Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình xây dựng dân dụng tại công ty TNHH thiết kế xây dựng tân gia hiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ HOÀNG ANH QUỐC

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ - XÂY DỰNG TÂN GIA
HIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp.HCM - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ HOÀNG ANH QUỐC

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ - XÂY DỰNG TÂN GIA
HIẾU


Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG ĐỨC TIẾN

Tp.HCM - 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bàn bè và
đồng nghiệp. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên
cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình xây dựng dân dụng tại công
ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Tân Gia Hiếu.” đã được hoàn thành.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Đức Tiến đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty TNHH Thiết kế - Xây
dựng Tân Gia Hiếu, các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện
giúp đỡ và cổ vũ động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tp.HCM, ngày 12 tháng 03 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Hoàng Anh Quốc

i


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một

nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tp.HCM, ngày 12 tháng 03 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Hoàng Anh Quốc

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... II
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... V
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ VII
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... VIII
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG .................................1
1.1 Chất lượng thiết kế công trình xây dựng .................................................................1
1.2 Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng ....................................................4
1.3 Kỹ thuật – công nghệ và con người trong công tác thiết kế. ...................................6
1.4 Tổng quan chung công tác thiết kế hiện nay ......................................................... 12
1.5 Tổng quan chung mô hình và công tác quản lý chất lượng thiết kế hiện nay .......19
1.6 Kết luận chương 1..................................................................................................23
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG .......................................................................................26
2.1 Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm trong thiết kế........................................................26
2.2 Quy định về giai đoạn đầu tư và các bước thiết kế ...............................................34
2.3 Các tổ chức, mô hình quản lý chất lượng thiết kế .................................................36

2.4 Đánh giá và những yêu cầu chung về chất lượng thiết kế .....................................42
2.5 Kết luận chương 2..................................................................................................52
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ - XÂY DỰNG
TÂN GIA HIẾU ...........................................................................................................54
3.1 Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Tân Gia Hiếu ............54
3.2 Đánh giá chất lượng công tác thiết kế của công ty ................................................65
iii


3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế.....................................................70
3.4 Kế hoạch triển khai các giải pháp ..........................................................................70
3.5 Kết luận chương 3..................................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................85
PHỤ LỤC .....................................................................................................................88

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.1 Bảng thống kê máy móc thiết bị văn phòng hiện có ..................................62
Bảng 3.1.2 Bảng kê khai thiết bị thi công ....................................................................64
Bảng 3.1.3 Cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp ......................................................64
Bảng 3.1.1 Bảng thống kê công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp ............................... 65

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.3.1: Thi công sàn speedy deck .............................................................................6

Hình 1.3.2: Thi công sàn speedy deck .............................................................................7
Hình 1.3.3 Thi công sàn bóng BubbleDeck .....................................................................8
Hình 1.3.4: Các ưu điểm của sàn bóng bubble deck .......................................................9
Hình 1.4.1: Các nguyên nhân xảy ra sự cố công trình..................................................13
Hình 1.5.1: Sơ đồ hệ thống ISO 9000............................................................................20
Hình 2.2.1: Các bước thiết kế........................................................................................36
Hình 2.3.1: Trường hợp 1: Cơ quan chuyên môn trực tiếp thẩm định .........................41
Hình 2.3.2: Trường hợp 2: Cơ quan chuyên môn chỉ định tổ chức tư vấn thẩm tra ....42
Hình 2.4.1: Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng ..........................................48
Hình 3.1.3.2: Sơ đồ quản lý chất lượng thiết kế ............................................................61

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TQM

Quản lý chất lượng toàn diện

QLCL

Quản lý chất lượng

CĐT

Chủ đầu tư

DAĐT

Dự án đầu tư


TCVN

Tiêu chuẩn việt nam

QLDA

Quản lý dự án

CNDA

Chủ nhiệm dự án

CNCN

Chủ nhiệm chuyên ngành

CNTK

Chủ nhiệm thiết kế

KTV

Kiểm tra viên

TKV

Thiết kế viên

NDA


Nhóm dự án

NTK

Nhóm thiết kế

KTV

Kiểm tra viên

CTCN

Chi tiết chuyên ngành

QTVH

Quy trình vận hành

BTSP

Bảo trì sản phẩm

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư vấn thiết kế công trình xây dựng là một trong những hoạt động quan trọng hàng
đầu trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nó có vai trò quyết định hiệu quả kinh tế - xã

