Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện vĩnh hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGÔ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG HUYỆN VĨNH HƢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGÔ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG HUYỆN VĨNH HƢNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 858-03-02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. DƢƠNG ĐỨC TIẾN



TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Ngô Anh Tuấn học viên cao học, chuyên ngành Quản lý xây dựng, Trƣờng
Đại học Thủy Lợi. Là tác giả của luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu giải pháp
quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện
Vĩnh Hƣng”. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng
cá nhân tôi với sự nỗ lực tìm kiếm tài liệu nghiên cứu học hỏi của bản thân và dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS DƢƠNG ĐỨC TIẾN. Các thông tin, số liệu, tài liệu trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc ghi rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào trƣớc đây.

Long An, ngày
tháng 05 năm 2019
Tác giả luận văn

Ngô Anh Tuấn

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học cao học tại Trƣờng Đại học Thủy Lợi và trong quá trình
nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô
Trƣờng Đại học Thủy Lợi, quý thầy cô trong bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng
đã tận tình quan tâm giảng dạy, giúp đỡ tác giả đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
thuận lợi.

Tác giả cũng xin chân thành biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
Dƣơng Đức Tiến đã tạo điều kiện, dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình chỉ bảo,
hƣớng dẫn và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết giúp tác giả hoàn thành luận
văn tốt nghiệp một cách thuận lợi.
Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các chuyên gia trong
cùng lĩnh vực.Và cuối cùng xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình ngƣời thân đã
luôn bên cạnh giúp đỡ, góp ý, động viên và khích lệ tác giả trong quá trình học tập và
làm luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tác giả cố gắng tìm kiếm, khai thác, thu
thập các tài liệu có liên quan để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất bằng tất cả
nhiệt huyết, năng lực của bản thân song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
rất mong nhận đƣợc những nhận xét góp ý của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để
luận văn của tác giả hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Long An, ngày
tháng
năm 2019
Tác giả luận văn

Ngô Anh Tuấn

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1


Tính cấp thiết của Đề tài: ...................................................................................1

1.2

Mục đích của Đề tài: ..........................................................................................2

1.3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................2

1.4

Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu: .......................................................2

1.5

Kết quả dự kiến đạt đƣợc: ..................................................................................2

CHƢƠNG 1
DỰNG
1.1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
3

Dự án và dự án đầu tƣ xây dựng công trình.......................................................3

1.1.1


Dự án. ..........................................................................................................3

1.1.2

Đầu tƣ. .........................................................................................................5

1.1.3

Dự án đầu tƣ. ............................................................................................... 7

1.1.4

Dự án đầu tƣ xây dựng công trình............................................................... 9

1.2

Chất lƣợng công trình xây dựng và quản lý chất lƣợng công trình xây dụng.
10

1.2.1

Công trình xây dựng. .................................................................................10

1.2.2

Chất lƣợng công trình xây dựng. .............................................................. 15

1.2.3

Quản lý chất lƣợng. ...................................................................................17


1.2.4

Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng...................................................18

1.3

Tổng quan chung về công tác Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. ........21

1.3.1

Quy định chung về quản lý chất lƣợng hiện nay. .....................................21

1.3.2

Quản lý chất lƣợng của cơ quan quản lý Nhà nƣớc. .................................22

1.3.3

Quản lý chất lƣợng của Chủ đầu tƣ. .......................................................... 23

1.3.4

Quản lý chất lƣợng của các đơn vị tƣ vấn. ................................................25

1.3.5

Quản lý chất lƣợng của nhà thầu thi công. ................................................28

1.4 Tổng quan chung về vấn đề sự cố liên quan công tác quản lý chất lƣợng công

trình xây dựng. ...........................................................................................................30
1.4.1

Tổng quan về các sự cố công trình do nhân tố quản lý chất lƣợng...........30
iii


1.4.2

QLCL từ vấn đề khảo sát - thiết kế. .......................................................... 31

1.4.3

Quản lý chất lƣợng từ vấn đề thi công. .....................................................35

Kết luận chƣơng 1. ....................................................................................................37
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HIỆN NAY ....................................................................38
2.1

Các văn bản quản lý về công tác quản lý đầu tƣ xây dựng.............................. 38

2.1.1

Các văn bản trƣớc đây. ..............................................................................38

2.1.2

Các văn bản hiệu lực. ................................................................................40


2.1.3

So sánh. .....................................................................................................42

2.2

Các văn bản quản lý về công tác quản lý chất lƣợng xây dựng .......................44

2.2.1

Các văn bản trƣớc đây. ..............................................................................44

2.2.2

Các văn bản hiện nay. ...............................................................................48

2.2.3

So sánh. .....................................................................................................49

2.3

Vai tr , ý nghĩa của quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. ........................52

2.3.1

Vai trò của quản lý chất lƣợng công trình. ................................................52

2.3.2


Ý nghĩa của quản lý chất lƣợng công trình. ..............................................53

2.4

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng. ............53

2.4.1

Các yếu tố phụ thuộc bên ngoài. ............................................................... 53

2.4.2

Các yếu tố phụ thuộc bên trong................................................................. 55

2.4.3

Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình trong giai đoạn thi công.
55

2.4.4 Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình
xây dựng. ...............................................................................................................56
Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................58
CHƢƠNG 3
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HUYỆN
VĨNH HƢNG 59
3.1

Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng ............59


3.2

Khái quát về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng .......59

3.2.1

Chức năng .................................................................................................59

