Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 1:
Bài 1: Vẽ trang trí
Màu sắc và cách pha màu
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh biết thêm các cách pha màu: Da cam, xanh, lục và tím. Học
sinh nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng lạnh.
2. Kỹ năng:
Học sinh pha được màu theo hướng dẫn.
3. Thái độ:
Học sinh yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
Hình giới thiệu ba màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: Da
cam, xanh lục, tím.
Bảng màu giới thiệu các màu nóng, lạnh và màu bổ túc.
Học sinh: Vở thực hành, màu, bút chì, tẩy.
Phương pháp: Trực quan, quan sát.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Các em ạ trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều màu sắc nhưng các
em có biết chỉ cần bằng ba màu cơ bản và hai màu đen và trắng là chúng ta có
thể pha được tất cả các màu. Chúng ta cùng tìm hiểu sự kỳ diệu này qua bài học
hôm nay.
- Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu cách pha màu.
? Em hãy nhắc lại tên ba màu gốc.
- Bây giờ chúng ta cùng theo dõi và
cùng làm theo cô nhé.
- Lấy màu xanh để pha với màu vàng,
lấy màu lam pha với màu đỏ, lấy màu
đỏ pha màu vàng.
? Ba màu cơ bản tạo ra được thêm
mấy màu nữa.
- Những màu được tạo thêm được gọi
- Màu đỏ, vàng lam.
- Học sinh thực hành việc pha các màu
vào nhau, sau đó trưng bày kết quả.
Đỏ + vàng = cam
Đỏ + lam = tím
Lam + vàng = lục
- Ba màu nữa
1
là màu bổ túc.
- Chúng ta hãy sắp xếp các kết quả
giữa hai màu gốc và màu gốc thứ 3 và
cho ý kiến.
- Những màu được pha từ màu vàng -
đỏ được gọi là màu nóng.
- Còn màu được pha từ màu xanh là
màu lạnh.
- Học sinh lắng nghe
Đỏ + xanh lục Tạo thành những
Lam + cam cặp màu bổ túc
Vàng + tím giữa đậm và nhạt,
nóng và lạnh
Hoạt động 2: Cách pha màu
- Giáo viên yêu cầu học sinh pha màu
lại bằng cách lấy một màu gốc đi một
lần kín đều trang giấy, sau đó đi một
màu khác lên.
- Học sinh lắng nghe.
Họat động 3: Thực hành
- Giáo viên yêu cầu các em học sinh
tập pha các màu da cam, tím, xanh lục.
- Yêu cầu pha bằng chất liệu sẵn có,
tùy theo lượng ít hay nhiều.
- Yêu cầu làm tại lớp phần bài.
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh
làm bài.
- Học sinh thực hành vào giấy nháp.
- Học sinh làm bài tại lớp vào phần vở
thực hành.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh,
khen ngợi những học sinh có bài vẽ
đẹp.
- Học sinh nhận xét bài của bạn, tự
nhận xét bài của mình.
Dặn dò:
- Tiết sau, mỗi em mang một chiếc lá và bông hoa thật để làm mẫu.
2
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 2:
Bài 2: Vẽ theo mẫu
vẽ hoa lá
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp
của hoa lá.
2. Kỹ năng:
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu
theo mẫu hoặc theo ý thích.
3. Thái độ:
Học sinh yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên có ý thức chăm
sóc bảo vệ cây cối.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh một số loại hoa lá có hình dáng
màu sắc đẹp. Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ. Hình gợi ý cách vẽ hoa
lá đẹp để làm mẫu vẽ. Hình gợi ý cách vẽ hoa lá trong bộ đồ dùng học tập.
2. Học sinh:
Một số hoa lá thật, giấy vẽ hoặc vở thực hành bút chì, tẩy, màu vẽ.
3. Phương pháp:
Họat động nhóm, trực quan, quan sát.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Khởi động: Xung quanh chúng ta có
rất nhiều loại hoa lá và có rất nhiều
loại hoa lá đẹp. Vậy hôm nay chúng ta
cùng tìm hiểu cách vẽ các loại hoa lá
nhé.
Học sinh chào giáo viên
Học sinh bày lên bàn cho giáo viên
kiểm tra.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (7’)
3
- Giáo viên cho học sinh quan sát hoa
lá đặt câu hỏi:
? Đây là bông hoa gì ? Lá gì.
? Em hãy nêu hình dáng đặc điểm của
từng loại hoa lá.
? Màu sắc của các loại hoa lá thế nào.