hội của dự án đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến
giai đoạn khai thác dự án. Đồng thời tư vấn thiết kế góp phần tạo ra môi trường mới,
một không gian thiên nhiên mới thỏa mãn yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và đời sống con
người cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt đồng tư vấn thiết kế chưa thể hiện hết vai trò của
nó dẫn đến chất lượng thiết kế bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém. Thiết kế không đảm
bảo chất lượng, không phù hợp với quy hoạch xây dựng, điều kiện tự nhiên, quy định
về kiến trúc, các quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành… gây lãng phí vốn đầu tư, giá thành
công trình cao, chất lượng công trình không đảm bảo gây ảnh hưởng đến quá trình
khai thác sử dụng khi đưa công trình vào hoạt động.
Nhận thấy được tầm quan trọng và những bất cập trong hoạt động thiết kế công trình
xây dựng, tác giả lựa chọn đề tài có tiêu đề là “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất
lượng thiết kế công trình xây dựng dân dụng tại công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng
Tân Gia Hiếu”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thiết
kế công trình dân dụng và áp dụng cho Công ty TNHH Thiết Kế - Xây dựng Tân Gia
Hiếu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng và trong giai đoạn thiết kế
công trình dân dụng;
- Phân tích thực trạng chất lượng thiết kế công trình xây dựng dân dụng nói chung và
công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Tân Gia Hiếu nói riêng;
- Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật và quản lý chất lượng thiết kế công trình xây
dựng dân dụng tại công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Tân Gia Hiếu .
4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận:
+ Thu nhập tài liệu thực tế dự án
+ Tiếp cận qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố
+ Tiếp cận qua thực tế công trình đã xây dựng

+ Tiếp cận qua các nguồn thông tin khác
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp lý thuyết
viii


+ Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá
+ Phương pháp chuyên gia
5. Kết quả đạt được
Đánh giá thực trạng chất lượng thiết kế các công trình xây dựng dân dụng hiện nay;
Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm, nâng cao chất lượng
thiết kế công trình xây dựng dân dụng tại công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Tân
Gia Hiếu.

ix


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG
1.1

Chất lượng thiết kế công trình xây dựng

1.1.1 Đặc điểm về công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phân trên mặt nước, được xây dựng theo
thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao
thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), công trình hạ tầng kỹ thuật và
công trình khác [Khoản 10 điều 3 luật xây dựng ].

Phân loại công trình xây dựng được qui định tại “Điều 4 Nghị Định 209/2004/NĐ-CP”
như sau:
- Công trình dân dụng
+ Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
+ Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế;
công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao
thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền
hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.
- Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình
khai thác dầu, khí; công trình hóa chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hóa lỏng
và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công
trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ;
công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình
sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
- Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình
đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
- Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn
nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nước
thải; công trình xử lý chất thải; bãi chứa; bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công
trình chiếu sáng đô thị.
Sản phẩm xây dựng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với các sản phẩm của các ngành
sản xuất khác. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng tác động, chi phối đến hoạt động
thi công xây dựng và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến phát triển công nghệ xây dựng, phát triển vật liệu xây
dựng, máy móc thiết bị xây dựng, ảnh hưởng đến cơ chế chính sách và hệ thống pháp
luật quản lý xây dựng.

1



Sản phẩm xây dựng là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo cách riêng. Các sản
phẩm được coi như tiêu thụ trước khi được xây dựng theo giá trị dự toán hay giá thỏa
thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp
không được thể hiện rõ bởi vì sản phẩm xây lắp là hàng hóa đặc biệt.
- Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc riêng lẻ.
- Sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn kết cấu phức tạp
- Sản phẩm xây dựng được đặt tại một vị trí cố định, nơi sản xuất gắn liền với tiêu thụ
sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu nơi đặt công
trình.
- Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa
quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố
đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm lẫn phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựng
làm ra.
- Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật
và quốc phòng.
1.1.2 Thiết kế xây dựng công trình
Thiết kế xây dựng là một hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư và xây dựng mô tả hình dáng
kiến trúc, nội dung kỹ thuật và tính kinh tế của các công trình xây dựng thích ứng với
năng lực sản xuất sản phẩm hay dịch vụ và công dụng đã định.
Thiết kế xây dựng gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết khác
(nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định khi quyết định đầu tư dự án.
Thiết kế xây dựng công trình (sau thiết kế cơ sở) bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Phương án kiến trúc;
- Phương án công nghệ;
- Công năng sử dụng;
- Thời gian sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình;
- Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu;

- Chỉ dẫn kỹ thuật;
- Phương án phòng chống cháy nổ;
- Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;
- Giải pháp bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.