3.2.2

Nhiệm vụ và quyền hạn.............................................................................60

3.2.3

Đối tƣợng và phạm vi hoạt động ............................................................... 62

3.2.4

Cơ chế hoạt động.......................................................................................62
iv


3.2.5

Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 63

3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng tại Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng ............................... 64
3.3.1

hạn

Đề xuất giải pháp phân công công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
64

3.3.2 Giải pháp xác định những yếu tố tác động đến hoạt động của Ban QLDA
ĐTXD huyện Vĩnh Hƣng ......................................................................................70
3.3.3 Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, viên chức của Ban
QLDA ĐTXD huyện Vĩnh Hƣng ..........................................................................71
3.3.4

Giải pháp đề xuất khung vị trí làm việc cần thiết .....................................76

3.3.5

Giải pháp đề xuất công việc của từng vị trí làm việc ................................ 77

3.3.6

Giải pháp đề xuất khung năng lực của từng vị trí .....................................82

3.4

Phân tích định hƣớng vận dụng các giải pháp .................................................87

Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................89
1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................................89
2. Những tồn tại, vƣớng mắc .....................................................................................89
3. Một số kiến nghị ....................................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình1.1Nền lún do tải đất đắp, tôn nền. ........................................................................32
Hình1.2 Công trình gạch đá cũ bị sập do chọn sai giải pháp cải tạo ............................. 34
Hình1.3Sạt taluy dƣơng do bạt núi làm đƣờng. ............................................................ 35
Hình1.4 Sự cố tại cầu Cần Thơ .....................................................................................37

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 THỐNGKÊ CÔNG VIỆC THEO CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ ..............66
Bảng 3.2 PHÂN NHÓM CÔNG VIỆC ......................................................................69
Bảng 3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ....................................................................71
Bảng 3.4 THỐNG KÊ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ........................................................................................... 73
Bảng 3.5 DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP ............................................................................................................................... 76
Bảng 3.6 BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM .........................78
Bảng 3.7 KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM .....................................85

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XDCB : Xây dựng cơ bản;

Ban QLDA : Ban quản lý dự án;
ĐTXDCT : Đầu tƣ xây dựng công trình;
XDCT : Xây dựng công trình;
QLCL: Quản lý chất lƣợng
CLCT : Chất lƣợng công trình
TKKT – TDT : Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán;
BCĐTXDCT : Báo cáo đầu tƣ xây dựng công trình;
TKBVTC – DT : Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán;
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

viii


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài:
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và
các yêu cầu đời sống của con ngƣời. Những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hƣởng bởi sự
suy thoái kinh tế toàn cầu nhƣng vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ bản vẫn chiếm một t
trọng lớn trong tổng số vốn đầu tƣ. Theo thống kê, hàng năm vốn đầu tƣ từ ngân sách
Nhà nƣớc cho xây dựng hạ tầng chiếm t lệ đáng kể GDP góp phần tăng trƣởng và
phát triển kinh tế.Số lƣợng các công trình và t lệ các công trình có quy mô vừa và lớn
không ngừng tăng. Vì vậy, chất lƣợng công trình xây dựng là vấn đề cần đƣợc hết sức
quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự an toàn, phát triển bền vững, hiệu quả kinh
tế, đặc biệt là đời sống của con ngƣời.
Thời gian qua, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc và phát triển của công nghệ xây
dựng, công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng đã có những tiến bộ đáng kể.
Chúng ta đã xây dựng đƣợc nhiều công trình đạt chất lƣợng cao, đáp ứng thẩm mỹ,
góp phần quan trọng trong tăng trƣởng của nền kinh tế; tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn
c n không ít các công trình chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, gây mất an toàn, tốn kém cả
về kinh phí lẫn thời gian cho việc sửa chữa, khắc phục. Ví dụ nhƣ sự cố do quản lý

chất lƣợng ở một số công trình công cộng, một vài hồ chứa nƣớc thủy lợi - thủy điện,
sập cầu Cần Thơ, cao ốc Pacific cuối năm 1997. . . Đó thực sự là những thảm họa,
cƣớp đi sinh mạng của nhiều ngƣời, gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội. Mặc dù Nhà
nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lƣợng
công trình xây dựng, nhiều giải pháp nâng cao chất lƣợng công trình nhƣng cùng với
sự phát triển không ngừng của xây dựng cơ sở hạ tầng đất nƣớc, chất lƣợng công trình
xây dựng là một vấn đề luôn cần đƣợc quan tâm.
Thực tế cho thấy, dự án nào có hệ thống quản lý chất lƣợng chặt chẽ, các chủ thể
tham gia có đủ trình độ, năng lực, việc tổ chức thực hiện tuân thủ các quy định thì ở đó
công trình đảm bảo chất lƣợng và phát huy hiệu quả tốt.
Hiện nay, Nhà nƣớc đƣa ra nhiều quy định, hƣớng dẫn về công tác quản lý chất
lƣợng công trình xây dựng thông qua hệ thống văn bản pháp luật, qua việc đào tạo
nâng cao năng lực và trách nhiệm đơn vị tham gia, tăng cƣờng phân cấp trong quản
lý tuy vậy, việc áp dụng hay giải pháp phù hợp c n nhiều bất cập. Để thực hiện theo
đúng quy định của Nhà nƣớc, đáp ứng cơ chế thị trƣờng có sự định hƣớng của Nhà
nƣớc, trong lĩnh vực xây dựng cần nghiên cứu mô hình quản lý chất lƣợng công trình
xây dựng phù hợp, hệ thống quản lý chất lƣợng chặt chẽ đảm bảo mục tiêu các công

1


trình đƣợc xây dựng có chất lƣợng, an toàn và hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề
tài: “Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Hƣng’’ mang tính thực tế và cấp thiết.
1.2 Mục đích của Đề tài:
Thông qua nghiên cứu tổng quan công tác quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng; Nghiên cứu các vấn đề quản lý chất lƣợng công trình xây dựng;
Từ đó nghiên cứu giải pháp nhằm đề xuất công tác quản lý chất lƣợng công trình
xây dựng phù hợp với điều kiện nƣớc ta và với Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
huyện Vĩnh Hƣng tỉnh Long An.

