Tên đề tài: Nâng cao ch ất lượng dạy học môn toán 6 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học thì hơn 90 % người học học
tốt là do học tập chăm chỉ, có phương pháp học tập khoa học, phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của họ. Thực tế cho thấy nhiều em học sinh rất chịu
khó học bài nhưng kết quả học tập vẫn không cao (đặc biệt, các em học
sinh vùng đặc biệt khó khăn thì việc học tập ở nhà lại càng không được chú
ý nhiều) phải chăng do tố chất của các em không thể học tốt đươc hay vì
điều kiện hoàn cảnh, mức độ nhận thức của các em và của gia đình ? Trước
thực tế đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp giúp
các em học tập hiệu quả hơn.
Một trong những mấu chốt quan trọng của việc học tốt là phương
pháp học phù hợp với từng học sinh. Vậy làm thế nào để mỗi học sinh, (đặc
biệt là đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn) có một phương pháp học
tập phù hợp với mình để việc học tập thật sự nhẹ nhàng mà lại hiệu quả cao
?
Để trả lời câu hỏi này, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao
chất lượng dạy học môn Toán 6 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn” để
nghiên cứu, làm tài liệu áp dụng vào việc dạy học giúp học sinh học tập tốt
hơn.
B/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Có một điều mà tất cả các nhà nghiên cứu tâm lí học trong và ngoài
nước có thể khẳng định rằng: tất cả mọi người giáo viên không phải ai cũng
có năng lực sư phạm. Chính vì vậy, khi đã là một người giáo viên thì mỗi
Bùi Văn Vệ - Trường THCS Mường Thín Trang 1
Tên đề tài: Nâng cao ch ất lượng dạy học môn toán 6 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
người đều phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ
thường xuyên không ngừng để đáp được nhu cầu học tập của xã hội trong
thời đại ngày càng phát triển như hiện nay.
Tìm hiểu tâm lí của học sinh trung học cơ sở thông qua các hoạt
động, trong việc học tập các em đã ghi nhớ tài liệu học tập như thế nào ?
Quá trình nhận thức lý tính tư duy và tưởng tượng ở học sinh được hình
thành như thế nào ? Các em đã thực sự chú ý trong học tập hay
chưa ?...Nắm bắt được tất cả những thắc mắc trên thì sẽ giúp một phần
không nhỏ cho người giáo viên vững vàng hơn, tự tin hơn khi nhìn lại
phương pháp giảng dạy của mình.
Đặc biệt là học sinh vùng đặc biệt khó khăn thì việc học tập của các
em thường không được các bậc phụ huynh quan tâm hoặc có quan tâm thì
cũng không biết quan tâm sao cho đúng cách, hơn nữa bản thân các em
cũng chưa thực sự cố gắng, chưa có sự nỗ lực vượt bậc do nhận thức của
các em cũng như nhận thức của các bậc phụ huynh còn chưa đầy đủ.
C/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Để quá trình đi từ lí thuyết đến thực hành được trọn vẹn, tôi đã được
Ban Giám hiệu Nhà trường hết sức tạo điều kiện thuận lợi và sự hợp tác
của các em học sinh khối 6 giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là khả năng học tập
môn Toán của học sinh khối 6 - Trường THCS Mường Thín
Bùi Văn Vệ - Trường THCS Mường Thín Trang 2
5%
15%
20%
25%
55%
75%
90%
Đọc
Nge
Nhìn
Nghe + Nhìn
Thu nhận kinh nghiệm bằng hành động
Dạy lại người khác
Tên đề tài: Nâng cao ch ất lượng dạy học môn toán 6 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
D/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Khoa học đã phát hiện và chứng minh khả năng lưu trữ thông tin như
sau:
Th o lu nả ậ
Do đó, người giáo viên cần vận dụng phương pháp dạy học phù hợp
với từng đối tượng học sinh và trao đổi, thảo luận giúp học sinh tự tìm cho
mình một phương pháp học tập khoa học, phù hợp với bản thân mình sao
cho học tập đạt hiệu quả nhất.
