Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.54 KB, 27 trang )

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.
Định nghĩa ngân hàng thương mại.
Ngân hàng là một tổ chức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, dịch vụ
hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Ngày càng nhiều các tổ
chức đã và đang cố gắng cung cấp những dịch vụ của ngân hàng đặt các Ngân
hàng thương mại trước sự cạnh tranh gay gắt. Phản ứng của các ngân hàng là
nâng cao các dịch vụ sẵn có và nghiên cứu mở rộng phạm vi cung cấp thêm
nhiều dịch vụ mới.
Theo phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp có
thể định nghĩa: ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh
toán và thực hiện nhiều chực năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Theo luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày 12/11/1997 : Ngân
hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán.
Các họat động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại
Qua khái niệm về ngân hàng thương mại trên, ta thấy NHTM là một loại
hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, có các hoạt động kinh
doanh chủ yếu sau :
- Huy động vốn bằng việc nhận tiền gửi tiết kiệm và phát hành các
chứng chỉ tiền gửi khác...
- Tín dụng ngắn trung và dài hạn.
- Phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng
- Các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc đá


quý, các dịch vụ tư vấn, bảo quản và quản lý tài sản của khách hàng, bảo lãnh,
dịch vụ uỷ thác và tư vấn, môi giới và đầu tư chứng khoán…
1.2. HỌAT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .
1.2.1. Khái niệm về kinh doanh ngoại tệ .
Khái niệm.
Ngoại hối là phương tiện thanh toán thể hiện dưới dạng ngoại tệ hoặc
các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ. Theo khái niệm này thì ngoại hối
bao gồm hối phiếu, séc bằng ngoại tệ và số dư có trên tài khoản tại Ngân hàng
nước ngoài.
Hoạt động ngoại hối bao gồm các hoạt động đầu tư, cho vay, bảo lãnh,
mua, bán và các giao dịch khác về ngoại hối. Như vậy kinh doanh ngoại hối
nằm trong các hoạt động ngoại hối.
Kinh doanh ngoại hối theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại hối,
đảm bảo ổn định số dư trên tài khoản kinh doanh ngoại hối tại nước ngoài và
tìm cách thu lời thông qua chênh lệch tỉ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác
nhau.
Theo nghiã hẹp người ta hiểu khái niệm kinh doanh ngoại hối chỉ đơn
thuần là việc mua và bán số dư có trên tài khoản bằng ngoại tệ, hay còn gọi là
kinh doanh ngoại tệ .
Như vậy không phải ai cũng có thể tiến hành mua bán ngoại tệ một cách
tự do được mà phải có tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng nước ngoài.
Phạm vi hoạt động của kinh doanh ngoại hối là thị trường ngoại hối .
Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động phức tạp chứa nhiều rủi ro.
Các rủi ro thường gặp là: rủi ro về giá và rủi ro về khả năng thanh toán.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động đặc trưng của nền kinh tế
thị trường mở. Vì vậy để thực hiện nó cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện
đại. Đồng thời hoạt động này đòi hỏi nhà kinh doanh phải có đủ chuyên môn về
nhiều lĩnh vực, có các kỹ năng nhất định và nhanh nhạy với thị trường. Nhà

