45

Hình 3.18:

Ong ký sinh ....................................................................... 45

Hình 3.19:

Ruồi ba vạch ..................................................................... 45

Hình 3.20:

Nấm bạch cương ............................................................... 45

Hình 3.21:

Biểu đồ biến động mật độ sâu non Sâu róm 4 túm lông và
nhiệt độ trung bình tháng tại Lộc Bình - Lạng Sơn (năm
2018).... 48


Hình 3.22:

Biểu đồ biến động mật độ sâu non Sâu róm 4 túm lông và
độ ẩm trung bình tháng tại Lộc Bình - Lạng Sơn (năm
2018).............. 49

Hình 3.23:

Biểu đồ biến động mật độ sâu non Sâu róm 4 túm lông và lượng
mưa trung bình tháng tại Lộc Bình - Lạng Sơn (năm 2018)..... 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1


2

MỞ ĐẦU
1. Đặt Vấn Đề
Thông là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao, ngoài gô cho
xây dựng, làm giấy; nhựa thông còn được dùng trong nhiều ngành công
nghiệp như sơn, vécni, vật liệu cách điện và các mặt hàng tiêu dùng khác. Về
kinh tế, cây thông dễ trồng, sinh trưởng nhanh, biện pháp lâm sinh đơn giản,
dễ áp dụng, trồng một lần cho thu nhập hàng năm, giá trị kinh tế cao, ổn định.
Thân cây thông có thể sử dụng trong xây dựng, trong công nghiệp giấy, công
nghiệp sản xuất ván nhân tạo. Về mặt xã hội, cây thông tạo công ăn việc làm,

tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân, đặc biệt là người dân vùng
trung du, miền núi. Cây thông còn có giá trị đặc biệt trong cơ cấu cây trồng
vùng đồi do những đặc tính sinh thái đặc biệt thích ứng với điều kiện lập địa
cằn cỗi mà ngoài thông ra không thể trồng loài cây nào khác. Chính vì vậy
thông được sử dụng nhiều để phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong các
chương trình trồng rừng ở nước ta (Bộ NN&PTNT, 2014). Thông nhựa là
nguồn cung cấp tùng hương (colophan) và tinh dầu thông (turpentine oil) chủ
yếu. Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hoá mỹ phẩm, là nguyên
liệu để chế terpineol, terpin, borneol, camphor tổng hợp, sản xuất sơn, véc ni,
xi… Colophan được dùng nhiều trong công nghiệp cao su, hoá dẻo, vật liệu
cách điện, keo dán, sản xuất các chất tẩy rửa,… đặc biệt là trong công nghiệp
sản xuất giấy (Lã Đình Mỡi, 2002). Trong y dược, tinh dầu thông được sử
dụng làm thuốc chữa viêm thấp khớp, ho, làm thuốc kích thích, giảm mệt
mỏi, thuốc diệt khuẩn, sát trùng…
Tuy vậy, sâu, bệnh hại cũng là đối tượng làm ảnh hưởng đến đời sống
của cây trồng, giảm khả năng sinh trưởng, giảm năng suất rừng, thậm chí đã
có những trận dịch làm chết hàng loạt cây con ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất


lâm nghiệp. Qua điều tra khảo sát đã ghi nhận được có 45 loài côn trùng gây
hại thông, bao gồm các loài như Sâu róm thông; ong ăn lá; sâu ăn lá; sâu đục
thân; sâu đục cành và sâu đục ngọn thông… (Lê Nam Hùng và Nguyễn Văn
Độ, 1990) trong đó loài gây hại nguy hiểm nhất là SRT (Dendrolimus
punctatus Walker) thuộc họ Ngài kén hay Ngài khô lá (Lasiocampidae), bộ
cánh vẩy (Lepidoptera). Theo kết quả điều tra nghiên cứu về địa lý côn trùng
học của Trung Quốc thì SRT phân bố từ sông Hoàng Hà trở xuống. Ở nước ta,
SRT gây hại ở hầu hết tất cả các vùng trồng thông, đặc biệt là vùng trồng
thuần loài Thông đuôi ngựa hoặc Thông đuôi ngựa hỗn giao với Thông nhựa
như: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Về mặt phân bố theo độ cao, SRT chỉ phân bố trên những vùng đồi thoải bát
úp và có độ cao từ 400 m trở xuống, hạn hữu mới lên tới 600 m.
Trần Minh Đức (2007) đã đề cập tương đối đầy đủ về các loài ong ăn lá
hiện có ở những khu vực Trung Trung Bộ. Những kết quả này bước đầu xác
định tại khu vực nghiên cứu có 2 loài ong ăn lá thông thuộc 2 giống khác nhau
Diprion và Gilpinia.
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: Năm 2005, Sâu róm 4 túm lông đã bắt đầu
xuất hiện trở lại và gây thành dịch tại một số tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang,
Thanh Hóa. Hiện nay loài sâu róm 4 túm lông này đang gây hại Thông đuôi
ngựa và Thông nhựa với tỷ lệ bị hại từ 25% đến 60% ở Lạng Sơn, 20% đến
35% ở Bắc Giang và đã lan rộng sang các tỉnh trồng Thông đuôi ngựa và
Thông nhựa như Vĩnh Phúc, Thanh Hóa. Trước thực tiễn đó, tôi đã tiến hành
thực hiện Luận văn “Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài sâu róm 4 túm
lông (Dasychira axutha Collenette) hại thông mã vĩ tại Lộc Bình, Lạng
Sơn”.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm sinh vật học loài Sâu róm 4 túm lông hại
Thông


mã vĩ.
- Xác định được đặc điểm sinh thái loài Sâu róm 4 túm lông hại Thông
mã vĩ.
- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý loài Sâu róm 4 túm lông hại
Thông mã vĩ.
3. Thời gian nghiên cứu
Học viên tham gia thực hiện đề tài đã được sự giúp đỡ về chuyên môn

cũng như phương pháp nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Trung Tâm Bảo Vệ
Phát Triển Rừng - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam từ tháng 1 năm
2018 đến tháng 12 năm 2018.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm về những Kiến thức khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu
côn trùng học về đặc điểm sinh học, sinh thái của của một loài sâu róm hại
thông, nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất một số biện pháp
phòng trừ sâu hại hợp lý, góp phần quản lý sâu hại rừng nói chung và sâu róm
4 túm lông hại thông nói riêng
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá giá trị trong
việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý sâu hại một cách hợp lý.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp người dân địa phương và cán bộ quản
lý sâu hại rừng huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nắm rõ được các đặc điểm về
hình thái, vòng đời , một số loài thiên địch của loài sâu róm 4 túm lông để có
biện pháp nhằm dự tính dự báo, ngăn chặn và phòng trừ kịp thời loài râu róm
4 túm lông đang gây hại tại các rừng thông góp phần tăng năng suất, sản
lượng và chất lượng thông.


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở nghiên cứu khoa học của vấn đề nghiên cứu
Cây thông mã vĩ là loài cây không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, khoa
học, y học mà nó còn mang ý nghĩa về mặt sắc thái văn hóa của địa phương.
Cũng như những loài thực vật khác trên trái đất, trong quá trình sinh trưởng và
phát triển cây hồi cũng bị những loài côn trùng gây hại làm ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng. Những loài côn trùng gây hại
này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cây mà nó còn làm ảnh

