Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.45 KB, 4 trang )

Trường THCS Võ Thị Sáu Chuyên đề môn Mĩ thuật
Chuyên đề:
ÁP DỤNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY
MÔN MĨ THUẬT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Biến đổi khí hậu ngày nay là một vấn đề cấp bách cần giải quyết trên toàn thế
giới. Ngày 7/12/2009, Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần
thứ 15 đã khai mạc tại Thủ đô Co-pen-ha-gen – Đan Mạch với mục tiêu chính là tăng
cường mọi nỗ lực dàn xếp mọi khác biệt để đi đến một thỏa thuận quan trọng trong
cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Nước ta nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng cũng có nhiều giải pháp nhằm
khắc phục tình trạng chung về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Tại thị xã Bạc Liêu
đã ra nhiều chỉ thị về việc này, trong đó chỉ thị về xây dựng thị xã Bạc Liêu trở thành
đô thị “Xanh – Sạch – Đẹp – Văn minh” và đã thực hiện khá thành công. Ngành Giáo
dục – Đào tạo phát động phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” với 5 nội dung trong đó nội dung đầu tiên là xây dựng trường lớp xanh, sạch,
đẹp, an toàn.
- Trước tình hình đó, môn Mĩ thuật đóng một vai trò quan trọng và tất yếu trong
việc bảo vệ môi trường bởi môn Mĩ thuật nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo
điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của
các tác phẩm mĩ thuật, biết cảm nhận và tập tạo ra cái đẹp, qua đó vận dụng những
hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Sơ lược về chương trình môn Mĩ thuật
- Cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật gồm có 4 phân môn: Vẽ theo mẫu, vẽ
trang trí, vẽ tranh và thường thức mĩ thuật.
- Phân môn vẽ theo mẫu nhằm giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét,
mảng hình, đậm nhạt, bố cục.
- Phân môn vẽ trang trí giúp các em thấy được cái đẹp của trang trí qua đó ứng
dụng vào trang trí các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày.
- Phân môn vẽ tranh nhằm giúp học sinh hiểu được cách sắp xếp mảng hình, bố


cục của tác phẩm nhằm tạo được tác phẩm hay cảm nhận được cái đẹp của tác phẩm
đó.
- Phân môn thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược cho các em biết được quá
trình phát triển môn Mĩ thuật trên thế giới và Việt Nam, biết vẻ đẹp sơ lược của các
tác phẩm mĩ thuật.
Như vậy đối với từng phân môn phải áp dụng giáo dục môi trường sao cho khéo
léo và phù hợp với từng lứa tuổi, từng khối lớp.
2. Áp dụng giáo dục môi trường vào môn Mĩ thuật như thế nào?
1 GV: Vương Duệ Vũ
Trường THCS Võ Thị Sáu Chuyên đề môn Mĩ thuật
- Xây dựng môi trường, trường học “Xanh – Sạch – Đẹp” ở đây chúng ta thấy
được muốn “Đẹp” trước hết phải “Xanh” và “Sạch” trước như vậy bảo vệ môi trường
đóng một vai trò tất yếu trong đó.
- Trên thực tế thời lượng các tiết thực hành chiếm khoảng 3/4 tổng số tiết học,
trong đó các tiết thực hành thì thời gian giảng lý thuyết của giáo viên chiếm khoảng
15

20 phút/ 1 tiết. Với thời lượng như vậy thì đưa nội dung giáo dục môi trường
sao cho khéo léo và phù hợp với nội dung từng bài học, từng phân môn.
Như vậy giáo viên trước hết phải nắm được nội dung và dùng những phương
pháp dạy học phù hợp như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp, tích hợp, trò chơi,...
3. Nội dung chi tiết
a. Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài dạy
- Đây là vấn đề tất yếu và là phần quan trọng trong việc áp dụng giáo dục môi
trường trong dạy Mĩ thuật bởi nắm được nội dung chính của bài thì giáo viên sẽ lồng
ghép các kiến thức môi trường vào tiết dạy cho phù hợp và sinh động.
- Cần đọc kĩ nội dung sau đó đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp, chuẩn bị đồ
dùng trực quan để tiết dạy sinh động, gây hứng thú, tránh nhàm chán cho học sinh.
Bên cạnh đó giáo viên phải tham khảo thêm kiến thức ở các sách báo, tài liệu có liên
quan.