1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý
dự án đầu tƣ xây dựng cấp huyện và áp dụng tại Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
huyện Vĩnh Hƣng trên cơ sở quy định của pháp luật, phân công nhiệm vụ của địa
phƣơng, thực trạng cơ cấu và con ngƣời của Ban từ đó đề xuất giải pháp cho phù hợp.
1.4 Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận qua các nghiên cứu, tài liệu đã công bố
+ Tiếp cận qua thực tế công trình đã xây dựng
+ Tiếp cận qua các nguồn thông tin khác
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Phƣơng pháp lý thuyết
+ Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích đánh giá
+ Phƣơng pháp chuyên gia
1.5 Kết quả dự kiến đạt đƣợc:
- Tổng quan về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng ;
- Nghiên cứu các cơ sở khoa học về công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
hiện nay;
- Nghiên cứu giải pháp nhằm đề xuất công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
phù hợp với điều kiện nƣớc ta và với Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh
Hƣng tỉnh Long An.

2


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG


1.1 Dự án và dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
1.1.1 Dự án.
1.1.1.1 Khái niệm dự án.
Dự án theo đƣợc hiểu là “ một tập hợp các công việc, đƣợc thực hiện bởi một tập
thể, nhằm đạt đƣợc một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh
phí dự kiến”. Theo quy trình Quản lý dự án của Viện Nghiêm cứu quản lý dự án Quốc
tế (PMI) thì “Dự án là nỗ lực để hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định có
điểm bắt đầu và kết thúc để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mong muốn”. [1]
Theo từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Dự án (project) là một ý đồ, một nhiệm
vụ đƣợc đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động. [2]
Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến
công việc có thể nhận biết đƣợc, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có
liên hệ mật thiết với nhau. [3]
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2000 thì dự án là một quá trình đơn
nhất gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết
thúc, đƣợc tiến hành để đạt đƣợc mục tiêu phù hợp với yêu cầu quy định, bao gồm cả
các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực. [4]
1.1.1.2 Mục tiêu, kết quả Dự án.
Tất cả các dự án thành công đều phải có mục tiêu, kết quả đƣợc xác định rõ ràng
nhƣ xây dựng một toà nhà chung cƣ, một hệ thống mạng cơ quan, một hệ thống mạng
cáp truyền hình Mỗi dự án bao gồm tập hợp các nhiệm vụ cần thực hiện, mỗi nhiệm
vụ cụ thể khi thực hiện sẽ thu đƣợc kết quả độc lập và tập hợp các kết quả đó tạo thành
kết quả chung của dự án. Các kết quả có thể theo dõi, đánh giá bằng hệ thống các tiêu
chí rõ ràng. Nói cách khác, dự án bao gồm nhiều hợp phần khác nhau đƣợc quản lý,
thực hiện trên cơ sở đảm bảo thống nhất các chỉ tiêu về thời gian, nguồn lực (chi phí)
và chất lƣợng.
1.1.1.3 Đặc tính của dự án.
Thời gian tồn tại của dự án có tính hữu hạn, dự án có tính ràng buộc về chi phí và
nguồn lực. Giống nhƣ các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành,
phát triển và kết thúc. Nó không kéo dài mãi mãi. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án


3


đƣợc chuyển giao, đƣa vào khai thác sử dụng, tổ chức dự án giải thể. Mỗi dự án đều
dùng một lƣợng nguồn lực nhất định để thực hiện. Nó bao gồm nhân lực (giám đốc dự
án, thành viên dự án), vật lực (thiết bị, nguyên liệu) và tài lực.
1.1.1.4 Sản phẩm, kết quả của dự án.
Khác với các quá trình sản xuất liên tục có tính dây chuyền, lặp đi lặp lại, kết quả
của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính mới, đặc thù thể hiện
sức sáng tạo của con ngƣời. Do đó, sản phẩm và dịch vụ thu đƣợc từ dự án là duy nhất,
hầu nhƣ khác biệt so với các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, trong nhiều dự án, tính
duy nhất thƣờng khó nhận ra. Vì vậy, mỗi dự án cần phải tạo ra những giá trị mới
chẳng hạn thiết kế khác nhau, môi trƣờng triển khai khác nhau, đối tƣợng sử dụng
khác nhau
Từ đó cho thấy nếu 2 dự án hoàn toàn giống nhau và không tạo đƣợc giá
trị nào mới, nó thể hiện có sự đầu tƣ trùng lặp, gây lãng phí, đây là tình trạng phổ biến
của các dự án nói chung, dự án Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng.
1.1.1.5 Quá trình thực hiện dự án.
Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan nhƣ nhà bảo trợ (chủ đầu
tƣ), khách hàng (đơn vị thụ hƣởng), các nhà tƣ vấn, nhà thầu (đơn vị thi công, xây
dựng) và trong nhiều trƣờng hợp có cả cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với các dự án sử
dụng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc. Tuỳ theo tính chất của dự án và
yêu cầu của nhà bảo trợ mà sự tham gia của các thành phần trên có sự khác nhau. Để
thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thƣờng
xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
Mỗi dự án đều là một nhiệm vụ có tính trình tự và giai đoạn. Đây là sự khác biệt
lớn nhất giữa dự án với nhiệm vụ công việc mang tính trùng lặp. Mỗi dự án nên căn cứ
vào điều kiện cụ thể để tiến hành quản lý hệ thống và việc thực hiện dự án phải có tính
trình tự và giai đoạn.

