Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.75 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN
KIẾM
I- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
1- Ngân hàng công thương hoàn kiếm ra đời trên cơ sở Ngân hàng nhà
nước quận Hoàn Kiếm . Trước 03/1988, tức là trước nghị định 53/HĐBT về
đổi mới hoạt động ngân hàng thì nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Công
thương Hoàn Kiếm là vừa phục vụ , vừa kinh doanh tiền tệ tín dụng và thanh
toán trên địa bàn quận. Ngân hàng hoạt động trong cơ chế tập trung bao cấp
của nhà nước.
Sau nghị định 53/HĐBT, ngành ngân hàng nước ta đã chuyển từ hệ thống
ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, và từ đây Ngân hàng
Công thương Hoàn Kiếm trở thành một Ngân hàng thương mại trực thuộc hệ
thống ngân hàng công thương Việt Nam.
2. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có địa bàn hoạt động chính tại
quận Hoàn Kiếm -một trung tâm mại lớn của thủ đô Hà Nội. Nơi đây bao gồm
18 phường với dân số khoảng hơn 19 vạn người. Nằm giữa trung tâm kinh tế
văn hoá của cả nước, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có thuận lợi về
nhiều mặt song không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng
quốc doanh khác, các ngân hàng cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam. Trên địa bàn quận còn có Hội sở chính của Ngân hàng công
thương Việt Nam nên các cơ quan xí nghiệp lớn của các Bộ, Sở và các doanh
nghiệp có tầm cỡ khác thường mở tài khoản và giao dịch trực tiếp với Hội sở
chính. Do đó khách hàng của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm chỉ có một số
đơn vị kinh tế quốc doanh, còn chủ yếu là các đối tượng khách hàng thuộc
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây,
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm
thu hút và lôi kéo khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước về mở tài khoản
tiền gửi và giao dịch với ngân hàng. Hiện nay, công ty Thăng Long, Tổng công
ty than Việt Nam, Tổng công ty lương thực Miền Bắc...là những đơn vị lớn,
thường xuyên giao dịch, vay vón của ngân hàng.
3. Do đặc điểm địa bàn hoạt động như vậy nên các khoản cho vay chủ yếu


của ngân hàng là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Thậm chí có những năm
(ví dụ năm 1998, 1999 ) dư nợ ngoài quốc doanh lên đến 96-97% tổng dư nợ
cho vay. Mặc dù vậy, ngoài quốc doanh vẫn là khu vực nhiều rủi ro hơn nên
ngân hàng luôn tìm cách thu hút khách hàng là các doanh nghiệp lớn về phía
mình. Năm 2000, 2001 Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã rất thành công,
kéo được nhiều khách hàng quốc doanh lớn như: Tổng công ty xây dựng Sông
Đà, Công ty dịch vụ khách sạn Hồ Tây, Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Tổng
công ty rau quả Việt Nam... làm cho tỷ trọng cho vay khu vực quốc doanh tăng
nhanh đến trên 70% tổng dư nợ.
2- Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn.
- Kinh tế quốc doanh
- Kinh tế ngoài quốc doanh.
Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì số doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH cũng chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại là tư nhân và hộ cá thể
(chiếm 90 - 95% trong tổng số).
Với cơ cấu khách hàng mà đại đa số là kinh tế ngoài quốc doanh, còn khu
vực kinh tế quốc doanh chỉ chiếm vị trí thứ yếu như vậy đã tác động lớn tới
hoạt động của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. trong những năm qua
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã phải trăn trở vật lộn để tìm ra con
đường thích hợp, mang lại chất lượng, hiệu quả, an toàn cho hoạt động tín
dụng của họ; tìm kiếm, lôi kéo thêm những khách hàngthuộc khối kinh tế quốc
doanh đồng thời sàng lọc, giám sát và có quy định chặt chẽ với khách hàng vay
vốn là tư nhân, hộ cá thể, HTX... Bởi vì qua nghiên cứu từ thực tế những năm
trước cho thấy:
- Số lượng khách hàng vay vốn có hệ thống sổ sách kế toán (doanh nghiệp
quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh) vốn dĩ đã ít, lại có quy mô nhỏ,
vốn tự có thấp để hoạt động sản xuất kinh doanh được các đơn vị này phải dựa
vào phần lớn vốn vay của ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp này đã số
hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đây là lĩnh vực rất nhậy cảm với
nhu cầu thị trường do đó chịu ảnh hưởng nhiều của biến động về môi trường