- Tích hợp các kiến thức của các môn học có liên quan như môn Sinh, Địa,
Công nghệ để lồng ghép chung vào kiến thức bài dạy.
b. Phương pháp nêu vấn đề
Đặt vấn đề về việc bảo vệ môi trường để dẫn dắt vào nội dung bài học.
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi nêu vấn đề như:
Ví dụ: Bài 20: Đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường – lớp 7.
- Môi trường là gì?
- Bảo vệ môi trường thì chúng ta phải làm gì?
Bài 22: Đề tài ngày tết và mùa xuân – lớp 6.
- Những yếu tố nào để người ta nhận định rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất trong
năm?
- Em cần phải làm gì để góp một phần nhỏ để tạo nên một mùa xuân đẹp, có
những ngày tết vui tươi, lành mạnh?
Với những câu hỏi như vậy dần dần giáo viên dẫn dắt học sinh vào việc bảo vệ
môi trường – liên hệ đến việc xây dựng trường học “Xanh –Sạch– Đẹp”.
c. Phương pháp trò chơi
Tổ chức những trò chơi cho học sinh tham gia nhằm tạo ra không khí vui tươi
sôi nổi cho các em sau đó dẫn các em đến nội dung bài học, qua đó việc tiếp nhận các
kiến thức mĩ thuật một cách tự nhiên, thoải mái.
Ví dụ: Bài 13: Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người – lớp 8.
2 GV: Vương Duệ Vũ
Trường THCS Võ Thị Sáu Chuyên đề môn Mĩ thuật
Bài 26: Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người – lớp 8.
Nội dung trò chơi: Chọn 1 đội 3 em thi nhau về chiều cao, đội nào cao hơn sẽ
thắng. Sau đó giáo viên đưa ra vấn đề cùng một độ tuổi mà lại có sự chênh về chiều
cao như vậy? hay “cơ thể người như thế nào là đẹp?” lý giải về vấn đề này thì có ảnh
hưởng của môi trường sống

phải bảo vệ môi trường.
d. Phương pháp thảo luận nhóm

Đưa câu hỏi cho các em tự thảo luận nhằm kích thích tính sáng tạo, tự do thoải
mái trình bày ý kiến của mình.
Ví dụ: Bài 31: Đề tài hoạt động trong những ngày hè – lớp 7.
Học sinh thảo luận trong những ngày hè sẽ làm những việc gì có ý nghĩa. Nội
dung trả lời của học sinh sẽ có: dọn vệ sinh nhà mình, vệ sinh đường phố, cống rãnh

bảo vệ môi trường.
Bài 6: Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam – lớp 9.
Học sinh thảo luận về nghệ thuật chạm khắc. Nội dung trả lời của học sinh sẽ
có: Vẻ đẹp của các tác phẩm. Giáo viên sẽ hướng cho các em phải giữ gìn truyền
thống văn hóa của dân tộc

trong đó phải bảo vệ môi trường.
e. Phương pháp vấn đáp
Trong các tiết giáo viên đưa ra các câu hỏi đến việc bảo vệ môi trường như:
Bài 11: Trang trí hội trường – lớp 9.
Trang trí hội trường ngoài việc sắp xếp, trang trí thì cần phải làm gì?

phải vệ sinh sạch sẽ.
Bài 27: Đề tài cảnh đẹp đất nước – lớp 7.
Muốn những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử luôn đẹp trong lòng mỗi
người thì phải làm gì?

phải bảo vệ môi trường.
Bài 18: Trang trí hình vuông – lớp 6.
- Hình vuông được áp dụng trang trí những đồ vật nào? Trang trí như thế nào là
đẹp

liên hệ bảo vệ môi trường.
Phương pháp vấn đáp rất phổ biến và tạo khoảng cách gần gũi giữa giáo viên và

học sinh nên trong tất cả các bài học giáo viên nên lồng ghép các câu hỏi phù hợp với
nội dung từng bài để giáo dục cho các em ý thức hơn về bảo vệ môi trường.
f. Phương pháp tích hợp
Song song với kiến thức chung giáo viên kết hợp nội dung các kiến thức đã học
ở các môn Sinh, Địa, Công nghệ để giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường.
Ví dụ: - Bài 20: Đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường – lớp 7.
- Bài 27: Đề tài cảnh đẹp đất nước – lớp 7.
- Bài 26: Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người – lớp 8.
3 GV: Vương Duệ Vũ
Trường THCS Võ Thị Sáu Chuyên đề môn Mĩ thuật
- Bài 31: Đề tài hoạt động trong những ngày nghỉ hè – lớp 7.
- Bài 10: Đề tài cuộc sống quanh em – lớp 7.
- Bài 3: Đề tài phong cảnh ngày hè – lớp 8.
- ...
III. KẾT LUẬN
Qua việc thực hiện chuyên đề trên tại trường trong năm học này tôi thấy được
giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường là thiết thực, mang tính giáo dục cao, kết quả
đạt được như sau:
a. Về ưu điểm:
- Học sinh biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
- Biết được những nguyên nhân của việc biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
- Góp phần tích cực trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
- Giờ học sôi nổi hơn, hào hứng hơn.
b. Về khuyết điểm:
- Học sinh ồn trong lúc chơi trò chơi, thảo luận nhóm.
- Thời gian giảng dạy quá ngắn đôi khi khó cho giáo viên trong việc lồng ghép
kiến thức môi trường vào bài học.
c. Kết quả:

Khoảng 90% học sinh toàn trường có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Trên đây là một số phương pháp nhằm áp dụng bảo vệ môi trường trong việc
dạy học Mĩ thuật ở trường THCS. Vì vậy không tránh khỏi những sai sót, hy vọng các
đồng chí tham khảo đóng góp ý kiến của mình để chuyên đề được tốt hơn.
Bạc Liêu, ngày 11 tháng 3 năm 2010
Người viết chuyên đề
VƯƠNG DUỆ VŨ
4 GV: Vương Duệ Vũ

×