? Em hãy so sánh cành hoa hồng và
cành hoa huệ.
? Em hãy kể tên một số bông hoa mà
em biết.
? Màu sắc, hình dáng của hoa lá đó
như thế nào.
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều
hoa lá mỗi loại có một vẻ đẹp riêng.
- Học sinh quan sát, trả lời.
- Học sinh trả lời theo từng cái lá, hoa
giáo viên cho xem.
- Hoa hồng, hoa thược dược hình tròn.
- Lá màu xanh, có bông hoa thì màu
đỏ, tím, vàng.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể thêm.
- Học sinh trả lời.
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát
trước khi vẽ.
- B1: Vẽ khung hình chung của lá.
- B2: ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các
nét chính của hoa lá.
- B3: Chỉnh sửa cho gần giống mẫu vẽ
nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa lá.
- B4: Vẽ màu theo ý thích, chú ý vẽ
không chờm ra ngoài.
- Học sinh quan sát các bước trong bộ
đồ dùng học tập.
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy mẫu
đã chuẩn bị để vẽ.
- Trong khi học sinh làm bài giáo viên
đến từng bàn để quan sát và gợi ý.
- Học sinh quan sát kỹ, cầm trên tay để
nhìn vẽ.
- Sắp xếp hình vẽ hoa lá cho cân đối
với tờ giấy.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số
bài có ưu điểm, nhược điểm để nhận
xét.
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong giấy.
- Học sinh cùng nhận xét bài vẽ của
bạn, của mình.
4
+ Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của
hình vẽ so với mẫu.
Dặn dò:
- Quan sát các con vật và tranh ảnh về con vật.
5
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 3:
Bài 3: Vẽ tranh
đề tài các con vật quen thuộc
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh được tìm hiểu về các con vật.
2. Kỹ năng:
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được con vật theo ý thích rõ đặc điểm.
3. Thái độ:
Học sinh thêm yêu mến biết cách chăm sóc các con vật nuôi đồng thời
góp phần bảo vệ động vật quý hiếm.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Hình ảnh minh họa ở báo lịch về các con vật bài vẽ, tranh xé dán của học
sinh lớp trước, của họa sĩ, hình gợi ý cách vẽ, cách xé dán.
2. Học sinh:
Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
3. Phương pháp:
Trực quan, vấn đáp, thực hành.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Khởi động: Giáo viên giới thiệu hình
ảnh các con vật yêu cầu học sinh kể
tên và tả các đặc điểm của con vật.
- Giáo viên tóm tắt: Thế giới động vật
rất phong phú. Có nhiều lòai, mỗi lòai
có hình dáng, màu sắc khác nhau, em
có thể chia ra như:
- Tuy nhiên nhiều con vật ở rừng đã
được đem về nuôi. Tất cả đều rất cần
thiết cho cuộc sống con người, chúng
ta cần phải làm gì ?
- Hát đầu giờ chào giáo viên
- Học sinh bày đồ dùng lên bàn.
- Học sinh chú ý quan sát.
- Học sinh kể đặc điểm và gọi tên con
vật.
- Vật nuôi: Các con vật nuôi trong
nhà: gà, lợn, trâu, bò.
- Thú rừng: các con vật sống hoang dã
trong rừng.
- Chúng ta phải bảo vệ chúng và chăm
sóc chúng.
6
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Giáo viên chọn một số ảnh con vật
có hình dáng, màu sắc đẹp yêu cầu
học sinh quan sát.
? Em hãy cho biết đây là con gì ?
? Các bộ phận chính của con mèo là gì
? Đặc điểm riêng
? Vậy đây là con gì ?
? Đặc điểm riêng của con trâu
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem
thêm một số tranh con vật đặt câu hỏi
tương tự. Sau mỗi con vật giáo viên lại
nói thêm và hỏi nó thường ở đâu.
- Học sinh quan sát trả lời.
- Con mèo.
- Là đầu, mình, tay, chân.
- Đầu thì tròn, tai nhọn.
- Con trâu.
- Chân to, sừng cong, kéo cày giúp
nhà nông làm việc.
- Học sinh lắng nghe và hình dung ra
nơi con vật hay ở.
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật (5’)
- Sau khi học sinh đã tìm hiểu chúng
ta vẽ từ bao quát đến chi tiết.
- B1: Xác định bố cục giấy.
- B2: Vẽ bao quát.
- B3: Vẽ chi tiết.
- B4: Vẽ cảnh xung quanh và vẽ màu
theo chi tiết.