1.1.1.6 Dự án thường mang tính không chắc chắn.
Hầu hết các dự án đ i hỏi phải sử dụng lƣợng tiền vốn, vật liệu và lao động với
quy mô rất lớn trong một khoảng thời gian giới hạn. Đặc biệt đối với các dự án CNTT,
nơi mà công nghệ thay đổi cứ sau 18 tháng, thời gian đầu tƣ và vận hành kéo dài
thƣờng xuất hiện nguy cơ rủi ro rất cao. Vì thế trƣớc khi thực hiện dự án cần phân tích
đầy đủ các nhân tố bên trong và bên ngoài mà chắc chắn sẽ ảnh hƣởng tới dự án.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu dự án cũng cần tiến hành quản lý có hiệu quả nhằm
tránh những sai sót xảy ra. Môi trƣờng tổ chức, thực hiện dự án phức tạp và năng
động: Quan hệ giữa các dự án trong một tổ chức là quan hệ chia sẻ cùng một nguồn
lực nhƣ đội ngũ nhân viên làm công tác thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm định chất

4


lƣợng, đào tạo, chuyển giao công nghệ, Đồng thời lại có thể cạnh tranh lẫn nhau về
cả tiền vốn, thiết bị. Từ đó, có thể thấy rằng, môi trƣờng quản lý dự án có nhiều mối
quan hệ phức tạp nhƣng hết sức năng động.
1.1.2 Đầu tư.
1.1.2.1 Khái niệm đầu tư.
Đầu tƣ hay hoạt động đầu tƣ là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao
động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp
tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã
hội nói riêng.Hoạt động đầu tƣ bao gồm đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp.
Đầu tƣ gián tiếp là hoạt động bỏ vốn trong đó ngƣời đầu tƣ không trực tiếp tham
gia điều hành quản trị vốn đầu tƣ đã bỏ ra.
Đầu tƣ trực tiếp là hoạt động trong đó ngƣời bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hành
quản trị vốn đầu tƣ đã bỏ ra.Nó chia ra thành 2 loại đầu tƣ chuyển dịch và đầu tƣ phát
triển.
1.1.2.2 Đặc trưng của đầu tư.

- Hoạt động đầu tƣ là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tƣ thƣờng và trƣớc
hết là quyết định tài chính.
Vốn đƣợc hiểu nhƣ là các nguồn lực sinh lợi.Dƣới các hình thức khác nhau
nhƣng vốn có thể xác định dƣới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết định đầu tƣ thƣờng
đƣợc xem xét trên phƣơng diện tài chính (khả năng sinh lời, tổn phí, có khả năng thu
hồi đƣợc hay không ). Trên thực tế, các quyết định đầu tƣ cân nhắc bởi sự hạn chế
của ngân sách nhà nƣớc, địa phƣơng, cá nhân và đƣợc xem xét từ các khía cạnh tài
chính nói trên. Nhiều dự án có khả thi ở các phƣơng diện khác (kinh tế – xã hội)
nhƣng không khả thi về phƣơng diện tài chính vì thế cũng không thể thực hiện đƣợc
trên thực tế.
- Hoạt động đầu tƣ là hoạt động có tính chất lâu dài.
Khác với các hoạt động thƣơng mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tƣ
luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một
xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biến đổi tác động. Chính điều này là một
trong những vấn đề then chốt phải tính đến trong nội dung phân tích, đánh giá của quá
trình thẩm định dự án.
- Hoạt động đầu tƣ là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa
lợi ích trƣớc mắt và lợi ích trong tƣơng lai.

5


Đầu tƣ về một phƣơng diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy
lợi ích trong tƣơng lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hai loại lợi ích này và
nhà đầu tƣ chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu đƣợc trong tƣơng lai lớn hơn lợi
ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phí cơ hội của nhà đầu tƣ.
- Hoạt động đầu tƣ chứa đựng nhiều rủi ro.
Các đặc trƣng nói trên đã cho ta thấy đầu tƣ là một hoạt động chứa đựng nhiều
rủi ro do chịu xác suất nhất định của yếu tố kinh tế – chính trị – xã hội – tài nguyên
thiên nhiên Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài

không cho phép nhà đầu tƣ lƣờng hết những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện đầu tƣ so với dự tính. Tuy nhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tƣ cũng có
những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro là ít nhất.
1.1.2.3 Vai trò của đầu tư.
Từ sau Đại hội Đảng lần VI, với chủ trƣơng chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế Việt Nam đã có những
tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ tăng trƣởng cao và tƣơng đối ổn định, tỉ lệ lạm phát dừng lại ở mức
thấp, đặt biệt kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cùng với sự chuyển mình của đất
nƣớc cũng nhƣ việc thực hiện đa dạng, đa phƣơng hoá các phƣơng thức sản xuất kinh
doanh đã làm cho chúng ta hoà nhập hơn, thân thiện hơn với bạn bè quốc tế. Theo đó,
tƣ duy về kinh tế của mỗi ngƣời dân đều thay đổi.Chính vì vậy mà ngƣời ta đã biết đến
đầu tƣ nhƣ là một yếu tố quan trọng cần thiết.Hay nói khác đi, đầu tƣ cũng giống nhƣ
một chiếc chìa khoá để chiến thắng trong cạnh tranh sinh tồn.
Đối với nền kinh tế, đầu tƣ có tác động rất lớn đến tổng cung và tổng cầu. Do
đầu tƣ tác động không hoàn toàn phù hợp về mặt thời gian đối với nhịp độ phát triển
nên mỗi sự thay đổi tăng hoặc giảm của đầu tƣ đều cùng lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn
định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế.
Với những nƣớc có tỉ lệ đầu tƣ lớn thì tốc độ tăng trƣởng cao. Ngƣợc lại khi tỉ lệ
đầu tƣ càng thấp thì tốc độ tăng trƣởng và mức độ tích luỹ càng thấp. Trong nền kinh
tế quốc dân, để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý thì vấn đề đầu tiên có tính chất then
chốt là phải thực hiện đầu tƣ và phân bổ vốn một cách hợp lý. Có nhƣ vậy mới tạo ra
đƣợc sự dịch chuyển về cơ cấu do mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế đều có thế lực
và tiềm năng riêng. Ngoài ra, kinh nghiệm của các nơi trên thế giới cho thấy con
đƣờng tất yếu để có thể phát triển nhanh là tăng cƣờng đầu tƣ vào phát triển khu công
nghiệp thƣơng mại du lịch và dịch vụ.
Đối với một doanh nghiệp thì đầu tƣ cũng đóng vai tr quyết định đến sự tồn
vong và phát triển. Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp đƣợc coi là các tế bào
chủ yếu nhất cho sự phát triển chung. Để thành lập nên một doanh nghiệp thì điều đầu

6



tiên là phải có vốn đầu tƣ. Nó là một trong những yếu tố thiết yếu để có thể tạo dựng
nên nền móng cơ sở vật chất ban đầu cho doanh nghiệp. Ngay cả sau khi doanh nghiệp
đã đƣợc thành lập thì việc phát triển hay lụi tàn đến mức nào đó cũng phụ thuộc rất
nhiều vào việc đầu tƣ.
1.1.3 Dự án đầu tư.
1.1.3.1 Khái niệm dự án đầu tư.
Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của thủ tƣớng chính
phủ quy định về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng quy định: “DAĐT là tập hợp
các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở
vật chất nhất định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng hoặc duy trì, cải tiến,
nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định”. [5]
- Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có
hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt đƣợc những kết quả và
thực hiện đƣợc những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai.
- Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau
nhằm đạt đƣợc những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định nhƣ vấn đề
thị trƣờng, sản phẩm, công nghệ, kinh tế, tài chính
- Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tƣ là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tƣ, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.
- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tƣ là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
của một công cuộc đầu tƣ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, làm tiền đề
cho cho các quyết định đầu tƣ và tài trợ.
- Dự án đầu tƣ là cơ sở để cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành các biện
pháp quản lý, cấp phép đầu tƣ. Nó là căn cứ để nhà đầu tƣ triển khai hoạt động đầu tƣ
và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu
tƣ quyết định đầu tƣ và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.
1.1.3.2 Vai trò của dự án đầu tư.
Đối với chủ đầu tƣ:

- DAĐT là một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tƣ quyết định có nên tiến
hành đầu tƣ dự án hay không.
- DAĐT là công cụ để tìm đối tác trong và ngoài nƣớc liên doanh bỏ vốn đầu tƣ
cho dự án.

7


- DAĐT là phƣơng tiện để chủ đầu tƣ thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ
trong và ngoài nƣớc tài trợ hoặc cho vay vốn.
- DAĐT là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tƣ, theo dõi, đôn đốc và
kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
- DAĐT là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịp thời
những tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình.
- DAĐT là căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng nhƣ để giải
quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án.
Đối với nhà tài trợ (các ngân hàng thƣơng mại):
DAĐT là căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự án,
từ đó sẽ đƣa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ
đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc:
- DAĐT là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy phép
đầu tƣ.
- Là căn cứ pháp lý để toà án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các
bên tham gia đầu tƣ trong quá trình thực hiện dự án sau này.
1.1.3.3 Yêu cầu của dự án đầu tư.
Một là, tính khoa học. Tính khoa học của dự án đƣợc thể hiện trên những khía
cạnh chủ yếu sau:
- Về số liệu thông tin. Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phải đảm bảo
trung thực, chính xác, tức là phải chứng minh đƣợc nguồn gốc và xuất xứ của những

thông tin và những số liệu đã thu thập đƣợc (do các cơ quan có trách nhiệm cung cấp,
nghiên cứu tìm hiểu thực tế...).
- Về phƣơng pháp lý giải. Các nội dung của dự án không tồn tại độc lập, riêng rẽ
mà chúng luôn nằm trong một thể thống nhất, đồng bộ. Vì vậy, quá trình phân tích, lý
giải các nội dung đã nêu trong dự án phải đảm bảo logic và chặt chẽ. Ví dụ, vấn đề
mối quan hệ giữa các yếu tố thị trƣờng, kỹ thuật và tài chính của dự án – quyết định
đầu tƣ dây chuyền sản xuất – lắp ráp xe ga hay xe số.
- Về phƣơng pháp tính toán. Khối lƣợng tính toán trong một dự án thƣờng rất
lớn. Do đó, khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản và chính xác.
Đối với các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thƣớc, t lệ.
-Về hình thức trình bày. Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung, nên khi trình bày
phải đảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đep.
8