2


Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu tư
tiết kiệm, hợp lý, kinh tế. Nếu chất lượng của công tác thiết kế trong giai đoạn này không
tốt dễ dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng đến các giai đoạn thiết kế sau bởi giai
đoạn thiết kế sau đều được phát triển trên cơ sở thiết kế trước đó.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng công trình tốt hay không tốt, an toàn hay không an toàn, tiết kiệm hay lãng phí,
điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tiến độ thi công nhanh hay chậm... Giai đoạn
này công tác thiết kế được coi có vai trò quan trọng nhất trong các giai đoạn của quá
trình đầu tư.
Trong giai đoạn khai thác dự án, chất lượng thiết kế có vài trò chủ yếu quyết định việc
khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn; chất lượng
công trình tốt hay xấu; giá thành công trình cao hay thấp; tuổi thọ công trình có đảm bảo
yêu cầu đề ra trong dự án không.
Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư xây
dựng. Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Đồng
thời thiết kế xây dựng tạo ra môi trường mới, một không gian thiên nhiên mới thõa mãn
yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và đời sống của con người về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
1.1.3 Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
Một thiết kế xây dựng công trình chất lượng phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến

trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có
thiết kế công nghệ;
Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn
cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;
Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế,
thỏa mãn yêu cầu về chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý;
An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu
chuẩn về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan. Đối
với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật.
Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ
với các công trình liên quan;
Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa, xã hội của từng
vùng, từng địa phương;
An toàn cho người khi xảy ra sự cố, điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động
chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng vật liệu, trang

3


thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với công trình lân cận và môi
trường xung quanh;
Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng;
Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi thiên nhiên nằm bảo đảm tiết kiệm năng
lượng.
1.2

Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng

1.2.1 Những quan điểm về quản lý chất lượng công trình

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia
các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình chuẩn
bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình, khai thác và sử dụng công trình nhằm đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
Theo tiêu chuẩn ISO 9000: Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý
chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng
các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và
cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, tuy nhiên về cơ bản nhằm chỉ
rõ:
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu.
Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như:
hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác, quản lý chất lượng chính là
chất lượng của quản lý.
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh
tế, kỹ thuật, xã hội). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành
viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải
được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
Quản lý chất lượng công trình là hoạt động can thiệp gián tiếp thông qua công cụ pháp
luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư)
và người bán hàng (các nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm có
tính đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm.
1.2.2 Tìm hiểu các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng gồm 5 chức năng cơ bản sau: hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kích
thích, điều hòa phối hợp.
1.2.2.1Chức năng hoạch định
Hoạch định là chất lượng quan trọng hàng đầu và đi trước các chức năng khác của quản
lý chất lượng, xác định cái cần phải làm gì.


4


Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu, định hướng chiến lược và
các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng là:
Nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hóa dịch
vụ, từ đó xác định yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm dịch vụ,
thiết kế sản phẩm dịch vụ.
Xác định mục đích chất lượng sản phẩm cần vươn tới và chính sách chất lượng của
doanh nghiệp, chuyển giao kết quả hoạch định cho các bộ phận khác thực hiện.
1.2.2.2Chức năng tổ chức
Là cách quyết định công việc được tiến hành như thế nào, tùy từng sản phẩm, chất lượng
của doanh nghiệp mà lựa chọn huy động, sắp xếp các nguồn lực một cách hợp lý với hệ
thống chất lượng của mình.
Hiện nay đang tồn tại nhiều hệ thống quản lý chất lượng để doanh nghiệp lựa chọn như
TQM (Total quality management), ISO 9000 (International standards organization),
GMP (good manufacturing practices), Q - Base (tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất
lượng đã được thực thi tại New Zealand), giải thưởng chất lượng Việt Nam,…
Việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, chính trị, tư tưởng, hành chính
chính là tổ chức thực hiện kế hoạch đã xác định.
1.2.2.3Chức năng kiểm tra, kiểm soát
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp
thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo các
hoạt động được thực hiện theo kế hoạch và hướng đến mục tiêu.
Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá một cách
độc lập 2 vấn đề chính, đó là:
Kế hoạch có được tuân theo một cách trung thành không?
Bản thân kế hoạch đã đủ chưa?
Nếu mục tiêu không đạt được thì được hiểu là một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên

không được thỏa mãn.
1.2.2.4Chức năng kích thích
Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực hiện thông qua áp dụng chế
độ thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và áp dụng giải thưởng quốc gia về
đảm bảo và nâng cao chất lượng.
1.2.2.5Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp
Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và
đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn
của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn khách hàng ở mức cao hơn.

5


1.3

Kỹ thuật – công nghệ và con người trong công tác thiết kế.

