Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

GA11(5-8), CHUẨN KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.58 KB, 30 trang )

Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
Tuần: 05
Tiết: 17
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Luyện tập để nắm chắc kĩ năng phân tích văn học ( tác phẩm văn xuôi)
- Bước đầu viết đoạn văn phân tích tác phẩm văn xuôi.
2. Kỹ năng:
- Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
- Viết bài phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, làm bài tập…
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động nhóm, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
HĐ1
Chia nhóm làm bài tập.
Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm 1. Bài tập 1.
- Yêu cầu:
+Làm dàn ý theo một lôgic thống nhất, hợp
lý.
+Xác định được các luận điểm, luận cứ cần
trình bày.
- Tự cao: tự cho mình là hơn người, và tỏ ra


coi thường người khác.
HĐ2
Nhóm 2: Bài tập 2.
+ Làm dàn ý: xác định được nội dung cần
trình bày trong bài viết.
+ Tìm các ý và sắp xếp theo một hệ thống
Bài tập 1.
a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
- Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với
khiêm tốn.
+ Tự ti: Tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin.
+ Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức
trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn tự
kiêu, không tự cho mình là hơn người
- Những biểu hiện của thái độ tự ti.
- Tác hại của thái độ tự ti.
b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự
phụ.
- Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ
với tự tin.
+ Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng
thành tích, do đó coi thường mọi người.
+ Tự tin: Tin vào bản thân mình.
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ.
- Tác hại của thái độ tự phụ.
c/ Xác định thái độ hợp lý: Đánh giá đúng bản
thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc
phục mặt yếu.
Bài tập 2.
Đoạn văn viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và
Tăng Thanh Bình 1
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
lôgic phù hợp với yêu cầu đề bài. cảm xúc qua các từ: Lôi thôi, ậm ọe.
- Đảo trật tự cú pháp.
- Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường.
- Cảm nhận về cảnh thi cử ngày xưa.
-> Nên chọn viết đoạn văn theo cấu trúc: Tổng -
phân - hợp:
+ Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích.
+ Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ,
hình ảnh, phép đảo cú pháp.
+ Nêu cảm nhận về chế độ thi cử ngày xưa dưới
chế độ thực dân phong kiến.
4. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành các phần đã chỉnh sửa
- Soạn bài: LẼ GHÉT THƯƠNG

Tiết: 18,19
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Ghét – thương và quan điểm đạo đức, tư tưởng đạo đức.
- Tính chân thực, độ sâu sắc và mãnh liệt của cảm xúc thơ – một nét đặc trưng trong phong cách
thơ trữ tình đoạ đức của cụ Đồ Chiểu.
2. Kỹ năng:
Phân tích, cảm thụ tác phẩm truyện thơ Nôm bác học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…

2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động nhóm, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Tăng Thanh Bình 2
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV: nêu vài nét về tác giả NĐC ?
- HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính.
Là tấm gương yêu nước, thương dân, dùng ngòi
bút để đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Ông
như vì sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn
lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng)
HĐ2
- Tại sao ông lại giải thích: Vì chưng hay ghét
cũng là hay thương? (thương là gốc. Chính vì
thương mà ghét)
Đoạn thơ mang tính triết luận- đạo đức.
(tất cả các dẫn chứng đều được rút từ lịch sử cổ
- trung đại Trung Hoa. Điều này là thói quen
của các nhà nho hay lấy tấm gương TQ để liên
hệ, soi mình trên nhiều phương diện).
- Điệp từ ghét đời, điệp từ dân nói lên điều gì?
GV kết: Đoạn thơ sử dụng nhiều điển cố trong
sử sách Trung Quốc, nhưng dễ hiểu, thể hiện rõ
bản chất của các triều đại. Đó là cơ sơ của lẽ