Hai là, tính pháp lý. Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với
chính sách và luật pháp của Nhà nƣớc. Điều này đ i hỏi ngƣời soạn thảo dự án phải
nghiên cứu kỹ chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và các văn bản luật pháp có liên
quan đến các hoạt động đầu tƣ đó.
Ba là, tính thực tiễn. Tính thực tiễn của dự án đầu tƣ thể hiện ở khả năng ứng
dụng và triển khai trong thực tế. Các nội dung, khía cạnh phân tích của dự án đầu tƣ
không thể chung chung mà dựa trên những căn cứ thực tế -> phải đƣợc xây dựng trong
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về mặt bằng, thị trƣờng, vốn...
Bốn là, tính thống nhất. Lập và thực hiện dự án đầu tƣ là cả một quá trình gian
nan, phức tạp. Đó không phải là công việc độc lập của chủ đầu tƣ mà nó liên quan đến
nhiều bên nhƣ cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, các nhà tài
trợ...
Năm là, tính phỏng định. Những nội dung, tính toán về quy mô sản xuất, chi phí,
giá cả, doanh thu, lợi nhuận... trong dự án chỉ có tính chất dự trù, dự báo. Thực tế
thƣờng xảy ra không hoàn toàn đúng nhƣ dự báo.Thậm chí, trong nhiều trƣờng hợp,

thực tế xảy ra lại khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án.
1.1.4 Dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.1.4.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng.
Theo Điều 3 Luật xây dựng số 50/2014/QH13[6] thì Dự án Đầu tƣ xây dựng
công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở
rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng
cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian xác định. Ở giai
đoạn chuẩn bị dự án đầu tƣ xây dựng, dự án đƣợc thể hiện thông qua Báo cáo tiền khả
thi đầu tƣ xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng hoặc Báo cáo Kinh tế
- kỹ thuật đầu tƣ xây dựng.
1.1.4.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng.
Theo điều 49 luật xây dựng Dự án đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình
xây dựng và nguồn vốn sử dụng.
- Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình
xây dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự
án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công.
- Dự án đầu tƣ xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình
xây dựng khác nhau.

9


1.1.4.3 Trình tự đầu tư xây dựng.
Theo điều 50 luật xây dựng thì:
- Trình tự đầu tƣ xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
và kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trƣờng hợp
xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần trong
đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc đƣợc phân

kỳ đầu tƣ để thực hiện thì dự án thành phần đƣợc quản lý thực hiện nhƣ một dự án độc
lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tƣ phải đƣợc quy định trong
nội dung quyết định đầu tƣ.
- Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định việc
thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án
và kết thúc xây dựng đƣa công trình vào khai thác sử dụng.
1.1.4.4 Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng.
Theo điều 51 luật xây dựng Dự án đầu tƣ xây dựng không phân biệt các loại
nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng nơi có
dự án đầu tƣ xây dựng.
- Có phƣơng án công nghệ và phƣơng án thiết kế xây dựng phù hợp.
- Bảo đảm chất lƣợng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công
trình, ph ng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh
tế - xã hội của dự án.
- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2 Chất lƣợng công trình xây dựng và quản lý chất lƣợng công trình xây
dụng.
1.2.1 Công trình xây dựng.
1.2.1.1 Khái niệm công trình xây dựng.
Theo điều 3 Luật xây dựng công trình xây dựng là sản phẩm đƣợc tạo thành bởi
sức lao động của con ngƣời, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, đƣợc

10


liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dƣới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dƣới mặt nƣớc và phần trên mặt nƣớc, đƣợc xây dựng theo thiết kế.

1.2.1.2 Phân loại công trình xây dựng.
Công trình xây dựng đƣợc phân chia thành các loại khác nhau phụ thuộc vào
công năng sử dụng và việc phân cấp Nghị định 46/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn cụ thể nhƣ
sau:
1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng đƣợc phân thành các loại nhƣ
sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Công trình quốc phòng, an ninh.
Trong đó quy định cụ thể nhƣ sau[7]:
(1) CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
1. Nhà ở: Nhà chung cƣ và các loại nhà ở tập thể khác; nhà ở riêng lẻ.
2. Công trình công cộng.
a) Công trình giáo dục: Nhà trẻ, trƣờng mẫu giáo; trƣờng phổ thông các cấp; trƣờng
đại học và cao đẳng, trƣờng trung học chuyên nghiệp; trƣờng dạy nghề, trƣờng công
nhân kỹ thuật, trƣờng nghiệp vụ và các loại trƣờng khác;
b) Công trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ƣơng đến địa
phƣơng; các ph ng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực; trạm y tế, nhà hộ sinh;
nhà điều dƣỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dƣỡng lão; cơ sở ph ng chống
dịch bệnh; các cơ sở y tế khác;
c) Công trình thể thao: Công trình thể thao ngoài trời, công trình thể thao trong nhà và
công trình thể thao khác;
d) Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu
phim, rạp xiếc, vũ trƣờng; công trình vui chơi, giải trí và các công trình văn hoá tập
trung đông ngƣời khác; các công trình di tích; bảo tàng, thƣ viện, triển lãm, nhà trƣng
bày, tƣợng đài ngoài trời và các công trình khác có chức năng tƣơng đƣơng; pa nô,
biển quảng cáo độc lập;