Học sinh lứa tuổi THCS là lứa tuổi rất hiếu động, ham chơi, chưa ý
thức thực sự và thấy được tầm quan trọng của việc học tập. Nhiều em chưa
tập trung chú ý nghe giảng, chưa thật sự chăm chỉ và dành nhiều thời gian
cho việc học của mình, do đó kết quả học tập chưa cao.
Bùi Văn Vệ - Trường THCS Mường Thín Trang 3
Tên đề tài: Nâng cao ch ất lượng dạy học môn toán 6 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Phương pháp học chưa khoa học, do vậy ghi nhớ được bài học ngay
trên lớp là điều quan trọng nhất để đạt được kết quả cao trong học tập.
Trong đề tài này tôi xin đưa ra một số phương pháp giúp học sinh
học tập một cách hiệu quả. Đây là vấn đề cấp thiết cần làm ngay để đạt
được hiệu quả thật sự trong việc học tập của các em.
E/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Ở các trường trung học, nhiệm vụ chính của các em học sinh là hoạt
động học tập. Hoạt động học tập của các em chính là kết quả đánh giá
chính xác nhất hoạt động giảng dạy của giáo viên. Do đó, để đưa đến một
kết quả tốt trong học tập của các em học sinh thì trách nhiệm phần lớn phụ
thuộc vào chính người giáo viên trong công tác giảng dạy của mình. Người
giáo viên không chỉ đơn thuần lên lớp dạy cho xong bài học của mình theo
phân môn, mà người giáo viên trong giờ dạy của mình phải nắm bắt được
khả năng tiếp thu của các em trong lớp, kể cả các em học kém đến các em
khá giỏi. Đặt ra yêu cầu giảng dạy để kết quả học tập từ các em học sinh
kém đến các em khá giỏi đều có khả năng ghi nhớ được tài liệu bài học
hôm nay và đặc biệt là lôi cuốn được sự chú ý của các em vào bài học. Từ
sự chú ý và ghi nhớ đó thì giáo viên mới đặt ra yêu cầu cao hơn là giúp học
sinh nhận thức sâu hơn về bài học. Từ đó, tạo cho các em thói quen học tập
và ghi nhớ kiến thức ngay tại lớp sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Chính nhờ sự nhận thức được điều đó mà tôi đã tập trung tìm hiểu,
quan sát các em thông qua các tiết giảng dạy và dự giờ trực tiếp của mình,
thông qua các tiết học của các em. Nhờ sự quan sát trong các giờ như vậy,
tôi nhận thấy:
Bùi Văn Vệ - Trường THCS Mường Thín Trang 4
Tên đề tài: Nâng cao ch ất lượng dạy học môn toán 6 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Trong một lớp hay trong một môn học nhất định thì có bao nhiêu em
có sự tập trung chú ý cao vào môn học, bao nhiêu em chưa thật sự chú ý, số
em tự cố gắng để ghi nhớ tài liệu học tập của mình thông qua bài giảng của
giáo viên ngay tại lớp và bao nhiêu em ngoài sự tập trung chú ý ghi nhớ để
rồi cố gắng đi sâu hơn vào bài học bằng những câu hỏi thắc mắc xoay
quanh vào bài học. Sau các giờ học tôi luôn ở lại lớp để tiếp xúc và xem
khả năng phần trăm học sinh trong lớp nắm bắt được bài học và số còn lại
tại sao chưa chiếm lĩnh được những tri thức sau bài giảng của giáo viên. Từ
thực tế cụ thể đó, tôi đã tìm ra nhiệm vụ nghiên cứu để hoàn thành đề tài
khoa học mà tôi đang nghiên cứu
G/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Có thể nói phương pháp dạy học thích hợp với tâm lí học sinh để có
kết quả cao hơn đang là vấn đề nổi cộm ở các trường học hiện nay, mà cụ
thể là trường THCS Mường Thín và cũng đang là một câu hỏi lớn đặt ra
cho nền giáo dục nước ta. Do vậy, khi chọn đề tài này tôi đã cố gắng đề ra
cho mình những phương pháp nghiên cứu về một đối tượng nào đó cụ thể.
