Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

vai trò của kế hoạch kinh doanh trong hoạt động ở các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.38 KB, 11 trang )

vai trò của kế hoạch kinh doanh trong hoạt động ở các doanh nghiệp
I. Kế hoạch kinh doanh và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của
doanh nghiệp
1.Sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch là một công cụ quản lý đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát
triển xã hội, nhưng thực sự được nổi bật và là công cụ quản lý chủ yếu trong
nền kinh tế chỉ huy tập trung. Kế hoạch hoá là hoạt động có hướng đích của
chính phủ, của các doanh nghiệp hay hộ gia đình nhằm đạt được những mục
tiêu đã định. Trong nền kinh tế chỉ huy tập trung trước đây ở các nước xã hội
chủ nghĩa do áp dụng thái quá kế hoạch hoá đã làm kìm hãm tính tự chủ của
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch không phát huy
được hết các nguồn lực của doanh nghiệp, tạo phong cách làm việc thụ động,
mọi người đều làm chủ, nhưng thực chất không có ai làm chủ ... Tuy nhiên
nhiều thành tựu to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, giáo dục . . . và đặc biệt trong việc tập trung nguồn lực trong chiến
tranh giải phóng dân tộc hay vào những lĩnh vực cần thiết trong công cuộc tái
thiết đất nước sau chiến tranh đã làm nổi bật vai trò của kế hoạch hoá.
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của kế hoạch hoá không giảm đi mà
lại được tăng cường như một công cụ, một yếu tố để tổ chức và quản trị các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Chuyển sang cơ chế quản
lý mới, quyền tự chủ của các doanh nghiệp được mở rộng. Về nguyên tắc
doanh nghiệp hoạt động theo các tín hiệu của thị trường. Doanh nghiệp không
chỉ chịu trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải có
trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của toàn xã hội. Trong quá trình đó
nhiều doanh nghiệp đã tỏ rõ khả năng thích ứng với cơ chế mới, nhưng cũng
không ít doanh nghiệp còn gặp khó khăn, lúng túng trong sản xuất kinh doanh.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuỳ theo ngành nghề, chức năng nhiệm
vụ, đặc điểm sản xuất kinh doanh, các mục tiêu đặt ra và khả năng nguồn lực
của mình mà doanh nghiệp phải hình thành, phải hoạch định ra những công
đoạn, cách thức tổ chức, tiến hành công việc ở những công đoạn khác nhau để
mục đích cuối cùng là đạt được các mục tiêu đã định. Đó là cơ sở cho các hoạt


động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp là một tổ
chức bao gồm các thành viên khác nhau từ người quản lý đến đội ngũ cán bộ,
nhân viên. Các thành viên phải có sự liên hệ chặt chẽ thông qua công việc làm
của họ. Muốn vậy họ phải hiểu rõ mục tiêu công việc của họ là gì? Các cách
thức tiến hành? Trình tự tiến hành? ... Tất cả những vấn đề đặt ra như trên
chính là nhiệm vụ và nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh ở doanh
nghiệp.
2. Thực chất của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị
trường
Trong nền kinh tế quốc dân có thể phân biệt hai loại kế hoạch, đó là: Kế
hoạch kinh tế - xã hội của chính phủ và kế hoạch sản xuất - kinh doanh của
doanh nghiệp.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh là dự định về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp dịch vụ. Kế hoạch này do
các doanh nghiệp vạch ra trên định hướng của kế hoạch kinh tế - xã hội của
chính phủ, dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp và thị trường của doanh
nghiệp. Kế hoạch sản xuất - kinh doanh phải đạt được mục tiêu vừa bảo đảm
nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ xã hội vừa bảo đảm cho doanh nghiệp đạt
được lợi nhuận để tái sản xuất kinh doanh. Kế hoạch sản xuất kinh doanh gắn
chặt với thị trường, coi thị trường là điểm xuất phát, là mệnh lệnh, là đối
tượng và nhu cầu của kế hoạch.
Kế hoạch kinh doanh là kế hoạch cơ bản của doanh nghiệp trong một thời
kỳ kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp
phải có được một kế hoạch kinh doanh phù hợp với khả năng, nguồn lực của
mình.
Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được chiến lược kinh doanh thì kế
hoạch kinh doanh nhằm cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược cho một kỳ kinh
doanh ( thường là 01 năm ). Thông qua kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp sẽ
có thể điều chỉnh và thực hiện được chiến lược kinh doanh đã đề ra.
3. Ý nghĩa của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp đối phó được với những bất định,
những biến động và thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài môi
trường kinh doanh. Việc ứng phó với những biến động này nhằm mục đích
giảm thiểu những mối đe doạ, những rủi ro, đồng thời phát hiện và tận dụng
cơ hội để tăng khả năng thành công trong kinh doanh. Cơ hội và những mối đe
doạ đều được xác định qua việc phân tích các dữ liệu, hiện trạng và các số liệu
dự báo. Vì môi trường có thể biến động theo một cách mà người ta có khả
năng dự báo được, nên một phần quan trọng trong công tác kế hoạch hoá của
ban quản lý cấp cao doanh nghiệp là phát hiện những cơ hội, những chiều
hướng biến động thích hợp của môi trường và đánh giá những tác động tiềm
năng của chúng tới doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh sẽ tạo ra khả năng cho việc điều hành tác nghiệp của
doanh nghiệp. Nó thay sự hoạt động manh mún, không được phối hợp của các
cá nhân, của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp bằng sự nỗ lực theo định hướng
những quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng.
Kế hoạch kinh doanh giúp giảm bớt sự chồng chéo, sự lãng phí và tạo khả
năng để điều hành tác nghiệp có hiệu quả.
Kế hoạch kinh doanh làm cho việc kiểm tra được dễ dàng bởi vì các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp sẽ không thể kiểm tra công việc của các cấp dưới nếu
không có các mục tiêu đã được xác định để đo lường. Kiểm tra giúp phát hiện
những sai sót và điều chỉnh kịp thời những sai sót này.
II. Các loại kế hoạch kinh doanh và mối quan hệ giữa kế hoạch
kinh doanh với các kế hoạch khác của doanh nghiệp.
1. Các loại kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong các hoạt động thực tế, hệ thống kế hoạch kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường rất đa dạng và có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Căn cứ vào tiêu thức thời gian, kế hoạch kinh doanh bao gồm:
- Kế hoạch chiến lược ( thường gọi là chiến lược ) nhằm xác định các lĩnh
vực mà công ty sẽ tham gia, đa dạng hoá hoặc cải thiện hoạt động trên các lĩnh
vực hiện tại, xác định các mục tiêu và giải pháp dài hạn cho các vấn đề: tài

