Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Báo chí tiếng việt tại mỹ và một số vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.75 KB, 123 trang )

MỤC LỤC
01 MỞ ĐẦU......................................................................................................4
02 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................4
03 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài..........................................................6
04 2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam...........................................................6
05 2.2. Ở nước ngoài...........................................................................................6
06 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu................................................7
07 3.1. Mục đích.................................................................................................7
08 3.2. Nhiệm vụ................................................................................................7
09 3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................4
10 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................8
11 5. Nguồn tài liệu tham khảo............................................................................9
12 6. Đóng góp của luận văn...............................................................................9
13 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................9
14 CHƯƠNG I.................................................................................................10
15 1.1. Cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ..........................................................10
16 1.1.1. Sơ lược về cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ.....................................10
17 1.1.2. Đặc điểm cộng đồng người Việt tại Mỹ...............................................13
18 1.1.2.1. Đặc điểm xã hội...............................................................................13
19 1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý...............................................................................14
20 1.1.2.3. Đặc điểm kinh tế..............................................................................17
21 1.1.2.4. Đặc điểm văn hóa............................................................................18
22 1.3. Công chúng báo chí người Việt tại Mỹ...................................................19
24 2.1. Bước đầu nhận diện báo chí tiếng Việt tại Mỹ........................................22
26 2.2.1. Phân loại các khuynh hướng thông tin.................................................31


27 2.2.2. Các khuynh hướng thông tin cơ bản của báo chí Việt ngữ....................33
28 2.2.2.1. Khuynh hướng thông tin có nội dung chống phá Việt Nam...............34
29 2.2.3. Khuynh hướng thông tin hướng về quê hương, đất nước......................62


30 2.2.3.1. Sơ lược về một số đài, báo tiếng Việt yêu nước.................................63
31 2.2.3.2. Về nội dung.....................................................................................69
32 CHƯƠNG 3.................................................................................................84
33 3.1. Một số vấn đề đặt ra của báo chí tiếng Việt tại Mỹ..................................84
34 3.1.1. Xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt và báo chí tiếng Việt tại
Mỹ....................................................................................................................84
35 3.1.2. Hậu quả của hoạt động phá hoại tư tưởng của báo chí tiếng Việt tại Mỹ
tới sự nghiệp cách mạng và chính sách kiều bào của Việt Nam..........................89
36 3.2. Một số khuyến nghị...............................................................................92
KẾT LUẬN...................................................................................................101
PHỤ LỤC......................................................................................................103


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Viết tắt
CNXH

CPC
CSVN
CSGT
DBHB
PNTR
TQ
TTXVN
VOV
VTV
WTO
XHCN

Tiếng Việt
Chủ nghĩa xã hội
Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo
Cộng sản Việt Nam
Cảnh sát giao thông
Diễn biến hòa bình
Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn
Trung Quốc
Thông tấn xã Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổng số người Việt Nam định cư tại Mỹ tính đến năm 2010 là 1.548.353

người [49], chiếm hơn một nửa trong tổng số người Việt ở nước ngoài. Sau
hơn 30 năm hội nhập vào xã hội Mỹ, từ những người nhập cư, ban đầu sống
bằng trợ cấp, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã có những thay đổi căn bản, có
một vị trí nhất định trong cộng đồng các sắc dân nhập cư cũng như trong đời
sống kinh tế, xã hội và chính trị Mỹ. Trong khi đa số người Việt tại Mỹ có
tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, luôn hướng về Tổ quốc, sẵn sàng
đóng góp xây dựng đất nước, thì vẫn còn một bộ phận cố tình hoặc vô tình
(do thiếu thông tin hoặc bị tuyên truyền, xuyên tạc) đi ngược lại lợi ích dân
tộc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, gây cản
trở cho việc phát triển quan hệ Mỹ - Việt.
Báo chí là một công cụ chuyển tải thông tin hiệu quả nhất về mọi mặt
tình hình đời sống của người Việt ở trong và ngoài nước. Với việc phát hành
nhiều ấn phẩm báo chí cũng như cho phát sóng nhiều chương trình phát
thanh, truyền hình khác nhau, hoạt động thông tin, tuyên truyền trong cộng
đồng người Việt tại Mỹ đã và đang phát triển mạnh một cách tự phát. Điều
này khiến việc thống kê số lượng và đánh giá chất lượng, đường hướng thông
tin của các cơ quan báo chí tiếng Việt tại Mỹ gặp nhiều khó khăn. Cho đến
nay chưa có công bố chính thức từ phía chính phủ Mỹ và Việt Nam về số
lượng các cơ quan báo chí tiếng Việt và đội ngũ nhà báo làm việc tại các tờ
báo, đài phát thanh, đài truyền hình này.
Bên cạnh đó, có một thực tế là đại đa số người Việt trong nước đều
chưa có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về báo chí của kiều bào Mỹ. Do chưa có
điều kiện tiếp cận đầy đủ, nhiều người cho rằng báo tiếng Việt tại Mỹ là báo


phản động, nội dung bôi nhọ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta,
cản trở việc phát triển quan hệ Mỹ - Việt… Đúng là phần đông báo tiếng Việt
tại Mỹ có khuynh hướng thông tin chống lại con đường đi lên XHCN ở Việt
Nam cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, nhưng bên cạnh đó cũng có
một số báo, đài phát thanh, đài truyền hình của các Việt kiều tiến bộ có nội

dung thông tin hướng về quê hương, đất nước, sự nghiệp cách mạng của nhân
dân Việt Nam; đồng thời kêu gọi kiều bào tham gia xây dựng đất nước. Tuy
nhiên, tiêu chí để phân biệt hai loại báo chí trên chưa được xác định rõ, còn
tùy thuộc vào cảm tính của người đọc.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh công tác thông
tin tuyên truyền đối ngoại đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Việc
tăng cường hoạt động của các báo, đài phát thanh, đài truyền hình có tư tưởng
tích cực trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung và tại Mỹ nói
riêng là cơ sở nắm tình, phục vụ “Chiến lược về công tác thông tin và chính
sách đối ngoại trong thời kỳ mới”. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền đối ngoại
của Việt Nam đối với kiều bào tại Mỹ, nhất là việc thực hiện Nghị quyết 36
của Bộ Chính trị còn gặp nhiều khó khăn, chưa mang lại thành công như
mong đợi. Nguyên nhân một phần là do chúng ta chưa có một hệ thống dữ
liệu và đánh giá tổng thể về báo chí tiếng Việt tại Mỹ nên chưa tìm ra giải
pháp thích hợp để triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối tuyên truyền
phù hợp.
Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu báo chí tiếng Việt tại Mỹ từ sau năm
1975 đến nay là cần thiết, góp phần phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại
và thực hiện các chính sách đối với kiều bào của Đảng và Nhà nước. Khóa
học thạc sĩ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ hội thúc đẩy tôi lựa
chọn đề tài này nhằm góp phần nhận diện và bước đầu đánh giá báo chí tiếng
Việt tại Mỹ.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Đã có một số công trình, bài viết, tài liệu nghiên cứu có nội dung đề
cập đến cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ nói chung và báo chí tiếng Việt tại
Mỹ nói riêng như: “Người Việt Nam ở nước ngoài” (Trần Trọng Đăng Đàn);
“Việt kiều, một cách nhìn mới” (Trần Trọng Thức); “Về người Việt Nam định