Cũng như tất cả các đề tài khác, khi bắt đầu nghiên cứu về một đối tượng
nào đó người ta thường xây dựng cho mình các phương án sao cho sát thực,
phù hợp với đối tượng để thu được những thông tin hữu hiệu, cần thiết để
hoàn chỉnh đề tài của mình. Với đề tài này tôi đã xây dựng cho mình kế
hoạch và phương pháp nghiên cứu như sau:
Bùi Văn Vệ - Trường THCS Mường Thín Trang 5
Tên đề tài: Nâng cao ch ất lượng dạy học môn toán 6 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
1/ Phương pháp quan sát
Quan sát là hình thức cảm tính tích cực nhằm thu thập sự kiện, hình
thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng cần quan sát về thế giới xung
quanh và về những vấn đề có liên quan đến đối tượng đó.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này cần phải quan sat thường
xuyên, quan sát tổng thể những biểu hiện của các em trong việc học tập và
diễn biến tâm lí để tạo ra hiện tượng tâm lí cần thấy được ở học sinh.
2/ phương pháp điều tra
Điều tra thông qua câu hỏi trắc nghiệm đã giúp tôi hệ thống chính
xác hơn về khả năng ghi nhớ, học tập của học sinh. Phiếu điều tra đã giúp
tôi có một số liệu cụ thể hơn cho đề tài khoa học mà tôi đang nghiên cứu.
Ngoài hai phương pháp trên tôi còn sử dụng kết hợp với một số
phương pháp khác như: Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích...để
tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn vào tâm lí học sinh.
Trong quá trình sử dụng các phương pháp này, tôi thấy cần phải vận
dụng một cách linh hoạt, kết hợp các phương pháp với nhau một cách hợp
lí. Vì không có phương pháp nào là toàn năng nên nếu sử dụng từng
phương pháp riêng thì sẽ không đạt được hiệu quả cao trong công tác dạy
và học.
Bùi Văn Vệ - Trường THCS Mường Thín Trang 6
Tên đề tài: Nâng cao ch ất lượng dạy học môn toán 6 cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A/ ĐẶC ĐIỂM HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Trong cuộc sống hiện nay, xã hội chúng ta ngày càng phát triển và
tiến bộ thì những biến đổi về cơ thể cũng như suy nghĩ của các em học sinh
cũng phát triển và đến sớm hơn. Trên thực tế, đa số các em học sinh đến
trường THCS đã bước vào tuổi thiếu niên nên người ta còn gọi tuổi này là
tuổi thiếu niên.
Đây là thời kỳ phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của
mỗi cá nhân. Thời kỳ này có một vị trí đặc biệt, vì nó là thời kỳ truyển tiếp
từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Sự chuyển tiếp tạo nên nội dung cơ bản
và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt ở thời kì này. Trước hết là sự phát triển
nhảy vọt về mặt giải phẫu sinh lí tạo nên một sự mất cân bằng tạm thời
giữa các chức năng sinh lí. Do đó cũng hay gây ra sự mất cân bằng tạm thời
về tâm lí.
Sự phát triển mạnh mẽ của hưng phấn thần kinh tạo ra một sự mất
cân bằng tạm thời so với sự phát triển của cơ thể, có sự mất cân đối giữa
phần dưới vỏ não (có xu hướng phát triển nhanh hơn và mãnh liệt hơn) so
với hoạt động của vỏ não. Từ đó cũng dẫn đến sự mất cân bằng tạm thời
giữa hai hệ thống tín hiệu.
Việc học tập ở trường THCS là một bước ngoặt trong đời sống của
các em mà điểm đầu của bước ngoặt đó là khi các em bước vào lớp 6. Các
em được tiếp cận với nhiều kiến thức hơn của nhiều môn học khác nhau và
với những giáo viên có những phong cách giảng dạy, có thái độ và yêu cầu
khác nhau đối với học sinh...Các em phải thích nghi với những yêu cầu mới
Bùi Văn Vệ - Trường THCS Mường Thín Trang 7