11


đ) Công trình tôn giáo, tín ngƣỡng.
Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện,
thánh đƣờng, thánh thất, niệm phật đƣờng, trƣờng đào tạo những ngƣời chuyên hoạt
động tôn giáo, tƣợng đài, bia, tháp và những công trình tƣơng tự của các tổ chức tôn
giáo;
Công trình tín ngƣỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đƣờng, nhà thờ họ và những
công trình tƣơng tự khác;
e) Công trình thƣơng mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp
và doanh nghiệp: Công trình đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; trụ sở làm việc
của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp; trung tâm thƣơng mại, siêu thị;
chợ; cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát và công trình tƣơng tự khác; nhà phục vụ
thông tin liên lạc: bƣu điện, bƣu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin; cáp treo vận chuyển
ngƣời;
g) Nhà ga: hàng không, đƣờng thủy, đƣờng sắt, bến xe ô tô;
h) Trụ sở cơ quan nhà nƣớc: Nhà làm việc của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nƣớc;
nhà làm việc của các Bộ, ngành, U ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn các cấp;
trụ sở tổ chức chính trị; trụ sở tổ chức chính trị – xã hội.
(2) CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP
1. Công trình sản xuất vật liệu xây dựng: Nhà máy sản xuất xi măng; mỏ khai thác vật
liệu xây dựng và các công trình sản xuất vật liệu/sản phẩm xây dựng khác.
2. Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo: Nhà máy luyện kim màu; nhà máy luyện,
cán thép; nhà máy chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp; nhà máy chế tạo máy
công cụ và thiết bị công nghiệp; nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ; nhà máy chế tạo
máy xây dựng; nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ; nhà máy sản xuất, lắp ráp phƣơng tiện
giao thông (ô tô, xe máy, tàu thủy, đầu máy tàu hỏa ); chế tạo thiết bị điện- điện tử;
sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

3. Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản: Mỏ than hầm l ; mỏ than lộ thiên;
nhà máy sàng tuyển, chế biến than; nhà máy chế biến khoáng sản; mỏ quặng hầm l ;
mỏ quặng lộ thiên; nhà máy tuyển quặng, làm giàu quặng; công trình sản xuất alumin.
4. Công trình dầu khí: Các công trình khai thác trên biển (giàn khai thác và tàu chứa
dầu); nhà máy lọc dầu; nhà máy chế biến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học;
kho xăng dầu; kho chứa khí hóa lỏng; tuyến ống dẫn khí, dầu; trạm bán xăng dầu; trạm
chiết khí hóa lỏng; nhà máy sản xuất dầu nhờn; nhà máy tái chế dầu thải.
5. Công trình năng lƣợng: Nhà máy nhiệt điện; nhà máy cấp nhiệt; nhà máy cấp hơi;
nhà máy cấp khí nén; công trình thủy điện; nhà máy điện nguyên tử; nhà máy điện gió;
12


nhà máy điện mặt trời; nhà máy điện địa nhiệt; nhà máy điện thủy triều; nhà máy điện
rác; nhà máy điện sinh khối; nhà máy điện khí biogas; nhà máy điện đồng phát; đƣờng
dây điện và trạm biến áp.
6. Công trình hoá chất
a) Công trình hóa chất: Công trình sản xuất sản phẩm phân bón; công trình sản phẩm
hóa chất bảo vệ thực vật; công trình sản xuất sản phẩm hóa dầu; công trình sản xuất
sản phẩm hóa dƣợc; công trình sản xuất sản phẩm hóa chất cơ bản và hóa chất khác;
công trình sản xuất sản phẩm nguồn điện hóa học; công trình sản xuất sản phẩm khí
công nghiệp; công trình sản xuất sản phẩm cao su; công trình sản xuất sản phẩm tẩy
rửa; công trình sản xuất sản phẩm sơn, mực in;
b) Công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp: Công trình sản xuất vật liệu nổ công
nghiệp; tiền chất thuốc nổ; kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
7. Công trình công nghiệp nhẹ
a) Công nghiệp thực phẩm: Nhà máy sữa; nhà máy sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền; kho
đông lạnh; nhà máy sản xuất dầu ăn, hƣơng liệu; nhà máy sản xuất rƣợu, bia, nƣớc giải
khát; nhà máy chế biến khác;
b) Công nghiệp tiêu dùng: Nhà máy xơ sợi; nhà máy dệt; nhà máy in, nhuộm; nhà máy
sản xuất các sản phẩm may; nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da; nhà

máy sản xuất các sản phẩm nhựa; nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh; nhà máy
bột giấy và giấy; nhà máy sản xuất thuốc lá; các nhà máy sản xuất các sản phẩm tiêu
dùng khác;
c) Công trình công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản: Nhà máy chế biến thủy hải
sản; nhà máy chế biến đồ hộp; các nhà máy xay xát, lau bóng gạo; các nhà máy chế
biến nông sản khác.
(3) CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Cấp nƣớc: Nhà máy nƣớc, công trình xử lý nƣớc sạch; trạm bơm (nƣớc thô , nƣớc
sạch hoặc tăng áp); bể chứa nƣớc sạch; tuyến ống cấp nƣớc (nƣớc thô hoặc nƣớc
sạch).
2. Thoát nƣớc: Tuyến cống thoát nƣớc mƣa, cống chung; tuyến cống thoát nƣớc thải;
hồ điều h a; trạm bơm nƣớc mƣa; công trình xử lý nƣớc thải; trạm bơm nƣớc thải;
công trình xử lý bùn.
3. Xử lý chất thải rắn:
a) Chất thải rắn thông thƣờng: trạm trung chuyển ; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử
lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn;