- Sau khi giáo viên thực hành, yêu cầu
học sinh nhắc lại cách vẽ con vật.
- Học sinh nhắc lại cách vẽ con vật, tất
cả mọi con vật đều vẽ theo các bước.
Họat động 3: Thực hành (18’)
- Trước khi thực hành giáo viên cho học
sinh xem một số tranh của lớp trước.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trật tự
làm bài không nhìn bài bạn để vẽ.
- Giáo viên không can thiệp sâu vào
bài vẽ của các em. Chỉ động viên,
khích lệ để học sinh có bài tốt.
- Học sinh quan sát tranh xem cách vẽ
của các bạn.
- Học sinh tự giác thực hành.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên yêu cầu học sinh cầm bài
đứng trước bảng sau đó yêu cầu học
sinh nhận xét.
- Giáo viên bổ sung, động viên các em
học sinh.
- Học sinh được phát biểu ý kiến về
các bức tranh của các bạn.
- Học sinh tự đánh giá bài của mình.
7
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 4:
Bài 4: Vẽ trang trí
chép họa tiết trang trí dân tộc
A. Mục tiêu:
Học sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.
Học sinh biết cách chép và chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
Học sinh yêu quý và trân trọng, có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sưu tầm một số mẫu họa tiết trang trí dân tộc,
hình gợi ýc cách chép họa tiết trang trí dân tộc. Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, giấy vẽ, vở thực hành.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Giới thiệu (2’):
? Em đã thấy họa tiết này bao giờ chưa
? Em thấy họa tiết này giống cái gì
- Đúng vậy họa tiết dân tộc thường
được cách điệu từ những vật có thực
để đưa vào trang trí. Hôm nay chúng
ta cùng làm quen với một số họa tiết
dân tộc.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên
kiểm tra.
- Chưa.
- Giống bông hoa cúc.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát
vào trang 11 SGK hỏi:
? Các họa tiết trang trí là những hình
gì
? Em thấy các hình hoa lá, con vật ở
họa tiết trang trí có đặc điểm gì
? Đường nét, cách sắp xếp họa tiết
trang trí như thế nào
- Học sinh quan sát, trả lời.
- Hình hoa, lá, con vật.
- Đã được đơn giản và cách điệu.
- Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân
đối chặt chẽ.
8
? Những họa tiết này được dùng để
trang trí ở đâu
- Họa tiết trang trí dân tộc là di sản
văn hóa quý báu của ông cha ta để lại.
Chúng ta cần phải học tập, giữ và bảo
vệ di sản ấy.
- Khăn áo, đồ gốm, vải, khăn đỏ.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2: Cách chép họa tiết (5’)
- Giáo viên chọn một vài hình họa tiết
trang trí đơn giản vẽ lên bảng theo
từng bước.
- Tìm vẽ phác hình dáng chung của
họa tiết. Vẽ các đường trục dọc, ngang
để tìm vị trí các phần của họa tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác
hình bằng các nét thẳng. Quan sát, so
sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống
mẫu. Hòan chỉnh hình vẽ màu theo ý
thích.
- Học sinh chú ý lắng nghe và quan sát
giáo viên thực hành mẫu.
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh chép lại
họa tiết ở vở tập vẽ. Nhắc học sinh vẽ
theo các bước đã hướng dẫn.
- Gợi ý học sinh vẽ màu theo ý thích
tạo cho hình vẽ sinh động.
- Học sinh chép lại họa tiết sau đó vẽ
màu vào hình có và hoa sen.
- Em nào không có vở tập vẽ thì vẽ thì
vẽ từ SGK sang vở ô ly.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá (4’)
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số
bài và nhận xét về:
Cách vẽ hình (đã giống mẫu chưa).
Cách vẽ nét (mềm mại).
Cách vẽ màu tươi sáng.
- Giáo viên gợi ý để học sinh xếp loại
các bài đã nhận xét.
- Học sinh quan sát bài của bạn nhận
xét theo gợi ý của giáo viên.
- Vẽ hình giống hay không giống.
- Nét vẽ có mềm mại sinh động không
- Tự nhận xét bài của mình.
Dặn dò:
- Chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh.
9
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 5:
Bài 5: thường thức mỹ thuật
Xem tranh phong cảnh
A. Mục tiêu:
Học sinh thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
Học sinh cảm nhận được vẻ đạp của phong cảnh thông qua bố cục các
hình ảnh và màu sắc.