cư ở nước ngoài” (Nguyễn Ngọc Hà); “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài” (Phạm Dũng);
“Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài: thực tiễn và một số cơ sở
lý luận” (Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài); “Về người Việt Nam định
cư ở nước ngoài” (Nguyễn Ngọc Hà); đề án “Tăng cường công tác vận động
người Việt Nam ở nước ngoài” (Bộ Ngoại giao); “Hoạt động của các thế lực
thù địch lợi dụng phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ngoài phá hoại
tư tưởng chống Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của cơ
quan an ninh (Bộ Công An); “Báo chí trong đấu tranh chống DBHB” (Vũ
Hiền, Trần Quang Nhiếp); “Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ và tác động tới
quan hệ Mỹ - Việt” (Nguyễn Hoàng Hiệp, luận văn thạc sĩ)… Ngoài ra còn
một số bài báo liên quan cộng đồng và báo chí tiếng Việt ở Mỹ; một số báo
cáo tổng kết tình hình người Việt Nam ở nước ngoài thời gian gần đây.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài
Đã có một số công trình, bài viết, tài liệu nghiên cứu hoặc đề cập một
phần, ở khía cạnh nào đó đến báo chí tiếng Việt tại Mỹ như: “The Vietnamese
American community: A statistical and political perspective” (Cindy QuynhTrang P. Nguyen, Southeast Asia Resource Action Center, Washington, D.C.);
“Broadcasting in America: A survey of electronic media” (Sydney W. Head,
Christopher H. Sterling, Lemuel B. Schofield); “Overseas Vietnamese Media
in the United States: Vietnamese International Film Festival, Saigon


Broadcasting Television Network, Kxyz, KViệt Namr”; “The Vietnamese
American 1.5 Generation: Stories of War, Revolution, Flights and New
Beginnings” (Sucheng Chan, Temple University Press, Philadelphia, USA)
“Vietnameses Expatriates and Vietnam: Challenges and Opportunities” (Lê
Xuân Khoa); “Mục lục báo chí Việt Nam Hải ngoại 1975-1995” (Nguyễn
Hùng Cường, Nguyễn Anh Tuấn, Southeast Asia Resource Action Center); …
Các đề tài, bài viết, tài liệu nghiên cứu khái quát, tổng thể về báo chí
tiếng Việt tại Mỹ không nhiều, nằm rải rác ở một số công trình khác nhau.

Ngoài ra, nội dung của các tài liệu mang tính phiếu diện, một chiều, ít tài liệu
có tính tổng kết khách quan về tình hình báo chí tiếng Việt tại Mỹ, lại càng ít
thấy công trình nghiên cứu nào có tính cơ bản và hệ thống. Do đó, luận văn
này là công trình đầu tiên nghiên cứu về thực trạng và vấn đề báo chí tiếng
Việt tại Mỹ mang tính cơ bản, đa chiều và hệ thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nhận diện và phân tích thực tế tình hình báo chí tiếng Việt
tại Mỹ để làm rõ những đặc điểm cơ bản của địa hạt báo chí này, cũng như
những tác động của hệ thống báo chí này tới sự nghiệp cách mạng, chính sách
kiều bào của Đảng và Nhà nước, cũng như việc phát triển quan hệ Mỹ - Việt
từ năm 1975 đến nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Đánh giá đặc điểm của cộng đồng có ảnh hưởng đến hệ thống báo chí
tiếng Việt tại Mỹ.
- Nhận diện và phân tích những khuynh hướng chí trị cơ bản của báo
chí tiếng Việt tại Mỹ.
- Nhìn nhận những điểm mạnh và hạn chế của báo chí tiếng Việt tại Mỹ.
- Một số vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu và khuyến nghị.


3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng và tình hình báo chí tiếng Việt tại
Mỹ. Phạm vi về không gian, đối tượng là mạng lưới báo chí tiếng Việt tại Mỹ.
Phạm vi về thời gian là giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay và chủ yếu nhìn
nhận tình hình trong vài năm trở lại đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó chủ
yếu vận dụng thuyết duy vật lịch sử.
Luận văn bám sát các quan điểm, đánh giá về tình hình cộng đồng

người Việt Nam tại Mỹ nói chung và chủ trương, đường lối, chính sách của ta
đối với báo chí cộng đồng, thể hiện trong các văn kiện của Đảng Cộng sản
Việt Nam; đồng thời tôn trọng các ý kiến của một số người Việt tại Mỹ có am
hiểu tình hình thực trạng đối tượng nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu sử dụng kết hợp phương pháp logic và phương pháp lịch
sử, ngoài ra có sử dụng phương pháp phân tích, chứng minh, so sánh và tổng
hợp để bổ trợ cho phương pháp trên. Trong đó chú trọng một số phương pháp
thiết dụng như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, được dùng để khảo sát các văn bản
chính thức của đảng và Nhà nước, các báo cáo hoặc những thông tin văn bản
có liên quan.
- Phương pháp phân tích sản phẩm truyền thông được dùng nghiên cứu
một số ấn phẩm báo chí tiếng Việt được xuất bản tại Mỹ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu dùng phỏng vấn một số nhân vật liên
quan, quan tâm và người trong cuộc. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được
sử dụng tối đa có thể, chưa có chủ đich, mà chủ yếu những nhận xét đơn lẻ,
cảm nhận ban đầu.