1.3.1 Tìm hiểu kỹ thuật – công nghệ trong công tác thiết kế.
Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đã quy định việc các bước thiết kế sau phải tuân thủ
bước thiết kế trước, quá trình thi công xây dựng phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế được
duyệt. Vì vậy, nếu chỉ cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong giai đoạn thi công xây
dựng thì chưa thể tạo ra chất lượng đồng bộ và đạt hiểu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng
cao nhất của dự án. Việc đưa các giải pháp công nghệ vào nội dung thiết kế sẽ nâng cao
hiệu quả kinh tế, rút ngắn thời gian thi công.
1.3.1.1Công nghệ sàn speedy deck (công nghệ đổ sàn nhanh)
Công nghệ sàn speed deck bản chất là những tấm khung ghép. Tấm khung này làm từ
tấm tôn mạ kẽm tạo sóng, được hàn bên trên với một dầm rỗng bằng thép tròn, tiết diện
hình tam giác. Một tấm rộng 60cm, dài 4-6m, phù hợp cho việc vận chuyển, lắp ráp. Sau
cùng bê tông được phủ bên trên toàn bộ bề mặt. Những tấm khung này được chế tạo tự
động tại một nhà máy, sau đó người ta chỉ cần ghép chúng lại với nhau tạo thành một

mặt phẳng theo một quy trình nhất định nên nó sẽ cho ra hàng loạt sàn phẩm, từ đó giá
thành sẽ hạ.

Hình 1.3.1: Thi công sàn speedy deck

6


Hình 1.3.2: Thi công sàn speedy deck

Khi so sánh hai phương án kết cấu sàn bê tông cốt thép truyền thống và Speedy deck thì
với cùng phương án móng như thực tế, tòa nhà 34 tầng, khu chung cư Trung Hòa – Nhân
Chính sẽ chịu được 50 tầng do kết cấu sàn Speed deck nhẹ hơn, ngoài ra còn có khả năng
thi công nhanh gấp hàng chục lần so với sàn bê tông truyền thống. Nghiên cứu cho thấy,
nếu kết cấu sàn nhẹ speedy deck được đưa vào giải pháp thiết kế có thể mang lại lợi
nhuận gấp nhiều lần cho chủ đầu tư do số tầng nhà được tăng thêm hoặc giảm được chi
phí xây dựng móng công trình và rút ngắn thời gian thi công kết cấu do giảm thời gian
chờ bê tông sàn đông kết và xóa bỏ công tác lắp dựng tháo dỡ ván khuôn sàn.
Công nghệ sàn mới có thể làm thay đổi đáng kể giải pháp thiết kế do thay đổi toàn bộ tải
trọng và sơ đồ chịu lực của công trình xây dựng. Tại công trình số 109 đường Trường
Chinh với 500m2 sàn speed deck. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi chất tải đến
400kg/m2 (mức đối đa cho nhà dân dụng), độ võng của chiều dài nhịp 4 mét chỉ là
1/11.000. Tức là speedy deck vượt tiêu chuẩn khắt khe nhất 11 lần. Sau cùng nhờ kết cấu
rỗng, speedy deck làm giảm 20-30% trọng lượng bê tông. Nhờ vậy, với cùng một cấu
trúc móng, cứ 2 tầng nhà xây theo cách truyền thống thì tương đương với sức nặng của 3
tầng nhà xây bằng speedy deck.
Tuy nhiên, với những ưu điểm nêu trên sàn speedy deck có một nhược điểm nhỏ là với
cấu trúc như hiện nay, sàn speedy deck chỉ chịu lực theo một phương.
1.3.1.2Công nghệ sàn rỗng BubbleDeck
BubbleDeck là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong

xây dựng khi sử dụng những quả bóng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham
gia chịu lực ở thớ giữa bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng
khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%.
Bản sàn BubbleDeck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực, có
nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế, cụ thể: Tạo tính linh hoạt cao trong thiết kế, có
7


khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình; giảm tới 35% trọng lượng bản
thân kết cấu, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng; Tăng khoảng cách lưới
cột, giảm hệ tường, vách chịu lực; Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm
theo; Tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: 2.3kg nhựa tái chế thay thế cho 230kg bê
tông/m (BD 280) và rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải năng lượng
và khí C02 ( khí nhà kính).
Trong công nghệ sàn bóng Bubble Deck, các cấu kiện rộng 2.4m tạo nên một phần bàn
sàn tổng thể được sản xuất dưới dạng cấu kiện đúc sẵn bán toàn khối bao gồm lưới thép
dưới và lớp bê tông đúc sẵn dày 60mm, hình thành hệ ván khuôn vĩnh cửu cho bản sàn.
Các sườn tăng cứng có tác dụng cố định 2 lưới thép trên và dưới, định vị các quả bóng
nhựa đúng vị trí cũng như tăng cường độ cứng dọc cho tấm sàn trong quá trình lắp dựng.
Sau khi cấu kiện bán toàn khối được đặt vào vị trí và được đỡ tạm thời bằng hệ giáo thi
công, các cấu kiện sẽ được liên kết lại với nhau bằng cốt thép rời đặt giữa các quả bóng
nhựa trên lớp bê tông đúc sẵn và lưới thép trên.