ghét sâu sắc, ghét mãnh liệt đến độ tận cùng của
cảm xúc.
- Ông Quán thương những ai? Họ là ai? Giữa họ
có điểm gì chung? Vì sao ông thương họ?
+ Đức Thánh nhân
+ Thầy Nhan Tử.
+ Ông Gia Cát.
+ Thầy Đổng Tử.
+ Ông Nguyên Lượng.
+ Ông Hàn Dũ.
+ Thầy Liêm.
+ Thầy Lạc.
-> Tất cả đều là những con người có tài, có đức
và có trí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân
nhưng đều không đạt sở nguyện.
- Vì sao nhà thơ kết luận: nửa phần lại ghét, nửa
phần lại thương?
(Thương là gốc. Vì thương nên ghét. Thương
ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình
dị. Yêu thương nhất mực,căm ghét đến điều. Đó
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- NĐC (1822- 1888) là nhà thơ mù ở Đồng
Nai, đã vượt qua những bất hạnh riêng để trở
thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ.
- Thơ ca mang đạo lí nhà nho, gần gủi với
quan niệm sống của nhân dân.
2. Tác phẩm:
- Tác phầm thuộc loại truyện Nôm bác học.
- Vị trí đoạn tích: phần đầu tác phẩm.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Nội dung:
a. Quan niệm thương ghét của ông Quán:
- Yêu ghét phân minh rõ ràng.
- Ông Quán chỉ thích giúp người bất hạnh,
ghét kẻ tiểu nhân.
- Ông Quán là tiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm
của nhân dân miền Nam.
b. Lẽ ghét:
- Bàn về lẽ ghét trong đời sống tình cảm của
con người.
- Điệp từ Ghét: Tăng sức mạnh cảm xúc, thái
độ ghét sâu sắc của tác giả.
-> Ông Quán ghét các triều đại có chung bản
chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say
tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
- Điệp từ Dân: Thái độ của ông Quán vì dân.
Luôn đứng về phía nhân dân. Xuất phát từ
quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử.
c. Lẽ thương:
- Nhắc đến các bậc thánh nhân hết lòng vì dân
vì nước.
- Nguyễn Đình Chiểu đã vì đời vì dân mà cảm
thương và nhớ tiếc những vĩ nhân hiền tài
không gặp thời vận để đến nỗi phải đành phui
pha.
Tăng Thanh Bình 3
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam anh
hùng)

* Ông Quán - người phát ngôn cho những tư
tưởng, cảm xúc nung nấu trong tâm can Đồ
Chiểu. Nhân vật ông Quán nằm trong hệ thống
các lực lượng phù trợ cho nhân vật chính trên
con đường thực hiện nhân nghĩa như ông Ngư,
ông Tiều, Tiểu đồng, lão bà dệt vải) Ông có
dáng dấp một nhà nho đi ở ẩn, song tính cách lại
bộc trực, nóng nảy, ghét kẻ tiểu nhân ích kỷ, nhỏ
nhen. Nhưng lại giàu lòng yêu thương những con
người bất hạnh.
- Rút ra ý nghĩa của văn bản?
2. Nghệ thuật:
- Đậm chất tự thuật: ông Quán là hoá thân Đồ
Chiểu, phát ngôn cho cảm xúc của tác giả.
- Thủ pháp lấy xưa nói nay, lấy chuyện sách
vở nói chuyện đời: tên đất, tên người từ sử
sách TQ gợi đến cuộc sống đương thời.
- Cách bộc lộ cảm xúc bộc trực, thẳng thắn
mang đậm dấu ấn của người Nam Bộ.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Tình cảm yêu ghét phân minh.
- Tấm lòng yêu dân sâu sắc.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” – điều này bộc lộ như thế nào trong đoạn trích?
- Soạn đọc thêm.
Tiết: 20 ĐỌC THÊM:
CHẠY GIẶC - Nguyễn Đình Chiểu
BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN – Chu Mạnh Trinh
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:
- Đất nước rơi vào tay giặc, cảnh “xẻ ghé tan đàn”, thái độ tác giả.
- Một cái nhìn bao quát về phong cảnh Hương Sơn và tấm lòng của tác giả với quê hương.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. PHƯƠNG PHÁP:
Tăng Thanh Bình 4
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
Hoạt động nhóm, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
HĐ1
- GV hướng dẫn HS tiểu dẫn. Nắm nội dung cơ
bản.
- Chú ý giọng đọc: chậm rãi, thể hiện niềm đau
xót, buồn chán.
- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung văn bản
qua hệ thống câu hỏi SGK.
- Nhóm 1.
Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến
xâm lược được miêu tả như thế nào?
Nhóm 2.
Tam trạng và tình cảm của tác giả trong hoàn
cảnh đất nước có giặc ngoại xâm?