- Phương pháp thống kê, phân loại được dùng phân loại ấn phẩm báo
chí này.
5. Nguồn tài liệu tham khảo
Đề tài sử dụng các nguồn thống kê chính thức, phân tích, so sánh, nhận
xét của các nhà nghiên cứu, những người am hiểu về báo chí tiếng Việt tại Mỹ
ở cả trong và ngoài nước để đưa ra những nhận định, dự báo vấn đề liên quan.
Việc trích dẫn, tham khảo tài liệu tuân thủ theo đúng quy định trong
phương pháp trích dẫn trong nghiên cứu khoa học của Học viện Báo chí
Tuyên truyền.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan

của Đảng, Chính phủ, các viện nghiên cứu và các đối tượng khác liên quan ở
Việt Nam muốn tìm hiểu hoặc nghiên cứu sâu hơn về hệ thống báo chí tiếng
Việt tại Mỹ.
Nội dung của luận văn có thể được tham khảo, vận dụng vào việc
hoạch định và triển khai chính sách đối với các báo, đài phát thanh, truyền
hình tiếng Việt tại Mỹ; phục vụ chủ trương tuyên truyền đối ngoại đối với
cộng đồng người Việt tại Mỹ của Đảng và Nhà nước.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Nhận diện cộng đồng người Việt và báo chí tiếng Việt tại Mỹ
Chương II: Hai khuynh hướng thông tin chính của báo chí tiếng Việt tại Mỹ
Chương III: Một số vấn đề đặt ra của báo chí tiếng Việt tại Mỹ và
khuyến nghị nhìn từ Việt Nam


CHƯƠNG 1
NHẬN DIỆN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT VÀ
BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT TẠI MỸ
1.1. Cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ
1.1.1. Sơ lược về cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ
Từ trước đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, người dân Việt Nam đã ra
nước ngoài sinh sống, hình thành nên những cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài. Theo báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài (Bộ Ngoại giao), hiện nay có khoảng bốn triệu người Việt Nam đang
sinh sống ở nước ngoài [25], trong đó số người Việt Nam định cư tại Mỹ tính
đến năm 2010 là 1.548.353 người [49]. Phần đông bà con đang ngày càng ổn
định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau
tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Ngoài ra, trong những năm

qua, hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu
nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số
địa bàn mới.
Theo khoản 3, điều 3, Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, “người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư
trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” [13, tr.3]. Căn cứ quy định này, “người
Việt Nam định cư tại Mỹ” có thể được hiểu là “công dân Việt Nam và người
gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài tại Mỹ”. Cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài bao gồm tất cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Người Việt Nam định cư ở một nước nào đó được gọi là cộng đồng người
Việt Nam ở nước đó như cộng đồng người Việt Nam ở Úc, cộng đồng người
Việt Nam ở Mỹ...


Những người Việt Nam đầu tiên đã nhập cư vào Mỹ từ cuối Chiến
tranh Thế giới lần thứ II, gồm những người lính thợ, thủy thủ và thợ thủ công.
Từ đó đến trước năm 1975, số kiều dân người Mỹ gốc Việt chiếm tỉ lệ nhỏ,
chỉ từ vài ngàn đến ba mươi ngàn người, chủ yếu là du học sinh, trí thức và
quan chức của chính quyền Sài Gòn (cũ) cùng thân nhân của họ. Theo Cơ
quan di trú Mỹ, trong giai đoạn này, chỉ có 650 người Việt Nam đến Mỹ. Sau
năm 1975, người Việt định cư ở Mỹ gồm có dòng người di tản sang Mỹ tháng
4/1975, số vượt biên vài năm sau đó và những người sang Mỹ theo các
chương trình thoả thuận như Chương trình ra đi có trật tự (hay còn gọi là đoàn
tụ gia đình - ODP); Chương trình cho số ngụy quân, ngụy quyền đã ở trại cải
tạo đi Mỹ (HO); Chương trình Cơ hội cho thuyền nhân hồi hương (ROVR);
và Chương trình con lai Mỹ (AC). Ngoài ra, cũng phải kể đến thế hệ con và
cháu của những người này sinh ra ở Mỹ. [18, tr.9]
Làn sóng người Việt Nam nhập cư vào Mỹ diễn ra khi miền Nam được
hoàn toàn giải phóng ngày 30/4/1975 với khoảng 125.000 - 130.000 người,
phần lớn có mối quan hệ mật thiết với Mỹ và chính quyền Sài Gòn (cũ), có

trình độ tay nghề và học vấn cao [23]. Họ được đưa bằng máy bay đến các
căn cứ của Mỹ ở Philipinnes, Đảo Wake và Guam rồi từ đó chuyến đến
các trại tị nạn ở California, Arkansas, Florida và Pennsylvania để học tập và
làm quen với văn hóa Mỹ trước khi được đưa định cư ở các miền của nước
Mỹ. Chỉ sau một thời gian ngắn, những gia đình ly tán lại tìm về với nhau và
hầu hết tập trung về California và Texas. Trong ba năm kể từ ngày 30/4/1975,
số người Việt Nam tại Mỹ tăng nhanh và nhanh chóng trở thành bộ phận nòng
cốt trong cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ sau này.
Từ 1978 đến đầu những năm 1980, ước tính khoảng hai triệu người đã
rời Việt Nam bất hợp pháp đến các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như
Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine, Hồng Kông. Phần lớn trong số này


bị đưa vào các trại tị nạn, từ đây, một số được nhập cư vào Mỹ. Khoảng
291.000 người từ 1978 - 1984 và khoảng 205.000 người được Mỹ cho hưởng
quy chế tị nạn từ năm 1979 - 1981. Phần lớn những người vượt biên trong
giai đoạn này có trình độ học vấn cũng như địa vị xã hội thấp hơn những
người ra đi ở giai đoạn từ 1975 - 1978 [23]. Nhìn chung, thời gian này, người
Việt chỉ mong sao được định cư tại Mỹ. Bị các thế lực thù địch, phản động
tuyên truyền, xuyên tạc nên họ thường có thái độ nghi ngờ, thậm chí hằn thù
với chính quyền cách mạng Việt Nam.
Từ 1980 đến 1999, hàng năm trung bình có khoảng 22.000 người
được nhập cư vào Mỹ; thời kỳ cao điểm là 1993 - 1995 với trên 30.000
người/năm. Tổng cộng đã có khoảng 362.000 người theo chương trình ODP,
kết thúc năm 1994 và khoảng 180.000 sỹ quan, binh lính chính quyền Sài
Gòn (cũ) cùng thân nhân, gia đình theo Chương trình HO được nhập cư vào
Mỹ [23]. Chương trình AC cũng đưa được 84.000 người gồm trẻ lai và người
nuôi dưỡng sang Mỹ [40, tr 4-5].
Theo Ủy ban dân số Mỹ, giai đoạn 2000 - 2005 có 113.474 người
Việt được nhập cư vào Mỹ. Tuy là nhóm nhập cư lớn mới nhất ở Mỹ nhưng

tỉ lệ được nhập quốc tịch Mỹ của cộng đồng người Việt là 71%, cao hơn
nhiều cộng đồng khác [23]. Theo Điều tra các cộng đồng Mỹ năm 2007 của
Ủy ban dân số Mỹ thì tổng số người Mỹ gốc Việt là trên 1,6 triệu người
(không kể người Việt lai hoặc những người tự nhận mình thuộc nhiều hơn
một chủng tộc, chẳng hạn như người Thượng) [48]; sinh sống ở khắp 50
bang của nước Mỹ, tập trung nhiều nhất ở các bang ấm nóng, có môi trường
tự nhiên, khí hậu gần giống với ở Việt Nam hoặc những khu kinh tế phát triển
như California, Texas, Washington và Florida. Đại bộ phận người Việt tại Mỹ
có quy chế định cư rõ ràng [48].
Trong mỗi bang, người Việt thường sống tập trung thành từng cụm dân