Hình 1.3.3 Thi công sàn bóng BubbleDeck

Đặc điểm nổi bật của công nghệ sàn bóng BubbleDeck là khả năng chịu lực. Một tấm
sàn đặc gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản
thân. Bubble Deck đã giải quyết vấn đề này khi giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn
nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng.
Vì vậy, khi có cùng khả năng chịu lực, 1 tấm sàn Bubble Deck chỉ cần sử dụng 50%

lượng bê tông so với một tấm sàn đặc, hoặc cùng độ dày tấm sàn Bubble Deck có khả
năng chịu tải gấp đôi sàn đặc nhưng chỉ tiêu thụ 65% lượng bê tông. Bubble Deck có khả
năng chịu lực cắt xấp xỉ 65% khả năng của sàn đặc với cùng chiều cao. Trong tính toán
thường sử dụng hệ số 0.6 để thể hiện mối tương quan này. Trong những vùng chịu lực
phức tạp (khu vực quanh cột, vách, lõi), có thể bỏ bớt các quả bóng để tăng khả năng
chịu lực cắt cho bản sàn.
Khả năng chịu động đất cũng là một trong những ưu điểm của công nghệ sàn bóng
Bubble Deck. Lực động đất tác động lên công trình có giá trị tỉ lệ với khối lượng toàn
8


công trình và khối lượng tương ứng ở từng cao độ sàn. Bubble Deck, tấm sàn phẳng chịu
lực theo hai phương, với ưu điểm giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột
và vách chịu lực sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả chống động đất cho các công trình
cao tầng.
Khi áp dụng công nghệ mới chúng ta điều phải làm một bài toán kinh tế. Sử dụng kết cấu
cốt thép sàn rỗng Bubble Deck có thể tiết kiệm đến 20% -25% giá thành xây dựng.

Hình 1.3.4: Các ưu điểm của sàn bóng bubble deck

1.3.2 Con người trong công tác thiết kế
Để quản lý chất lượng thiết kế công trình tốt thì nhân tố con người là hết sức quan trọng,
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Cán bộ phải là những kiến trúc sư, kỹ sư
chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức
trách nhiệm cao. Nếu kiểm soát tốt chất lượng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư thì sẽ kiểm
soát được chất lượng hồ sơ thiết kế công trình góp phần vào việc quản lý tốt chất lượng
công trình. Nội dung về quản lý nguồn nhân lực gồm có:
- Nguồn nhân lực phải có năng lực dựa trên cơ sở được giáo dục, đào tạo có kỹ năng và
kinh nghiệm phù hợp.
- Đảm bảo sắp xếp công việc sao cho phù hợp với chuyên môn của mỗi cán bộ, nhân

viên, để phát huy tối đa năng lực của họ.
- Lập báo cáo đánh giá năng lực của các cán bộ kỹ thuật, nhân viên hàng năm thông qua
kết quả làm việc. Từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc sắp xếp công việc phù hợp với
năng lực của từng người. Đồng thời đó sẽ là cơ sở để xem xét việc tăng lương, thăng
chức cho các cán bộ, nhân viên.
- Lưu giữ hồ sơ thích hợp về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn, hiệu quả làm
việc của mỗi người lao động. Sau này sẽ dựa vào đó để xem xét lựa chọn người cử đi
học chuyên tu nâng cao chuyên môn, tay nghề.
9


- Cơ quan cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các cán bộ, nhân viên để có thể khuyến
khích họ làm việc hăng say và có trách nhiệm trong công việc. Việc khuyến khích phải
tuân theo nguyên tắc:
+ Gắn quyền lợi với chất lượng công việc. Lấy chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá trong
việc trả lương, thưởng và các quyền lợi khác.
+ Kết hợp giữa khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần. Thiên lệch về một phía
thì sẽ dễ gây ra tác động ngược lại.
+ Ngoài ra, cơ quan cần lập kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng lao động để đảm bảo về
số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động để tránh tình trạng thừa lao động nhưng
lại thiếu lao động có chuyên môn cao. Kế hoạch tuyển dụng có thể tiến hành hàng năm
hoặc 5 năm 1 lần, tùy theo nhu cầu của cơ quan và tính chất công việc.
- Việc tuyển dụng cần được thực hiện như sau:
+ Lập hồ sơ chức năng: Nêu rõ những yêu cầu, tính chất công việc tuyển dụng.
+ Dự kiến trước nội dung thi và cách thức tổ chức, đánh giá và tuyển chọn.
- Để thiết kế một công trình đòi hỏi người thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế
xây dựng công trình phù hợp với cấp công trình do sở xây dựng cung cấp được quy định
tại điều Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một
số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ
xây dựng.