hưởng đến hiệu quả kinh tế của con người. Vì vậy, việc nghiên cứu về những
loài côn trùng gây hại này để hiểu rõ về chúng và tìm ra các biện pháp phòng
trừ hiệu quả là rất cần thiết.
Trong thế giới động vật thì côn trùng là lớp phong phú nhất, hơn 1,2
triệu loài động vật mà con người biết đến thì côn trùng chiếm hơn 1 triệu loài
và chiếm gần 1/2 tổng số các loài sinh vật cư trú trên hành tinh chúng ta. Côn
trùng phân bố khắp nơi trên trái đất này từ xích đạo đến nam cực, bắc cực hay
trên những hòn đảo xa xôi hẻo lánh hoặc trên đỉnh núi cao 5000m, ta cũng tìm
thấy côn trùng trong những tảng băng lạnh, trong các mạch nước nóng, trong
đất, trong các rễ cây, trong quả, trong thân và lá cây.
Côn trùng có sức sinh sản phi thường, chỉ cần một lượng thức ăn rất nhỏ
chúng có thể tồn tại được và là lớp động vật không xương sống duy nhất có
cánh. (Đặng Kim Tuyến và cộng sự 2008).
Sâu hại cây trồng Nông - Lâm nghiệp có rất nhiều loài song không phải
loài nào cũng có mức độ gây hại giống nhau. Có những loài có tính đa thực
hẹp như: Bọ hung, Bọ dừa, Mối mọt,… chúng gây hại nhưng ít khi phát dịch.
Ngược lại có nhiều loài sâu có tính ăn hẹp (đơn thực), chúng chỉ ăn một số
loài nhất định, gần nhau về phân loài thực vật, những loài này rất dễ phát
thành dịch và


gây hại lớn đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Ví dụ: Sâu róm thông, sâu xanh
ăn lá bồ đề, ong ăn lá mỡ...
Khi các yếu tố sinh thái thuận lợi, đặc biệt là thức ăn, nhiệt độ và ẩm độ
nơi loài sâu hại sống sẽ làm cho chúng sinh trưởng phát triển rất nhanh. Trên
thực tế các trận dịch xảy ra là do sự phát sinh hàng loạt của loài. Tuy nhiên
các trận dịch lại không xảy ra một cách đột ngột. Sự phát sinh hàng loạt chính
là sự tăng số lượng loài sâu. Nguyên nhân của nó, ngoài các yếu tố ngoại cảnh
còn có nguyên nhân bên trong, chủ yếu là quá trình phát triển của loài như khả
năng sinh sản lớn, vòng đời ngắn, sức sinh trưởng nhanh,…

1.2. Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá cây rừng
- Khái niệm sâu hại: Sâu hại là những loài côn trùng (Insecta) gây hại
hoặc gây khó chịu cho các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến lợi ích
của con người. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn,
virus, tuyến trùng), gặm nhấm... tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại
(Bộ NN & PTNT).
- Sâu thường sống trực tiếp trên cây ở giai đoạn sâu trưởng thành, sâu
non, trứng, nhộng (làm kén trong đất) như các loại sâu: Sâu xanh ăn lá Bồ đề,
sâu Róm Thông, Ong ăn lá Mỡ, Ong ăn lá Thông, sâu ăn lá Muồng đen, sâu
xanh ăn lá Tếch…
- Đa phần loại sâu ăn lá cây rừng đều có chu kì gồm 4 pha: Sâu trưởng
thành, sâu non, trứng, nhộng.
- Phần lớn chúng thuộc nhóm côn trùng hẹp thực: Chỉ ăn một số loại
cây gần nhau trong phân loại thực vật như sâu Róm Thông chỉ ăn các loại
thuộc Pinus (Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã,1997).
- Có vòng đời ngắn.
+ Sâu xanh ăn lá Bồ đề một năm có tới 7 - 8 vòng đời (Trần Công
Loanh,
Nguyễn Thế Nhã, 1997).


+ Sâu Róm Thông một năm có tới 3 - 5 vòng đời.
+ Ong ăn lá thông một năm có tới 5 -6 vòng đời (Trần Minh Đức, 2007).
+ Sâu ăn lá Muồng đen một năm có tới 7 - 8 vòng đời (Đặng Kim
Tuyến,
2004).
- Sức sinh sản của các loài sâu ăn lá thường rất lớn:
+ Sâu ăn lá Muồng đen bướm cái thường đẻ từ 137 - 185 trứng/lứa
(Đặng
Kim Tuyến, 2004).

