Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

giáo án nhà trẻ 2436 tháng những đồ chơi chuyển động được

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.5 KB, 24 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN 5
CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ (4 TUẦN)
TUẦN 2: Những đồ chơi chuyển động được
(Thực hiện từ ngày 3/10 => 7/10/ 2016) Người thực hiện:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
* Đón trẻ: Cô đến sớm mở cửa thông thoáng, vệ sinh phòng lớp, cô
Trò chuyện đứng ở cửa đón trẻ, nhắc trẻ biết chào cô chào bố mẹ....Khi vào lớp cô
Điểm danh nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định và cho trẻ chơi tự do với
Thể dục
đồ chơi trong lớp.
sáng
* Trò chuyện - điểm danh: Trò chuyện về chủ đề “ Những đồ chơi
chuyển động được”. Gọi tên điểm danh trẻ.
* TCHT: Truyền tin
* Thể dục sáng:
- Thứ 2, 6: Cô cho cả lớp tập theo lời ca bài: Lời chào buổi sáng
- Thứ 3, 4, 5: Tập bài tập phát triển chung
+ Hô hấp: Gà gáy
+ ĐT tay - vai: Hai tay đưa sang ngang hạ xuống
+ ĐT chân: Ngồi xuống đứng lên.
+ ĐT bụng - lườn: Cúi người xuống đứng thẳng người lên.
* Trò chơi: Bóng tròn to.
Hoạt động LVPTTC
LVPTNT
LVPTNT
LVPTM


LVPTTM
học
VĐCB: Chui THƠ: Ấm và NBTN: Quả Tô màu quả VĐTN:
qua cổng
chảo
bóng – ô tô
bóng
Lời chào
BTPTC: Tập NDKH: Dán KH:
Dán KH:TC:
buổi sáng
với vòng
cái ấm
bóng
Bóng tròn
KH: NH:
TCVĐ: Bắt
Biết vâng
tay
lời mẹ dặn
Hoạt động
ngoài trời

Hoạt động
góc

Vệ sinh
Ăn trưa
Ngủ trưa


Quan sát đồ Quan sát đồ Đọc thơ: Ấm Quan sát đồ Quan sát
chơi xe máy
chơi tàu hoả
và chảo
chơi ô tô
đồ
chơi
máy bay.
* TCVĐ: Tìm đồ chơi.
* Chơi tự do : Theo ý thích của trẻ : Nhặt lá rụng, chơi với đồ chơi
ngoài trời...
* GXD: Xây trường học
* GPV: chơi với búp bê, xe đẩy.
* GHT: Xem tranh, tập tô màu...
* GNT: Nặn quả bóng
* GTN: Chăm sóc cây
*Vệ sinh : Cho trẻ xếp hàng rửa tay, cô hướng dẫn trẻ cách rửa, mới đầu
cô rửa cho những cháu chưa biết, sau đó khi trẻ đã biết cô theo dõi nhắc
nhở trẻ rửa tay, rửa mặt đúng thao tác,vặn đủ nước khi rửa tay, vặn xong
khóa vòi nước..
*Ăn trưa : Trước khi ăn: Cô kê bàn ăn, lấy khăn lau tay, lau miệng để

1


vào đĩa, rổ, để trên bàn, lấy đĩa đựng cơm rơi. Bắt đầu ăn: cô giới thiệu
các món ăn cho trẻ và nói cho trẻ nghe các chất dinh dưỡng có trong món
ăn, cô chia cơm cho trẻ và cô mời trẻ ăn, dặn trẻ mời cô giáo và các bạn
trước khi ăn động viên khuyến khích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Chú
ý trẻ ăn chậm, suy dinh dưỡng.

*Ngủ trưa : Cô kê phản, dải chiếu, cho trẻ đi vệ sinh, lau mặt, rửa tay
trước khi đi ngủ, khi trẻ lên giường ngủ cô lấy gối, kéo rèm, đảm bảo
phòng đủ ánh sáng không sáng quá và cũng không tối quá, giữ yên lặng
để trẻ có cảm giác yên tĩnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc. Khi ngủ
cô bao quát và chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
* VĐ nhẹ: * VĐ nhẹ: * VĐ nhẹ: * VĐ nhẹ: * VĐ nhẹ:
Hoạt động Lời
chào Lời
chào Lời chào buổi Lời chào buổi Lời
chào
chiều
buổi sáng
buổi sáng
sáng
sáng
buổi sáng
* Ăn phụ
* Ăn phụ
* Ăn phụ
* Ăn phụ
* Ăn phụ
*Ôn
KT: *Ôn
KT: *Ôn KT:
* Ôn KT: Tô *LĐ
dọn
TD: Chui Thơ: Ấm và NBTN: Ô tô, màu
quả dẹp ĐDĐC
qua cổng
chảo

quả bóng
bóng
*
Nêu
* TCDG : * TCDG : * TCDG : Bịt
* TCDG : gương cuối
Bịt mắt bắt Bịt mắt bắt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê tuần


Vệ sinh,
* Vệ sinh: Cô rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ cho trẻ, chải tóc gọn gàng,
Nêu gương, cho trẻ đi vệ sinh trước giờ chuẩn bị về, chuẩn bị quần áo, dày dép, lấy
Trả trẻ
đồ dùng cá nhân trước khi ra về.
* Nêu gương: Cô nhận xét trẻ trong một tuần, gợi hỏi trẻ để trẻ nhận xét
xem bạn nào ngoan, cô lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ ngoan cắm cờ,
tặng phiếu bé ngoan cuối tuần.
* Trả trẻ: Cô đứng ở cửa lớp gọi trẻ ra về, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ.
Cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình trẻ ở lớp trong một ngày.
`Nội dung
*GXD:
Xây
trường
học

Yêu cầu
Trẻ biết sử dụng
các nguyên vật
liệu xêp hàng rào,

khối gôc xếp
chồng lên nhau để
xây trường học,
cổng trường, lấy
những viên sỏi
xếp đường đi, biết
đặt các cây xanh,
hoa trong khu vực
sân trường…

HOẠT ĐỘNG GÓC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Các khối gỗ, a. Thỏa thận trước khi chơi :
ghạch
xây - Cho trẻ hát cùng cô bài: Em tập lái ô tô
dựng, sỏi, 1 Cô khen trẻ.
số cây xanh, - Tuần này các con sẽ chơi ở CĐ: Những đồ
cây hoa...
chơi chuyển động được
- Hàng ngày cô sẽ cho chúng mình chơi ở
những góc chơi: cô giới thiệu từng góc chơi
trong lớp cho trẻ biết.
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi ở các góc:
(Cô giới thiệu và chỉ tay về phía góc đó.)
- Cô trao đổi về góc chơi, các trò chơi trong
từng góc chơi. Về công việc của các vai

2



GPV: chơi Trẻ biết chơi với
với
búp búp bê, biết bế
bê, xe đẩy búp bê, giả vờ nói
chuyện, cho ăn,
thay quần áo, biết
không được làm
rơi búp bế khi
đang chơi.
Trẻ biết xem tranh
GHT:
Xem tranh ảnh về chủ đề.
, tập tô Biết nói và nhận
biết được những
màu
hình ảnh trong
tranh, trẻ biết cách
cầm bút và tập tô
màu theo ý thích.
GNT: Nặn Trẻ biết bóp đất
quả bóng
lăn, xoay tròn để
tạo thành quả
bóng