kinh doanh phải có trí tuệ cao cùng những nỗ nực thường xuyên để xác định
những gì đang diễn ra trên thị trường, xác định được tỷ giá đang biến động
theo hướng nào từ đó ra quýêt định hợp lí.
1.2.2. Vai trò của kinh doanh ngoại tệ .
Nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến việc trao đổi hàng
hoá ngày càng sâu sắc, không chỉ vượt ra khỏi vùng mà còn vượt qua biên giới
quốc gia. Vì vậy đã làm nảy sinh việc thanh toán giữa các cá nhân, tổ chức,
chính phủ của một quốc gia này với một quốc gia khác trong các quan hệ kinh
tế quốc tế như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế mà cụ thể là xuất nhập
khẩu hàng hoá, thu chi từ đầu tư nước ngoài, nhận viên trợ nước ngoài, các
hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài…
Nhằm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các hoạt động trên, Ngân hàng
thương mại đã cung cấp nhiều dịch vụ trong đó kinh doanh ngoại tệ là một
trong những hoạt động đầu tiên và đang ngày càng được mở rộng và phát
triển. Nó có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đối với bản thân ngân
hàng.
1.2.2.1. Đối với nền kinh tế.
+ Kinh doanh ngoại tệ giúp cho các doanh nghiệp mua bán ngoại tệ dễ
dàng, nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch
vụ có liên quan đến ngoại tệ. Qua đó rút ngắn được qúa trình tích luỹ vốn làm
tăng tốc độ chu chuyển vốn dẫn đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
ổn định các hoạt động khác trong nền kinh tế do các doanh nghiệp trong nền
kinh tế có quan hệ mạng lưới với nhau.
+ Tạo cho các doanh nghiệp khả năng tránh rủi ro trong thanh toán bằng
ngoại tệ. Các doanh nghiệp có thể lợi dụng chính các nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng để phòng chống rủi ro do tỷ giá hối đoái biến động
theo hướng không có lợi từ lúc kí hợp đồng cho đến khi thanh toán. Đó là sử
dụng các hợp đồng trong kinh doanh ngoại tệ như hợp đồng kì hạn, hợp đồng
quyền chọn, hợp đồng hoán đổi Swap.
+ Kinh doanh ngoại tệ giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ

để đầu tư phục vụ mục đích của họ.
1.2.2.2. Đối với bản thân ngân hàng.
+ Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Đây là một loại hình dịch vụ do
ngân hàng cung cấp nhằm thoả mãn nhu cầu về ngoại tệ của khách
hàng. Các nhu cầu của khách hàng có thể là: đổi ngoại tệ để đi du lịch,
mua bán ngoại tệ sau các hợp đồng xuất nhập khẩu, mua ngoại tệ để kí
quĩ trong thanh toán L/C… Như vậy nếu một ngân hàng luôn đáp ứng đủ
nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng, tức là có thể cung ứng đầy đủ ngoại tệ
khi khách hàng có nhu cầu mua hợp lí và mua hết ngoại tệ nếu khách
hàng có nhu cầu bán thì rõ ràng ngân hàng đó sẽ có ưu thế hơn trong
việc cung cấp dịch vụ so với các ngân hàng khác trong cạnh tranh. Do đó
hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả
hoạt động ngân hàng.
+ Bản thân ngân hàng cũng có thể tham gia vào thị trường ngoại
hối để kinh doanh kiếm lợi nhuận cho chính mình. Lợi nhuận kiếm được
có thể chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của ngân hàng. Hàng ngày con số giao dịch trên thị trường ngoại hối
là rất lớn. Có thể nói đây là thị trường có qui mô lớn nhất trên toàn thế
giới.
+ Nếu hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt hiệu quả tốt, tức là trạng
thái ngoại tệ dương, ngân hàng còn có thể đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ
của khách hàng.
+ Kinh doanh ngoại tệ luôn gắn liền với thanh toán quốc tế. Để
thanh toán tiền ra nước ngoài các doanh nghiệp luôn phải có quan hệ
với một ngân hàng nào đó, vì vậy ngân hàng có thể quản lí được ngoại tệ
của khách hàng.
1.2.3. Một số thuật ngữ chính trong kinh doanh ngoại tệ.
Tỷ giá:
Hầu hết các quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình. Thương mại, đầu
tư, các quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau.

Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền với nhau. Hai
đồng tiền được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ
giá.
Như vậy tỷ giá được định nghĩa như sau: Tỷ giá là giá cả của một đồng
tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Vd: 1USD=15447 VND.
Phương pháp yết tỷ giá:
Tỷ giá được niêm yết trên thị trường và tại các ngân hàng theo các cách:
EUR/USD , USD/JPY. Trong đó đồng tiền đứng trước gọi là đồng tiền yết giá,
đồng tiền đứng sau gọi là đồng tiền định giá. Có hai cách yết tỷ giá là : yết tỷ
giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp.
+ Yết tỷ giá trực tiếp: là phương pháp yết giá ngoại tệ theo nội tệ, ở đây
ngoại tệ đóng vai trò là hàng hoá- hàng hoá đặc biệt trong quan hệ với nội tệ.
Thông qua yết giá trực tiếp thì giá của một đơn vị ngoại tệ được bộc lộ ra bên
ngoài, đó là một đơn vị ngoại tệ đổi được bao nhiêu đơn vị nội tệ.
+ Yết tỷ giá gián tiếp: giá một đơn vị đồng bản tệ đổi được bao nhiêu
đơn vị ngoại tệ. Giá của đồng ngoại tệ chưa bộc lộ ra ngoài mà phải làm một
phép tính mới biết được. Ví dụ: 1 GBP=1.555 USD là yết giá gián tiếp tại Mỹ thì
tỷ giá trực tếp sẽ là: 1 USD=1/1.555 GBP=1.553 GBP.
Cả hai cách yết tỷ giá trên đều xét từ góc độ quốc gia còn trên thị trường
ngoại hối quốc tế thì tất cả các đồng tiền đều được yết giá so với đồng USD
trong đó USD đều đóng vai trò là đồng tiền yết giá, trừ 5 đồng tiền sau đóng
vai trò là đồng tiền yết giá so với USD: EUR, GBP, SDR, AUD, IEP.
Các loại tỷ giá:
Tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra: tỷ giá mua vào là tỷ giá tại đó ngân
hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán ra là tỷ giá tại đó
ngân hàng sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
Tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản: tỷ giá tiền mặt áp dụng cho các
ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch, thẻ tín dụng. Tỷ giá chuyển khoản
áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân
hàng. Thông thường tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao

hơn tỷ giá chuyển khoản.
Tỷ giá chéo:
Định nghĩa: tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền
thứ ba. Trên thực tế do vai trò của đồng USD rất lớn nên tỷ giá chéo được định
nghĩa là tỷ giá giữa hai đồng tiền không có sự tham gia của đồng USD. Hay nói
cách khác tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ đều được suy ra từ tỷ giá giữa
chúng với USD.
Ví dụ trên thị trường có hai tỷ giá : GBP/USD, USD/JPY thì tỷ giá
GBP/JPY là tỷ giá chéo. Tỷ giá chéo tồn tại do có một số tỷ giá giữa hai ngoại tệ
không được ngân hàng niêm yết, để tính được tỷ giá giữa chúng phải thông
qua tỷ giá của chúng được niêm yết với USD.
Trạng thái ngoại tệ.
Trạng thái ngoại tệ của một tổ chức phản ánh hiện trạng hoạt động
ngoại tệ của tổ chức đó. Khi ngân hàng hay tổ chức bán ngoại tệ ra nhiều hơn
mua vào thì sẽ có trạng thái ngoại tệ âm và ngược lại nếu ngân hàng mua
ngoại tệ vào nhiều hơn bán ra thì trạng thái ngoại tệ sẽ dương.
Trạng thái ngoại tệ được tính từ bảng cân đối ngoại tệ bao gồm tài lản
có, tài sản nợ và các khoản đã kí kết nhưng chưa thực hiện.
Trạng thái ngoại tệ ròng= ( tài sản có ngoại tệ + ngoại tệ mua vào) _ ( tài
sản nợ ngoại tệ + ngoại tệ bán ra).
Trạng thái ngoại tệ của mỗi ngân hàng thường được xác định vào cuối
mỗi ngày. Nó được tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ngày hôm trước và
chênh lệch giữa doanh số mua vào, doanh số bán phát sinh trong ngày của
ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn.
Nguyên tắc tính tổng trạng thái ngoại tệ:
+ Quy đổi trạng thái ngoại tệ của từng ngoại tệ sang đồng Việt Nam thep
tỷ giá quy đổi trạng thái.
+ Cộng các trạng thái ngoại tệ dương với nhau để tính tổng trạng thái
ngoại tệ dương, cộng các trạng thái ngoại tệ âm với nhau để tính tổng trạng
thái ngoại tệ âm.

