Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

NHỮNG NGÔI CHÙA HOÀNH TRÁNG1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.57 KB, 5 trang )

NHỮNG NGÔI CHÙA HOÀNH TRÁNG
Tại những đất nước sùng bái đạo Phật, chùa chiền là chốn linh
thiêng. Cũng vì vậy người ta không ngừng sáng tạo nên những công
trình kiến trúc vô cùng hoành tráng và độc đáo. Có hàng vạn các ngôi
chùa như vậy trên khắp thế giới. Xin chọn ra một số trong vô số đó.
Chùa Wat Arun, Thái Lan
Wat Arun hay còn gọi là Chùa
Bình Minh nằm bên bờ Thonburi
trên dòng sông Chao Phraya, tỉnh
Nakhon Sawan, Thái Lan là một
trong những ngôi chùa Phật giáo
đẹp nhất, cổ kính nhất, thu hút
nhiều khách du lịch nhất thủ đô
Bangkok, có mô phỏng kiến trúc
“Núi vũ trụ Meru” (Mount Meru)
của người Ấn Độ. Trong chùa có tháp Phra Prang cao 79m được khảm
sành sứ Trung Hoa trên mái nhà và các bệ. Mặc dù là chùa Bình Minh
nhưng cảnh chùa được ưa thích nhất lại là lúc mặt trời lặn.
Chùa Pha That Luang, Lào
Chùa Pha That Luang theo tiếng
Lào có nghĩa là Tháp vĩ đại hay
Tháp xá lợi linh thiêng là một trong
những khu di tích quan trọng nhất
tại Viêng Chăn, Lào. Được xây
dựng năm 1566 dưới triều đại vua
Setthathirat (1534 – 1572) theo hình
một nậm rượu dát vàng. Ngôi chùa
có dáng hình một khối tháp uy nghi,
tháp chính cao cao 45m đại diện cho sự giác ngộ Phật giáo, trong đó
nơi cao nhất đại diện cho thế giới hư vô, nơi thấp nhất hình vuông,
mỗi bề 90 m đại diện cho thế giới vật chất. Pha That Luang bị phá hủy


trong cuộc xâm lược của người Thái năm 1828, được xây dựng lại
năm 1931. Pha That Luang còn được người Việt đọc là Pha Thạt
Luổng và gọi là Đại Phật tích.
1


Thiền viện Taktshang Goemba, Bhutan
Thiền viện Taktshang Goemba còn gọi là
chùa Hang Hổ, do truyền thuyết Ngài Guru
Rinpoche, được dân chúng xem như đức
Phật thứ 2, thường cưỡi hổ bay qua và từng
ngồi thiền trong sơn động này. Cũng vì ngài
Ngài Guru Rinpoche là người đem đạo Phật
từ Ấn Độ về Bhutan nên thiền viện là một
trong những nơi linh thiêng nhất của nước
Phật giáo này. Thiền viện, nằm cheo leo trên
sườn núi Paro cao trên 900 mét so với mực
nước biển. Toàn bộ thiền viện này bao gồm
tất cả 7 ngôi đền. Để lên được Taktshang,
người ta thường đi bộ hoặc cưỡi la. Thiền viện Taktshang Goemba
được xây dựng vào năm 1692, một trận hỏa hoạn đã làm hủy hoại
thiền viện nghiêm trọng, cho đến năm 1998 được xây dựng lại. Người
ta nói rằng không phải ai cũng được phép vào trong chùa, các du
khách cũng chỉ có thể đến và ngắm ngôi chùa này từ xa.
Chùa Wat Rong Khun, Thái Lan
Chùa Wat Rong Khun (Rồng
trắng) nằm ở tỉnh Chiang Rai, Thái
Lan, nên còn được gọi là chùa
Chiang Rai. Toàn bộ ngôi chùa đều
phủ trùm một màu trắng với vô vàn