kinh doanh. Với năng lực tài chính nghèo nàn, thêm vào đó năng lực quản lý
kinh doanh còn non lớt yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực
tế nên các doanh nghiệp rất khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao.
- Số lượng khách hàng vay vốn của Ngân hàng không phải là đơn vị hạch
toán kế toán lại chiếm đa số (tư nhân và hộ các thể chiếm 82% năm 1999; 80%
năm 2000 và 75% năm 2001). loại hình kinh doanh này rất phức tạp, khó có
thể dự đoán được tình hình tài chính của họ nên việc cho vay với các khách
hàng thuộc đối tượng này là phức tạp, mạo hiểm đòi hỏi cán bộ tín dụng phải
linh hoạt nhạy bén, có phương pháp hữu hiệu đối với từng khách hàng cụ thể.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn phức tạp, còn có nhiều sai sót cũng như
thất bại song không thể không công nhận răng trong những năm gần đây
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã có những chuyển biến tích cực nhanh
nhạy với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành Ngân
hàn nói riêng. thông qua việc mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, Ngân
hàng Công thương Hoàn Kiếm đã đẩy mạnh công tác huy động vốn và cho vay
phục vụ sản xuất lưu thông và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận ngày một
tốt hơn.
II- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
HOÀN KIẾM.
1- Tình hình huy động vốn.
Xuất phát từ nguyên tắc của Ngân hàng là "đi vay để cho vay", công tác
huy động vốn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm luôn được quan tâm
đúng mức, chỉ đạo kịp thời, chính xác, nhịp nhàng ăn khớp với sự biến động về
cho vay.
Qua phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Hoàn
Kiếm trong 3 năm 1999, 2000, 2001 ta thấy rằng với hệ thống huy động vốn
bao gồm 10 quỹ tiết kiệm, 3 phòng giao dịch và một trụ sở chính, Ngân hàng
Công thương Hoàn Kiếm đã rất năng động trong việc huy động vốn. Biểu hiện
cụ thể là:
- Nguồn vốn huy động bình quân tăng nhanh trong 3 năm. năm 2000

nguồn vốn tăng so với 1999 là 29268 triệu, năm 2001 tăng so với 2000 là
15949 triệu. Trên thực tế nguồn vốn huy động của ngân hàng không những
đáp ứng kịp thời tiến độ cho vay và thanh toán giao dịch của Ngân hàng đang
trên đà phát triển mà còn có một khối lượng lớn vốn dư thừa nhằm bổ sung
cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Việt Nam dưới hình thức
cho vay điều hoà vốn.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
năm sau so với năm trước tỏ ra hợp lý hơn, cho phép ngân hàng hạ lãi suất
đầu vào xuống mức thấp nhất có thể được và chủ động trong việc sử dụng vốn.
Ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ
chức, cá nhân và dân cư (thường phần này chiếm 80 - 90% vốn huy động),
tiền gửi của khách hàng để giao dịch ngày một tăng lên, chứng tỏ dân cư ngày
càng hiểu biết và tin tưởng vào ngân hàng hơn (tiền gửi của khách hàng đã
tăng từ 13% năm 1999 lên đến 38% năm 2001 tức là tăng gần 3 lần).
Thông thường kỳ phiếu ngân hàng có mức lãi suất huy động cao hơn so
với lãi suất tiền gửi ngân hàng lên huy động bằng kỳ phiếu chỉ áp dụng trong
những trường hợp ngân hàng có nhu cầu cấp bách về vốn. Thực tế nguồn vốn
huy động bằng kỳ phiếu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn huy động:
Năm 1999 là 0,3% đến năm 2000 chỉ còn 0,18%. Nhưng năm 2001 nguồn tiền
huy động bằng kỳ phiếu đã tăng lên nhiều đạt 0,78% (vì năm 2000 nợ quá hạn
của ngân hàng rất lớn không đòi được làm cho quỹ tiền cho vay giảm nhiều
trong khi đó ngân hàng lại cần có tiền để vực mình lên do đó phải phát hành kỳ
phiếu với tổng số lượng tiền lớn ).
Sở dĩ có được nguồn vốn huy động lớn như trên một phần do vị trí địa
bàn hoạt động của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm mang laị. Quận Hoàn
Kiếm là nơi đông đúc dân cư, phần nhiều làm nghề buôn bán do đó các hộ hầu
hết thuộc loại kinh tế trung bình và giàu có, ít có hộ nghèo tạo điều kiện dễ
dàng trong việc huy động vốn cũng như cho vay. Tính đến thời điểm cuối năm
2001, dư có huy động của chi nhánh đạt khoảng gần 600 tỷ đồng, tính trung
bình là 500 tỷ. Trong đó, nguồn huy động của dân cư lên đến gần 300 tỷ, còn lại