Búp bê, xe
đẩy đồ chơi
thìa, cốc, váy,
áo, lược…


Một số hình
ảnh về các đồ
chơi
trong
lớp, giấy, bút
chì,
bút
màu…
Bảng,
đất
nặn, dao nhựa
cắt đất, khăn
ẩm lau tay.

chơi, nguyên vật liệu, cách chơi, thái độ khi
chơi….
VD: Góc XD: Chunsg mình hôm nay sẽ
Xây trường học. Để xây được trường học
con lấy gì để xây nào?(cá nhân – cả lớp)
Muốn xây được trường học cần có những
ai? Đúng rồi bác thợ xây này, rồi còn có bác
thợ cả để quan sát công trình nữa đấy. Để
cho trường râm mát, đẹp con sẽ làm gì nào?
(trồng cây, trồng hoa)
Góc PV: Chơi với búp bê, con sẽ làm gì khi
bế búp bê nào? Con phải yêu thương búp bê
như thế nào? Khi cho búp bê ăn con phải
như thế nào? Chiếc xe đẩy con dùng để làm
gì?...

GNT: Hôm nay các con sẽ nặn quả bóng,
con sẽ làm gì trước khi nặn nào?(bóp đất
cho mềm) cô dạy trẻ cách bóp đất…
Cô lần lượt giới thiệu hết các vai chơi trong
các góc chơi. Những buổi đầu cô giới thiệu
hướng dẫn kỹ cho trẻ. Những ngày sau cô

3


GTN
: Trẻ biết cùng cô
chăm sóc chăm sóc cây
cây
cảnh, hoa của lớp:
tưới nước, nhặt cỏ,
lau lá…

Nước, bình
tưới cây,(xô,
gáo)
cây
cảnh.

gợi ý hướng dẫn hỏi trẻ. Nếu có thay đổi
vai chơi mới thì cô giới thiệu cho trẻ biết
- Trong khi chơi các con phải chơi như thế
nào? Khi chơi các con xưng hô ntn?(cô dạy
trẻ, nói cho trẻ biết) Khi chơi xong các con
phải làm gì?(cất đồ chơi)

=> Trong khi chơi các nhóm chơi phải giao
lưu, liên kết với nhau.(dạy, hướng dẫn trẻ
cách giao lưu trong các nhóm chơi)
- Cô cho trẻ lấy kí hiệu về góc chơi
b. Quá trình chơi
- Trẻ về góc chơi cô đến góc XD, PV trước
để hướng dẫn trẻ phân vai chơi, bầu nhóm
trưởng. Sau đó cô đến góc HT, NT, TN
hướng dẫn trẻ chơi. Khi trẻ chơi cô đến từng
góc chơi bao quát động viên trẻ chơi, gợi ý
để trẻ nói lên ý định chơi. Cô nhập vai chơi
cùng trẻ. Quá trình chơi cô tạo mối quan hệ
qua lại, sự liên kết giữa các nhóm chơi. Cần
chú ý luân chuyển trẻ vào các nhóm chơi
khác nhau. Trong khi chơi giáo viên cần tạo
tình huống để trẻ giải quyết. Cô chú ý nhắc
trẻ nề nếp khi chơi. Động viên, khuyến
khích trẻ ngay trong quá trình chơi.
c. Nhận xét sau khi chơi
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi. Khi
gần kết thúc cô đến các nhóm phụ nhận xét
trẻ chơi: Chơi ntn? Đã đúng vai chơi chưa?
Thái độ khi chơi? Nề nếp chơi?...Nhận xét
góc nào xong cô cho trẻ ở góc đó cùng đi
tham quan các góc khác. Sau đó cho trẻ
tham quan góc chơi chính (XD, PV, HT)
hoặc góc nào mà trẻ chơi tốt nhất trong buổi
chơi đó. Nếu góc XD là góc chính thì cho
trẻ được giới thiệu tổng quan về công trình,
cô nhận xét lại lồng ghép GDBVMT. Sau đó

cô nhận xét chung các góc chơi động viên
khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ về nhóm cất đồ dùng đồ chơi đúng
nơi quy định(cô cũng cùng thực hiện cùng
trẻ)

* TRÒ CHƠI CÓ LUẬT
* TCVĐ : Tìm đồ chơi
Chuẩn bị: Các đồ chơi quen thuộc

4


Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn các đồ chơi yêu cầu trẻ phải đi qua đường zíc zắc
để tìm đồ chơi theo yêu cầu của cô.
* TCHT Truyền tin
- Mục đích : Luyện tập khả năng chú ý, nhớ và truyền đạt lại thông tin.
- Cách chơi : Cô và 3-4 trẻ ngồi thành hình vòng tròn. Đầu tiên cô nói cho cả
lớp nghe thấy(ví dụ: Bim bim…) cô hướng dẫn trẻ nhắc lại lần lượt từ đó.
Khi đã quen cô nói thầm vào tai 1 trẻ ( câu từ 2 từ dễ nhớ) và yêu cầu trẻ lần
lượt nói thầm vào tai bạn bên cạnh. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên câu mà mình
nghe được.
*TCDG : Bịt mắt bắt dê
Mục đích: Luyện tập vận động chạy và phản ứng nhanh
Chuẩn bị: Một khăn để bịt mắt.
Cách chơi: Cô và cháu đứng ở giữa sân. Trước khi vào trò chơi, cô có thể kể
cho trẻ nghe một câu chuyện có nội dung sát với nội dung của trò chơi. Sau đó
cô nói: Bây giờ chúng ta chơi trò chơi bịt mắt bắt dê nào. Sau đó cô lấy khăn bịt
mắt và nói: Dê con chạy đi chờ cho trẻ chạy đi, cô quờ tay tìm bắt “dê” vừa tìm
bắt dê cô vừa đọc một cái gì đó để làm cho trò chơi thêm hứng thú:

VD: Đâu nào dê con/ Đâu nào dê mẹ/ Cô đi tìm nhé/ Bắt bắt dê nào?
Khi bắt được 1 “dê” thì cô đọc câu cuối cùng và nói tiếp: Cô bắt được dê nào
đây? Cô bỏ khăn bịt mắt ra tỏ vẻ vui mừng và nói: A! cô bắt được “dê” Trúc
này…Trò chơi lại bắt đầu tiếp tục.

KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 3 tháng 10 năm 2016
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề: Những đồ chơi chuyển động được.
- Điểm danh
- Thể dục sáng
B. HOẠT ĐỘNG HỌC:
LVPTTC: VĐCB: CHUI QUA CỔNG
BTPTC: TẬP VỚI VÒNG
TCVĐ : BẮT TAY
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Trẻ biết bò chui qua cổng khéo léo không làm đổ cổng.Trẻ biết
tập bài tập phát triển chung, biết chơi trò chơi vận động.
2.Kĩ năng : Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý, rèn khả năng bò cho trẻ.
3.Thái độ : Giáo dục trẻ biết có ý thức nề nếp khi tập thể dục.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của cô: Chỗ tập sạch sẽ, cổng chui, vòng thể dục to .