hình rồng trắng uốn lượn tạo các
hình dáng cực kỳ hoa lệ được mạ
những đường nét bằng kim loại bạc.
Chính điện linh thiêng được thiết kế
sử dụng sắc trắng bằng cách lắp một hệ thống kính trắng bao bọc xung
quanh. Màu trắng là biểu tượng cho sự thuần khiết của Đức Phật, còn
kính trắng tượng trưng cho sự thông thái, mà những điều này "tỏa
sáng rực rỡ khắp nơi trên trái đất và trong vũ trụ". Chùa được bắt đầu
xây dựng năm 1998 và cơ bản hoàn thành vào năm 2008, thu hút rất
đông phật tử và khách du lịch. Nhưng theo lời của những nhà xây
dựng, tương lai 90 năm sau công trình mới có thể hoàn tất theo thiết
kế ban đầu. Một công trình đúng nghĩa xuyên thế kỷ.
2


Chùa Shwedagon Paya, Myanmar
Myanmar là nước có nhiều
chùa nhất trong các quốc gia theo
đạo Phật, và nổi tiếng nhất trong
vô vàn chùa chiền trên đất nước
này là ngôi chùa Shwedagon (chùa
Vàng) ở thành phố Yangon. Theo
truyền thuyết có từ 2.500 năm
trước có hai anh em chở gạo đi
cứu trợ nạn đói ở Ấn Độ về, thỉnh được 8 sợi tóc của đức Phật, nhà
vua giúp họ xây ngôi bảo tháp thờ linh vật Phật. Trong thế kỷ 15, một
nữ hoàng của dân tộc Môn đã hiến khối lượng vàng bằng với trọng
lượng cơ thể của mình cho ngôi chùa. Cho đến nay, người hành
hương vẫn thường năm mua hững gói lá vàng nhỏ để dát vào các bức
tường ngôi đền. Toàn bộ ngôi tháp cao hơn 100m được phủ kín 7 tấn.

Cùng với vàng, phần trên của tháp mang hình vương miện còn được
bao phủ với hơn 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc, đỉnh
tháp có cả một viên kim cương 76 carat.
Chùa Tianning, Trung Quốc
Chùa Tianning thuộc địa phận thành phố
Thường Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông
Trung Quốc. Chùa được xây từ đời Đường,
và qua hơn 1.350 năm với nhiều biến động,
chùa đã từng bị đập đi và xây lại tới 5 lần.
Với chiều cao 157,5 m, chùa 13 tầng Tiannin
là ngôi chùa cao nhất thế giới. Chùa gồm 13
tầng làm bằng gỗ quý hiếm vô cùng bền chắc
được mang về từ Myanmar. 75 tấn đồng cùng
vàng đã được sử dụng trong việc xây dựng
công trình. Tháp đỉnh chùa làm bằng vàng
ròng nguyên chất, mái chùa cũng được lợp
ngói màu vàng. Bên trong chùa có nhiều tác
phẩm trang trí bằng ngọc bích.Trên tầng cao nhất của ngôi chùa này
còn treo một chiếc chông đồng cực lớn nặng 30 tấn, âm thanh của nó
có thể ngân xa trong bán kính 5 km.
3


Tri Ân Viện, Nhật Bản
Tri Ân Viện được xây vào năm
1234, là ngôi Tổ đình của tông phái
Tịnh Độ Phật Giáo Nhật Bản. Dưới
các triều đại, các vị vua chúa,
tướng quân thường bảo trợ cho
chùa được xây dựng to lớn hơn.