Học sinh yêu quý phong cảnh, có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường thiên
nhiên.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sưu tầm tranh ảnh phong
cảnh và một vài bức tranh về dề tài khác.
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Giới thiệu bài:
- Giáo viên treo tranh về các đề tài đặt
câu hỏi.
? Em thấy những gì có trong bức tranh
? Em có biết tranh được vẽ bằng chất
liệu gì không
- Vậy theo em đâu là tranh phong cảnh
? Tranh phong cảnh thường vẽ những
hình ảnh gì
- Tranh phong cảnh được vẽ bằng
nhiều chất liệu thường được treo ở
phòng làm việc, phòng ăn.
- Học sinh quan sát tranh trả lời.
- Học sinh kể lần lượt từng tranh.
- Tranh lụa, tranh sơn dầu, tranh màu
bột.
- Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về
cảnh vật (ngôi nhà, sông suối đồi núi,
cây cối, bản làng).
Hoạt động 1: Xem tranh
1. Tranh phong cảnh Sài Sơn.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận
nhóm theo câu hỏi giáo viên cho xem.
? Tranh vẽ đề tài gì
? Trong bức tranh có những hình ảnh
gì
? Màu của bức tranh như thế nào
- Học sinh nhận phiếu học tập chú ý
trả lời câu hỏi.
- Nông thôn.
- Nhiều cây, nhà, đống rơm, dãy núi,
ao làng.
- Màu sắc tươi tắn, nhẹ nhàng.
10
? Trong tranh có những màu gì
? Hình ảnh chính trong bức tranh là gì
? Trong bức tranh còn có hình ảnh nào
nữa
- Giáo viên tóm lại: Tranh khắc gỗ
phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp
của miền trung du thuộc miền Quốc
Oai – Hà Tây, nơi có thắng cảnh Chùa
Thầy nổi tiếng.
2. Tranh phố cổ.
? Đây là bức tranh của tác giả nào ?
Bằng chất liệu gì ?
- Giáo viên cung cấp một số tư liệu về
họa sĩ Bùi Xuân Phái.
- Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh
? Bức tranh vẽ những hình ảnh gì
? Dáng vẻ của ngôi nhà
? Màu sắc của bức tranh
- Giáo viên bổ sung: Bức tranh được
vẽ với hòa sắc những màu ghi xám,
nâu trầm, vàng nhẹ thể hiện mảng
tưởng rêu phong. Mái ngói đã chuyển
thành nâu sẫm.
? Em thấy bức tranh có đẹp không
3. Tranh cầu Thê Húc.
? Em đã được đi hồ Gươm bao giờ
chưa
? Em đã được xem tranh vẽ về hồ
Gươm bao giờ chưa
? ở hồ Gươm có những cảnh gì nổi bật
? Vậy em thấy bức tranh của bạn này
vẽ gì
? Tại sao em biết
? Em thấy có những hình ảnh gì trong
tranh.
? Tranh được vẽ bằng chất liệu gì
- Màu vàng, màu đỏ, xanh lanh.
- Phong cảnh làng quê.
- Các cô giáo bên ao làng.
- Học sinh lắng nghe,
- Tranh sơn dầu của họa sĩ Bùi Xuân
Phái.
- Quan sát tranh trả lời.
- Đường phố có những ngôi nhà.
- Nhấp nhô, cổ kính.
- Trầm ấm, giản dị.
- Có đẹp.
- Đã được đi.
- Được xem rồi.
- Có cầu Thê Húc, có đền, có tháp rùa
- Vẽ cảnh hồ Gươm.
- Vì có các hình ảnh của hồ Gươm.
- Có cầu Thê Húc, cây phượng, hai em
bé, màu sắc tươi sáng, màu bột.
11
? Cách thể hiện ra làm sao
? Vậy chúng ta phải làm gì để giúp
cho môi trường xanh sạch đẹp.
- Rất ngộ nghĩnh.
- Phải bảo vệ môi trường, không vứt
rác bừa bãi.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên nhận xét chung tiết học,
khen ngợi những học sinh có ý thức
học tập.
12
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 6:
Bài 6: Vẽ theo mẫu
vẽ quả dạng hình cầu
A. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của
một số loại quả dạng hình cầu.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài loại quả dạng hình cầu vẽ màu
theo mẫu hoặc theo ý thích.