1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình gồm:
a) Thiết kế kiến trúc công trình;
b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp;
c) Thiết kế cơ - điện công trình;
d) Thiết kế cấp - thoát nước công trình;
đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và
phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Các chức danh trong công tác thiết kế:
a) Chủ nhiệm lập dự án: Chức danh này dành cho người chịu trách nhiệm cao nhất trong
việc lập dự án đầu tư xây dựng, có trách nhiệm ký vào chức danh chủ nhiệm lập dự án.
Nhìn chung chức danh này đòi hỏi rất cao về chuyên môn nghiệp vụ, tính bao quát, tổng
hợp, kinh nghiệm…. Người chủ nhiệm lập dự án cũng bắt buộc phải có chứng chỉ hành
nghề và đảm bảo điều kiện năng lực theo quy định.
b) Chủ nghiệm thiết kế là người chịu trách nhiệm tổng thể về mặt pháp lý và quản lý,
điều phối chuyên môn toàn bộ hồ sơ thiết kế của mình. Để đứng được vị trí này cá nhân
người chủ nhiệm thiết kế cần có chứng chỉ hành nghề thiết kế là đã làm chủ trì thiết kế
một số công trình theo quy định.
Chủ nhiệm thiết kế là người triển khai nhiệm vụ thiết kế và kết nối các bộ môn trong hồ
sơ thiết kế, nghiên cứu để có giải pháp thiết kế phù hợp các văn bản yêu cầu, đề nghị của
đơn vị quản lý, các địa phương có công trình xây dựng; tính toán sơ bộ các lựa chọn và
phải nắm vững kiến thức chuyên sâu và tổng thể để có sự lựa chọn nhanh bằng kinh
nghiệm sau đó kiểm tra các phương pháp tính toán nhanh. Giao nhiệm vụ cho chủ trì
thiết kế các bộ môn, các thiết kế viên thực hiện tính toán các hạng mục phải thực hiện
10


tính trước khi thiết kế. Quyết định lực chọn phương án thiết kế, trình lãnh đạo đơn vị
duyệt phương án tổng thể.
Chỉ triển khai thiết kế chi tiết khi đã được thông qua phương án tổng thể. Trong quá trình
thiết kế chi tiết cũng có thể phải điều chỉnh nếu phát hiện những điểm chưa phù hợp, vi

phạm tiêu chuẩn quy định….
Cần thiết phải phân biệt và xác định rõ quy trình thiết kế, hạng mục nào phải thiết kế
trước để làm cơ sở cho hạng mục tiếp theo, giao nhân sự có kinh nghiệm để soát xét lại
thiết kế của thiết kế viên.
Nhận hồ sơ hoàn thành để soát xét, khớp nối lại các bản vẽ chi tiết để đảm bảo không có
sự sai lệch, thống nhất với bản vẽ tổng thể và các bản vẽ chi tiết với nhau. Trong quá
trình thiết kế, yêu cầu các thiết kế viên phải có bản vẽ tổng thể đã được cho phép triển
khai để theo dõi thực hiện, đảm bảo tính thống nhất.
c) Chủ trì thiết kế: Chức danh này dành cho người chủ trì, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về sản phẩm thiết kế của mình trong công tác thiết kế công trình. Chủ trì thiết kế
phải có điều kiện năng lực phù hợp từng bộ môn và chỉ được làm chủ trì thiết kế trong
phạm vi được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như: chủ trì thiết kế về kiến
trúc, thiết kế nội – ngoại thất, thiết kế cấp – thoát nước, thiết kế thông gió – cấp thoát
nhiệt, thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình, thiết kế phòng cháy – chữa
cháy. Chủ trì thiết kế có thể đảm đương trách nhiệm trong các bước thiết kế: thiết kế cơ
sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Chủ trì thiết kế chỉ chịu trách nhiệm pháp
lý và chuyên môn về bộ môn do mình phụ trách.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình.
a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh
vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít
nhất 02 công trình từ cấp II trở lên.
b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh
vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít
nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc
liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp
II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp
chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp
IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
4. Phạm vi hoạt động

a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ
môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong
chứng chỉ hành nghề.
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ
môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi
trong chứng chỉ hành nghề.
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ
môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong
chứng chỉ hành nghề.

