Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SÔ BIỆN PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.55 KB, 16 trang )

MỘT SÔ BIỆN PHÁP NĂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
Đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hoá , hiện đại hoá, xây dựng
là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc đọ tăng trưởng kinh kế khá
cao, từ năm 1992 đến nay lĩnh vực này luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn so
với tốc độ tăng trưởng GDP
(1)
. Cũng giống như nhiều nước trong giai đoạn
dầu phát triển, nước ta có nhu cầu rất lớn về đầu tư xây dựng hạ tầng và các
công trình công nghiệp, điều này trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của
lĩnh vực dịch vụ xây dựng. Theo dự đoán của các nhà kinh tế thì tổng số vốn
đầu tư cần thực hiện trong thời gian 1996 đến 2010 để đáp ứng nhu cầu phát
triển và tăng trưởng kinh tế đạt bình quan năm từ 9 ÷ 10 % cần khoảng 170 ÷
250 tỷ USD, nếu như tỷ trọng xây dựng chiếm khoảng 75% vốn đầu tư cơ bản
từ năm 1996 ÷ 2010 chúng ta phải thực hiện khoảng 120 ÷ 180 tỷ USD cho xây
dựng (bình quân năm từ 7,5 tỷ đến 10 tỷ USD) như vậy lực lượng xây dựng sẽ
pahỉ tăng lên bình quân từ 6÷7 lần so với lực lượng xây dựng hiện có và đang
sử dụng từ 1996
(2)
.
(1): Hoàng thọ vinh – Trần Mạn Hùng: Khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp xây dựng Việt Nam – tạp chí xây dựng tháng 5 – 1999.
(2): Kinh tế các ngành sản xuất vật chất – NXB giáo dục 1996.
Từ nhu cầu xây dựng rất lớn như vậy các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng đều có cơ hội phát triển, tuy vậy tính cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp xây dựng trên thị trường cũng rất gay gắt, thậm chí cạnh tranh
không lành mạnh, dìm giá, bỏ thầu với giá rất thấp dẫn đến những thiệt thòi
không đáng có cho doanh nghiệp. Để có thể tăng trưởng và phát triển vững
chắc trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì việc thực hiện những biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng
đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng.


Xuất phát từ thực trạng quản lý sử dụng máy móc thiết bị của công ty
xây dựng Lũng Lô, qua nghiên cứu thực tế tại công ty kết hợp với kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học tập mà em mạnh rạn đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng máy móc thiết, đáp ứng được
phương thức phát triển của công ty trong một số năm tới, nâng cao năng lực
thi công các công trình phát huy sức mạnh của người lao động và cụ thể trước
mắt là hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2001 của công ty với các chỉ tiêu
chủ yếu như: Giá trị tổng sản lượng đạt 500 tỷ đồng doanh thu 420 tỷ đồng, lợi
nhuận dự kiến 14,7 tỷ đồng thu nhập bình quân đầu người/ tháng 1.200.000 ÷
1.700.000 đồng. Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
1.Biện pháp thứ nhất: Bố trí sử dụng hệ thống máy móc thiết bị một
cách có hiệu quả.
Cơ sở lý luận: Việc bố trí sử dụng hệ thống máy móc thiết bị một cách
hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý sử dụng máy móc
thiết bị. Một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức sản xuất trong daonh
nghiệp là hệ thống máy móc thiết bị phải đảm bảo tính cân đối, nhịp nhàng.
Điều đó được thể hiện trước hết ở mối quan hệ tỷ lệ thích hợp giữa công xuất
máy móc thiết bị, khả năng lao động, số lượng và chất lượng của các loại
nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Hay nói một cách khác đó là mối quan hệ tỷ
lệ giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Ngoài ra tính cân đối nhịp
nhàng còn được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất
trong doanh nhgiệp nhằm đảm bảo sản xuất đồng bộ với hiệu quả cao, khắc
phục được tình trạng sản xuất khi thì thong thả cầm chừng, khi thì vội vã, khẩn
trương, gây nên những lãng phí về sức người, sức của. Từ ý nghĩa thiết thực đó
vấn đề đặt ra là muốn nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị thì
cần phải làm tốt công tác quản lý, bố trí sắp xếp chúng, tạo điều kiện cho chúng
phát huy voí hiệu quả cao nhất.
Cơ sở thực tiễn: Hiện nay công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý
có hiệu quả hệ thống máy móc thiết bị. Việc quản lý do các xí nghiệp tự sắp xếp
bố trí, và báo cáo lên công ty. Chính vì vậy việc báo cáo theo một cơ cấu sắp xếp