5


2. Chuẩn bị của trẻ: Trang phục trẻ gọn gàng, mỗi trẻ 1 vòng thể dục
3. NDTH: Âm nhạc....
III.CÁCH TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1 : Ổn định:.
- Cô kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
Hoạt động 2 :
a. Khởi động : Cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa
hát bài: Đoàn táu nhỏ xíu và đi các kiểu đi khác - Trẻ khởi động.
nhau: đi thường, đi nhanh, đi chậm, chạy nhanh,
chạy chậm....Cho trẻ đứng theo tổ tâp bài tập bài
tập phát triển chung.
b. Bài tập phát triển chung :
ĐT 1: Đưa 2 tay ra trước lên cao
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi
Nhịp 1: đưa 2 tay cầm vòng đưa ra trước
Nhịp 2 : Về TTCB.
- Trẻ tập cùng cô
ĐT 2: Nghiêng người sang 2 bên
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi
Nhịp 1 : đưa đưa 2 tay cầm vòng giơ lên cao
Nhịp 2 : Nghiêng người sang trái (phải)
Nhịp 1: Nghiêng người sang phải
Nhịp 2: Về TTCB
ĐT 3 : Cúi gập người về trước
-TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:
Nhịp 1: Tay cầm vòng đưa lên cao
Nhịp 2 : Về TTCB
Hoạt Động 3: VĐCB: Chui qua cổng
+ Cho trẻ đứng hai hàng ngang đối diện nhau
Cô giới thiệu bài thể dục hôm nay học
Trẻ chú ý.

+ Cô thực hiện mẫu
Lần 1 : không phân tích động tác
Lần 2 : Thực hiện + phân tích động tác .
Trước tiên cô đứng tự nhiên khi nghe hiệu lệnh
tiếng xắc xô cô cúi người xuống chống hai tay
xuống nền bắt đầu bò thẳng về phía trước, chui
qua cổngcẩn thận không làm đổ cổng, khi qua
hết cổng đứng lên đi về cuối hàng đứng.
*HĐ 4: Trẻ thực hiện
- Cô mời 1-2 trẻ khá lên tập lại cho cả lớp xem.
Trẻ lên tập
(trẻ thực hiện cô động viên trẻ, khen trẻ)
+ Cho trẻ thực hiện: lần lượt hai trẻ/ lần (trẻ
Trẻ thực hiện
được thực hiện ít nhất mỗi trẻ 2 lần)
+ cho trẻ thi đua theo tổ

6


+ Thi đua theo đội, nhóm.
Trẻ thi đua hứng thú
+ Khi trẻ thực hiện cô bao quát, nhận ra trẻ tập
khá, còn yếu để chú ý động viên khích lệ, khen
trẻ kịp thời.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ để trẻ được thực hiện lại
cho tốt hơn.
* Củng cố: Cô hỏi tên vận động để trẻ được trả
lời.
Cho trẻ khá lên thực hiện lại.

Trẻ tập.
HĐ 5 : TCVĐ: Bắt tay
Cách chơi: Cô giáo cho trẻ bắt tay bạn gái với
bạn gái. Bạn trai bắt tay bạn trai, sau đó đổi lại
bạn trai bắt tay bạn gái ai biết làm theo yêu cầu
Trẻ lắng nghe cô nói
đúng và nhanh sẽ được cô và các bạn khen
HĐ 6: Kết thúc
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, nghe và hát theo
bài hát: Em tập lái ô tô
Trẻ đi nhẹ nhàng+ hát
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....
*Trò chơi chuyển tiếp: TCHT: Truyền tin
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Nội dung: Quan sát đồ chơi xe máy
TCVĐ: Tìm đồ chơi
Chơi tự do theo ý thích
2. Mục tiêu : Trẻ biết, quan sát, nhận xét, gọi tên xe máy, biết một số đặc điểm
nổi bật của xe máy: bánh xe, tay lái, yên xe… Trẻ biết cách chơi trò chơi vận
động và đoàn kết trong khi chơi. Chơi tự do có nề nếp.
3. Chuẩn bị : đồ chơi xe máy, sân sạch sẽ, 1 số đồ chơi: xe máy, ô tô, máy bay,
tàu, hột hạt, hoa…đất nặn để chơi TCVĐ và chơi tự do.

4. Cách tiến hành :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1 : Ổn định
- Cô kiểm tra sức khoẻ trang phục của trẻ. Cho Trẻ thực hiện
trẻ ra sân cô nhắc trẻ nề nếp. Cho trẻ hát và
làm đoàn tàu với bài: Đoàn tàu nhỏ xíu.
* Hoạt động 2: quan sát có mục đích
* Quan sát đồ chơi xe máy
+ Cô đọc cấu đố: Xe gì 2 bánh/ Chạy bon bon/

7


Máy nổ ròn/ Kêu bình bịch?(đố biết xe gì?)
Xe máy
+ Cô có xe gì đấy nào?( Cô cho cả lớp - cá Trẻ nói xe máy.
nhân gọi tên )
+ Xe máy có gì đây nữa nào?(Cá nhân – CL)
Bánh xe, yên xe...
+ Các con thấy xe máy có màu gì?
Màu xanh
+ Xe máy kêu như thế nào?
Bịch bịch
+ Xe máy để làm gì?(cô kéo dây cót cho xe Để đi..
máy chạy để trẻ nhìn)
=> Đây là xe máy, xe máy này có màu xanh
có hai bánh hình tròn...xe máy chạy bằng xăng
dùng để đi lại, chở đồ khi lái xe người lái phải
đội mũ bảo hiểm...

* HĐ 3: TCVĐ: Tìm đồ chơi
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Trẻ chơi trò chơi hứng thú.
- Cô nhận xét trẻ sau khi chơi
* HĐ 4: Chơi tự do
Cô giới thiệu các trò chơi: Trò chơi xâu hạt, Trẻ chơi theo sự hướng dẫn
hoa, chơi với lá cây, vượt chướng ngại vật lấy của cô.
đồ chơi, chơi cầu trượt, đu quay...trong khi
chơi trẻ có thể thay đổi nhóm chơi khi trẻ chơi
quá lâu.
+ Hết giờ chơi cô nhận xét trẻ chơi
Trẻ lắng nghe
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
*GXD: Xây trường học
*GPV: Chơi với búp bê., xe đẩy.
*GHT: Tập tô màu xe máy.
*GNT: Nặn quả bóng.
Đ.VỆ SINH-ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Nội dung :
* VĐ nhẹ: Lời chào buổi sáng
* Ăn phụ
*Ôn KT: TD: Chui qua cổng
* TCDG : Bịt mắt bắt dê
2. Mục tiêu :
- Trẻ biết vận động nhẹ nhàng cùng cô,
- Trẻ biết phối hợp tay chân để bò chui qua cổng khéo léo không làm đổ cổng.
Biết chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô.
3. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ.