là từ các nguồn khác. Rõ ràng nguồn đầu vào của chi nhánh là rất lớn so với
các ngân hàng khác đến nỗi hầu như Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
không bao giờ sử dụng hết phải điều chuyển vốn về NHCT TW chứ không rơi
vào tình trạng khó khăn như nhiều ngân hàng thiếu vốn cho vay.
2- Tình hình sử dụng vốn.
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn, đầu
tư vốn đã huy động được vào đâu cho có hiệu quả là vấn đề mang tính sống
còn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho nhà ngân hàng. Thời gian qua Ngân hàng
Công thương Hoàn Kiếmđã áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong
phú như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay vốn đặc biệt, cho
vay tài trợ uỷ thác các dự án (dự án RAP, EC, KFW ...) nhằm khai thác triệt để
nhu cầu tín dụng của khách hàng của mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt trong
chiến lược kinh doanh tín dụng của mình, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
đã rất chú trọng đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - một hướng phát triển
hoàn toàn đúng đắn, biểu hiện sự phù hợp giữa điều kiện thực tế của ngân
hàng với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn
hiện nay. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng việc thực hiện tín dụng với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh ở nưóc ta nói chung là rất phức tạp. Để thành công
trong lĩnh vực này yêu cầu đầu tiên là ông chủ ngân hàng phải có tinh thần
trách nhiệm cao, năng lực quản lý kinh doanh giỏi và phải có trong tay đội ngũ
cán bộ tín dụng lành nghề, có tư cách đạo đức tốt. Thực tế về sự đổ vỡ ở Ngân
hàng Công thương Hoàn Kiếm năm 2000 đã phản ững rõ điều này.
2.1- Sự biến động về dư nợ
Khối lượng tín dụng nhìn chung là tăng lên qua các năm kể từ năm 1999
đến năm 2001 và đầu năm 2002. Năm 1999, dư nợ tín dụng là 213 tỷ đồng thì
đến năm 2001 con số này đã tăng lên đến 353 tỷ, tức là đã tăng 65% so với
năm 1999, tương đương 140 tỷ đồng. Việc dư nợ tín dụng tăng lên như vậy
chủ yếu là do sự gia tăng của tín dụng ngắn hạn. Đặc biệt năm 2001, tín dụng
ngắn hạn đối với khu vực kinh tế quốc doanh đã tăng lên một cách chóng mặt:
Từ 4 tỷ năm 2000 đã đạt tới 187 tỷ năm 2001 (tăng gấp hơn 46 lần). điều này

cho thấy chiến lược khách hàng của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã có
sự thay đổi cơ bản, ngân hàng chuyển hướng từ cho vay phần lớn là khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh sang cho vay nhiều đối với các doanh nghiệp Nhà
nước.
Ta thấy được diễn biến phức tạp trong hoạt động kinh doan tín dụng của
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm:
- Năm 1999: Ngân hàng đang ở đỉnh cao của sự thành công do đó hầu hết
các loại hình cho vay đều tăng (thể hiện ở sự chênh lệch % của năm 1999 so
với 1998 đều mang dấu "+"). Duy chỉ có khoản cho vay tài trợ uỷ thác và cho
vay vốn đặc biệt là giảm. Từ năm 1999 ngân hàng không còn áp dụng hình
thức cho vay vốn đặc biệt nữa mà chỉ còn món nợ quá hạn của loại hình nàydo
các năm trước để lại.
- Năm 2000: Cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn đều giảm.
Cho vay ngắn hạn giảm 13%, cho vay trung và dài hạn giảm 23% khiến cho
tổng dư nợ cho vay cũng giảm 14%. lý do cơ bản của sự sụt giảm này là sau
cơn khủng hoảng và đổ bể của ngân hàng năm 1999 để lại. Do đó cán bộ tín
dụng không giám cho vay co cụm lại, khách hàng thì không muốn quan hệ với
ngân hàng.
- Năm 2001 : Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm dần dần lấy lại được
phong độ và tinh thần, thể hiện ở dư nợ tín dụng tăng gấp gần 2 lần so với
năm 2000 trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn tăng hơn 100% còn dư nợ cho vay
chung và dài hạn cũng tăng gần 50%. Điểm đặc biệt cần lưư ý ở đây là trong
cơ cấu cho vay thì khoản vay của doanh nghiệp nhà nước là rất lớn (đạt 187
tỷVNĐ) Còn cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh (đặc biệt là tư nhân và
hộ cá thể) được hạn chế và kiểm soát chặt chẽ tránh gây ra những rủi ro không
đáng có như các năm trước.
Có thể kể ra đây một số nguyên nhân chính dẫn tới dư nợ tín dụng tăng
với tốc độ cao như vậy:
* Nguyên nhân thứ nhất: là trong những năm gần đây tốc độ phát triển
kinh tế ở nước ta khá cao, sản xuất kinh doanh trở nên sôi động hơn nhất là

trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Mặt khác, do thực hiện chính sách kinh
tế nhiều thành phần, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có những bước phát
triển đáng kể khiến cho nhu cầu tín dụng ngân hàng có su hướng tăng lên. đặc
biệt đối với quận Hoàn kiếm - Một trung tâm văn hoá kinh tế thương mại và
dịch vụ lớn của cả nước thì sự gia tăng về nhu cầu tín dụng trong thời gian
qua là rất dễ thấy.
* Nguyên nhân thứ 2: Dẫn đến sự gia tăng về tín dụng ở Ngân hàng Công
thương Hoàn Kiếmphải kể đến sự thay đổi về cơ chế quản lý lãnh đạo và chiến
lược của Ngân hàng . Từ quý III /2000 ban lãnh đạo mới lên kế nhiệm đã thay
đổi cách nghĩ, cách làm với phương châm "lùi một bước để tiến hai bước", đã
bám sát vào những quy chế tín dụng, cương quyết loại bỏ những khách hàng
mạo hiểm, tích cực mở rộng lôi kéo các doanh nghiệp nhà nước về phía mình.
Do đó dư nợ tín dụng của năm 2001 đã tăng lên nhiều như vậy.
2.2- Cơ cấu cho vay.
Xem xét về cơ cấu cho vay ở Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong
giai đoạn vừa qua ta thấy nổi bật nên một số điểm sau:
* Thứ nhất: Xét theo thành phần kinh tế.
Do có những nét đặc thù riêng về phạm vi, địa bàn hoạt động, về đối
tượng khách hàng, về môi trương kinh doanh... mà trong cơ cấu tín dụng của
Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, sự phân bố giữa tín dụng cho khu vực
quốc doanh và ngoài quốc doanh không đồng đều. xét giai đoạn từ năm 2000
trở về trước thì khách hàng vay vốn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm
chủ yếu là tư nhân, hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH: Chiếm
91% năm 1999 và 90% năm 2000. Cho vay đối với các khách hàng này bên
cạnh những ưu điểm lớn lại bộc lộ nhiều hạn chế, dễ ràng cho ngân hàng khi
tìm kiếm khách hàng vay song lại là mạo hiểm bởi vì thông thường các đối
tượng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động nhỏ bé, chế độ sổ
sách kế toán không chặt chẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định,
kiểm tra giám sát. mặt khác họ có những thủ thuận lừa đảo tinh vi, khôn khéo
và bài bản hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước.