đôi khi không đồng bộ giữa các xí nghiệp. Do đặc thù mà từng xí nghiệp có số
lượng máy móc khác nhau, đòi hỏi đầu tư khác nhau nên số lượng, chủng loại
không đồng bộ có sự khác biệt hoá rất cao. Mặt khác các đội , các xí nghiệp xây
dựng hoạt động trên cơ sở hoạch toán độc lập cho nên tất cả các chi phí đều
được tính toán cân nhắc và lựa chọn mức tối ưuđể có thể hạ giá thành công
trình, tăng lợi nhuận và thu nhập cho người lao động. Trong khi đó do ,có chi
vận chuyển và khấu hao nên chi phí sử dụng máy móc thiết bị của các xí nghiệp
thường cao hơn so với chi phí thuê ngoài do vậy trong nhiều trường hợp các xí
nghiệp dùng phương pháp đi thuê còn hơn là huy động máy móc của xí nghiệp.
Vì thế hiện nay toàn bộ hệ thống máy moc thiết bị của xí nghiệp mới huy động
ở mức công xuất 78 ÷79 % và thời gian sử dụng trung bìnhlà 24÷45 ngày
trong một tháng. Để đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng máy đòi hỏi công ty phải
có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên .
Phương thức tiến hành: Sắp xếp bố trí lại hệ thống máy móc thiết bị ở
mỗi xí nghiệp bằng cách giảm bớt thiết bị vận tải. Trang bị thêm các loại máy
móc thiết bị đặc chủng cần thiết theo ngành nghề kinh doanh trong giai đoạn
tới như máy xúc lật, trạm nghiền đá, máy sau gạt carter pillar14 … và loại bỏ
các thiết bị lạc hậu lỗi thời đã hết khấu hao.
Áp dụng hình thức quản lý theo đối tượng và quản lý hỗn hợp. Công ty
phải lập ra một đội kiểm tra giám sát việc thực thi của các xí nghiệp , có chính
sách điều chỉnh kịp thời hoạt động của từng xí nghiệp. Ở mỗi xí nghiệp nên
phân chia các loại máy móc thiết bị thông thường như xe vận tải, thiết bị thi
công, máy trộn bê tông cho các đội sử dụng nhưng vẫn chịu sự quản lý của xí
nghiệp để khi cần công ty có thể vẫn huy động lẫn nhau giữa các xí nghiệp giải
quyết được tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Riêng với loại máy móc thiết bị đặc
chủng như thiết bị khoan hầm, thiết bị dò mìn, xe lu rung… thì tuỳ theo kế
hoạch sản xuất mà xí nghiệp lập kế hoạch chuyển giao cho từng đội đảm bảo
phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất với chi phí thấp nhất.
Công ty tiến hành từng bước giảm dần chi phí khấu hao cho các loại
máy móc thiết bị mới bằng cách trong những năm đầu có thể không cần tính