cư như ở California, nơi có gần 540.000 Việt kiều với nhiều thành phố có rất
đông người Việt; riêng tại Quận Cam, thành phố Westminster có hơn 27.000
người gốc Việt, chiếm hơn 30% tổng số dân; thành phố Garden Grove có hơn
35.000 Việt kiều, chiếm 21,4% tổng số dân. Tại San Jose, 90.000 người Việt
chiếm 9% tổng số dân [48]. Ở
Massachusetts,

các

bang

Louisiana,

Pennsylvania,

Illinois, Minnesota, Washington, Florida, và Virginia, số

lượng người Việt đang gia tăng nhanh chóng. Dòng người Việt nhập cư trong

thời gian gần đây có xu hướng chuyển đến bang Oklahoma (nhất là thủ phủ
Oklahoma City) giáp bang Washington và bang Oregon (thành phố Portland)
giáp bang Texas.
1.1.2. Đặc điểm cộng đồng người Việt tại Mỹ
1.1.2.1. Đặc điểm xã hội
Cộng đồng người Việt Nam là nhóm chủng tộc mới được hình thành
trong xã hội Mỹ, được gia tăng nhanh chóng kể từ làn sóng nhập cư lớn đầu
tiên năm 1975; năm 2005 đứng thứ tư trong số người gốc Á ở Mỹ, chiếm
12,1%, chỉ sau cộng đồng người TQ, Ấn Độ và Philippines. Cộng đồng người
Việt Nam tại Mỹ là cộng đồng khá trẻ (54% dưới 35 tuổi, 36,5% dưới 25 tuổi,
chỉ có 6% từ 64 tuổi trở lên). Hơn 500 nghìn người sinh ra ở Mỹ, chiếm
35,7% tổng số cộng đồng người Việt tại Mỹ [49]. Đại đa số là người Kinh,
trong đó phần lớn là có nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam, còn lại là người Hoa,
người Việt lai và người thiểu số. Có một số người H’Mông từ Việt Nam nhập
cư vào Mỹ nhưng họ lại được tính trong nhóm chủng tộc H’Mông, lên tới
201.701 vào năm 2007 [48]. Ngoài ra, có đến 8.000 người Thượng Tây
Nguyên cũng đang sinh sống ở Mỹ [23].
Đa số người Việt theo đạo Phật, khoảng 28% theo đạo Thiên chúa,
trong đó chủ yếu là Cơ đốc giáo [49]. Mức độ nhiệt tình trong các hoạt động
tôn giáo cũng đã giảm nhiều trong thời gian qua theo trào lưu chung của xã


hội Mỹ. Số người không theo đạo hoặc ít khi tham gia các hoạt động tôn giáo
khá đông và ngày càng gia tăng. Ngoài ra, 8.000 người Thượng ở Mỹ đều là
tín đồ của đạo Tin Lành và mức độ nhiệt tình tôn giáo của họ khá cao, tuy
nhiên, do nhiều hạn chế về điều kiện dân trí, kinh tế nên họ chưa gây ảnh
hưởng trong cộng đồng người Việt nói chung.
Đại bộ phận người Việt Nam tại Mỹ có quy chế pháp lý rõ ràng; đa số
có quốc tịch, hưởng quy chế công dân Mỹ; những người còn lại đều được Mỹ
cho phép định cư hoặc tạm cư. Số bất hợp pháp là không đáng kể. Theo các

số liệu thống kê của Mỹ năm 2000, ước tính 67,9% người Việt có quốc tịch
Mỹ, trong đó, 44% là những người thuộc thế hệ thứ nhất, sinh ra ở Việt Nam
sau sang Mỹ định cư, tuy chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam, song đã được Mỹ
cho nhập quốc tịch. Do chưa làm thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy
định, nên về mặt pháp lý, đại bộ phận những người này nằm trong tình trạng
hai quốc tịch. Tuy nhiên, số người có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
là không nhiều. Người Việt thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba, sinh ra trên đất Mỹ,
có quốc tịch Mỹ chiếm khoảng 23,9% tổng số người Việt Nam tại Mỹ; vẫn
còn 32,1% người Việt thuộc thế hệ thứ nhất, chưa nhập quốc tịch Mỹ [49].
Trong số này, chỉ có một bộ phận người Việt ra đi hợp pháp là có hộ chiếu
hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam; số ra đi bất hợp pháp trước đây
chỉ có giấy tờ cư trú của phía Mỹ cấp.
Phần lớn người Việt định cư ở Mỹ là những người từng làm việc trong
bộ máy chính quyền Ngụy và gia đình họ. Trong nội bộ người Việt tại Mỹ có
những biểu hiện phân biệt và chia rẽ khá rõ rệt người Bắc và người Nam. Số
người bài cộng chưa hẳn là số đông, nhưng những phần từ chống cộng quyết
liệt nên có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý số đông người Việt ở đây.
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý
Xét về số lượng người Việt Nam ở nước ngoài thì người Việt Nam tại


Mỹ là đông nhất. Họ thường quy tụ quanh một số người có tuổi, có đạo đức
hoặc có chức vị, kể cả chức vị trong chính quyền Sài Gòn trước đây. Họ có
thái độ chính trị đa dạng đối với chế độ XHCN ở Việt Nam, tập trung vào ba
nhóm sau:
- Nhóm cộng đồng có tư tưởng chống đối gồm các tướng tá, quan chức
của chính quyền ngụy cũ, một số đảng viên các đảng phái phản động cũ có
thái độ thâm thù, chống Cộng cực đoan, và một số giới trẻ bị lôi cuốn vào các
tổ chức phản động. Bộ phận này chiếm số ít, song lại có ảnh hưởng lớn, đôi
khi kiểm soát đời sống tinh thần trong toàn cộng đồng. So với cộng đồng người