11


Trong thời đại kỹ thuật – công nghệ mới, đòi hỏi người thiết kế không chỉ nắm vững các
tiêu chuẩn, qui chuẩn có trình độ chuyên môn cao mà còn phải không ngừng tiếp cận
công nghệ trong và ngoài nước để có những phương án thiết kế tối ưu nhất, hiệu quả
kinh tế cao nhất.
1.4

Tổng quan chung công tác thiết kế hiện nay

1.4.1 Giai đoạn thiết kế cơ sở
Giai đoạn thiết kế cơ sở là giai đoạn đầu của báo cáo nghiên cứu khả thi nên tài liệu điều
tra còn sơ sài, thông tin còn thiếu sót, chưa thực sự chú trọng khâu khảo sát dẫn đến quy
mô kích thước công trình không chính xác gây khó khăn cho giai đoạn sau phải phê
duyệt hiệu chỉnh lại, gây tốn kém, lãng phí.
Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi khi không được lập thiết kế kỹ thuật thì dễ dẫn tới
tình trạng chưa thực sự quan tâm đầy đủ tới bước sau, khi thiết kế chi tiết phải điều chỉnh
nhiều lần so với dự án đã được duyệt;
Chưa đề xuất để so sánh lựa chọn phương án tuyến tối ưu. Phương án được chọn chưa

phù hợp dẫn đến nhiều vị trí đào sâu, đắp cao, phải sử dụng các giải pháp gây lãng phí
mà vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Công tác triển khai tuyến còn sơ sài, chưa được
chủ nhiệm thiết kế quan tâm, phó mặc cho các đội khảo sát cắm tuyến ngoài thực địa,
dẫn đến chất lượng yếu kém;
Các giải pháp thiết kế chính trong thiết kế cơ sở chưa được đầu tư nghiên cứu cẩn thận,
còn xảy ra tình trạng sao chép bản vẽ điển hình từ công trình này sang công trình khác
nhưng không chỉnh sửa cho phù hợp với công trình hiện tại.
Do yếu tố chi phí và thời gian trong giai đoạn này hạn hẹp nên tổng mức đầu tư nhiều
chỗ còn mang tính khai toán, khối lượng mang tính tạm tính.
Khi đưa ra quy mô dự án, tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của các cơ quan quản
lý. Nhất là các dự án đi qua các địa phương, các tư vấn đều lập theo đề nghị của địa
phương (quy mô, hướng tuyến...) mà không chủ động theo đề xuất của mình, dẫn đến khi
lập thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh lại thiết kế cơ sở. Một mặt khác, một số đơn vị tư
vấn lại thường tỏ ra “hời hợt” trong quá trình khảo sát, tính toán, không tranh thủ góp ý
của người dân địa phương nên trong bản vẽ không phản ánh được hết các yếu tố liên
quan.
Công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chính xác (trong công tác này hầu
hết lại không được Ban QLDA nghiệm thu tại hiện trường mà chỉ nghiệm thu trên hồ
sơ). Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi
công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng đề điều chỉnh thiết kế hoặc
thiết kế bổ sung gây lãng phí.
1.4.2 Giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công
Còn phụ thuộc quá nhiều vào thiết kế cơ sở. Việc điều chỉnh các vấn đề kỹ thuật chưa
hợp lý như điều chỉnh công năng công trình, thay đổi kết cấu công trình...;

12


Việc tính toán, xử lý ổn định công trình qua các vùng đất yếu, sụt, trượt... sơ sài, tư vấn
thường áp dụng định hình có sẵn mà không tính toán kiểm tra lại.

Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng:
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện đại đòi hỏi cập nhập thường xuyên, liên tục nhưng
các cơ quan nghiên cứu trong ngành chưa có đủ đội ngũ chuyên gia hàng đầu và điều
kiện để hoàn toàn chủ động cập nhập, thay đổi tương ứng. Nhiều tiêu chuẩn liên quan
với nhau nhưng khi cập nhập lại không đồng bộ gây khó khăn cho việc áp dụng. Một số
tiêu chuẩn chung chung khó áp dụng vào thực tế.
- Việc thực hiện các quy định về an toàn chưa chặt chẽ, nghiêm túc dẫn đến xảy ra mất
an toàn lao động ở một số hạng mục của một số dự án.
- Nhiều cán bộ làm công tác thiết kế chưa có nhiều kinh nghiệm thi công dẫn tới thiết kế
không phù hợp với tình hình thực tế, biện pháp thi công.
1.4.3 Những sự cố công trình do thiết kế
Căn cứ điều 3 Luật xây dựng 2014: Sự cố công trình là công trình bị hư hỏng vượt quá
giới hạn an toàn được phép, làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần
hoặc toàn bộ công trình trong quá trình thi công và khai thác sử dụng công trình.