+ Ong ăn lá Thông trung bình ong cái đẻ từ 125 - 158 trứng/lứa (Trần
Minh Đức, 2007).
Do mang những đặc tính sinh trưởng phát triển vậy nên khi gặp được
các yếu tố sinh thái thuận lợi, đặc biệt là thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ nơi sâu hại
sống sẽ làm cho sâu hại sinh trưởng phát triển nhanh rất dễ phát thành dịch
gây nên những tổn thất nặng nề cho việc kinh doanh rừng trồng của nước ta
cũng như làm giảm về giá trị thẩm mỹ, sinh thái môi trường.
1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.3.1. Thành phần loài nhóm sâu róm hại thông
Theo kết quả nghiên cứu của Beaver và Laosumthorm (1974) ở vùng
Bắc Thái Lan đã xác định được 3 loài ong ăn lá thông là loài Diprion,
Neodiprion và Gilpinia; Năm loài chủ yếu được định danh là Diprion
hutacharernae, Neodiprion biremis; Gilpinia marshalli, G. leksawadii và
G.pailooni.
Theo Zhang (1997), Sâu róm thông Dendrolimus có 27 loài. Trong đó
vùng Mông cổ có loài D. suprans, D. spectabilis, D. tabulaeformis, D.
suffuscus, D. huashanensis. Vùng Đông Bắc Trung Quốc có loài D.
ginlingensis, D. rubrripennis, D. taibeiensis. Còn các loài khác phân bố ở vùng
Đông Nam Á, Pakistan, Liên Xô (cũ), Nhật Bản và Triều Tiên. Hầu hết các
loài Sâu róm thông đều có ở Trung Quốc. Trong đó có 5 loài thường gây hại
nguy hiểm và thường phát dịch là Sâu róm thông đuôi ngựa, Sâu róm thông
dầu, Sâu róm thông đỏ, Sâu róm thông Vân Nam và Sâu róm thông kikucchi.


Sâu róm thông đuôi ngựa phân bố từ Bình Nguyên phía Đông đến 32o
vĩ độ Bắc. Nơi có tổng tích ôn 4.500oC, độ cao so với mặt nước biển dưới
500m thường có Sâu róm thông đuôi ngựa phân bố. Trong các vùng núi
duyên hải, các vùng rừng trồng Thông đuôi ngựa và rừng Thông nhựa thuần
loài, Sâu róm thông thường gây dịch. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và á
nhiệt đới có những ngày mưa lạnh, lượng mưa 1.000 - 2.000 mm/năm, độ cao

so với mực nước biển trên 500m cũng xuất hiện Sâu róm thông nhưng khả
năng gây hại không lớn.
Theo các nghiên cứu ở Trung Quốc, Sâu róm 4 túm lông hại thông
thuộc họ Ngài độc (Lymantriidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera); trong họ ngài
độc có một số giống mà sâu non có đặc điểm có 4 túm lông dạng bàn chải
trên lưng, đó là các giống Dasychira, Callitera, Orgyia, Pantana (Xiao,
1991).
1.3.2. Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học nhóm sâu róm hại
thông
Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) phân bố tương đối rộng
từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc đến miền Trung nước ta, ngoài ra còn một
số loài Sâu róm thông thuộc giống Dendrolimus như các loài D. sibericus, D.
pini, D. spectabilis phân bố ở phía Bắc Trung Quốc và một số nước khác như
Nga, Pháp… (Billings, 1991; Zhang et al., 2003).
Từ những năm 1530, dịch Sâu róm thông được ghi nhận là đã xuất hiện
ở Triết Giang, Trung Quốc và trận dịch kéo dài suốt trong 9 năm liền. Đến
năm
1599, dịch Sâu róm thông tiếp tục xuất hiện và kéo dài tới 17 năm tại Giang

(Bassus, 1974; Chen, 1990). Các nhà nghiên cứu cho thấy mỗi năm có khoảng
3 triệu ha rừng thông ở Trung Quốc bị sâu róm tấn công, thiệt hại ước tính mất
đi sản lượng khoảng 5 triệu m3 gỗ. Gần đây nhất là vào năm 1988, chỉ tính
riêng ở huyện Đức Khánh thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, diện tích rừng
thông bị hại lên tới 40.000 ha, sản lượng nhựa giảm 6.510 tấn (Lu et al.,
1997).