Học sinh yêu thiên nhiên, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên. Chuẩn bị tranh, ảnh về một
số loại quả dạng hình cầu. Một vài quả dạng hình cầu có màu sắc đậm nhạt
khác nhau. Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
- Học sinh: Sách giáo khoa, một số loại quả dạng, vở thực hành, bút chì,
tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Giới thiệu (1’):
- ở lớp dưới, các em đã được biết về
hình cầu và hôm nay chúng ta cùng
học cách vẽ đậm nhạt ở quả dạng hình
cầu.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên
kiểm tra.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Giáo viên giới thiệu một số quả đã
chuẩn bị đặt câu hỏi:
? Đây là những quả gì
? Em hãy nhận xét về hình sáng của
quả và màu sắc
- Tóm tắt: Quả dạng hình cầu có rất
nhiều loại rất đa dạng và phong phú.
Trong đó mỗi loại đều có hình dáng,
- Học sinh quan sát mẫu trả lời.
- Quả cà tím, quả cam, quả bí.
- Có dạng hình cầu, các quả có màu
sắc khác nhau.
13
đặc điểm, màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ quả (5’)
- Giáo viên dùng hình gợi ý cách vẽ
lên bảng để giới thiệu cách vẽ quả.
- Giáo viên hỏi vẽ như thế nào để vừa
với tờ giấy.
- Có thể vẽ bằng chì đen, hay màu vẽ,
kẻ đường trục, vẽ nét thẳng, vẽ chi
tiết, vẽ màu.
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên bày mẫu sắp xếp chỗ ngồi.
- Nhắc học sinh quan sát kỹ để nhận ra
đặc điểm vật mẫu trước khi vẽ.
- Gợi ý học sinh nhớ lại các bước như
đã hướng dẫn.
- Học sinh quan sát mẫu, sau đó vẽ
theo mẫu.
- Chú ý đến sự vẽ đậm nhạt của mẫu.
- Chú ý đến cách sắp xếp hình trong
trang giấy.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Sau khi học sinh, giáo viên chọn một
số bài, yêu cầu học sinh nhận xét bài
vẽ: Bố cục, cách vẽ hình.
- Giáo viên nêu những nhược điểm
cần khắc phục về bố cục và cách vẽ.
- Những ưu điểm cần phát huy.
- Học sinh nhận xét theo hướng dẫn
của giáo viên.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhận xét bài của bạn nhận xét bài
của mình.
14
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 7:
Bài 7: Vẽ tranh
đề tài phong cảnh quê hương
A. Mục tiêu:
Học sinh quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê
hương.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
Học sinh thêm yêu mến quê hương.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số tranh ảnh phong
cảnh. Bài vẽ phong cảnh của một số học sinh lớp trước.
- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vở thực hành, bút chì, tẩy màu.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Giảng bài mới:
- Giới thiệu:
- Giáo viên cho học sinh xem một số
tranh có đề tài khác nhau. Em thấy đâu
là tranh phong cảnh.
- Vậy hôm nay chúng ta cùng vẽ tranh
phong cảnh.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh quan sát tranh trả lời/
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
? Em thấy trong tranh đề tài có những
hình ảnh gì
? Xung quanh nơi em ở có chỗ nào
đẹp không
? Em đã được đi thăm quan nhiều nơi
chưa, em thấy cảnh ở đâu là đẹp.
- Nhà cửa, phố phường, cây cối, cánh
đồng, núi, sông …
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời theo cách hỏi của
giáo viên.
15
? Em hãy tả lại một nơi có cảnh đẹp
mà em biết.
- Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
những hình ảnh chính.
- Tránh chọn cảnh phức tạo, khó vẽ.
- Học sinh nhớ lại cách vẽ tranh để
làm bài.
- Là cây, nhà, đường phố.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh
biết hai cách vẽ phong cảnh:
- C1 quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ
trực tiếp (vẽ ngòai trời, công viên).
- Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã
từng được quan sát.
- Nhớ lại các hình ảnh để vẽ. Sắp xếp
hình ảnh chính phụ cho cân đối hợp lý
rõ nội dung. Vẽ kín hết phần nền có
thể vẽ nét trước rồi vẽ màu.
Họat động 3: Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ
để chọn cảnh trước khi vẽ. Chú ý sắp
xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy.
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh
phụ sau, luôn nhớ vẽ cảnh là trọng tâm
có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho
tranh sinh động.
- Khuyến khích học sinh vẽ màu tự do.
- Học sinh chú ý đến thực hành bằng
cách nhớ lại cảnh vật để vẽ.
- Chú ý vẽ màu kín giấy không để giấy
trắng.