4. Cách tiến hành:
- VĐ nhẹ: Cô cùng trẻ vận động nhẹ nhàng theo lời bài hát: Lời chào buổi sáng
1-2 lần.
*Ôn KT: TD: Chui qua cổng
Hình thức tổ chức : Cả lớp

8


+ Cô cho trẻ với hình thức thi đua theo tổ, nhóm: Hôm nay chúng mình đã được
học bài thể dục gì nhỉ các con? Vậy bây giờ chúng mình sẽ thi đua theo tổ
(nhóm) nào. Sau mỗi lần thi đua cô nhận xét động viên khen trẻ.
* TCDG : Bịt mắt bắt dê
F. VỆ SINH-NÊU GƯƠNG-TRẢ TRẺ
G. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....

KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 3 ngày 4 tháng 10 năm 2016
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề: Những đồ chơi chuyển động được.
- Điểm danh
- Thể dục sáng

B. HOẠT ĐỘNG HỌC:
LVPTNN: THƠ : ẤM VÀ CHẢO
NDKH : DÁN CÁI ẤM
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Trẻ biết tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ qua việc trả lời
các câu hỏi, trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
- Trẻ biết cách chấm hồ và dán được cái ấm vào tờ giấy.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nói rõ ràng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn kĩ năng
ghi nhớ, trả lời câu hỏi. rèn luyện kĩ năng dán cho trẻ.
3.Thái độ: Giáo dục trẻ cẩn thận khi sử dụng đồ dùng, không được đến gần
những đồ nóng nguy hiểm đến bản thân.
II. CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của cô: Các slide hình ảnh minh họa bài thơ, máy tính, máy chiếu,
que chỉ. khăn lau tay, giấy A4.
2. Chuẩn bị của trẻ: Chỗ ngồi ngay ngắn, rổ đựng hồ dán, giấy A4, khăn lau…
3. NDTH: Âm nhạc...
III. CÁCH TIẾN HÀNH :

9


HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* HĐ 1: Ổn định
Cho trẻ hát bài: Lời chào buổi sáng
+ Cô trò chuyện cùng trẻ, giáo dục trẻ đi học
ngoan, không khóc nhè.
* HĐ 2: Đọc diễn cảm bài thơ
+ Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm trên nền nhạc+
động tác
ND : Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ

Ấm và chảo bài thơ nói đến ấm dùng để đun
nước, nên khi nước sôi có tiếng kêu o o chảo để
xào nên nghe tiếng mỡ xèo xèo, cả hai ấm và
chảo đều phải dùng lửa đun nóng thì mới đun,
xào được còn nếu không có lửa thì nằm im thít
đấy.
- Cô đọc lần 2 : Qua tranh minh họa
*HĐ 3: Đàm thoại :
+ Cô vừa đọc bài thơ gì ? (CN- CL)
+ Bài thơ nói cí gì nhỉ ? (CN- CL)
+ Ấm dùng để làm gì? (CN- CL)
+ Ấm kêu như thế nào?(CN-CL) Sao ấm lại kêu
vây?
+ Chảo dùng để làm gì? Kêu như thế nào?
=> Ấm và chảo khi đặt lên bếp lửa khi nước sôi
sẽ phát ra tiếng kêu o o còn chảo khi nóng cho
mỡ xuống để xào thức ăn sẽ nghe thấy xèo xèo
đấy…chúng mình nhớ không được đến gần bếp
lửa rất nguy hiểm…
+ Nghe ấm và chảo kêu thấy thế nào nhỉ?
- Ấm và chảo kêu nghe vui tai, thích như vậy
nhưng nếu không có lửa có kêu được không nào?
- Khi xa lửa ấm và chảo như thế nào?
=> Giải thích từ: Xa lửa: không có lửa
=> Bài thơ cho chúng mình thấy ấm và chảo là
đồ dùng trong gia đình để đun, để xào, nhưng
cũng rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ như chúng
mình chính vì vậy chúng mình không được chơi
gần bếp đang đun nấu tránh bị bỏng lửa, mỡ,
nước sôi…

*HĐ 4: Dạy trẻ đọc thơ :
Bây giờ chúng mình sẽ cùng cô đọc bài thơ này
nhé khi đọc các con đọc chậm, vừa phải, đọc rõ
ràng to hơn ở từ: o o; xèo xèo; Nước sôi rồi đấy
ạ; mỡ ơi nóng nóng quá...
Cô và cả lớp đọc 2 lần

10

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Trẻ hát

Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe
ấm và chảo
ấm và chảo
để đun nước
kêu o o
vì nước sôi
kêu xèo xèo
Cả lớp đọc .
Trẻ lắng nghe
Thấy vui và thích
Trẻ chơi
Không ạ
Buồn im thít.

Trẻ lắng nghe


Trẻ lắng nghe


+ Từng tổ đọc
Trẻ đọc
+ Gọi nhóm đọc
+ Cá nhân đọc
+ Cô chú ý sửa sai khi trẻ đọc, khuyến khích,
động viên khen trẻ kịp thời.
* HĐ 5: NDKH: Dán cái ấm
Cô thấy chúng mình rất giỏi chúng mình nhìn
xem cô T có gì đây nào?
Cái ấm.
+ Chúng mình có muốn dán cái ấm không?
Có ạ
+ Chúng mình cùng nhìn cô T dán nhé: Một tay
cô cầm hình cái ấm, một tay cô dùng ngón trỏ
chấm hồ dán bôi vào giữa tờ giấy và dán hình cái Trẻ chú ý
ấm…Cô T dán xong rồi.
+ Bây gìơ chúng mình cùng dán nào
+ Khi trẻ dán xong cô nhận xét bài trẻ dán.
HĐ 6 : Kết thúc: Chơi trò chơi: Dung dăng
dung dẻ
Trẻ chơi cùng cô
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....
*Trò chơi chuyển tiếp: TCHT: Truyền tin
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Nội dung: Quan sát đồ chơi Tàu hoả
TCVĐ: Tìm đồ chơi
Chơi tự do theo ý thích
2. Mục tiêu : Trẻ biết, quan sát, nhận xét, gọi tên tàu hoả, biết một số đặc điểm
nổi bật của tàu hoả, tiếng kêu…Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động và đoàn kết
trong khi chơi. Chơi tự do có nề nếp.
3. Chuẩn bị : đồ chơi xe máy, sân sạch sẽ, 1 số đồ chơi: xe máy, ô tô, máy bay,
tàu, hột hạt, hoa…đất nặn để chơi TCVĐ và chơi tự do.
4. Cách tiến hành :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1 : Ổn định
- Cô kiểm tra sức khoẻ trang phục của trẻ. Cho Trẻ thực hiện
trẻ ra sân cô nhắc trẻ nề nếp. Cho trẻ hát và
làm đoàn tàu với bài: Đoàn tàu nhỏ xíu.
+ Chúng mình vừa được làm gì vậy?
Làm đoàn tàu
+ Cho trẻ trốn cô
* Hoạt động 2: quan sát có mục đích