Việt tại các quốc gia khác thì trong cộng đồng người Việt tại Mỹ loại này đông
hơn nhiều. Đáng chú ý, các quan điểm và hoạt động chống Cộng đang dần
được chuyển giao lại cho “thế hệ trẻ” - bộ phận những người tuy ít mặc cảm
thất bại trong chiến tranh song chịu ảnh hưởng của thế hệ di cư thứ nhất và bị
ảnh hưởng nặng nề bởi các “giá trị Mỹ”, “tư tưởng chống Cộng” một cách tự
giác và có ý thức rõ rệt.
Sau ngày 30/4/1975, tâm lý chống đối, sợ hãi “chế độ Cộng sản” trong
cộng đồng do số phản động cực đoan gieo rắc, tuyên truyền tương đối phổ
biến, cùng với những ám ảnh, nghi ngờ về thời bao cấp, cơ chế, thủ tục hành
chính của Việt Nam… là những ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi cho chính sách của
Việt Nam đối với kiều bào tại Mỹ. Cùng với sự khác biệt về thể chế chính trị và
hệ tư tưởng quan điểm chính trị, những thù hằn sâu đậm của những phần tử
chống cộng cực đoan, cộng với sự tiếc nuối thời vàng son, trong cộng đồng
người Việt vẫn tồn tại những kẻ căm thù chế độ XHCN ở Việt Nam, ôm mộng
“phục quốc”. Trong bối cảnh đó, hoạt động lợi dụng hiện tượng này để chống
phá của các thế lực thù địch hiện nay thay đổi nhiều về hình thức, biện pháp và
trở nên nguy hiểm hơn. Chúng chuyển hướng hoạt động theo kiểu phong trào
dân chủ, chống Việt Nam vi phạm nhân quyền, đòi tự do tôn giáo, tự do báo


chí... nhằm chống cộng, chống cách mạng Việt Nam. Một trong những công cụ
đắc dụng mà chúng sử dụng để chống phá Việt Nam là hệ thống truyền thông
tiếng Việt tại địa bàn [24, tr.26].
- Nhóm đối tượng có thái độ trung dung (vốn chiếm tỷ lệ cao nhất trong
người Việt Nam tại Mỹ), hiện đang ngả theo hướng trở về với đất nước vì
những lý do tình cảm và làm ăn kinh tế. Số này gồm (1) những người ít quan
tâm đến chính trị, thiếu hiểu biết về Việt Nam, vì thế ít quan tâm đến đất
nước; (2) thành phần ngụy quân, ngụy quyền cũ chấp nhận thực tế, không còn
quan tâm tới chính trị, chỉ lo làm ăn; (3) những người được sinh ra tại Mỹ,
không hiểu biết về gốc gác và bị ảnh hưởng văn hoá Mỹ (đây là thành phần

đông đảo nhất, đặc biệt là trong các thế hệ thứ hai, thứ ba). Thái độ chính trị
của số này tùy thuộc vào mức độ kích động, lôi kéo, lừa gạt của số thuộc
nhóm thứ nhất và tình hình Việt Nam. Có tài liệu ước tính số người này chiếm
90% cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ. Riêng giới trẻ trong cộng đồng người
Việt gồm những người sinh sau năm 1975 thiếu hiểu biết về thực trạng kinh tế
- xã hội của quê hương; tỏ ra không quan tâm đến sự biến đổi to lớn kể từ khi
đổi mới và mở cửa; họ cũng không ủng hộ các nhóm phản động và những
hành động cực đoan, nhưng có xu hướng quan tâm đến các vấn đề dân chủ và
nhân quyền. Nhìn chung, tất cả số này, kể cả những người còn chưa từ bỏ ý
thức chống đối Việt Nam, cũng ít nhiều nhớ về cội nguồn, đa số đều ít nhiều
có tinh thần dân tộc [24, tr.27].
- Nhóm có tinh thần dân tộc, hướng về quê hương đất nước: Đó là
những bộ phận người Việt có được những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
về sự nghiệp đổi mới của đất nước, nhận thức được những mặt trái của xã hội
Mỹ, không hòa hợp được với đời sống sở tại, một số ân hận vì đã rời bỏ nước
ra đi; số nhìn thấy được những mặt tích cực trong mô hình chính trị - kinh tế
của Việt Nam và tin vào đường hướng phát triển đó; họ cũng là những người


mang nặng tình yêu quê hương đất nước và mong muốn đóng góp xây dựng
đất nước. Số này tuy còn ít nhưng ngày càng phát triển trong bối cảnh tình
hình kinh tế ở Việt Nam được cải thiện, vị thế của Việt Nam ngày càng được
nâng cao trên trường quốc tế và quan hệ Việt - Mỹ được cải thiện.
Những đặc điểm tâm lý trên tác động, ảnh hưởng nhiều đến xu hướng
phát triển và khuynh hướng chính trị của báo chí tiếng Việt tại Mỹ.
1.1.2.3. Đặc điểm kinh tế
Thời gian đầu khi mới sang, đời sống của cộng đồng rất khó khăn. Sau
đó, khi kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh vào thập niên 90 của thế kỷ trước, đời
sống của cộng đồng được cải thiện. Theo số liệu của Ủy ban dân số Mỹ, năm
2005, thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình đạt 54.227 USD/năm, kém hơn

mức bình quân của hộ gia đình Mỹ 1.600 USD, tỉ lệ hộ nghèo vẫn ở mức
14.1%, cao hơn mức trung bình của Mỹ là 0,8% [47]. Một điều đáng lưu ý là
tỉ lệ hộ người Việt nhận trợ cấp xã hội thường xuyên cao hơn mức trung bình
ở Mỹ. Tỉ lệ này không phản ảnh chính xác mức độ nghèo khổ của người Việt,
bởi vì cộng đồng người Việt thường có nhiều mưu mẹo để hưởng trợ cấp xã
hội và có đội ngũ luật sư người Việt rất giỏi chuyên tư vấn về lĩnh vực này.
Số liệu thống kê cho thấy rằng, tổng thu nhập của toàn bộ cộng đồng
người Việt Nam tại Mỹ năm 2005 là 31 tỉ USD. Có khoảng 481.000 người
làm việc toàn bộ thời gian với mức lương trung bình hàng năm là 48.760
USD đối với nam và 39.227 USD đối với nữ. Điều này cho thấy bất bình đẳng
giới trong thu nhập là khá cao. Khoảng 49% người Việt định cư tại Mỹ có
việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp là 6,7%, thấp hơn mức trung bình của Mỹ là 0,2%.
Số người phục vụ trong quân đội Mỹ tính đến năm 2005 khoảng 2.300 người,
chiếm 0,2% số người trong độ tuổi lao động, thấp hơn 0,1% so với mức trung
bình của Mỹ [47].
Người Việt tại Mỹ làm nhiều trong ngành dịch vụ, lao động chân tay,