- Vẽ màu phải có đậm, có nhạt thì bài
vẽ mới đẹp được.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số
bài điển hình có ưu điểm và nhược
điểm rõ nét nhận xét về:
- Cách chọn cảnh.
- Cách sắp xếp bố cục.
- Cách vẽ hình, vẽ màu.
Nhấn mạnh những điểm tốt cần phát
huy những điểm yếu cần khắc phục.
- Học sinh nhận xét theo gợi ý của
giáo viên.
- Biết đánh giá mức độ hòan thành của
bài vẽ.
16
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 8:
Bài 8: tập nặn tạo dáng
Con vật quen thuộc
A. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.
Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích.
Học sinh thêm yêu mến các con vật.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh ảnh một số con vật quen thuộc. Hình
gợi ý cách nặn, sản phẩm của học sinh. Đất nặn, giấy để xé dán.
- Học sinh: Đất nặn hoặc giấy màu.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ (1’):
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Giới thiệu:
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên
kiểm tra.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Giáo viên dùng tranh ảnh các con vật
đặt câu hỏi:
? Đây là con vật gì
? Hình dáng của các bộ phận như thế
nào
? Màu sắc của con rùa này thế nào
? Em hãy kể tên những con vật mà em
thích và tả lại hình dáng màu sắc của
con vật đó.
? Em thích nặn con vật nào con vật đó
đang làm gì
- Học sinh quan sát, trả lời.
- Đây là con rùa
- Có cái mai tròn, 4 chân ngắn.
- Có cái đầu thò ra.
- Màu xanh có đốm vàng.
- Học sinh đứng dậy tả lại những con
vật mà mình yêu thích.
- Học sinh trả lời theo ý thích 3 - 4 học
sinh trả lời.
Hoạt động 2: Cách vẽ nặn con vật (5’)
17
- Giáo viên nặn mẫu.
- Nặn các bộ phận chính của con vật.
- Nặn các bộ phận khác.
- Tạo dáng và sửa chữa lại hòan chỉnh
con vật.
- Chú ý các thao tác khi ghép các bộ
phận của con vật.
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị
đất nặn giấy lót bàn để làm bài tập
thực hành.
- Nhắc học sinh chọn con vật đơn giản
để nặn.
- Học sinh chọn con vật mà mình thích
sau đó sẽ nặn con vật mà mình thích.
- Nặn từng chi tiết sau đó ghép các chi
tiết lại với nhau.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh chưng
bày kết quả học tập.
- Sau đó thì nhận xét bài của bạn về:
Hình dáng.
- Dặn dò: Vẽ trang trí, quan sát hoa lá
thật.
- Học sinh bày bài theo nhóm sau đó
nhận xét bài về hình dáng của con vật
đã đẹp chưa.
18
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 9:
Bài 9: vẽ trang trí
vẽ đơn giản hoa lá
A. Mục tiêu:
Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa
lá đơn giản, nhận ra vẻ đẹp của họa tiết hoa lá trong trang trí.
Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản được một số bông hoa,
chiếc lá.
Học sinh yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn bị một số hoa lá thật
(đặc điểm và màu sắc khác nhau).
Một số ảnh chụp hoa lá đã được vẽ đơn giản: Một số bài vẽ trang trí của
lớp trước.
- Học sinh: Sách giáo khoa, mỗi em một bông hoa và một chiếc lá.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra đồ dùng (1’):
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Khởi động:
- Giáo viên cho xem 1 bức tranh hoa
vẽ đơn giản, đặt câu hỏi:
? Chiếc váy này được trang trí bằng
họa tiết nào
? Em có biết đó là bông hoa gì và lá gì
không
? Giống thật không
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày ra cho giáo viên kiểm
tra.
- Học sinh quan sát trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Bằng họa tiết bông hoa và cái lá.
- Là hoa bướm, lá bưởi, hoa hồng
- Có giống.
19
- Đó là hoa bướm và lá bưởi đã được
lược bớt chi tiết để vẽ cho đẹp hơn
trong trang trí.
- Vậy bài hôm nay chúng ta sẽ học bài
vẽ đơn giản hoa lá.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát một
vài loại hoa, lá thật mà giáo viên đã
chuẩn bị đặt câu hỏi.
? Em nhận xét gì về màu sắc và hình
dáng của những loại hoa lá này
- Cho học sinh quan sát đường diềm ở
đường diềm này có được trang trí họa
tiết hoa lá không.
? Đó là hoa lá gì.
- Bây giờ nhóm 1 và nhóm 2 cùng
thảo luận.