Theo quy định, tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không được
vượt quá 30% vốn tự có của Tổ chức tín dụng tại thời điểm đó, tổng trạng thái
ngoại tệ âm cũng không được vượt quá 30% vốn tự có của Tổ chức tín dụng
tại thời điểm đó.
Thông thường các hoạt động trên thị trường tiền tệ như cho vay ngoại
tệ và vay ngoại tệ ảnh hưởng đến luồng luân chuyển ngoại tệ và trạng thái
ngoại tệ nhưng không làm thay đổi trạng thái ngoại tệ ròng mà chỉ những giao
dịch mua bán ngoại tệ mới làm thay đổi trạng thái ngoại tệ ròng.
Ví dụ: Khi cho vay ngoại tệ sẽ tạo ra luồng tiền ra ngoại tệ nhưng không
ảnh hưởng đến trạng thái ngoại tệ ròng vì sự tăng lên của dư nợ cho vay bên
tài sản có đồng thời với việc giảm số dư tương ứng trên tài khoản
NOSTRO( cũng là một tài sản có của ngân hàng).
Khi vay ngoại tệ: tạo ra luồng tiền vào của ngoại tệ nhưng không
ảnh hưởng đến trạng thái ngoại tệ ròng vì sự tăng lên số dư trên tài khỏan
NOSTRO bằng với sự tăng lên của nguồn vốn đi vay bên phía tài sản nợ.
1.2.4. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại .
Các nghiệp vụ trong kinh doanh ngoại tệ của một Ngân hàng thương
mại đồng thời cũng là các loại giao dịch diễn ra trên thị trường ngoại hối.
1.2.4.1. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay.(Spot)
Giao dịch hối đoái giao ngay là thoả thuận giữa hai bên về việc mua một
đồng tiền và bán một đồng tiền khác tại một tỷ giá xác định với ngày thanh
toán( hay ngày giá trị) thông thường là hai ngày kể từ khi kí hợp đồng.
Như vậy trong mật hợp đồng giao ngay sẽ có các chi tiết như: ngày kí
hợp đồng hay ngày giao dịch, ngày giá trị của hợp đồng, tỷ giá giao dịch và
khối lượng giao dịch.
Giao dịch giao ngay là loại hình giao dịch phổ biến nhất trên thị trường
ngoại hối. Tỷ giá trong giao dịch giao ngay có thể là tỷ giá được niêm yết sẵn
trên thị trường còn đối với loại ngoại tệ không được niêm yết trực tiếp thì
ngân hàng phải xác định tỷ giá bằng phương pháp tính chéo.
Hàng ngày các nhà kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng phải theo