Những nghiên cứu về Sâu róm thông được thực hiện chủ yếu là ở phía
Đông Nam Trung Quốc, nơi thường xuyên xảy ra dịch và gây tổn thất nặng
nề. Từ trước những năm 1970, rất nhiều công trình nghiên cứu về Sâu róm

thông đã được công bố trên các tạp chí bao gồm các kết quả nghiên cứu về
hình thái, đặc điểm sinh học và phương pháp dự tính dự báo, phòng trừ bằng
biện pháp hoá học (Cai, 1995; Chen, 1990; Chen et al., 1980; Jian, 1984;
Zhang et al.,
2001; Zhang et al., 2003; Zhao et al., 1993; Zhu, 1986).
Ở giai đoạn sâu non, có sự thay đổi về kích thước, màu sắc, lượng thức
ăn tiêu thụ và nơi qua đông phụ thuộc vào tuổi sâu. Sâu non mới nở có tập tính
ăn vỏ trứng, sống thành đàn, đến tuổi 2-3 mới phân tán tìm nguồn thức ăn.
Sâu non tuổi 1-2 rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, khi có động
mạnh hoặc gió thổi chúng thường buông tơ để phát tán rộng ra các khu vực
xung quanh. Sâu non tuổi 1-3 có tỷ lệ sống rất thấp, chỉ đạt 30 - 50% (Chen,
1990).
Thời gian vũ hóa của sâu trưởng thành diễn ra trong khoảng thời gian từ
7 - 8 giờ tối, sau khi vũ hóa sâu trưởng thành cái tiết ra pheromone để hấp dẫn
sâu trưởng thành đực và tiến hành giao phối ngay, thời gian để giao phối kéo
dài tới 16 giờ sau khi vũ hóa. Mỗi sâu trưởng thành chỉ giao phối 1 lần và thời
gian giao phối phải đạt trên 7 giờ mới đảm bảo trứng được thụ tinh, nếu chỉ
giao phối dưới 6 giờ thì trứng không thể nở được hay nói cách khác trứng
chưa được thụ tinh (Kong et al., 2001). Sau khi vũ hóa sâu trưởng thành
không ăn bổ sung và có thể sống đến 15 ngày. Sâu trưởng thành cái mỗi
ngày đẻ trứng
1-3 lần vào khoảng thời gian từ 7 - 10 giờ tối. Số lượng trứng đẻ trung bình
đạt
300 - 400 trứng/con cái. Số lượng trứng của mỗi con trưởng thành cái tỷ lệ
thuận với trọng lượng của nhộng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, loài Dasychira
axutha


được xác định gây hại chủ yếu trên Thông nhựa và Thông mã vĩ, xuất hiện ở

nhiều


tỉnh của Trung Quốc như Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Triết Giang, Hồ bắc,
Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,… Số thế hệ của loài này cũng
rất khác nhau: 2 thế hệ ở phía bắc Trung Quốc, 3 thế hệ ở khu vực phía tây, 4
thế hệ ở khu vực phía tây và thường qua đông ở pha nhộng.
1.3.3. Đặc điểm sinh thái nhóm sâu róm hại thông
Ở Trung Quốc, Sâu róm thông có từ 1 đến 5 thế hệ trong năm phụ thuộc
vào vĩ độ (Chen, 1990; Zhang et al., 2003), ở vị trí 30 vĩ độ Bắc có 2 - 3 thế hệ
(He, 1995; Li et al., 1993), trong khi đó ở Đài Loan mỗi năm loài này có 3 thế
hệ (Ying, 1986). Theo nghiên cứu của Chen (1990), ở khu vực Trường Giang
- Trung Quốc mỗi năm loài Sâu róm thông có 2 - 3 thế hệ, còn các khu vực
khác như Quảng Đông và Quảng Tây thì có 3-4 thế hệ trong năm. Ở các khu
vực này thì sâu thường qua đông khi còn ở giai đoạn sâu non, chúng có thể
qua đông ở trên lá, trong vỏ cây hoặc dưới lớp lá rụng trên mặt đất quanh gốc
cây. Trong khi đó, ở những vùng có nhiệt độ cao hơn thì mỗi năm sâu có
nhiều thế hệ hơn (Bassus, 1974; Lu et al., 1997). Ở vùng Hà Nam sâu non qua
đông đến đầu tháng 5 mới vào nhộng, ở hai vùng Hồ Nam và Quảng Đông,
sâu non qua đông vào tháng 12. Nghiên cứu của Li (1999) cho thấy nếu tổng
tích ôn một năm đạt khoảng 5.010 - 5.900oC thì mỗi năm có 2-3 thế hệ,
nhưng nếu tổng tích ôn một năm lên tới 7.694oC thì mỗi năm có 3-4 thế hệ.
Kết quả nghiên cứu của Zhang và đồng tác giả (2003) đã chỉ ra rằng ở
vùng Quảng Tây - Trung Quốc, Sâu róm thông có 3 thế hệ trong năm, thời
gian hoàn thành vòng đời là 72 - 84 ngày, cụ thể như sau:
- Thế hệ 1: trứng (8 ngày); sâu non (54 ngày); nhộng (13 ngày); trưởng
thành (7 - 8 ngày).
- Thế hệ 2: trứng (6 ngày); sâu non (46 ngày); nhộng (16 ngày); trưởng
thành (7 - 8 ngày).