một bộ phận đáng kể làm trong các ngành quản trị, chuyên môn và kỹ thuật.
So với các sắc dân lớn khác (người Hoa, người Nhật hoặc người Ấn Độ), tiềm
lực kinh tế của người Việt còn thấp. Cộng đồng người Việt chịu sự cạnh tranh
của các cộng đồng châu Á khác, đặc biệt là người Hoa. Nguyên nhân một
phần là thiếu tính đoàn kết cộng đồng, thậm chí ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau;
phần khác do tiềm lực kinh tế không ngang nhau.
Gần đây, người Việt bắt đầu quan tâm hơn đến chính trị. Một số người
Việt đã được bầu vào các hội đồng thành phố, nghị viện tiểu bang. Trong văn
phòng các nghị sĩ, thị trưởng, uỷ viên hội đồng thành phố hoặc các sở nơi có
đông người Việt định cư, có khá nhiều người Mỹ gốc Việt làm trợ lý, cố vấn.
Theo thống kê, có 9,5% người Việt (70.640 người) làm việc cho cơ quan
chính quyền Mỹ ở các cấp. Một tỉ lệ lớn (29,9%) lao động Việt kiều làm trong

những ngành thu nhập cao là quản lý, bác sĩ, luật sư… Số người làm trong
lĩnh vực dịch vụ là 24,6%, sản xuất, vận tải và khuân vác, vận chuyển là
20,6% [47]. Tuy nhiên, đa số người Việt làm nghề nông lâm, thợ thủ công,
buôn bán, công nhân lắp ráp, sửa chữa, dịch vụ hoặc chế biến.
1.1.2.4. Đặc điểm văn hóa
Trình độ học vấn của cộng đồng người Việt không cao. Hơn 27% trong
gần một triệu người từ 25 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp trung học, trong khi đó
con số trung bình của Mỹ là 15,5%. Số người này có nguồn gốc từ những làn
sóng nhập cư về sau, chủ yếu là những người lao động trình độ thấp. Ở các
trình độ cao hơn, tỉ lệ người Việt đều thấp hơn mức trung bình của Mỹ, trừ
bậc đại học thì tỉ lệ của người Việt là 18,2% so với mức trung bình 17,2%
toàn quốc [49]. Nhìn chung cộng đồng người Việt vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc
của truyền thống Khổng giáo và đề cao việc học hành của con cái. Tỉ lệ đến
trường ở cả bậc giáo dục phổ thông và đại học đều cao hơn mặt bằng chung
của nước Mỹ, đặc biệt là bậc đại học với 36.31% so với 27,76% [49]. Do vậy


trong tương lai, trình độ học vấn trung bình của cộng đồng người Việt sẽ được
nâng cao.
Người Việt có xu hướng theo học các ngành khoa học kỹ thuật, khá
đông trong lĩnh vực điện tử, cơ khí, sinh hóa, y dược. Một bộ phận theo học
các ngành kinh tế, ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh. Hiện nay, ở Mỹ có
hàng trăm trí thức người gốc Việt có học vị, học hàm cao, đang giữ các chức
vụ nghiên cứu, vị trí quan trọng trong các viện, trường, cơ sở sản xuất. Tuy
nhiên, các hoạt động nghề nghiệp trong trí thức cộng đồng người Việt Nam tại
Mỹ cũng rất dễ nhiễm màu sắc chính trị (nhất là trên các vấn đề xã hội, dân
chủ, nhân quyền, tôn giáo và sắc tộc), đôi khi bị số phần tử cực đoan, phản
động lợi dụng vào các mục đích gây hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
Cộng đồng người Việt nhìn chung vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân
tộc. Truyền thống gia đình, kính trọng người lớn tuổi, đề cao học hành vẫn

được duy trì, mặc dù một số giá trị đang bị xói mòn nghiêm trọng. Một đặc
điểm dễ nhận thấy là sự khác nhau giữa các thế hệ ngày càng lớn trong cộng
đồng người Việt, trước hết là khoảng cách về ngôn ngữ. Người lớn tuổi phần
lớn chỉ biết tiếng Việt, rất kém tiếng Anh. Giới trẻ thì ngược lại; nhiều người
không nói được tiếng Việt, nhất là những thế hệ sinh ra trên đất Mỹ. Khoảng
cách thế hệ thể hiện rõ ở quan điểm chính trị, thái độ đối với quê nhà Việt
Nam. [18, tr.22]
1.2. Công chúng báo chí người Việt tại Mỹ
Do xa cách quê hương quá lâu nên cộng đồng người Việt Nam đang
sinh sống tại Mỹ không hiểu biết sâu sắc về các vấn đề lịch sử, văn hóa dân
tộc. Trong bối cảnh đất nước ngày một hội nhập vào cộng đồng quốc tế, vị thế
chính trị của Việt Nam được nâng cao, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khép
lại quá khứ, hòa giải dân tộc, kiều bào có nhu cầu lớn được tiếp nhận thông
tin về tình hình đất nước, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và


Nhà nước đối với kiều bào. Nhìn chung, kiều bào không còn tư tưởng chống
đối mạnh mẽ với chính quyền ta như trước đây, chỉ có một bộ phận nhỏ phần
tử cực đoan và một số cựu binh già trong đó vẫn nặng nề hận thù do chiến
tranh, giương chiêu bài chống cộng để trục lợi. Tuy nhiên, trong cộng đồng
cũng còn có một số ít bà con, do thiếu thông tin, hoặc nhận thông tin sai lệch,
hay do mặc cảm quá khứ, nên vẫn còn những nhận thức chưa đúng về tình
hình phát triển của đất nước, về chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
do đó có những hành động không phù hợp hoặc đi ngược lại lợi ích của đất
nước, của cộng đồng và dân tộc.
Những ngày đầu trên đất Mỹ, những người Việt di tản chủ yếu thông
qua báo chí để nắm tình hình và liên hệ với họ hàng bạn bè quen biết. Báo
chí, đài phát thanh, đài truyền hình tiếng Việt ở Mỹ có vai trò đặc biệt trong
chuyển tải thông tin, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của cộng đồng. Kiều
bào luôn có nhu cầu thông tin về tình hình đất nước nói chung, nhu cầu giữ

gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa, mối liên hệ với đất nước cho thế hệ thứ hai,
thứ ba nói riêng. Để thỏa mãn nhu cầu này, họ luôn tìm cách tiếp cận với các
thông tin liên quan đến sự phát triển, tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của
đất nước và những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với cộng đồng.
Những thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm hoặc phát sóng tren các đài
phát thanh, truyền hình của cộng đồng là những món ăn tinh thần không thể
thiếu đối với bà con. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông tiếng Việt
còn là nhịp cầu để bà con giao lưu, học hỏi lẫn nhau, đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ
lẫn nhau những kinh nghiệm để thích ứng, hòa nhập với môi trường cuộc
sống sở tại, cách làm ăn hiệu quả và cập nhật các thay đổi của chính quyền sở
tại trong quản lý người nước ngoài.
Do sự khác biệt về lứa tuổi, trình độ và ngôn ngữ mà kiều bào lựa chọn
các loại hình thông tin khác nhau. Thế hệ thứ nhất gồm những người cao niên