lãi hoặc tính lãi ở mức thấp. Nếu cần có thể dùng lãi xí nghiệp , quĩ đầu tư phát
triển, quĩ khấu hao cơ bản của công ty để tính khấu hao máy móc thiết bị ở các
xí nghiệp và thu lại trong những năm sau.
Áp dụng hình thức giao khoán cho mỗi tổ, mỗi đầu xe để mỗi tổ, mỗi đầu
xe tự có trách nhiệm tìm việc cho mình. Tích cực thực hiện công tác cho thuê
máy với phương châm giảm thiểu chi phí máy trên cơ sở hạ thấp lãi định mức.
Hiệu quả thực hiện: Với việc bố trí sắp xếp như trên thì chắc rằng hiệu quả sử
dụng sẽ được năng lên rõ rệt, công suất và thời gian hoạt động của máy móc
thiết bị tăng cao hơn trước. Thật vậy với mức công suất huy động 78% và thời
gian làm việc 24 ngày/ tháng như hiện naythì sau khi có sự phân chiaq tổ chức
quản lý thì công suất có thể đạt được 82% và thời gian hoạt động 17 ngày /
tháng cao hơn mức độ thực tế ở các xí nghiệp như hiện nay. Với biện pháp này
các xí nghiệp vâvx có thể quản lý được số máy móc thiết bị của mình, nâng cao
được hiệu quả hoạt động của chúng, có điều kiện để tính khấu hao, cải thiện
đời sống cho công nhân trực tiếp vận hành máy và hoàn chả vốn cho công ty.
Bên cạnh đó các xí nghiệp vẫn có thể huy động tập trung số lượng máy móc
thiết bị của mình cho các công trình trọng điểm theo yêu cầu của công ty.
2. Biện pháp thứ hai Nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc
thiết bị.
Cơ sở lý luận: Hệ số thời gian làm việc thực tế phản ánh trình độ sử dụng máy
móc thiết bị của mỗi doanh nghiệp. Thông qua hệ số này ta có thể thấy được
khả năng huy động công suất thiết bị cũng như hiệu quả kinh doanhcúa doanh
nghiệp trong từng thời kỳ. Hệ số này được tính trên cơ sở thời gian làm việc
thực tế chia cho thời gian làm việc theo qui định trong năm, nó cho biết trong
năm máy móc thiết bị của doanh nghiệp hoạt động được bao nhiêu giờ. Phải
ngừng hoạt động bao nhiêu giờ. Hệ số này tính ra càng cao càng chứng tỏ hiệu
quả sử dụng máy móc thiết bị càng lớn. Bên cạnh đó thời gian làm việc thực tế
của máy móc thiết bị còn có tác dụng giúp các cán bộ quản lý được tình hình
hoạt đôngj, thừa thiếu máy móc thiết bị ở từng bộ phận sản xuất để có kế
hoạch điều chỉnh kịp thời. Do vậy đối với mỗi doang nghiệp nếu có thể nâng

cao hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị thì cũng đồng nghĩa
với việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị nói riêng và hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Cơ sở thực tiễn: Bước sang nền kinh tế thị trường mậc dù công ty luôn đẩy
nhanh tốc độ làm việc của máy móc thiết bị nhằm khai thác hết khả năng làm
việc của chúng. Tuy nhiên mức độ đóng góp của chúng vào các công trình còn
nhiều hạn chế. Có những bộ phận làm việc 8 giờ ÷9 giờ/ngày nhưng công ty
vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu nhất khắc phục tình trạng này.
Bởi lẽ do thời tiết, khí hậu làm gián đoạn tốc độ làm việc, do cung cấp không
đầy đủ kịp thoì nguyên vật liệu, do công nhân sử dụng còn hạn chế về trình độ,
do máy sửa chữa quá lâu. Vì vậy nâng cao hệ số thời gian làm việc thực tế của
máy móc thiết bị là một biện pháp hết sức càan thiết đối với công ty trong giai
đoạn hiện nay.
Phương thức tiến hành :Làm tốt công tác tiếp thị, giời thiệu năng lực thi công
của công ty, từng bước chiếm lĩnh thị trường để có thể nhận được nhiều các
công trình có giá trị lớn đảm bảo ddủ thời gian hoạt động của máy móc thiết
bị.
Cân đối lại nhiệm vụ, bố trí hợp lý kế hoạch sản xuất cho từng đội, từng
xí nghiệp và từng thiết bị. Khai thác hết thời gian làm việc của từng thiết bị.
Căn cứ vào khả năng làm việc của từng máy móc thiết bị, từng xí nghiệp để bố
trí máy móc thiết bị cho hợp lý, tránh tình trạng máy làm việc quá mức máy lại
sử dụng quá ít, đảm bảo làm sao cho các đội thi công trong tình trạng đủ máy
thi công và mức độ huy động công suất luôn đạt mức cao nhất.
Đối với mỗi công trình xây dựng đặc biệt là các công trình xa địa điểm
hoạt động của công ty thì cần phải lập tiến độ thi công rõ dàng, cụ thể, chính
xác và tính toán chi phí máy hợp lý nhất để có thể huy động tối đa công suất
máy móc thiết bị hiện có của công ty. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng
thuê máy ở đơn vị ngoài. Mặt khác đội theo dõi của công ty phải luôn theo dõi
kiểm tra tình hình hoạt động thực tế của maý móc ngoài công trường. Tránh
tình trạng báo cáo sai lệch không đúng thực tế của cấp dưới.