- Mở sách giáo khoa trang 23 hình 1
nhóm 1 xem 2 hoa 2 lá số 12; Nhóm 2
xem hoa lá số 3, 4.
? Em hãy nêu tên gọi của hoa lá mà
nhóm em được quan sát
? Em thấy có giống hoa lá thật không
? Hãy kể tên một vài loại hoa lá mà
em biết
- Hoa hồng, hoa cúc thường có những
màu gì ?
? Các loại lá này có giống nhau không
- Vậy so sánh giữa hoa hồng thật và
hoa hồng cách đơn giản em thấy thế
nào
? Vậy theo em thế nào là đơn giản hoa
lá
- Học sinh quan sát mẫu trả lời.
- Đó là hoa cúc, hoa bướm, hoa hồng.
- Màu sắc và hình dáng các loại hoa
khác nhau.
- Có.
- Học sinh quan sát
- Từng nhóm trả lời
- Có giống
- Học sinh kể
- Học sinh trả lời
- Không
- Vẫn giống hoa hồng
- Khi vẽ hoa, lá người ta thường lược
bớt những chi tiết rườm rà nhưng vẫn
giữ được đặc điểm, hình dáng chung
của hoa, lá.
Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa lá
20
- Theo em muốn vẽ đơn giản hoa lá
chúng ta phải vẽ thế nào ?
- Vậy chúng ta cùng chú ý lên đây, cô
giáo hướng dẫn vẽ hình hoa lá mẫu.
- Giáo viên vẽ hoa cúc.
- Giáo viên vẽ lá khoai.
? Vậy theo em, muốn vẽ đơn giản 1
bông hoa hoặc 1 chiếc lá ta phải làm
thế nào
- Giáo viên treo tranh các bước vẽ đơn
giản yêu cầu học sinh lên sắp xếp lại
cho đúng.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Trước khi học sinh làm bài, giáo viên
cho học sinh xem một số bài vẽ đơn
giản để học sinh quan sát.
- Giáo viên cất mẫu, yêu cầu học sinh
tự chọn một bông hoa hoặc 1 cái lá
dùng làm mẫu để vẽ đơn giản.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh quan sát mẫu
- Học sinh nhìn mẫu hoa, lá để vẽ vẽ
hình dáng chung, cân đối với tờ giấy.
- Tìm đặc điểm của hoa lá với các chi
tiết cần được vẽ hoặc lược bỏ, vẽ cho
rõ đặc điểm.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn những
bài hòan thành tốt và chưa tốt để treo
lên bảng để xem đã rõ hình chưa.
- Màu sắc thế nào
- Yêu cầu học sinh xếp loại bài
- Học sinh quan sát và nhận xét bài
của bạn theo sự hướng dẫn của giáo
viên.
- Qua đó tự đánh giá bài của mình.
21
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 10:
Bài 10: vẽ theo mẫu
đồ vật có dạng hình trụ
A. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết được các đồ vật dạng hình trụ và đặc điểm hình dáng
của chúng.
Học sinh biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giấy vẽ hoặc vở thực hành.
Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của học sinh các lớp khác. Hình gợi ý cách
vẽ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Giảng bài mới:
- Khởi động:
- Hát chào giáo viên
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ có dạng
hình trụ và bày mẫu để học sinh nhận
xét.
? Em hãy tả lại hình dáng chung của
cái chai so với cái phích.
? Đồ vật đó có những bộ phận nào
? Em hãy gọi tên các đồ vật ở hình
trang 2 sách giáo khoa.
- Hãy tìm ra sự giống và khác nhau
của cái chén và cái chai ở hình 1 trang
25 sách giáo khoa.
- Học sinh quan sát mẫu trả lời.
- Học sinh tả lại độ cao thấp rộng hẹp
của vật mẫu.
- Miệng, vai, cơ thân đáy.
- Học sinh làm việc theo yêu cầu của
giáo viên.
- Cái chai nhiều chi tiết hơn cao hơn
chiều cao.
- Cái chén thấp và ít chi tiết.
22
- Giáo viên bổ sung nêu sự khác nhau
của 2 đồ vật đó.
- Về độ đậm nhạt tỷ lệ các bộ phận - Học sinh quan sát mẫu
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- Giáo viên lấy 1 mẫu để vẽ.
- Yêu cầu 1 học sinh tả về tỷ lệ của cái
phích để giáo viên vẽ.
- So sánh tỷ lệ, chiều cao, chiều ngang
của vật mẫu, kể cả tay cầm phác
khung hình cân đối với tờ giấy, phác
đường trục của đồ vật.