Nhóm 3.
Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ
kết?
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
Chú ý giọng đọc khoan khoái, cảm giác lâng
lâng, tự hào.
HĐ2
- Định hướng nội dung và nghệ thuật cần tìm
hiểu qua tổ chức thảo luận nhóm theo câu hỏi
SGK ?
- GV Cho học sinh hoạt động nhóm.
Nhóm 1.
- Nội dung của 4 câu thơ đầu? Cảnh Hương được
giới thiệu thông qua những hình thức giá trị nghệ
thuật nào?
I . CHẠY GIẶC:
- Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên
qua những hình ảnh:
+ Lũ trẻ lơ xơ chạy
+ Đàn chim dáo dác bay.
+ Bến Ghé tan bọt nước.
+ Đồng Nai nhuốm màu mây.
-> Hình ảnh chân thực dựng, lên khung cảnh
hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang
thương của đất nước trong buổi đầu có thực
dân Pháp xâm lược.
- Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương
trước cảnh nước mất nhà tan.
- Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược.
Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi

thực dân,
cứu đất nước thoát khỏi nạn này.
-> Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của
Nguyễn Đình Chiểu.
II. BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN.
1.Cái thú ban đầu đến với Hương Sơn:
- Câu hỏi tu từ: Vừa giới thiệu, vừa khẳng định.
- Phép lặp: Giới thiệu khái quát cảnh chùa
Hương.
+ Thế giới cảnh bụt - cảnh tôn giáo.
+ Danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam.
Tăng Thanh Bình 5
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
- Nhóm 2.
Tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi đến với
Hương Sơn như thế nào?
- Nhóm 3.
Suy nghĩ của em sau khi đọc hiểu văn bản?
- Cảnh vật cụ thể của Hương Sơn:
+ Phép nhân hoá: Chim thỏ thẻ; cá lững lờ.
+ Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ đối: Tạo sắc
thái huyền diệu.
-> Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo.
phảng phất sự biến hóa thần tiên.
+ Điệp từ này; cách ngắt nhịp 4/3, nghệ thuật
so sánh, dùng từ láy, từ tượng hình gợi cảm.
->Sự hăm hở, niềm yêu thích và khả năng tạo
hình sinh động, biến hoá của tác giả. Câu thơ
giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự
ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và

lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác
giả.
2. Nỗi lòng của du khách.
- Xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy
trang nghiêm đối với đạo Phật.
- Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng
tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa
càng lưu luyến mê say.
3. Kết luận.
- Ngòi bút điển hình mang cái hồn của bầu trời
cảnh bụt. Chất thơ, chất nhạc, chất hội hoạ tạo
nên vẻ tài hoa và giá trị cho bài thơ.
- Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân
bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi
nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu
quê hương đất nước của tác giả.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Xem lại bài nghị luận về nột tư tưởng đạo lí.
Tăng Thanh Bình 6
NTL, ngày 13 tháng 9 năm 2010
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
Tuần 6
Tiết 19:
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng biểu lộ cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn
đạt.
2. Kỹ năng: Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có
được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động nhóm, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt

HĐ1
- HS đọc lại đề và phân tích đề.
- GV gợi ý để các HS khác bổ sung hoàn
chỉnh.
HĐ2
- GV gợi ý để HS xác điịnh các luận điểm
trong mỗi phần của bì viết.
- HS phát biểu ý kiến xây dựng dàn ý và
các ý kiến bổ sung.
HĐ3
- GV dựa vào bài chấm cho HS biết điểm
các ưu và nhược điểm với các bài cụ thể.
- HS đọc bài tiêu biểu theo yêu cầu của GV.