11


* Quan sát đồ chơi Tàu hoả

+ Cô đâu?
Cô đây
+ Cô có gì đấy nào?( Cô cho cả lớp - cá nhân Đoàn tàu
gọi tên )
+Tàu có gì nào?(Cá nhân – CL)
Toa tàu, bánh
+ Các con thấy đoàn tau có màu gì?
Màu xanh
+ Tàu kêu như thế nào?
Xịch xịch
+ Tàu để làm gì?(cô cho đoàn tàu chạy bằng
pin trên đường ray để trẻ nhìn)
=> Đây là đồ chơi đoàn tàu, có đường ray để
tàu chạy, đồ chơi đoàn tàu này chạy bằng pin,
khi chạy phát ra tiếng kêu xịch xịch, tàu có Trẻ lắng nghe
màu xanh...
* HĐ 3: TCVĐ: Tìm đồ chơi
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Trẻ chơi trò chơi hứng thú.
- Cô nhận xét trẻ sau khi chơi
* HĐ 4: Chơi tự do
Cô giới thiệu các trò chơi: Trò chơi xâu hạt, Trẻ chơi theo sự hướng dẫn
hoa, chơi với lá cây, vượt chướng ngại vật lấy của cô.
đồ chơi, chơi cầu trượt, đu quay...trong khi
chơi trẻ có thể thay đổi nhóm chơi khi trẻ chơi
quá lâu.
+ Hết giờ chơi cô nhận xét trẻ chơi
Trẻ lắng nghe
D. HOẠT ĐỘNG GÓC

*GXD: Xây trường học
* GPV: chơi với búp bê, xe đẩy.
* GHT: Tập tô màu đoàn tàu.
*GTN: Nặn quả bóng
Đ.VỆ SINH-ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Nội dung :
* VĐ nhẹ: Lời chào buổi sáng
* Ăn phụ
*Ôn KT: Thơ: Ấm và chảo
* TCDG : Bịt mắt bắt dê.
2. Mục tiêu :
- Trẻ biết vận động nhẹ nhàng cùng cô, Trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ,
biết chơi trò chơi.
3. Chuẩn bị : Chỗ ngồi ngay ngắn phù hợp cho trẻ.
4. Cách tiến hành:
- VĐ nhẹ: Cô cùng trẻ vận động nhẹ nhàng theo lời bài hát: Lời chào buổi sáng
1-2 lần.
*Ôn KT: Thơ: Ấm và chảo
- Hình thức tổ chức : Cả lớp

12


- Nội dung tổ chức : Đọc thơ.
+ Các con ơi hôm nay chúng mình được học bài thơ gì nhỉ?(Ấm và chảo) giỏi
quá vậy bây giờ chúng mình cùng đọc nào
- Cô cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần.
- Cô tổ chức cho từng tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ
=> Cô chú ý đến những cháu chưa thuộc nhiều và còn rụt rè để gọi trẻ lên đọc

=> Cô Giáo dục trẻ thông qua bài thơ
* TCDG : Bịt mắt bắt dê.
F. VỆ SINH-NÊU GƯƠNG-TRẢ TRẺ
G. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 4 ngày 5 tháng 10 năm 2016
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề : Những đồ chơi chuyển động được
- Điểm danh
- Thể dục sáng
B. HOẠT ĐỘNG HỌC:
LVPTNT: NBTN: QUẢ BÓNG – Ô TÔ
NDKH: DÁN BÓNG
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Trẻ nhận biết, gọi tên được: quả bóng, ô tô, biết và nói được một
số đặc điểm nổi bật của quả bóng, ô tô: màu sắc, tiếng kêu.... Biết chấm hồ để
dán được quả bóng.
2.Kĩ năng : Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát, trả lời, rèn khả năng
phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động. Rèn luyện kỹ năng dán cho trẻ
qua NDKH.
3.Thái độ : Giáo dục trẻ biết có ý thức nề nếp trong khi học, biết giữ gìn đồ
dùng đồ chơi cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của cô: Đồ chơi quả bóng và ô tô, que chỉ, hình ảnh quả bóng, giấy,
hồ dán
2. Chuẩn bị của trẻ: Trang phục, chỗ ngồi ngay ngắn, hình ảnh quả bóng, giấy,
hồ dán
3. NDTH: Âm nhạc....
III.CÁCH TIẾN HÀNH :

13


HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ 1 : Ổn định:.
Cho trẻ chơi trò chơi: Bóng bay
+ Chúng mình chơi có vui không? Khi chơi bóng
bay sao không được mạnh tay?
Đúng rồi khi chơi với đồ chơi luôn phải cẩn thận
nhẹ nhàng không thì bị hỏng, vỡ đấy. Hôm nay cô
có những đồ chơi rất đẹp và hấp dẫn chúng mình có
muốn biết đồ chơi gì không nào?
HĐ 2 : Quan sát tập nói.
* Quan sát quả bóng
+ Chúng mình nhìn xem cô có gì đây nào?
+ Quả bóng màu gì đây?(CN-CL)
+ Quả bóng dùng để làm gì?(gọi CN-CL)
+ Chúng mình chơi lăn bóng cùng cô nào
+ Khi chơi con phải như thế nào?
=> Đây là quả bóng màu đỏ, quả bóng dùng để đá,
lăn, tung...khi chơi các con chơi cẩn thận nhẹ nhàng
không thì vỡ hỏng đấy chúng mình nhớ chưa nào?

* Quán sát đồ chơi ô tô
Cho trẻ hát: Em tập lái ô tô
+ Cô có đồ chơi gì đây nào?(CN-CL)
+Ô tô màu gì nào?(CN-CL)
+ Ô tô để làm gì nào?
+ Còi ô tô kêu như thế nào?
- Chúng mình cùng nhìn chiếc đồ chơi ô tô này
chuyển động nhé.
=> Đây là chiếc ô tô có màu vàng, chạy bằng dây
cót, khi kéo dây rồi đặt xuống ô tô sẽ chạy và phát
ra tiếng kêu, sáng rất hấp dẫn trẻ nhỏ đấy.....
HĐ 4: ND KH: Dán bóng
Với rất nhêìu đồ chơi đẹp hấp dẫn nhưng cô T vẫn
thích quả bóng nên hôm nay cô đã dán được bức
tranh gì đây nào?có đẹp không?
+ Cô dán mẫu: Cô vừa làm vừa phân tích: Một
tay(tay trái) cô cầm hình quả bóng, một tay còn
lại(tay phải) cô chấm hồ dán sau đó chấm hồ vào
khoảng giữa tờ giấy dán hình quả bóng theo vệt
chấm hồ vừa chấm.
+ Cô cho trẻ dán quả bóng. Cô quan sát trẻ dán,
giúp đỡ trẻ nếu trẻ cần.
*HĐ 5: Kết thúc
Đọc bài thơ: Chia đồ chơi.
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY

14

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Trẻ chơi

Bị vỡ

Có ạ
Quả bóng
Màu đỏ
Đá…
Trẻ lăn cùng cô
Cẩn thận nhẹ nhàng
Nhớ rồi ạ
Ô tô
Màu vàng
Chở người, đồ…
Pim pim
Trẻ thích thú
Trẻ lắng nghe.
Quả bóng, có ạ

Trẻ chú ý.

Trẻ đọc


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....