- Tìm tỷ lệ các bộ phận: Miệng, vai,
thân đáy của đồ vật (vì nếu tỷ lệ không
đúng vẽ sai hình).
- Vẽ nét chính và điều chỉnh tỷ lệ hòan
thiện hình vẽ.
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý
thích.
- Cái phích có chiều cao lớn hơn chiều
ngang, gồm miệng, thân đáy, quai, vai
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên cho học sinh vẽ theo nhóm
Nhóm 1 vẽ cái chai.
Nhóm 2 vẽ cái phích.
- Gợi ý học sinh quan sát mẫu và vẽ
theo cách đã hướng dẫn đồng thời chỉ
ra chỗ chưa đạt ở mỗi bài vẽ để học
sinh cùng sửa chữa.
- Học sinh làm bài theo nhóm theo sự
sắp xếp của giáo viên.
- Chú ý vẽ bằng mẫu thực
- Quan sát kỹ trước khi vẽ.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một
số bài vẽ để treo lên bảng.
- Bố cục đã đẹp chưa.
- Hình dáng.
- Động viên khích lệ học sinh có bài
vẽ tốt.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh phiên bản của
họa sĩ
- Học sinh quan sát và nhận xét bài
được treo trên bảng.
- Học sinh quan sát đã đúng tỷ lệ chưa
23
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tuần 11:
Bài 11: thường thức mỹ thuật
Xem tranh của họa sĩ
A. Mục tiêu:
Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh.
Giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
Học sinh làm quen với chất liệu và kỹ thuật làm tranh.
Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, que chỉ tranh. Sưu tầm thêm
phiên bản của họa sĩ về đề tài.
- Học sinh: Sách giáo khoa, sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề
tài ở sách báo, tạp chí.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới:
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên
kiểm tra.
Hoạt động 1: Xem tranh
1. Về nông thôn sản xuất:
- Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận
theo các câu hỏi gợi ý.
? Bức tranh vẽ về đề tài gì
? Trong bức tranh có những hình ảnh
gì
? Đâu là hình ảnh chính
? Bức tranh được vẽ bằng những màu
sắc nào
- Học sinh làm việc theo nhóm cùng
thảo luận câu hỏi để trả lời.
- Đề tài chú bộ đội.
- Chú bộ đội cùng vợ đi cày, trong
tranh có 2 con bò, con bê con đang
nhảy nhót vui vẻ, cảnh nông thôn đổi
mới ở sau.
- Là vợ chồng chú bộ đội.
- Được vẽ bằng những màu trong gam
màu nóng.
24
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên
nhận xét lại: Về nông thôn sản xuất là
1 bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ,
hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc
hài hòa thể hiện cuộc sống hằng ngày
ở nông thôn sau chiến tranh.
2. Tranh gội đầu:
- Là tranh khắc gỗ mẫu của họa sĩ
Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) yêu cầu
học sinh quan sát vào trong tranh.
? Em biết tại sao tác giả lại đặt tên bức
tranh là gội đầu không
? Theo em bức tranh vẽ về đề tài gì
? Hình ảnh nào là chính trong bức
tranh
? Em thấy cô gái đẹp không ? Đẹp như
thế nào ? Có ảnh hưởng gì tới bố cục
không
? Vậy đâu là hình ảnh phụ của bức
tranh và có ý nghĩa gì
? Em nhận xét gì về màu sắc của bức
tranh.
? Em có biết ưu điểm của tranh khắc
gỗ là gì không
? Em thích tranh nào hơn vì sao
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới
thiệu.
- Học sinh quan sát để trả lời.
- Vì trong tranh có 1 cô gái đang gội
đầu.
- Đề tài sinh họat.
- Là cô gái chiếm gần hết mặt tranh.
- Thân hình cô gái cong mềm mại.
Mái tóc đen buông xuống chậu thau
cho bố cục vừa vững chãi, vừa uyển
chuyển.
- Hình ảnh chậu thau, ghế tre, khóm
hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và
mơ mộng.
- Màu sắc nhẹ nhàng dịu dàng, có đậm
có nhạt.
- Tranh có thể in được thành nhiều bản
- 4 - 5 học sinh đứng dậy trả lời.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học
và khen ngợi những học sinh tích cực
phát biểu tìm hiểu nội dung bức tranh.
- Dặn dò: Quan sát những sinh họat
hàng ngày
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhận xét thái độ học tập
của các nhóm.
25