đã có con, có cháu; họ thành thạo tiếng Việt. Thế hệ thứ hai là lớp trung niên.
Đây là một thế hệ song ngữ đúng nghĩa. Họ cần hai ngôn ngữ cho hai thế giới:
tiếng Anh cho thế giới người bản xứ, và tiếng Việt cho thế giới người Việt.
Tuy nhiên, họ sử dụng tiếng Việt ít nhuần nhuyễn hơn. Thế hệ thứ ba gồm
thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, khoảng 25 trở xuống. Thẩm năng tiếng Việt của
thế hệ trẻ này thực sự đáng quan tâm. Theo lứa tuổi, bộ phận người gốc Việt
cao tuổi, thuộc thế hệ thứ nhất hoặc đến Mỹ khi đã biết tiếng Việt một cách
thành thạo, chủ yếu đọc báo in và nghe đài phát thanh. Đây là bộ phận công
chúng đông nhất. Hơn một nửa báo in tiếng Việt tại Mỹ được phát miễn phí
tại các trung tâm buôn bán, ga tàu điện ngầm... Trong tình hình kinh tế tại Mỹ
hiện nay, việc duy trì phát hành báo in rất tốn kém, khó khăn và cũng không
thu hút được số người Việt thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba. Đây là những người
biết tiếng Anh và có trình độ. Họ chủ yếu đọc báo mạng, xem truyền hình
tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này tạo điều kiện cho báo mạng và báo song
ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) phát triển mạnh hơn. Các tín đồ Thiên chúa và

Tin lành thích đọc các báo, tạp chí tôn giáo như “Tháp canh”, “Lối sống”,
“Đuốc thiêng” và các đài phát thanh của giáo hội. Các tạp chí và các đài này
trong các chương trình tuyên truyền thường ưu tiên giảng kinh thánh và xem
vào đó là các tin tức bịa đặt, vu cáo chính quyền Việt Nam cấm đạo, đàn áp,
diệt đạo. Một bộ phận phụ nữ, nội trợ và những người lớn tuổi thích đọc các
ấn phẩm về văn hóa, giải trí.
Ngày nay, do nhu cầu thực tế của độc giả, thay đổi của tình hình cộng
đồng và Việt Nam, khuynh hướng đưa tin trong cộng đồng người Việt tại Mỹ
cũng bắt đầu có sự thay đổi. Thay vì lối đưa tin một chiều, nhiều tờ báo bắt
đầu chuyển sang hình thức “diễn đàn mở” để người đọc có thể tham gia đóng
góp ý kiến, tuy nhiên vẫn có sự kiểm soát của bộ phận quản trị. Nhiều tờ báo
bắt đầu chuyển sang hướng đưa tin cân bằng, ít chống Việt Nam hơn.


1.3. Bước đầu nhận diện báo chí tiếng Việt tại Mỹ
Báo chí là tấm gương phản ảnh sinh hoạt cộng đồng, thông báo tin tức
và cũng là thức ăn tinh thần. Xã hội nào báo chí đó và báo chí nào thì xã hội
đó. Ở đâu có một số người cùng chung một ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống,
tập quán, quá khứ thì ở đó có cộng đồng. Xã hội Mỹ là xã hội kết hợp nhiều
cộng đồng của nhiều nhóm dân nhập cư. Sắc dân nào cũng có báo hết. Báo
chí tiếng Việt tại Mỹ (sau đây gọi chung là báo chí Việt ngữ) bao gồm các tờ
báo, đài phát thanh, đài truyền hình, báo mạng điện tử, trang tin online... do
người Việt quản lý, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, và phát hành chủ yếu tại địa
bàn Mỹ. Các phương tiện truyền thông này chủ yếu phục vụ cộng đồng người
Việt tại địa phương, thông qua việc phản ánh cuộc sống sinh hoạt của cộng
đồng, tình hình trong nước và thế giới.
Nhìn chung, bức tranh về mạng lưới báo chí Việt ngữ nhiều màu sắc,
khá phức tạp và khó nhận diện. Đến nay chưa có con số thống kê chính thức
về số lượng báo, đài tiếng Việt tại Mỹ, nhưng hầu hết là các báo, đài nhỏ,
mang tính địa phương và giới hạn trong từng cộng đồng, từng khu vực. Các tờ

báo và các cơ sở phát thanh, truyền hình chủ yếu tập trung ở những bang có
đông người Việt sinh sống như ở California, Texas, Washington D.C… Báo
chí Việt ngữ tại Mỹ rất đa dạng về thể loại, gồm báo in, báo phát thanh, báo
truyền hình. Báo in có các loại: Nhật báo (ví dụ các tờ Người Việt, Việt
Herald, Thời báo, Viễn Đông), tuần báo (Việt Weekly, Thời nay, Thời báo,
Thế hệ mới, Thế giới tự do, Tiếng dân, Trực diện), nguyệt san (Florida Việt
báo, Bút thép, Y học thường thức, Vùng dậy, Việt today, Dân Quyền), bán
nguyệt san (Viet Now, Vui’s, Việt Magazine), tam cá nguyệt san (Việt Nam
tập chí, Vietnam Journal, Sao trắng) [19]... Báo in phát triển cực thịnh về số
lượng vào giai đoạn từ 1975 đến những năm đầu 1980 – là giai đoạn người
Việt sang Mỹ đông nhất. Tờ báo đầu tiên của người Việt ở Mỹ là “Chân Trời


Mới”, ra đời tại đảo Guam ở Thái Bình Dương (thuộc Mỹ) chỉ hai ngày sau
khi miền Nam được giải phóng, tuy nhiên báo đã đóng cửa vào cuối tháng
10/1975. Tiếp theo là tờ “Đất Mới” tháng 7/1975, “Đất Lành” tháng 8/1975,
“Văn Nghệ Tiền Phong” tháng 11/75, “Tin Yêu” tháng 2/1976, “Việt Báo”
tháng 7/1976. Theo Trung tâm tác vụ Đông Dương, trong năm 1975 có 13 tờ
và năm 1976 có 32 tờ [17], chưa kể đến số lượng các đài phát thành (hiện
chưa có số liệu thống kê). Nhật báo lâu đời nhất tại Mỹ là “Người Việt”, phát
hành tại thành phố Westminster (bang California) từ năm 1978. Ngày nay,
cùng với các tờ “Viễn Đông”, “Việt Báo”, “Người Việt” là một trong những
nhật báo Việt ngữ lớn nhất.
Ngoài báo in, báo phát thanh, truyền hình, cộng đồng còn có báo điện
tử. Hai nhật báo “Người Việt” và “Việt Báo” đều có trang điện tử. Ngoài ra
còn phải kể đến hệ thống báo điện tử rộng khắp nước Mỹ, trong đó đáng chú
ý là “Vietnamese news network” (Mạng tin tức Việt Nam) do một số người
Việt trẻ tuổi lập ra, rất quan tâm đến tình hình chính trị trong nước và sẵn
sàng cung cấp thông tin miễn phí cho báo chí hay các tổ chức phản động ở
Pháp, Canada, Australia. Khuynh hướng truy cập tin tức từ các mạng bắt đầu