I. PHÂN TÍCH ĐỀ.
- Dạng đề mở.
- Các thao tác chính: GT, SS, BL…
- Kiến thức xã hội và các bộ môn học.
II. LẬP DÀN Ý.

1. Mở bài:
- Nêu hiện tượng
- Định hướng bài làm.
b. Thân bài:
- Giaỉ thích khái quát về môi trường “Sạch”
- Nêu hiện trạng môi trường hiện nay.
- Nêu các giải pháp nhằm khắc phục.
c. Kết bài:
- Tầm quan trọng của môi trường đối với đời
sống con người.
- Phấn đấu của bnr thân để góp phần tạo cho môi
trường “Sạch”
III. NHẬN XÉT CHUNG
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:
3. Điểm thống kê:
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Tăng Thanh Bình 7
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
4. Hướng dẫn tự học:
- Về nhà chọn một trong các luận điểm viết thành đoạn văn.
- Hướng dẫn: Về làm bài và soạn bài: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Tiết: 22, 23.
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
(Nguyễn Đình Chiểu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiêp và giá trị nội dung, nghệ thuật thơ văn
của Nguyễn Đình Chiểu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử của văn học

Việt Nam thời Trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ.
- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của tác giả: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự
nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc.
- Nhận thức được nhưng thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân
vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi trong bài
văn này.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu có những hiểu biết về văn tế.
- Đọc – hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb…
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động nhóm, phát vấn, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
HĐ1
- Nét cơ bản cần nắm về cuộc đời của
NĐC?
- HS trả lời GV gợi ý để các em khác
nhận xét, bổ sung và tổng hợp.
A. TÁC GIẢ.
I. CUỘC ĐỜI.
- Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) (1822 – 1888)
người Gia Định.
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh:
+ Cha bị cách chức, mẹ mất, bị mù và bị bội hôn.

+ Pháp chiếm Gia Định ông về Ba Tri: dạy học, bóc
thuốc, sáng tác thơ văn đồng thời liên lạc với các sĩ.
Tăng Thanh Bình 8
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
*GV: Ba phẩm chất đáng trân trọng
trong con người Đồ Chiểu: nhà văn coi
trọng chức năng giáo huấn/ một nhà
giáo coi việc dạy người cao hơn dạy
chữ/ một thầy lang lấy việc chăm sóc
sức khỏe nhân dân làm đức.
HĐ2
- HS dựa vào sgk nêu những tác phẩm
chính của NGĐ.
- GV dựa vào hai nội dung sgk gợi ý để
HS dùng các tác phẩm tiêu biểu chứng
minh.
- Thang công về nghệ thuật đối với thơ
văn của NĐC?
- HS trả lời, GV tổng hợp.
HĐ1
- HS dựa vào phần tiểu dẫn gạch chân ý
cơ bản về tác giả, tác phảm.
- Xác định bố cục và nêu các ý chính ?
- Dựa vào Tiểu dẫn sgk, em hãy cho
biết hoàn cảnh ra đời bài văn tế này ?
HĐ2
- Hình ảnh đối lập trong phần này và
cho biết suy nghĩ của em về hình ảnh
ấy? Qua đó, nêu tư tưởng chính của
toàn bài văn?

- HS phát biểu, bổ sung. GV tổng hợp.
phu yêu nước chóng giặc.
=>Cuộc đời của NĐC là một tấm gương sáng vê lòng
yêu nước, thương dân, nghị lực sống và lòng căm thù
giặc.

II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN.
1. Những tác phẩm chính:
(sgk)
2. Nội dung thơ văn:
- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
- Lòng yêu nước, thương dân.
3. Nghệ thuật thơ văn:
- Không óng mượt nõn nà mà chất phác, đậm chất Nam
Bộ.
- Kết hợp hai yếu tố đạo đức về nội dung tưởng và trữ
tình về phương diện cảm xúc
=> Trữ tình - đạo đức và trữ tình - yêu nước.
B. TÁC PHẨM
I.GIỚI THIỆU.
1. Thể loại: Văn tế
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Được viết theo yêu cầu của Tuần phủ Đỗ Quang để
đọc tại lễ truy điệu các Nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Tiếng khóc từ đáy lòng tác giả và tiếng khóc lớn của
nhân dân trước sự hy sinh của những người anh hùng.
II. ĐỌC – HIỂU:
1. Nội dung:
a. Lung khởi: Cảm tưởng khái quát về người nông
dân nghĩa sĩ hi sinh trong trận Cần Giuộc:

- Tiếng than: “Hỡi ôi!”: quen thuộc – xúc động.
- Sự đối lập: “Súng giặc đất rền” và “ “Lòng dân trời
tỏ”.
- Giặc nổ súng xâm lược nước ta báo hiệu Tổ quốc lâm
nguy, lẽ thường trước tình huống có liên quan tới
“Quốc gia đại sự” là phải kể đến phản ứng của vua
quan; nhưng trong trường hợp này tác giả chỉ nói đến
dân “lòng dân trời tỏ”.
Tăng Thanh Bình 9
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
- Cho HS phát hiện những cặp câu đối
trực tiếp viết về người nông dân nghĩa
sĩ?
*Cho HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: cặp 3,4,5 nêu lên đặc điểm
gì của người nghĩa sĩ? chứng minh?
+ Nhóm 2: cặp 6,7,8,9 miêu tả lòng yêu
nước, căm thù giặc của người nông dân
Nam Bộ ra sao? Họ mong đợi triều đình
lãnh đạo chống giặc ngoại xâm như thế
nào ?
+ Nhóm 3: cặp 10,11,12 miêu tả tinh
thần tự giác đứng lên làm nghĩa sĩ như
thế nào? Tại sao tác giả nhấn “chẳng
phải quân cơ, quân vệ”, họ “nào đợi tập
rèn…” nhằm tác dụng gì ?
+ Nhóm 4 cặp13,14,15 miêu tả cuộc
chiến đấu như thế nào?
- Em hãy khái quát những nét tiêu biểu
của người nông dân nghĩa sĩ ?

* Đọc đoạn từ “Ôi! Những lăm lòng
nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội
bỏ…”
- Đoạn văn vừa đọc thể hiện niềm xót
thương vô hạn của tác giả đối với người
nông dân nghĩa sĩ như thế nào?( Chi
=> Hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận
đánh giặc của người nghĩ sĩ..
b. Thích thực: hồi tưởng về cuộc đời nghĩa sĩ.
- Hoàn cảnh xuất thân: (đối ý, đối thanh)
+ Hiền lành, cần cù, giản dị, chất phát, gắn bó với
đồng ruộng làng quê.
+ Yêu cuộc sống hòa bình, không hề biết đến chuyện
súng, gươm.
- Thái độ của họ khi có giặc ngoại xâm: (so sánh)
+ Thất vọng lo lắng khi nhận ra triều đình vô trách
nhiệm bỏ rơi dân lành trước họa xâm lăng.

+ Thái độ căm thù quân giặc ngang ngược giày xéo
quê cha đất tổ.
- Tinh thần chiến đấu (đối lập)
+ Tự nguyện.
+ Trang bị vũ khí thô sơ.
- Cuộc chiến đấu: (đặc tả)
+ Khí thế, mạnh mẽ, bất chấp hiểm nguy, hành động
theo tiếng gọi con tim yêu nước.
+ Hình tượng nghĩa sĩ là hình tượng của người nông
dân yêu nước, căm thù giặc do thiếu vắng quân đội
chích quy của triều đình, họ đã đứng lên đánh giặc
bằng vũ khí thô sơ và hi sinh oanh liệt.

+ Hình tượng nghĩa sĩ thể hiện một tinh thần tự giác
cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ địch kinh hồn, bạt
vía.
=> Tinh thần xả thân của những người dân chân đất
mang trọng trách và chí khí của những người anh hùng
thời đại.
c. Ai vãn: than tiếc các nghĩa sĩ.
Tăng Thanh Bình 10
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
tiết, hình ảnh)
- Những cặp câu 20,21,22,23 thể hiện
suy nghĩ gì về lẽ sống chết của người
nông dân nghĩa sĩ ? những từ ngữ và
giọng điệu đã góp phần tạo nên tình
cảm như thế nào của tác giả ?
- Tình cảm của tác giả đối với người
nghĩa sĩ trong phần này như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp.
- Giá trị NT đặc sắc của bài văn tế ?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- Ý nghĩa của văn bản?
- GV dựa vào bài dạy để HS phát biểu.
- Khẳng định và trân trọng nghĩa binh chỉ là người dân
thường, nhưng sẳn sàng dấy binh vì một lòng yêu nước.
- Ca ngợi quan điểm sống chết đúng đắn, cao quí.
- Nỗi đau đớn, mất mát của những người ruột thịt, của
quê hương, của thiên nhiên, đất nước tất cả đều nhuốm
màu tang tóc, nghiêng đỗ trước sự hi sinh của người
nghĩa quân.
=>Nỗi đau đớn tiếc thương của người thân, của nhân