Chùa cũng phải trùng tu nhiều lần
do động đất, hoả hoạn nên kiến
trúc cổ không còn, kiến trúc hiện nay là của thế kỷ 17. Chánh điện của
chùa có thể chứa được tới 3.000 người cùng làm lễ. Tam quan là kiến
trúc cổng gỗ lớn nhất Nhật Bản. Theo truyền thuyết, vợ chồng người
chủ quản công trình làm cổng lớn quá, vượt dự tính kinh phí nên đi
hoá duyên để có tài vật làm tiếp. Khi xây xong, họ tự vẫn để tạ lỗi.
Cảm công ơn hai vị, nên chùa mang tên Tri Ân. Hiện nay trong Tri Ân
Viện vẫn còn hơn 106 ngôi đền đài điện các lớn nhỏ đều làm bằng gỗ.
Trong viện có bức tường Oanh minh phát ra tiếng như chim hót khi có
người đi qua. Quả chuông (đại hồng chung) của chùa cao 3,3m, nặng
70 tấn, phải có 17 vị tăng cùng kéo chày mới đánh nổi tiếng chuông.
Đền tháp Borobudur, Indonesia
Trong thế kỷ 19, người Hà
Lan xâm chiếm Indonesia đã tìm
thấy ở khu vực Magelang miền
trung đảo Java, Indonesia một ngôi
đền cổ đại lớn đổ nát vùi sâu dưới
rừng nhiệt đới Java. Họ đã phát
hiện ra là một khu tổng thể
Borobudur, một kiến trúc khổng lồ
được xây dựng với gần 55.000 mét khối đá. Ngôi đền có gần 2700 tấm
chạm khắc nổi và 504 bức tượng Phật. Dù đã có nhiều nghiên cứu,
nhưng cho đến ngày nay, không ai biết chắc khi nào và tại sao ngôi
đền được xây dựng, và cũng không rõ lý do nào mà tháp Borobudur
bị bỏ rơi trong nhiều năm. Một số học giả tin rằng đền Borobudur thật
sự là một tác phẩm Phật học vĩ đại, những bức họa phù điêu mô tả gần
như đầy đủ về đời sống của Phật Thích Ca và các tác phẩm kinh kệ
được chạm khắc trong 9 căn phòng với chiều dài trên 3 cây số.
4



Đền Angkor, Campuchia
Đền Angkor Wat (Ăng-co Vát) nằm trong địa bàn tỉnh Siêm Riệp,
Campuchia, được xây dựng vào
thế kỷ thứ 12. Khu đền lúc đầu xây
để thờ thần Siva của Ấn Độ giáo,
đến thế kỷ 14, 15 khi Phật giáo
truyền vào thì dần dần trở thành
một ngôi đền thờ Phật giáo. Trong
thế kỷ 15, ngôi đền chìm vào quên
lãng và chỉ được phát hiện lại vào
năm 1860. Khu Angkor Wat chu vi
gần 6 km, diện tích khoảng 200 ha, xung quanh có hào rãnh bao bọc.
Khu đền gồm 4 tầng càng lên cao càng thu nhỏ. Trung tâm thánh điện
là toà tháp cao 65 m giữa các toà tháp nhỏ hơn bao quanh. Trong đến
có vô vàn các phù điêu trang trí miêu tả rất sinh động các câu chuyện
sử thi Ấn Độ và các nhân vật lịch sử Kh’mer. Khu đền chính có đến
398 phòng dài chạm khắc khắp trần, tường, hành lang thể hiện bàn tay
sáng tạo phi thường của người Kh’mer xưa.
Cung điện Potala, Tây Tạng- Trung Quốc
Cung điện Potala được xây
dựng lần đầu tiên năm 637 trên núi
Lhasa và được nhiều đời vua Tây
Tạng tu sửa sau đó. Thoạt đầu,
cung điện được xây vì hôn lễ giữa
vua Thổ Phồn cưới công chúa nhà
Đường vào nửa đầu thế kỷ thứ 7.
Cung điện rộng 400 m sâu 350 m,
tường dày 3 m, móng dày 5m có đổ

đồng trong bê tông để thêm bền vững trong các trận động đất. Công
trình cao 13 tầng, với 1.000 phòng, 10.000 khám thờ và 200.000 bức
tượng. Vào thế kỷ 17, sau khi xây dựng lại, thì nó đã trở thành Đông
cung - nơi ở của của các vị Đạt Lai Lạt Ma, cũng là trung tâm thống
trị hợp nhất giữa chính trị và tôn giáo Tây Tạng. Toàn cung điện mang
phong cách Tây tạng rất mới mẻ, cung điện này dựa vào núi mà xây
cất cho nên khí thế rất hùng vĩ. Trong cung còn cất chứa vô số trân
bảo, được gọi là một cung điện nghệ thuật. Hiện nay, cung điện Potala
là một bảo tàng nghệ thuật.
5



×