Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bai thu hoạch học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.6 KB, 6 trang )

ĐẢNG ỦY XÃ MINH QUANG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ: Trường THCS Minh Quang
Minh Quang, ngày 02 tháng 10 năm 2010
BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
Qua 4 năm thực hiện Cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
Họ và Tên: Phạm Tiến Dũng.
Sinh ngày: 05/01/1979.
Ngày vào Đảng: 09/07/2008.
Sinh hoạt tại chi bộ: Trường THCS Minh Quang - Chiêm Hóa - Tuyên Quang.
Thuộc Đảng bộ: Xã Minh Quang - Chiêm Hóa - Tuyên Quang.
Qua bốn năm học tập, nghiên cứu chuyên đề về tư tưởng tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, bản thân tôi xin trình bày những thu hoạch được về nhận thức và tự liên
hệ về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân như sau:
I. VỀ NHẬN THỨC:
1-Ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động:
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội đã làm cho toàn Đảng,
toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn
của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu đã tạo được sự
chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa và
đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc
học tập, rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của
Người là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ
1
Chí Minh luôn là một nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách
thức để tiến lên. Do đĩ học tập và làm theo tấm gương đao đức của Người là một biện
pháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng khắc phục
sửa chữa tình trạng suy thói về đạo đức và lối sống, suy thói về tư tưởng chính trị,


giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo của Đảng.
2-Những nội dung cơ bản rút ra được từ học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
a. Tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân:
Hồ Chí Minh luôn khẳng định cán bộ là gốc của mọi công việc, đạo đức là gốc
của người cán bộ, muốn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Trong
giai đoạn chiến đấu xây dựng đất nước, rất nhiều cán bộ, đảng viên tỏ ra anh dũng,
gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ theo sau. Trong giai đoạn đổi mới, rất cần
sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết cách tổ chức
quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Trong giai đoạn kinh tế thị trường, hội nhập, không chỉ tạo ra cho chúng ta cơ
hội để phát triển, mà cả những tác động tiêu cực vào đạo đức, lối sống, tư tưởng
chính trị. Vì vậy, học tập và làm theo những lời dạy của Hồ Chí Minh, “ Nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” lúc này càng trở nên rất quan trọng
và cần thiết.
b.. Tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”:
Thông qua tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định 6 nội dung chính:
- Thông qua học tập, phê bình để sửa chữa 3 loại khuyết điểm chính.
- Sáu kinh nghiệm từ thực tế hoạt động, công tác để cán bộ, đảng viên làm tốt công
việc của mình.
- Tư cách và đạo đức cách mạng.
-Năm nội dung cơ bản trong vấn đề chung về công tác cán bộ; phương hướng, biện
pháp mà Đảng, Chính phủ cần thực hiện để sử dụng và phát huy tốt vai, trị tác dụng
của đội ngũ cán bộ.
- Phương pháp, cách thức để cán bộ, đảng viên thực hiện tốt vai trò quản lý công việc
2
và lãnh đạo đối với quần chúng nhân dân.
c. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
a) Về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm: trong tư tưởng Hồ Chí Minh tiết kiệm là vì
nước, vì dân, tiết kiệm vì sự nghiệp chung.

- Tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh có 3 điểm: Thứ nhất, tiết kiệm là không xa
xỉ, không hoang phí, không bừa bãi; thứ hai, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tức là
tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào đúng mục đích. Nếu cần, bao nhiêu cũng chi;
thứ ba, tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực.
- Ba lý do cần phải thực hiện tiết kiệm: Để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phục
vụ cho kháng chiến và kiến quốc; tiết kiệm là một phương thức để tăng thêm tiền vốn
xây dựng đất nước; tiết kiệm vì mục tiêu phát triển
- Ba nội dung cần phải tiết kiệm: Tiết kiệm sức lao động; tiết kiệm thì giờ; tiết kiệm
tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình.
* Về chống tham ơ, lãng phí, quan liêu:
- Là một cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tốt và cái xấu, cuộc cách
mạng này là trong tư tưởng của mỗi người, trong tổ chức thực hiện của tồn xã hội.
- Là thực hiện dân chủ trong xã hội, đảm bảo quyền dân chủ của dân, đảm bảo xã hội
ta thực sự là xã hội của dân, huy động được nhân dân tham gia.
- Là để hồn thành đầy đủ các kế hoạch, các mục tiêu của cách mạng trong từng thời
kỳ.
d. Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân:
- Về ý thức trách nhiệm: Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi cán bộ, đảng viên,
công chức trước hết thể hiện trong quan hệ với nhiệm vụ được giao, với công việc
hàng ngày, cụ thể:
+ Hoàn thành tốt công việc được giao, mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho nhà
nước, cho nhân dân.
+ Phải biết đặt lợi ích của Nhà nước, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; không
ngừng trau dồi, học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị,
nắm vững chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Đấu tranh ngăn ngừa căn bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng.
3
- Về hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân: Mọi người đều phải có
trách nhiệm đối với đất nước. Cán bộ, đảng viên, công chức phải tận tâm, tận lực, tận
tình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phải đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân

lên trên hết, cụ thể:
+ Phải đề ra được chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án đúng đắn phù hợp
với sự phát triển của đất nước và vì lợi ích của nhân dân.
+ Phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và xác định vì dân mà làm việc, quan
tâm và chăm lo mọi mặt của đời sống nhân dân, đồng thời phải biết hướng dẫn nhân
dân tự chăm lo cuộc sống của mình.
+ Các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên phải luôn nhận thức đúng và đầy
đủ về Tổ quốc, nhân dân, về vị trí của cán bộ, đảng viên. Phục vụ dân là nhiệm vụ
của mỗi cán bộ, công chức, là gốc của công việc.
đ. Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch “ là đạo đức là văn minh”:
- Quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi xây đựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt ở tất cả các cấp, các ngành. Coi xây dựng Đảng là vấn đề then chốt hiện
nay từ đó góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh là điều kiện tiên quyết để
giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
- Rèn luyện đội ngũ cán bộ, Đảng viên có đức, có tài, lối sống tốt, không gây bè phái
làm mất đoàn kết nội bộ để Đảng xứng đáng “là đạo đức, là văn minh”.
- Nâng cao trình độ công tác: phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kiên
quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
- Làm tốt công tác dân vận, quan hệ tốt với nhân dân, Đảng thường xuyên lắng nghe
ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tổ chức và vận động
nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
II. KẾT QUẢ CỤ THỂ TRONG VIỆC LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH:
a) Về ưu điểm( những việc làm được)
- Có lối sống trong sạch, lành mạnh; không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình
4
độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng; luôn
đoàn kết, thể hiện tính tiết kiệm, tiên phong, gương mẫu của người đảng viên. Luôn
tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước. Tham gia đủ các lần triệu tập sinh hoạt Đảng, tích cực vận động
gia đình và người khác thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa tại khu
dân cư, giữ vững danh hiệu “gia đình văn hóa”.
- Luơn hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên,
làm việc đúng theo quy định; biết sắp xếp công việc một cách hợp lý để đạt được kết
quả với năng suất và chất lượng cao.
- Tham gia xây dựng nghị quyết của Chi bộ hàng tháng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn
đoàn kết thống nhất trong chi bộ; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực
với Đảng; sinh hoạt Đảng tại Chi bộ và tại địa phương, đóng Đảng phí đúng quy
định; bảo vệ tài sản của tập thể, không xa hoa, lãng phí.
b ) Về khuyết điểm:
- Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đôi lúc còn chưa cao.
- Còn nể nang trong đấu tranh tự phê bình và phê bình.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU, RÈN LUYỆN TRONG THỜI GIAN TỚI.
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được; chú trọng nội dung làm theo tấm
gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tích cực xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của chi bộ, cùng với
chi bộ thực sự là cầu nối giữa Đảng với nhân dân.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ cụ thể của bản thân; ra sức học tập,
nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao nhận thức, lý
luận, góp phần cùng toàn Đảng đấu tranh sắc bén, có sức thuyết phục để bảo vệ Chủ
nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục phát huy yếu tố tích cực chủ quan,
bằng hành động tự giác để góp phần phòng, chống tham nhũng.
- Tích cực đổi mới phong cách và lề lối làm việc cho thật khoa học, theo hướng sát
dân, sát cơ sở, nói đi đôi với làm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tăng cường trách
5

×