*Trò chơi chuyển tiếp: TCHT: Truyền tin
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Nội dung: Đọc thơ: Ấm và chảo
- TCVĐ: Tìm đồ chơi
- Chơi tự do theo ý thích
2. Mục tiêu : Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết được tên bài thơ, đọc được diễn
cảm bài thơ Ấm và chảo. Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động và đoàn kết trong
khi chơi. Chơi tự do có nề nếp.
3. Chuẩn bị : đồ chơi xe máy, sân sạch sẽ, 1 số đồ chơi: xe máy, ô tô, máy bay,
tàu, hột hạt, hoa…đất nặn để chơi TCVĐ và chơi tự do.
4. Cách tiến hành :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1 : Ổn định
- Cô kiểm tra sức khoẻ trang phục của trẻ. Cho Trẻ thực hiện
trẻ ra sân cô nhắc trẻ nề nếp. Cho trẻ hát và
làm đoàn tàu với bài: Đoàn tàu nhỏ xíu.
* Hoạt động 2: Đọc thơ: Ấm và chảo
Xin chào mừng các bạn đến với chương trình
“Bé yêu thơ” với bài thơ: Ấm và chảo
Trẻ vỗ tay
+ Cả lớp đọc 3-4 lần
+ Từng tổ đọc
+ Cho nhóm trẻ đọc
+ Gọi một số cá nhân trẻ đọc.
- Các con vừa được thể hiện bài thơ gì vậy?
ấm và chảo
- các con có được chơi gần lửa không? Vì sao
nào?
vì nguy hiểm

=> Cô giáo dục trẻ thông qua bài thơ, nhắc trẻ
cẩn thận không đùa nghịch nơi dễ bị bỏng.
* * HĐ 3: TCVĐ: Tìm đồ chơi
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
Trẻ chơi trò chơi hứng thú.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô nhận xét trẻ sau khi chơi
* HĐ 4: Chơi tự do
Trẻ chơi theo sự hướng dẫn
Cô giới thiệu các trò chơi: Trò chơi xâu hạt, của cô.
hoa, chơi với lá cây, vượt chướng ngại vật lấy
đồ chơi, chơi cầu trượt, đu quay...trong khi

15


chơi trẻ có thể thay đổi nhóm chơi khi trẻ chơi
quá lâu.
+ Hết giờ chơi cô nhận xét trẻ chơi
Trẻ lắng nghe
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
* GXD: Xây trường học
* GPV: chơi với búp bê, xe đẩy.
* GHT: Xem tranh về một số đồ chơi chuyển động được
* GTN: Chăm sóc cây
Đ.VỆ SINH-ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Nội dung :
* VĐ nhẹ: Lời chào buổi sáng
* Ăn phụ

* Ôn KT: NBTN: Ô tô, quả bóng
* TCDG : Bịt mắt bắt dê
2. Mục tiêu :
- Trẻ biết vận động nhẹ nhàng cùng cô, Trẻ biết trả lời câu hỏi cô đưa ra ngắn
gọn, rõ ràng. Chơi trò chơi hứng thú.
3. Chuẩn bị : đồ chơi quả bóng – ô tô
4. Cách tiến hành:
- VĐ nhẹ: Cô cùng trẻ vận động nhẹ nhàng theo lời bài hát: Lời chào buổi sáng
1-2 lần.
* Ôn KT: NBTN: Ô tô, quả bóng
- Hình thức tổ chức : Cả lớp
- Nội dung tổ chức : Cho trẻ trả lời câu hỏi
+ Con nhìn xem cô có gì đây?(ô tô – quả bóng)
+ Quả bóng(Ô tô) có màu gì? Để làm gì? Kêu như thế nào?
+ Cô chốt lại và giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
* TCDG : Bịt mắt bắt dê
F. VỆ SINH-NÊU GƯƠNG-TRẢ TRẺ
G. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....

KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 5 ngày 6 tháng 10 năm 2016
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:


16


- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề: Những đồ chơi chuyển động được
- Điểm danh
- Thể dục sáng
B. HOẠT ĐỘNG HỌC:
LVPTTM: TÔ MÀU QUẢ BÓNG
NDKH: T/C: BÓNG TRÒN
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Trẻ biết cầm bút, di bút để tô màu quả bóng. Biết cách chơi trò
chơi bóng tròn, hứng thú tham gia chơi.
2.Kĩ năng : Rèn sự khéo léo của các ngón tay, rèn kĩ năng cầm bút, tô, di màu,
rèn khả năng quan sát ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Rèn khả năng nhanh
nhẹn thông qua trò chơi.
3.Thái độ : Giáo dục trẻ biết có ý thức nề nếp trong khi học, cẩn thận kiên trì,
khéo léo để tô màu được quả bóng cho đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của cô: Trnh tô mẫu của cô quả bóng: Màu đỏ, màu xanh. Bút màu,
que chỉ…
2. Chuẩn bị của trẻ: Trang phục, chỗ ngồi ngay ngắn. Rổ đựng bút màu, giấy
A4 có hình quả bóng.
3. NDTH: Âm nhạc....
III.CÁCH TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HĐ 1 : Ổn định:
Cho trẻ hát bài Quả bóng.
Trẻ hát

+ Bài hát nói về quả gì nào các con?
Quả bóng
Bài hát rất hay, đáng yêu về quả bóng thật ngộ
nghĩnh phải khôgn nào, hôm nay cô cũng tô màu
được quả bóng thật đẹp đấy chúng mình cùng nhìn
xem cô T tô quả bóng trong như thế nào nhé
Trẻ chú ý
HĐ 2 : Quan sát tranh
* QS tranh: Tô màu quả bóng màu đỏ
- Bức tranh gì đây?
Quả bóng
- Bạn nào có nhận xét về bức tranh?
Màu đỏ, tô đẹp
- Cô tô quả bóng có màu gì? tô như thế nào?
=> Cô chốt lại: đây là quả bóng cô tô màu đỏ, cô di
màu đều tay, nhẹ nhàng cẩn thận không để trườm ra
ngoài nên tô được màu mịn đều và đẹp thế này đấy. Trẻ chú ý.
* QS tranh: Tô màu quả bóng màu xanh
+ Gọi trẻ nhận xét bức tranh
- Còn đây bức tranh quả bóng này cô tô màu gì?
- Cô tô màu như thế nào? Có đẹp không?
Bông hoa
Xung quanh tranh cô dán thêm gì?
=> Cô chốt: Quả bóng này được cô T tô màu xanh

17


cô di màu đều tay, nhẹ nhàng cẩn thận…cô còn dán
thêm được bông hoa cho quả bóng thêm đẹp nữa

