Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.28 KB, 4 trang )

KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TP
HÀ NỘI
Theo đoàn chuyên gia JiCA và ban dự án thì việc thực hiện thí điểm phân
loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh nhằm tới đích chỉ là nhân rộng ra địa
bàn vùng nội thành thành phố Hà Nội. Điều kiện địa phương của vùng nông thôn
thành phố Hà Nội bao gồm phát sinh chất thải, nhận thức của người dân khác
nhiều so với vùng nội thành.
1. Những thuận lợi
Khả năng triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn nội thành thành phố Hà
Nội có tính khả thi hơn trên địa bàn nông thôn thành phố Hà Nội vì nó có những
thuận lợi:
Dân trí địa bàn thành phố Hà Nội là tương đối cao nên việc tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân và điều chỉnh thói quen phân loại rác tại nguồn
không quá khó khăn. Việc nhân rộng mô hình thuận lợi ở các Quận trung tâm như
Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ,… hơn là ở các quận nội thành khác vì đặc điểm
về địa hình (nhiều đường lớn, ít ngõ ngách…), dân cư (dân trí cao), kinh tế khá
giả,… đời sống xã hội phát triển hơn nên ý thức tự giác, nhận thức về trách
nhiệm và lợi ích của bản thân về việc phân loại rác tại nguồn cao hơn nên dễ triển
khai mô hình ở các địa bàn này hơn.
Khi nhân rộng mô hình ra địa bàn nông thôn thành phố Hà Nội thì có thuận
lợi:
Thành phần rác thải của vùng nông thôn chủ yếu là rác vô cơ vì rác hữu cơ
đã được người dân tái sử dụng cho chăn nuôi, tăng gia sản xuất nên dễ thực hiện
phân loại hơn.
Nhìn chung, việc nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn ra toàn thành
phố Hà Nội có một thuận lợi rất lớn là cả người dân và cán bộ quản lý, công nhân
thu gom đều rất đồng tình, ủng hộ việc thực hiện mô hình (theo số liệu điều tra
phường Phan Chu Trinh). Sự ủng hộ của người dân là nhân tố chính quyết định
việc dự án có được tiếp tục triển khai thực hiện hay không.
2. Những khó khăn
Nhiều người dân có ý thức kém không tuân thủ quy định, chống đối việc


thực hiện phân loại rác tại nguồn gây ra việc triển khai nhân rộng gặp trở ngại.
Nguồn tài chính cho dự án 3R-HN hạn hẹp trong khi đó việc thu thêm phí
môi trường để thực hiện dự án không được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân
(đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn TP Hà Nội) gây tình trạng thiếu kinh
phí triển khai dự án.
Pháp luật nước ta chưa có các quy định về trách nhiệm của người dân trong
việc phân loại rác tại nguồn nên hiệu quả hoạt động mô hình không cao.
Người dân nhận thức kém về cách phân loại rác nên tỷ lệ phân loại thấp gây
mất nhiều công sức của công nhân thu gom và mô hình đạt hiệu quả kinh tế thấp
nên phải bù lỗ cho việc thực hiện mô hình nhiều dẫn tới thiếu tài chính.
Như vậy, việc triển khai nhân rộng mô hình dễ thực hiện và khả thi ở vùng
nội thành TP Hà Nội hơn ở vùng nông thôn TP Hà Nội.
3. Những giải pháp thực hiện
Từ bài học kinh nghiệm của các nước đi trước và bài học từ việc thực hiện
thí điểm ở phường Phan Chu Trinh, để có thể thực hiện triển khai nhân rộng mô
hình này cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
Công tác tuyên truyền giáo dục sâu, rộng và đồng bộ đặc biệt giáo dục từ
bậc tiểu học về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và lợi ích của phân loại rác tại
nguồn, cách thức phân loại, nhận biết rác nào là rác có ích, rác nào là rác vô
ích…
Điều chỉnh ý thức hành vi về việc vứt rác bừa bãi của người dân, đề xuất
xây dựng hệ thống pháp luật về giám sát trong cộng đồng dân cư, trường học,
công sở, siêu thị, chợ về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và phân loại rác tại
nguồn. Đề xuất việc tăng cường và phân cấp công tác kiểm tra xử phạt đối với
các cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, thực hiện
phân loại rác tại nguồn. Nhân viên chính quyền phường va các đoàn thể sẽ đi đến
gặp các cơ sở, hộ gia đình thường xuyên vi phạm quy trình thải rác để nhắc nhở
và xử phạt theo quy định.
Đề xuất, kiến nghị lên các cấp, các ngành có thẩm quyền tiếp tục lập và
duyệt quy hoạch các điểm tập kết rác, chung chuyển chất thải cho thành phố Hà

Nội, đồng thời có cơ chế chính sách ưu tiên, văn bản pháp quy quy định, hướng
dẫn cũng như hỗ trợ vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực môi trường thực hiện các dự án phân loại rác tại nguồn, các dự án về
giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
Hình thành một chương trình hành động để mở rộng chương trình phân loại
tại nguồn chuẩn bị cho toàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những bài học nhận
được và những kỹ năng thu được từ việc triển khai dự án thí điểm. Kế hoạch
hành động sẽ có những hạng mục sau:
Kế hoạch mở rộng vùng phân loại tại nguồn: vùng đối tượng và các hộ đối
tượng?, phương pháp mở rộng?, kế hoạch triển khai và năm đích?.
Thúc đẩy kế hoạch vận động: đội ngũ chịu trách nhiệm?, hợp tác với công
ty tư nhân?
Kế hoạch đảm bảo các xe gom và tập huấn những người thu gom
Kế hoạch nhân lực: phân bố nhân lực cho việc triển khai từng kế hoạch.
Kế hoạch tài chính: bố trí tài chính cho việc đưa kế hoạch vào thực tiễn.
KẾT LUẬN
Quản lý môi trường nói chung và quản lý nguồn thải chất thải nói riêng của
thành phố Hà Nội đã và đang được Nhà nước, thành phố và các cấp, các ngành
hết sức quan tâm chỉ đạo. Công tác quản lý chất thải hiện tại của thành phố Hà
Nội đã có những chuyển biến rất rõ rệt so với 10 năm trở lại đây, từng bước đáp
ứng được so với nhu cầu phát sinh chất thải thực tế.
Xã hội hóa công tác chất thải đã và đang thể hiện nhiều mặt tích cực, đặc
biệt trong việc làm tăng chất lượng và hiệu quả của dịch vụ vệ sinh môi trường
đồng thời cũng rất có ý nghĩa trong việc thu hút sự tham gia và tăng ý thức bảo vệ
môi trường của cộng đồng.
Phân loại rác tại nguồn có thể được coi là một trong những nhiệm vụ vô
cùng quan trọng trong công tác quản lý chất thải, nó quyết định đến hiệu quả của
toàn bộ các quá trình xử lý sau đó: Công tác phân loại nếu được thực hiện tốt sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà máy chế biến phế thải (hữu cơ)
thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp và chất thải tái chế làm

nguyên liệu cho các cơ sở tái chế ra các mặt hàng phục vụ cho cuộc sống. Do
vậy, cần thiết phải triển khai công tác phân loại rác tại nguồn tại tất cả các nguồn
thải như hộ gia đình, công sở trường học, chợ, siêu thị, nơi công cộng,… để từng
bước tạo nên một xã hội hoàn toàn vật chất, tiết kiệm tài nguyên cho xã hội.
Và hãy nhớ:
"HẢY PHÂN LOẠI RÁC VÌ ĐÓ LÀ TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ"

×