- Thế hệ 3: trứng (6 ngày); sâu non (54 ngày); nhộng (17 ngày); trưởng
thành (7 - 8 ngày).
Thời gian phát triển của các giai đoạn phát triển của sâu và thời gian
qua đông ở các vùng như Trường Giang và Hồ Nam dài hơn so với vùng
Quảng Tây - Trung Quốc.
1.3.4. Biện pháp phòng trừ nhóm sâu róm hại thông
Trước đây ở Trung Quốc phòng trừ sâu róm thông bằng biện pháp sử
dụng thuốc hóa học được coi là biện pháp phòng trừ chủ yếu. Theo các tác giả
Kong và đồng tác giả (2001), Lu và đồng tác giả (1997), thuốc trừ sâu róm
thông chủ yếu là loại thuốc thuộc nhóm Pyrethroid. Tuy nhiên, từ cuối những
năm 1960 và đầu những năm 1970, phòng trừ sâu róm thông bằng biện pháp
sinh học đã được coi như là chiến lược quan trọng ở Trung Quốc (Hsaio,
1981; McFadden et al., 1982).
Nhiều công trình khoa học công bố những kết quả nghiên cứu về các
biện pháp sinh học phòng trừ sâu róm thông bằng Nấm bạch cương
(Beauveria bassiana) và Ong mắt đỏ ký sinh trứng Trichogramma
dendrolimi; sử dụng quản lý phòng trừ tổng hợp (IPM) trong phòng trừ sâu
róm thông (Billing,
1991). Yoichi và đồng tác giả (2000) cho rằng loài ong mắt đỏ ký sinh sâu
róm thông rất hiệu quả và có thể áp dụng trên quy mô lớn trong việc nhân nuôi
loài ong này.
Nghiên cứu của Ying (1986) cho kết quả khả quan về việc phòng trừ
Sâu róm thông bằng biện pháp sinh học, tác giả đã sử dụng nấm Isaria
farinosa và vi khuẩn Bacillus thuringiensis để phun cho thế hệ thứ nhất (từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau) trong điều kiện phù hợp với sự phát triển của
nấm (ẩm và lạnh); Sử dụng vi rút đa diện tế bào chất CPV (Cytoplasmic
Polyhedrosis Virus) và vi khuẩn Bacillus thuringiensis cho thế hệ thứ 2 (tháng
4, 5) hoặc sâu non của thế hệ thứ 3 trong điều kiện phù hợp với sự phát triển
của vi rút (nóng và khô).