13


b) Chất thải nguy hại.
4. Chiếu sáng công cộng: mạng lƣới điện chiếu sáng, cột đèn.
5. Công trình khác
a) Công trình thông tin, truyền thông: Cột thông tin, công trình thu phát sóng; đƣờng
cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông (Cáp chôn trực tiếp dƣới l ng đất, cáp trong cống
bể, cáp dƣới đáy biển, cáp dƣới đáy sông, cáp treo); công trình xây dựng lắp đặt cột bê
tông (loại cột nhƣ trên) để treo các loại cáp thông tin;
b) Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;
c) Công viên, cây xanh;
d) Bãi đỗ ô tô, xe máy: bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi;

đ) Cống, bể kỹ thuật, hào và tuy nen kỹ thuật.
(4) CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1. Đƣờng bộ: Đƣờng ô tô cao tốc các loại; đƣờng ô tô, đƣờng trong đô thị; đƣờng nông
thôn, bến phà.
2. Đƣờng sắt: đƣờng sắt cao tốc và cận cao tốc, khổ đƣờng 1435mm; đƣờng sắt đô thị,
đƣờng sắt trên cao, đƣờng tầu điện ngầm (Metro); đƣờng sắt quốc gia khổ đƣờng
1435mm; đƣờng sắt quốc gia khổ đƣờng 1000mm; đƣờng sắt quốc gia đƣờng lồng,
khổ đƣờng (1435-1000mm); đƣờng sắt chuyên dụng và đƣờng sắt địa phƣơng.
3. Cầu: cầu đƣờng bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đƣờng sắt;
cầu phao; cầu treo dân sinh.
4. Hầm: Hầm đƣờng ô tô; hầm đƣờng sắt; hầm cho ngƣời đi bộ, hầm tàu điện ngầm
(Metro).
5. Công trình đƣờng thủy nội địa: Công trình sửa chữa/đóng mới phƣơng tiện thủy nội
địa (bến, ụ, triền, đà, ); cảng bến thủy nội địa; âu tầu; đƣờng thủy chạy tàu (trên
sông, hồ, vịnh và đƣờng ra đảo, trên kênh đào).
6. Công trình hàng hải: bến cảng biển; công trình sửa chữa/đóng mới phƣơng tiện thủy
nội địa (bến, ụ, triền, đà ); luồng hàng hải (chạy tàu 1 chiều); công trình chỉnh trị (đê
chắn sóng/chắn cát, kè hƣớng d ng/bảo vệ bờ).
7. Các công trình hàng hải khác: bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công
trình nổi trên biển; hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biển; đèn biển, đăng
tiêu.
8. Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay).

14


(5) CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Công trình thủy lợi: hồ chứa nƣớc; đập ngăn nƣớc (bao gồm đập tạo hồ, đập ngăn
mặt, giữ ngọt, điều tiết trên sông, suối.v.v ); tràn xả lũ; cống lấy nƣớc, cống tiêu
nƣớc, cống xả nƣớc; kênh, đƣờng ống dẫn nƣớc; đƣờng hầm thủy công; trạm bơm

tƣới-tiêu và công trình thủy lợi khác.
2. Công trình đê điều: đê sông; đê biển; đê cửa sông và các công trình trên đê, trong đê
và dƣới đê.
3. Công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công
trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.
(6) CÔNG TRÌNH QUỐC PHÕNG, AN NINH
Công trình quốc ph ng, an ninh là công trình đƣợc đầu tƣ xây dựng bằng nguồn
vốn nhà nƣớc do Bộ Quốc Ph ng, Bộ Công An quản lý, phục vụ quốc ph ng, an ninh.
Công trình an ninh quốc ph ng không thuộc các loại công trình đã nêu từ Mục I đến
Mục V của Phụ lục này do Bộ Quốc Ph ng, Bộ Công An quy định.
Qua đó ta thấy, phân loại công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ
trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu
tư xây dựng. Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các
nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định
của pháp luật có liên quan.
1.2.2 Chất lượng công trình xây dựng.
1.2.2.1 Khái niệm chất lượng công trình xây dựng.
Chất lƣợng công trình xây dựng có nhiều quan niệm:
- Theo quan niệm hiện đại, CLCT xây dựng, xét về góc độ bản thân công trình
xây dựng, chất lƣợng công trình xây dụng đƣợc đánh giá bởi các đặc tính cơ bản nhƣ:
công năng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ, an toàn trong
khai thác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ của công trình.
- CLCT xây dựng là tất cả các thuộc tính của công trình thỏa mãn các yêu cầu sử
dụng.
- CLCT xây dựng là tổng thể các đặc trƣng của công trình xây dựng bao gồm các
khía cạnh: tính năng sử dụng, sẵn sàng, thuận tiện, dễ dàng sửa chữa, tính an toàn thẩm
mỹ, các tác dộng đến môi trƣờng.
- CLCT xây dựng là tập hợp các đặc tính, đặc trƣng cho giá tị sử dụng công trình
trong các giai đoạn hình thành công trình xây dựng.


15


×