Hiệu quả thực hiện biện pháp: Trong những năm qua bình quân máy móc làm
việc chỉ đạt bình quân 10,5h/ngày, số ngày huy động là 25 ngày/tháng như vậy
hệ số thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết trong toàn công ty là:

Với thời gian huy động thực tế đạt 36% so với thời gian qui điịnh thì
doanh thu của công ty 2000 đạt 370 tỷ đồng. Nừu công ty thực hiện đúng biện
pháp này thì có thể năng hệ số giờ làm việc thực tế lên 12,5 giờ/ngày và 27
ngày/tháng.
Khi đó:
36,0
123024
12255,10
t
H
=
××
××
=
47,0
123024
12275,12
t
H
=
××
××
=
Và doanh thu đạt 450 tỷ đồng chính là số doanh thu công ty dự định đạt được
trong năm 2002.
3. Biện pháp thứ ba: Huy động và sử dụng vốn có hiệu qủa.

Cơ sở lý luận: Trong nền kinh tế thị trường cũng như bất kỳ một hình
thái kinh tế xã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh đều với mục đích là lợi nhuận. Mọi quá trình sản xuất kinh doanh
mặc dù có khác nhau nhưng chung qui lại đều hoạt động theo một mô hình cơ
bản giống nhau. Muốn tiến hành kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần
một khoản vỗn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị. Qua đó ta thấy
được vốn là nhân tố quan trọng vì phải có vốn doanh nghiệp mới đảm bảo
được sự vận hành thường xuyên và có khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Nó đảm bảo cho doanh nhgiệp chủ động trong việc đầu tư , mua sắm hay sửa
chữa máy móc thiết bị.
Cơ sở thực tiễn: Sự phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty đã chỉ ra một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến
hiệu quả quản lý sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp là huy động
vốn và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Đặc điểm của công ty cho thấy nguồn vốn
vay giữ vai trò quan trọng chiếm 36,74%. Tuy nhiên vốn vay cũng ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty luôn mang nặng lãi suất lãi
suất cao, công ty không mạnh rạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nagy cả
việc chi phí cho sửa chữa cũng kém đi làm giảm khả năng hoạt động của máy
móc thiết bị. Hàng năm công ty tiến hành đầu tư mua sắm khoảng 10 tỷ đồng
máy móc thiết bị, mà khoản này chỉ dựa vào tiền vay thì không đáp ưmngs
đượctốc độ thi công các công trình, ngoài ra các khoản vay này cũng có giới
hạn. Chính vì vậy phải có một giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn là một việc làm bứt thiết. Công ty có thể áp dụng biện pháp sau:
Phương thức tiến hành: Công ty có thể huy động vốn vay dài hạn hoặc
vay vốn từng công trình thực hiện bằng cách vay vốn từ cán bộ công nhân viên
công ty. Tuy nhiên để vay vốn công ty phải có biện pháp khuyến khích đối với
người có tích cực trong công ty vay vốn. Đồng thời vẫn đảm bảo tính lãi suất
cho họ. Biện pháp này giảm được khoản thế chấp công ty.
Khi cần thiết đầu tư cho máy móc thiết bị công ty có thể cổ phần hoá
hoặc bán cổ phiếu cho người lao động. Bằng cách này công ty có thể huy động

được mọt khối lượng vốn lớn, không có thời hạn trả, tăng nguồn vốn chủ sở

×