Thiên địch là một trong những nhân tố quan trọng trong việc điều chỉnh
số lượng quần thể một loài nào đó. Theo kết quả điều tra của Zhang và đồng
tác giả (2003), có khoảng 250 loài thiên địch của Sâu róm thông, trong đó có
57 loài ong ký sinh, 11 loài ruồi ký sinh, 58 loài côn trùng bắt mồi, 87 loài
chim, 18 loài nhện, 6 loài động vật ăn thịt khác, 5 loài nấm gây bệnh, 5 loài vi
khuẩn và 3 loài vi rút. Tại vùng Triết Giang - Trung Quốc đã thu thập được
116 loài thiên địch, trong đó có 92 loài côn trùng, 22 loài nhện và 2 loài động
vật bắt mồi. Một số loài thiên địch đã được tìm hiểu và sử dụng thành công
như: loài Ong ký sinh trứng (Trichogramma dendrolimi Matsumura.), nấm
Beauveria bassiana Bals. và vi khuẩn Bacillus thuringiensis Berliner. (Ying,
1986).
Có thể thấy rằng các thông tin về nghiên cứu về thành phần loài sâu hại,
đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu hại thông là khá phong phú, tuy
nhiên các kết quả này chỉ mang tính chất tham khảo của các đối tượng nghiên
cứu.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.4.1. Thành phần loài nhóm sâu róm hại thông
Thông là cây có giá trị kinh tế cao bao gồm một số loài thông chính như
Thông mã vĩ Pinus massoniana Lambert, Thông nhựa Pinus merkusii Jungh
et.de Vries, Thông 3 lá Pinus kesya Royle ex Gordon... Ngoài các sản phẩm
của thông như gỗ, nhựa, nguyên liệu giấy, cây thông còn được sử dụng trong
việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo cảnh quan môi trường... chính vì
vậy diện tích rừng thông ngày càng được mở rộng và là một trong những cây
trồng chính của ngành Lâm nghiệp.
Tuy nhiên việc gây trồng và phát triển cây thông cũng gặp nhiều trở
ngại, một trong số đó là vấn đề sâu bệnh hại, nguy cơ về sâu bệnh hại thông
không chỉ xảy ra tại rừng trồng mà còn xuất hiện tại cả vườn ươm. Riêng về
sâu hại đã điều



tra được 45 loài, trong đó gây hại nguy hiểm nhất là loài Sâu róm thông
(Dendrolimus punctatus), Sâu róm 4 túm lông (Dasychira axutha), Sâu đục
nõn thông: Rhyacionia cristata Wals and Dioryctria rubella Hamps và các loài
côn trùng cánh cứng: Ips calligraphus Germar, Ips sp., Dendroctonus sp.
Trần Minh Đức (2007) đã đề cập tương đối đầy đủ về các loài ong ăn lá
hiện có ở những khu vực Trung Trung Bộ. Những kết quả này bước đầu xác
định tại khu vực nghiên cứu có 2 loài ong ăn lá thông thuộc 2 giống khác nhau
Diprion và Gilpinia.
Kết quả điều tra thành phần loài côn trùng bọ cánh cứng Coleoptera và
cánh nửa Hemiptera bằng bẫy Pheromon tại Đại Lải, kết quả thu được 15 loài
thuộc 9 họ côn trùng cánh cứng và cánh nửa cứng cụ thể: Mọt đầu gai
(Sinoxylon sp.), Mọt nâu lưng sọc (Cylindromicrus sp. affinis C. hiranoi
Aoki), Mọt hồ lô (Xylosandrus sp.), Mọt cám (Coccotrypes sp.), Mọt đít vát
(Amasa sp.), Mọt cánh bạc (Crestus sp.) (Phạm Quang Thu và cộng sự, 2010).
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Ninh tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2014 diện tích Thông nhựa bị loài sâu đục
ngọn, cành, thân khoảng 56 ha tập trung tại huyện Đông Triều và đang có khả
năng lây lan rộng ra các huyện trồng Thông khác, loài sâu này gây hại trên cây
Thông nhựa từ tuổi 5 trở lên và đây là một trong những loài sâu mới xuất hiện
và gây hại nặng ở Đông Triều, Quảng Ninh.
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: Năm 2005, sâu róm 4 túm lông đã bắt đầu
xuất hiện trở lại và gây thành dịch tại một số tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang,
Thanh Hóa. Hiện nay loài sâu róm 4 túm lông này đang gây hại Thông đuôi
ngựa với tỷ lệ bị hại từ 25% đến 60% ở Lạng Sơn, 20% đến 35% ở Bắc Giang
và đã lan rộng sang các tỉnh trồng Thông đuôi ngựa và Thông nhựa như Vĩnh
Phúc, Thanh Hóa,...



×