Nguyên nhân do thiết kế

Nguyên nhân do thi công
Nguyên nhân xảy ra sự cố công
trình
Nguyên nhân do giám sát

Nguyên nhân do quản lý dự án

Hình 1.4.1: Các nguyên nhân xảy ra sự cố công trình

1.4.3.1Những nguyên nhân xảy ra sự cố công trình do yếu tố thiết kế:
1. Sự cố công trình liên quan đến chất lượng thiết kế nền móng
Nhiều công trình bị hư hóng do phương án nền móng không thích hợp. Lý do chính là do
không tìm hiểu kỹ điều kiện địa chất của công trình và địa chất thủy văn của khu vực xây

dụng, do hiểu không đúng các bài toán cơ học đất có liên quan đến độ bền, biến dạng, ổn
định và quang cảnh phân bổ ứng suất và khả năng biến dạng trong đất nền. Cụ thể là:
- Mô hình hóa sự làm việc của đất nền không sát với thực tế;
13


- Do không hiểu hết các hạn chế của từng biện pháp thi công;
- Chọn sơ đồ kết cấu bên trên không thích hợp với điều kiện đất nền;
- Nhầm lẫn về tải trọng, chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức trong việc xem xét tác động
tương hỗ giữa nền, móng và kết cấu bên trên;
- Không tính hoặc tính không đúng độ lún công trình;
- Giải pháp nền móng sai như:
+ Quá tải đối với đất nền: Quá tải đối với đất nền là trường hợp đối với tiêu chuẩn giới
hạn thứ nhất (về độ bền) đã không đạt. Thường xảy ra đối với các lớp đất yếu hoặc thấu
kính bùn xen kẹp, và một số trường hợp đất đắp tôn nền không được xem là một loại tải
trọng, cùng với tải trọng của công trình truyền lên đất nền bên dưới và gây cho công
trình những độ lún đáng kể.
+ Bố trí nhiều dạng móng dưới cùng một công trình, móng đặt ở những độ sâu khác
nhau. Độ lún của các móng khác nhau dẫn đến công trình bị lún lệch.
+ Khi xây dựng công trình mới cạnh công trình cũ sẽ xảy ra hiện tượng ứng suất dưới
nền tăng làm cho công trình bị lún.
2. Sự cố công trình liên quan đến chất lượng thiết kế phần thân:
- Sai sót về kích thước: Nguyên nhân của sai sót này là do sự phối hợp giữa các nhóm
thiết kế không chặt chẽ, khâu kiểm bản vẽ không được gây nên nhầm lẫn đáng tiếc xảy
ra trong việc tính toán thiết kế kết cấu công trình. Cùng với sai sót đó là sự quan sát tổng
thể của người thiết kế trong việc kiểm soát chất lượng công trình.
- Sai sót sơ đồ tính toán: Trong tính toán kết cấu, do khả năng ứng dụng mạnh mẽ của
các phần mềm phân tích kết cấu, về cơ bản, sơ đồ tính toán kết cấu thường được người
thiết kế lập giống công trình thực cả về hình dáng, kích thước và vật liệu sử dụng cho kết
cấu. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào phần mềm kết cấu cũng có thể gây ra những sai

lầm đáng tiếc trong tính toán thiết kế.
- Bỏ qua kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu: Khi tính toán thiết kế, đối với những
thiết kế thông thường, các kỹ sư thiết kế thường tính toán kiểm tra kết cấu theo trạng thái
giới hạn thứ nhất. Tuy nhiên, trong trạng thái giới hạn thứ nhất chỉ tính toán kiểm tra đối
với điều kiện đảm bảo khả năng chịu lực, bỏ qua kiểm tra điều kiện ổn định của kết cấu.
Đối với những công trình có quy mô nhỏ, kích thước cấu kiện không lớn thì việc kiểm
tra theo điều kiện ổn định có bỏ qua. Tuy nhiên, đối với các công trình có quy mô không
nhỏ, kích thước cấu kiện lớn thì việc kiểm tra theo điều kiện ổn định là rất cần thiết.
- Sai sót về tải trọng: Việc tính toán tải trọng tác dụng lên kết cấu cũng thường gây ra
những sai sót, trong đó sai sót tập trung chủ yếu ở việc lựa chọn giá trị tải trọng, lấy hệ
số tổ hợp của tải trọng.
- Sai sót bố trí cốt thép không hợp lý: Trong kết cấu bê tông cốt thép, cốt thép được bố
trí để khắc phục nhược điểm của bê tông là chịu kéo kém. Việc bố trí cốt thép không
đúng sẽ dẫn đến bê tông không chịu được ứng suất và kết cấu bị nứt.
- Sai sót giảm kích thước của cấu kiện bê tông cốt thép: Trong cấu kiện bê tông cốt thép
tại những vùng có lực cắt mà giảm bớt tiết diện, sẽ làm giảm khả năng chịu lực của cấu
kiện.
14


×