đấy
- Chúng mình muốn tô tranh như cô ko?
- Chúng mình cùng xem cô làm mẫu nhé
HĐ 3: Cô tô mẫu:
Khi tô cô cầm bút bằng tay phải và chọn màu cô
thích, cô T thích màu đỏ nên cô chọn màu đỏ để tô
cho quả bóng, khi tô cô di màu đều tay, nhẹ nhàng,
cẩn thận không trườm màu ra ngoài.
Trẻ chú ý cô thực hiện
HĐ 4: Trẻ thực hiện
+ Cô nhắc trẻ cách ngồi, cách cầm bút.
- Chúng mình ngồi như thế nào? Cầm bút bằng tay
nào nhỉ? Tô như thế nào?
Cẩn thận không trườm ra
Khi các con tô màu các con phải ngồi ngoan, không ngoài
được nghịch và cầm bút bằng tay phải để tô màu,
tay trái giữ giấy để khỏi bị xê dịch, đầu không được
cúi quá thấp.
- Khi trẻ tô cô quan sát và giúp đỡ trẻ khi trẻ chưa
thực hiện được
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm
Cô lấy sản phẩm của trẻ lên trưng bày trên giá tạo
hình.
- Cho trÎ lên NX : Bạn tô quả bóng màu gì đây? Trẻ nhận xét
Bạn tô như thế nào? Có đẹp không?
- Cô nhận xét sản phẩm, khuyến khích động viên
trẻ.
HĐ 5: NDKH: T/C: BÓNG TRÒN
Cách chơi: Cô và trẻ nắm tay, đứng sát vào nhau
thành vòng tròn (mô phỏng quả bóng). Khi có hiệu

lệnh “Bóng võ !”, trẻ nắm tay nhau dịch vào giữa
vòng tròn và cùng phát âm “xì, xì, xì” - mô phòng
bóng bị xi hơi. Sau đó tiếp tục “Thổi bóng lên” bằng
cách cầm tay nhau và đứng rộng ra để vòng tròn to
lên, vừa di chuyển vừa hát :
Bóng tròn to, tròn tròn to
Trẻ tham gia chơi hứng thú
Bóng xì hơi, xì xì xì hơi
Nào bạn ơi, lại đây chơi,
Xem bóng ai to tròn nào
Xem bóng ai to tròn nào !
HĐ 6: Kết thúc
Đọc thơ: Chia đồ chơi.
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

18


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....
*Trò chơi chuyển tiếp: TCHT: Truyền tin
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Nội dung: Quan sát đồ chơi ô tô
TCVĐ: Tìm đồ chơi

Chơi tự do theo ý thích
2. Mục tiêu : Trẻ biết, quan sát, nhận xét, gọi tên ô tô, biết một số đặc điểm nổi
bật của ô tô, tiếng kêu…Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động và đoàn kết trong
khi chơi. Chơi tự do có nề nếp.
3. Chuẩn bị : đồ chơi xe máy, sân sạch sẽ, 1 số đồ chơi: xe máy, ô tô, máy bay,
tàu, hột hạt, hoa…đất nặn để chơi TCVĐ và chơi tự do.
4. Cách tiến hành :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1 : Ổn định
- Cô kiểm tra sức khoẻ trang phục của trẻ. Cho Trẻ thực hiện
trẻ ra sân cô nhắc trẻ nề nếp. Cho trẻ hát: Em
tập lái ô tô.
+ Chúng mình hát bài gì?
Em tập lái ô tô
+ Bạn nhỏ tập lái ô tô để làm gì?
Để lớn lên đón cô giáo
=> Bạn nhỏ tập lái ô tô để sau này khi lớn lên
bạn là tài xế lái xe đón cô giáo đấy.
* Hoạt động 2: quan sát có mục đích
* Quan sát đồ chơi ô tô
+ Cô đọc câu đố: Xe gì 4 bánh/ Chạy bon bon/
Máy nổ giòn/ kêu bim bim?
Ô tô
+ Cô có gì đấy nào?( Cô cho cả lớp - cá nhân Ô tô
gọi tên )
+ Ô tô có gì nào?(Cá nhân – CL)
Có bánh xe
+ Các con thấy ô tô có màu gì?
Màu đỏ

+ Ô tô kêu như thế nào?
Pim pim
+ Ô tô để làm gì?(cô cho ô tô chạy bằng dây
cót để trẻ nhìn)
=> Đây là đồ chơi ô tô, có 4 bánh, có màu đỏ,
khi chạy còi ô tô kêu pim pim...khi lái xe Trẻ lắng nghe
người lái xe không được uống rựơu bia, không
được phóng nhanh gây nguy hiểm.
* HĐ 3: TCVĐ: Tìm đồ chơi
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Trẻ chơi trò chơi hứng thú.
- Cô nhận xét trẻ sau khi chơi

19


* HĐ 4: Chơi tự do
Cô giới thiệu các trò chơi: Trò chơi xâu hạt, Trẻ chơi theo sự hướng dẫn
hoa, chơi với lá cây, vượt chướng ngại vật lấy của cô.
đồ chơi, chơi cầu trượt, đu quay...trong khi
chơi trẻ có thể thay đổi nhóm chơi khi trẻ chơi
quá lâu.
+ Hết giờ chơi cô nhận xét trẻ chơi
Trẻ lắng nghe
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
*GXD: Xây trường học
*GPV: Chơi với búp bê.
*GHT: Xem tranh về một số đồ chơi chuyển động được
*GNT: Nặn quả bóng

Đ.VỆ SINH-ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Nội dung :
* VĐ nhẹ: Lời chào buổi sáng
* Ăn phụ
* Ôn KT: LVPTTM: Tô màu quả bóng
* TCDG : Bịt mắt bắt dê.
2. Mục tiêu :
- Trẻ biết vận động nhẹ nhàng cùng cô, biết cầm bút di màu, tô màu quả bóng.
3. Chuẩn bị : Chỗ ngồi ngay ngắn phù hợp cho trẻ. Bút màu, giấu A4 có hình
quả bóng để trẻ tô
4. Cách tiến hành:
- VĐ nhẹ: Cô cùng trẻ vận động nhẹ nhàng theo lời bài hát: Lời chào buổi sáng
1-2 lần.
* Ôn KT: LVPTTM: Tô màu quả bóng
- Hình thức tổ chức : Cả lớp
- Nội dung tổ chức : Trẻ thực hiện
+ Cô treo tranh mẫu lên cho trẻ quan sát: Sáng nay chúng mình được tô màu gì
nhỉ? Bây giờ cô muốn cả lớp cùng tô màu lại quả bóng thật đẹp nhé.
+ trẻ thực hiện tô cô chú ý bao quát trẻ, chú ý đến những trẻ buổi sáng trẻ thực
hiện chưa tốt để rèn trẻ thêm
+ Trẻ thực hiện xong cô nhận xét khuyến khích động viên trẻ.
* TCDG : Bịt mắt bắt dê
F. VỆ SINH-NÊU GƯƠNG-TRẢ TRẺ
G. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....