tăng những năm gần đây do thông tin đa dạng, khả năng cập nhật thông tin
nhanh và đặc biệt là cho phép độc giả tương tác với báo. Số lượt người vào
trang web của “Người Việt” hàng ngày là từ 40.000 đến 50.000 lượt; trang
“Vietnam Review” trong tám tháng có hơn 600.000 lượt truy cập; trang về
một quận Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa () có hơn
330.000 trong hai năm [17]. Tuy nhiên, báo điện tử của người Việt tại Mỹ còn
yếu kém về hình thức và nội dung. So với các báo điện tử trong nước, hầu hết
các báo điện tử Việt ngữ tại Mỹ sử dụng công nghệ web tĩnh nên giao diện
không đẹp, khả năng tương tác với độc giả thấp, tích hợp ít các công cụ đa


phương tiện (video, âm nhạc). Nếu được đầu tư nâng cao chất lượng thông tin
và hình thức, chắc chắn lượng truy cập của độc giả sẽ tăng.
Người Việt tại Mỹ coi báo chí là đại diện của cộng đồng. Vì thế mới có
quan điểm cho rằng “cứ nói đến báo chí là nói tới cộng đồng”, “báo chí và
cộng đồng như bóng với hình”. Mỗi lần có hội đoàn, hay tổ chức nào mâu
thuẫn, tranh chấp, chia năm xẻ bảy hay chống phá lẫn nhau ở quận Cam, thủ
đô Washington D.C hay các thành phố Houston, Dallas, Chicago... thì “người
ta kết tội là báo chí đã bày thêm trò đánh nhau, chuyên đâm bị thóc, thọc bị
gạo, để trục lợi” [17]. Tuy ra đời đã lâu nhưng báo tiếng Việt tại Mỹ vẫn chưa
bao giờ có một “làng báo”. Theo cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến (báo Người Việt)
“đây là một tập thể phức tạp nhất. Nó vừa mạnh lại vừa yếu". Không có làng
nên không có lệ, không có qui ước nghề nghiệp. Nhiều vụ kiện tụng vì phỉ
báng, chụp mũ lẫn nhau đã xảy ra như: Vụ “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh” kiện
“Văn nghệ Tiền phong”; nhà thơ Du Tử Lê bị Nguyễn Xuân Phác, Hà Thúc
Đạo kiện, hoặc “Việt Nam Tự do” bị Nguyễn Xuân Quang kiện... Đội ngũ
phóng viên của các báo phần đông là người làm tay ngang, tức là làm một
nghề khác bên cạnh nghề báo. Theo nhà báo Phạm Trần (đài VOA), "một số
lớn người làm báo hải ngoại không có căn bản báo chí theo những tiêu chuẩn
của nghề làm báo" và thiếu tính chuyên nghiệp. Những người tốt nghiệp từ

các đại học truyền thông hầu như không làm cho báo Việt ngữ vì không có cơ
hội tiến thân và tiền lương thấp. “Nếu anh là bác sĩ, chị là luật sư, hay thợ
mộc, thợ điện, hớt tóc, sửa sắc đẹp, anh chị phải học lại, thi lại, phải có giấy
phép mới được hành nghề. Chỉ có viết báo, viết văn là không sợ ai xét giấy
phép hay bằng biếc gì cả. Nhà văn, nhà báo, cũng như nhà chùa, nhà thờ, vô
ra tùy thích. Thành công hay thất bại là tùy cá nhân đó. Khi đến xứ có nhiều
cơ hội này, bất cứ ai cũng có thể mở tiệm báo, in danh thiếp tự xưng là chủ


nhiệm kiêm chủ bút một tờ báo với cái tên nghe rất kêu. Địa chỉ tòa soạn là
một hộp thư, khiến ai cũng tưởng tờ báo chắc rất bề thế” [17].
Tuy nhiên, trong đội ngũ phóng viên có một số là những nhà báo,
phóng viên từ Sài Gòn cũ sang Mỹ; một số người đã thành đạt, có thể lập
thành các tờ báo riêng; một số trở thành các cây viết trụ cột, là linh hồn của
các tờ báo. Có thể kể một số nhà báo tiêu biểu như Đỗ Ngọc Yến, Đỗ Dzũng,
Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Hữu Hoạt... Nổi tiếng
nhất trong giới báo chí hải ngoại là Đỗ Ngọc Yến. Ông sinh năm 1941 tại Sài
Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi rời Việt Nam sang Mỹ, ông lập
ra báo “Người Việt” – tờ báo lớn nhất và ảnh hưởng nhất trong cộng đồng
người Việt tại Mỹ ngày nay. Tờ Người Việt được phát hành khắp nước Mỹ,
sang tận châu Âu. Khởi đầu là một tuần báo, ông Yến đã biến Người Việt trở
thành một tờ báo ngày lớn, lượng phát hành 16.500 bản/số/ngày; nhân sự 70
người; có nhà in, đài phát thanh, đài truyền hình và trang web riêng. Về
khuynh hướng chính trị, ông Yến vừa chống thực dân, nhưng cũng không ủng
hộ chủ nghĩa cộng sản [17]. Sau khi ông Đỗ Ngọc Yến chết, tờ Người Việt
xuống dốc khá nhanh và mâu thuẫn nội bộ sâu sắc. Cả Đỗ Việt Anh và Đỗ
Bảo Anh (con gái ông Yến) đều không cầm trịch được tờ báo và ra đi. Nhiều
phóng viên cứng cũng lần lượt ra đi. Uy tín của Người Việt giảm sút đáng kể
và số lượng phát hành cũng giảm sút. Tờ báo không còn cân bằng như trước
đây trong việc đưa tin tức. Để tồn tại, nội dung tờ báo cũng thay đổi và có xu

hướng chiều theo tâm lý cộng đồng trong việc đăng tin, bài.
Hầu hết các đài truyền hình, phát thanh và tờ báo tiếng Việt tại Mỹ đều
thuộc quyền quản lý của các cá nhân hoặc tổ chức; hoạt động như một doanh
nghiệp. Khác với Việt Nam, bất kỳ cá nhân nào tại Mỹ cũng có thể đứng ra
thành lập một tờ báo, miễn là họ có tiềm lực tài chính và khả năng điều hành
nhằm tránh cho tờ báo bị phá sản. Thủ tục xin thành lập báo, tạp chí khá đơn


×