dann trước sự hy sinh của các nghĩa sĩ.
d. Kết: Tình cảm xót thương của người đứng tế với
linh hồn người chết.
- Ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ bình
thường sau lũy tre làng vì nghĩa lớn đã trở thành anh
hùng, linh hồn của cuộc kháng chiến giữ nước, nhân
vật lí tưởng của mọi thời đại.
- Thể hiện vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của
hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc tự giác
đứng lên đánh giặc và thái độ cảm phục, xót thương
của tác giả đối với các nghĩa sĩ ấy.
- Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên đưa hình ảnh
người nông dân thành hình tượng trung tâm trong sáng
tác văn học. Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc là tác phẩm
xứng đáng “một trong những bài văn hay nhất của
chúng ta”.
=> Ý nghĩa cái chết bất tử của những người anh hùng.
2. Nghệ thuật:
- Chất trữ tình.
- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền
ngẫu.
- Ngôn ngữ vừa trang trọng, vừa dân dã, mang đậm sắc
thái Nam Bộ.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nông dân.
- Lần đầu tiên trong lịch sử VN người nông dân có mặt
ở vị trí trung tâm và hiện ra với vẻ đẹp vốn có của họ.
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc một số đoạn trong bài.
- Xem trước bài: THỰC HÀNH ĐIỂN CỐ, ĐIỂN TÍCH

Tăng Thanh Bình 11
Trường THPT NTL Năm học 2010 - 2011 Ngữ văn 11
Tiết 24:
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Thành ngữ: cụm từ cố định hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng có sẵn, được sử dụng
nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng tương đương với từ, nhưng có giá trị hình tựơng và
biểu cảm.
- Điển cố: là sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hóa dân gian, được
dẫn trong văn chương… có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị hình tượng, biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói.
- Cảm nhận, phân tích giá trị biểu đạt và giá trị nghệ thuật trong lời nói, câu văn.
- Biết sử dụng và sửa lỗi trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk…
2. Học sinh: Xem bài, chuẩn bị phần luyện tập…
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động nhóm, phân tích, diễn giảng…
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Ổn định.
2. Bài cũ
3.Bài dạy.
HĐ của GV - HS Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS HĐ nhóm 4 em.
-> Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày.
-> Nhận xét khái quát.
- GV cho HS HĐ nhóm 4 em.

-> Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
-> Nhận xét và bổ sung.
- GV cho HS HĐ theo tổ sau đó đại diện
đứng tại chổ trả lời.
- Các em khác bổ sung và GV tổng hợp.
Bài tập 1
- Một duyên hai nợ: tg tự coi mình là nợ của đời
vợ.
- Năm nắng mười mưa: chỉ sự vất vả, cực nhọc,
dãi dầu mưa nắng.
Bài tập 2
- Đầu trâu mặt ngựa: tính hung hãn, dã man của
bọn nha lại trong hoàn cảnh gđ Kiều bị vu oan.
- Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp,
mất tự do, mặc dù cuộc sống bên ngoài tỏ ra hào
nhoáng, hoa mĩ.
- Đội trời đạp đất: lối sống và hành động tự do,
không chịu sự bó buộc và khuất phục bởi quyền uy
Bài tập 3
- Điển cố: không có tính chất cố định về cấu tạo
như thành ngữ nhưng cũng mang tính cụ thể xuất
phát từ những sự kiện hoặc sự tích cụ thể trong quá
khứ để nói về hiện tại. Điển cố thường ngắn gọn
nhưng ý nghĩa lại hàm súc.
- Trong các văn bản cổ, điển cố được sử dụng khá
Tăng Thanh Bình 12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×