chính, đầu tư, nghiên cứu phát triển, con người...
- Kế hoạch trung hạn: thường là 2,3 năm nhằm phác thảo chương trình
chung hạn để hiện thực hoá kế hoạch dài hạn, tức là để bảo đảm tính khả thi ở
các lĩnh vực, mục tiêu, chính sách hoặc giải pháp được hoạch định trong chiến
lược được lựa chọn.
- Chương trình kế hoạch hàng năm: tuỳ theo cách tiếp cận của kế hoạch
chiến lược và kế hoạch trung hạn; cách cụ thể hoá các nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh hàng năm có thể được xác định theo chương trình hoặc phương án kế
hoạch năm. Cho dù kế hoạch năm được xác định như thế nào thì bản chất của
nó vẫn là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh căn cứ vào định hướng
mục tiêu chiến lược và kế hoạch trung hạn, căn cứ vào kết quả nghiên cứu điều
chỉnh các căn cứ để có được kế hoạch phù hợp với điều kiện của kế hoạch năm.
- Kế hoạch tác nghiệp và dự án: để triển khai các mục tiêu và hoạt động
sản xuât - kinh doanh, các công ty cần hoạch định kế hoạch tác nghiệp và các
dự án. Các kế hoạch tác nghiệp ( có thể theo sản phẩm, theo lĩnh vực, theo bộ
phận sản xuất và theo tiến độ thời gian...) gắn liền với việc triển khai các
phương án kế hoạch, còn các dự án về cải tạo hiện đại hoá về dây truyền công
nghệ, đào tạo, nghiên cứu phát triển...lại gắn liền với việc thực thi các chương
trình hoặc chương trình đồng bộ có mục tiêu.
Căn cứ vào mối quan hệ gắn bó giữa các loại hoạt động kế hoạch hoá trong
phạm vi doanh nghiệp có:
- Bộ phận kế hoạch mục tiêu: đây là bộ phận kế hoạch quan trọng nhất
của doanh nghiệp, có nhiệm vụ hoạch định các mục tiêu về sản xuất, thị
trường, quy mô và cơ cấu các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, bộ
phận kế hoạch mục tiêu cũng xác định các chỉ tiêu tài chính cơ bản nhằm xác
định hiệu quả của sản xuất kinh doanh gắn liền với từng phương án được
hoạch định.
- Các kế hoạch điều kiện, hỗ trợ về vốn, vật tư, nhân lực, tiền lương...
nhằm xác định chính sách , giải pháp, phương hướng huy động, khai thác các
khả năng và nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả các phương án kế hoạch

mục tiêu. Kế hoạch điều kiện được xác định căn cứ vào kế hoạch mục tiêu và
gắn liền với kế hoạch mục tiêu. Việc xác định các kế hoạch này nhằm đảm bảo
tính đồng bộ trong mục tiêu, giải pháp và điều kiện các kế hoạch quản lý. Độ
dài về thời gian và các yêu cầu của kế hoạch mục tiêu sẽ quyết định các vấn đề
tương ứng của kế hoạch điều kiện. Cuối cùng việc thực hiện các kế hoạch điều
kiện là nhằm đảm bảo và nâng cao tính khả thi của các phương án và chương
trình kế hoạch của các doanh nghiệp.
2. Mối quan hệ giữa kế hoạch kinh doanh và các kế hoạch khác của doanh
nghiệp.
Về mặt logic kế hoạch kinh doanh là kế hoạch mở đầu của cả một quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh có một vai trò hết
sức quan trọng vì nó lập ra mục tiêu, vạch ra phương hướng để doanh nghiệp
đi đến mục tiêu.
Để tiền hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến
hành thực hiện đồng bộ kế hoạch tổng hợp kinh doanh - kỹ thuật - tài chính -

×