Song kể từ cuối năm 2000 đầu năm 2001 khi ban lãnh đạo mới lên thay
thế, đối mặt với những đổ vỡ thất bại của năm trước, Ngân hàng Công thương
Hoàn Kiếmđã chuyển hướng từ cho vay chủ yếu đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh sang cho vay nhiều đối với kinh tế quốc doanh. Cho đến nay, ngân
hàng đã kéo được một số công ty lớn về mở tài khoản giao dịch ở ngân hàng
làm cho dư nợ tín dụng đối với khu vực này tăng lên nhiều lần. Cụ thể hãy xem
xét các số liệu sau:
Dư nợ cho vay tính đến quý I/2002 của Ngân hàng Công thương Hoàn
Kiếm.
1- Tổng công ty đường sông miền bắc: 1.856 triệu đồng
2- Tổng công ty than Việt Nam: 119.968 triệu đồng
3- Tổng công ty Sông đà : 14.669 triệu đồng
4- Tổng công ty lắp máy Việt Nam : 25.230 triệu đồng
5- Tổng công ty Hồ tây: 2.097 triệu đồng
6- Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ: 1.770 triệu đồng
7- Tổng công ty rau quả Việt Nam: 5.646 Triệu đồng
Từ chỗ chỉ chiếm 9 - 10% doanh số cho vay trong các năm trước, đến
năm 2001 doanh số cho vay đối với kinh tế quốc doanh đã lên tới 85% tổng
doanh số cho vay cuả ngân hàng. Phải công nhận rằng đây là thành công đáng
khích lệ và phát huy của tập thể cán bộ và nhân viên Ngân hàng Công thương
Hoàn Kiếm. Hiện nay Ngân hàng vẫn duy trì chiến lược này nhằm đảm bảo an
toàn hơn cho nguồn vốn cho vay.
* Thứ hai: Theo thời hạn tín dụng
Ta thấy ngay tín dụng cho vay của ngân hàng hầu như tập trung hết vào
cho vay ngắn hạn. Trong cả 3 năm 1999, 2000, 2001 thì không có năm nào cho
vay tín dụng ngắn hạn ở mức dưới 90%. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì
khách hàng của Ngân hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại và dịch vụ, sản xuất rất ít nên vốn lưu chuyển nhanh, khách hàng
chỉ cần vay trong một thời gian ngắn là đã có thể thu hồi lại vốn để trả nợ
Ngân hàng và khi cần sẽ vay món mới tạo điều kiện cho vốn lưu chuyển nhanh

có hiệu quả.
Mặt khác, kahchs hàng của NHCT Hoàn kiếm thuộc đối tượng kinh tế
quốc doanh ít, và nếu có thì cũng chủ yếu là các đơn vị kinh doanh nên các dự
án cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ từ 5-10%) .
Xem xét dư nợ tín dụng ta còn thấy một vấn đề nổi lên đó là: Các đơn vị
vay vốn chủ yếu xin vay bằng nội tệ, vạy bằng ngoại tệ không đáng kể (thông
thường cho vay bằng ngoại tệ chiếm từ 15-20%, cá biệt năm 1999 chỉ có 5%
vốn cho vay bằng ngoại tệ). Điều này chứng tỏ rằng hoạt động ngoại tệ chưa
phải là hoạt động sôi động của ngân hàng. Chỉ có các khách hàng (mà chủ yếu
là KTQD) có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá, thiết bị nguyên vật liệu với các
công ty nước ngoài mới cần vay ngoại tệ, mà số khách hàng đó đóng trên địa
bàn quận Hoàn kiếm rất ít hoặc nếu có các doanh nghiệp này lại quan hệ với
Hội sở chính của Ngân hàng công thương Việt Nam hay Ngân hàng ngoại
thương. Hơn nữa, do quy chế quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước Việt
nam khá chặt chẽ nên việc trao đổi và vay mượn ngoại tệ còn gặp nhiều khó
khăn khiến cho khách hàng chưa thích thú và còn hạn chế toói đa các hoạt
động liên quan đến ngoại tệ.
* Thứ ba: Theo ngành kinh tế, theo các báo cáo tổng hợp tín dụng của
Ngân hàng thì khối lượng tín dụng cho ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ
trọng cao (thông thường lớn hơn 50%) trong tổng dư nợ, trong khi đó khối
lượng tín dụng cho sản xuất (công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) chỉ chiếm
khoảng từ 12% - 18%, tiếp theo là tín dụng đối với ngành xây dựng chiếm tỷ
trọng từ 6% - 12%, số còn lại là khối lượng tín dụng thuộc các ngànhkinh tế
khác, và một bộ phận tín dụng không phân loại.
3- hiệu quả sử dụng vốn.
thông qua việc phân tích tình hình huy động và cho vay vốn của kcho
ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (thông thường lớn hơn 50%)
trong tổng dư nợ, trong khi đó khối lượng tín dụng cho sản xuất (công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp) chỉ chiếm khoảng từ 12% - 18%, tiếp theo là tín dụng
đối với ngành xây dựng chiếm tỷ trọng từ 6% - 12%, số còn lại là khối lượng

tín dụng thuộc các ngànhkinh tế khác, và một bộ phận tín dụng không phân
loại.
4- hiệu quả sử dụng vốn.
thông qua việc phân tích tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân
hàng Công thương Hoàn Kiếm, chúng ta có thể khái quát đwocj kết quả hoạt
độngkinh doanh của ngân hàng này bằng việc tính toans chỉ tiêu "hiệu quả sử
dụng vốn", chúng ta có thể phản ánh tình hình huy động và cho vay của mỗi
ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính như sau:

×