20


KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 6 ngày 7 tháng 10 năm 2016
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề: Những đồ chơi chuyển động được
- Điểm danh
- Thể dục sáng
B. HOẠT ĐỘNG HỌC: : LVPTTM: VĐTN: LỜI CHÀO BUỔI SÁNG
NDKH: NH: BIẾT VÂNG LỜI MẸ DẶN
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu bài hát, biết vận động
theo nhạc những động tác đơn giản bài: Lời chào buổi sáng. Hứng thú nghe cô
hát bài: Biết vâng lời mẹ dặn.
2.Kĩ năng : Rèn khả năng vận động theo nhạc, rèn cho trẻ kỹ năng phát triển
ngôn ngữ. Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, thể hiện một cách hồn nhiên.
3.Thái độ : Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn không khóc nhè khi đi học, đến lớp
biết chào cô giáo, chào bố, mẹ. thể hiện cảm xúc tươi vui khi nghe nhạc.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của cô: Nhạc không lời bài: Lời chào buổi sáng, Biết vâng lời mẹ
dặn, máy tính, loa.
2. Chuẩn bị của trẻ: Trang phục, chỗ ngồi ngay ngắn. Nơ cài tay.
3. NDTH: Thơ
III.CÁCH TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1 : Ổn định:
Cho trẻ đọc bài thơ: “Bé ngoan”
Trẻ đọc+ động tác
Sáng dậy sớm/ Em đến trường/Chào cô giáo/Em
vào lớp/ Học thật ngoan.
+ Cô khen trẻ
Trẻ vỗ tay
+ Chúng mình thấy bạn nhỏ đi học có ngoan
không? Khóc nhè không?
Trẻ trả lời.
=>Các bạn nhỏ rất ngoan đúng không nào không
khóc nhè lại còn học thật ngoan nữa, bài hát: Lời
chào buổi sáng sáng tác: Nguyễn Thị Nhung lần
trước chúng mình đã được học hát và hát rất là
hay rồi hôm nay cô cùng chúng mình sẽ thể hiện
lại bài hát này hay hơn nữa nhé chúng mình có
đồng ý không nào.
Có ạ
HĐ 2 : Dạy hát : Dấu tay
- Lần 1 : Cô hát thể hiện động tác
ND: Cô T vừa thể hiện bài hát: Lời chào buổi
sáng đấy, bài hát cho thấy bạn nhỏ rất ngoan bố

21


mẹ đưa đến lớp bạn không khóc nhè mà còn chào
bố, mẹ để bạn đi học một ngày bên cô giáo và
các bạn ở lớp rồi chiều mới về với bố mẹ đấy.

Và cô T vận động những động tác đơn giản đáng Trẻ chú ý
yêu để bài hát thêm hay hơn đấy.
Lần 2: Cô phân tích động tác.
Con chào bố ạ, con chào mẹ yêu: Khoanh tay
trươc ngực nhún hai bên.
Con đi học nhé: Đưa tay lên vai nghiêng hai bên
Chiều con lại về: đưa hai tay lên đầu cuộn chào.
Lần 3: Cô thể hiện lại toàn bộ bài
Trẻ chú ý
Bây giờ cô mời các con cùng đứng lên hát thật
hay và vận động theo bài hát này nào
Trẻ đứng lên hát+VĐTN
- Cô cùng trẻ hát + VĐTN 3 lần
- Từng tổ hát + VĐTN
- Nhóm nam, nữ hát + VĐTN
- Cá nhân hát + VĐTN
Cô khuyến khích chú ý động viên trẻ, sau mỗi lần
trẻ hát và VĐTN cô sửa sai kịp thời khéo léo.
HĐ 3: NDKH: NH: Biết vâng lời mẹ dặn
Bạn nhỏ không chỉ ngoan khi đến lớp mà ở nhà
bạn nhỏ còn biết vâng lời mẹ mỗi lần mẹ dặn bé
không được khóc nhè như vậy rất xấu, đến lớp
chào cô về nhà chào bố mẹ và điều đó được thể
hiện qua bài hát Biết vâng lời mẹ sáng tác: Minh
Khang chúng mình cùng nghe cô T thể hiện bài
hát này nào.
Trẻ lắng nghe
Lần 1: Cô hát + động tác
Lần 2: Cô mời trẻ đứng lên thể hiện cùng cô
Lần 3: Cô cho trẻ xem video.

HĐ 4: Kết thúc
Hát: Lời chào buổi sáng
* NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....
*Trò chơi chuyển tiếp: TCHT: Truyền tin
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
1. Nội dung: Quan sát đồ chơi máy bay

22


TCVĐ: Tìm đồ chơi
Chơi tự do theo ý thích
2. Mục tiêu : Trẻ biết, quan sát, nhận xét, gọi tên máy bay, biết một số đặc điểm
nổi bật máy bay: bánh xe, cánh… Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động và đoàn
kết trong khi chơi. Chơi tự do có nề nếp.
3. Chuẩn bị : đồ chơi xe máy, sân sạch sẽ, 1 số đồ chơi: xe máy, ô tô, máy bay,
tàu, hột hạt, hoa…đất nặn để chơi TCVĐ và chơi tự do.
4. Cách tiến hành :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1 : Ổn định
- Cô kiểm tra sức khoẻ trang phục của trẻ. Cho Trẻ thực hiện

trẻ ra sân cô nhắc trẻ nề nếp. Cho trẻ hát và
làm đoàn tàu với bài: Đoàn tàu nhỏ xíu.
* Hoạt động 2: quan sát có mục đích
* Quan sát đồ chơi máy bay
+ Cô đọc cấu đố: chẳng phải chim/mà có
cánh/trở hành khách/đến mọi nơi/giữa mây
trời/ sáng óng ánh? (đố biết là gì?)
Máy bay
+ Cô có gì đấy nào?( Cô cho cả lớp - cá nhân Trẻ nói máy bay.
gọi tên )
+ Máy bay có gì đây nữa nào?(Cá nhân – CL) Bánh xe, cánh...
+ Các con thấy máy bay có màu gì?
Màu trắng
+ Máy bay kêu như thế nào?
Ùù
- Cho trẻ dang tay giả làm máy bay kêu ù ù
+ Máy bay bay ở đâu các con?
Bay trên trời
=> Đây là đồ chơi máy bay, có cánh để bay, có
bánh xe nhỏ, máy bay này có màu trắng, máy
bay bay trên bầu trời, khi bay phát ra tiếng kêu Trẻ lắng nghe
ù ù.
* HĐ 3: TCVĐ: Tìm đồ chơi
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô nhận xét trẻ sau khi chơi
Trẻ chơi trò chơi hứng thú.
* HĐ 4: Chơi tự do
Cô giới thiệu các trò chơi: Trò chơi xâu hạt,
hoa, chơi với lá cây, vượt chướng ngại vật lấy Trẻ chơi theo sự hướng dẫn

đồ chơi, chơi cầu trượt, đu quay...trong khi của cô.
chơi trẻ có thể thay đổi nhóm chơi khi trẻ chơi
quá lâu.
+ Hết giờ chơi cô nhận xét trẻ chơi
Trẻ lắng nghe
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
* GXD: Xây trường học
* GPV: chơi với búp bê, xe đẩy
* GHT: Tập tô màu máy bay.
* GTN: Chăm sóc cây

23


Đ.VỆ SINH-ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Nội dung :
* VĐ nhẹ : Lời chào buổi sáng
* Ăn phụ
* LĐ dọn dẹp ĐDĐC
* Nêu gương cuối tuần
2. Mục tiêu :
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Trẻ hứng thú cùng cô sắp xếp cùng cô lao động dọn dẹp lau chùi đồ dùng đồ
chơi
3. Chuẩn bị : Khăn lau, chậu đựng nước.
4. Cách tiến hành:
- VĐ nhẹ: Cô cùng trẻ vận động nhẹ nhàng theo lời bài hát: Lời chào buổi sáng
1-2 lần.


* LĐ: Cô tổ chức cùng trẻ dọn dẹp lau chùi đồ dùng đồ chơi, phơi, cất gọn
gàng, đúng chỗ
* Nêu gương cuối tuần- phát phiếu bé ngoan.
F. VỆ SINH-NÊU GƯƠNG-TRẢ TRẺ
G. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....

24



×