dõi số dư tài khoản kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng mình và lượng ngoại tệ
mua vào bán ra để đánh giá tình trạng số dư tài khoản của từng loại ngoại tệ.
Trường hợp số dư của một ngoại tệ quá cao hay quá thấp thì phải điều
chỉnh ngay.
Một ví dụ về nghiệp vụ giao ngay:
Một khách hàng là nhà nhập khẩu muốn mua của ngân hàng A 10000
USD để thanh toán tiền hàng với một nhà xuất khẩu Mỹ đồng thời yêu cầu
ngân hàng A làm ngân hàng đại lí cho mình trong điều khoản của thanh toán
quốc tế. Giả sử khách hàng tại Mỹ lại có tài khoản tại ngân hàng N là một ngân
hàng mà ngân hàng A có tài khoản tại đó.
Ngân hàng A sẽ giao dịch với ngân hàng N bằng một giao dịch giao ngay,
trong đó ngân hàng A yêu cầu mua 10000 USD của ngân hàng N với tỷ giá do
ngân hàng N niêm yết , thanh toán bằng cách ghi nợ trên tài khoản của ngân
hàng A tại ngân hàng N và ghi có vào tài khoản của khách hàng là nhà xuất
khẩu Mỹ tại ngân hàng N. Tại Việt Nam ngân hàng A sẽ ghi nợ vào tài khoản
của khách hàng là nhà nhập khẩu hoặc thu bằng tiền. Ngân hàng A sẽ vừa thu
phí của hoạt động thanh toán quốc tế vừa hưởng chênh lệch nếu tỷ giá mua
USD của ngân hàng N nhỏ hơn tỷ gía bán USD cho khách hàng Việt nam.
Các ngân hàng tiến hành các giao dịch giao ngay theo nhu cầu của
khách hàng và đầu cơ cho chính mình. Khi ngân hàng dự đoán tỷ giá sẽ tăng
trong thời gian tới nó sẽ mua ngoại tệ của một ngân hàng khác bằng một hợp
đồng giao ngay sau đó khi ngoại tệ lên giá đúng như dự kiến nó sẽ bán ngay số
ngoại tệ đã mua trước đó cũng bằng cách trao ngay. Nếu dự đoán của ngân
hàng là đúng thì ngân hàng sẽ có lãi còn nếu tỷ giá biến động theo xu hướng
ngược lại thì ngân hàng sẽ bị lỗ. Việc đầu cơ này có độ rủi ro cao và tương đối
mạo hiểm nhưng đôi khi ngân hàng cũng vẫn thực hiện.
Ý nghĩa kinh tế của nghiệp vụ giao ngay: là đảm bảo trôi chảy việc
thanh toán ngoại tệ giữa các nước được ngân hàng thực hiện cho khách hàng
và cho chính mình.
Kinh doanh chênh lệch tỷ giá - Nghiệp vụ arbitrage ngoại tệ .

Kinh doanh chênh lệch tỷ giá là việc tận dụng cơ hội giá cả không thống
nhất giữa các thị trường nhằm mục đích kiếm lời mà không hề chịu rủi ro. Nó
liên quan đến việc mua ngoại tệ ở một thị trường và bán lại ở một thị trường
khác : nếu hai ngân hàng cùng yết tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra nhưng tỷ giá
mua vào ở ngân hàng này lại lớn hơn tỷ giá bán ra ở ngân hàng kia thì có thể
tận dụng cơ hội này để kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Như vậy việc làm này có
thể được hiểu là mua ngoại tệ ở nơi rẻ và bán ra ở nơi đắt.
Nghiệp vụ này thể hiện dưới hai dạng là kinh doanh giản đơn và kinh
doanh phức tạp. Kinh doanh giản đơn là chỉ tiến hành giao dịch trên hai thị
trường còn kinh doanh phức tạp là tiến hành giao dịch trên ba thị trường trở
lên tại cùng một thời điểm. Nghiệp vụ này được áp dụng chủ yếu giữa các ngân
hàng với nhau tuy nhiên trong thực tế các thành viên tham gia vào thị trường
ngoại đều có thể kinh doanh, kể cả những nhà kinh tế có nguồn thu ngoại tệ
cao, muốn kiếm lời khi phát hiện ra thị trường này có thể yêu cầu ngân hàng
nơi họ có tài khoản thực hiện nghiệp vụ acbit cho họ. Đây thường là những
người rất nhanh nhạy với thị trường. Ngân hàng khi đó sẽ thực hiện nghiệp vụ
acbit với tư cách là thực hiện theo yêu cầu của khách hàng và thu phí.
Tuy nhiên việc mua bán ngoại tệ như vậy có xu hướng làm bình quân tỷ
giá giữa các thị trường khác nhau. Xét qua ví dụ sau:
Giả sử có các tỷ giá:
GBP/USD: 1,9809- 39 ở NY
USD/DEM: 1,6097- 17 ở Frankfurt
GBP/DEM: 3,1650 – 70 ở London.
Tất cả các tỷ giá được yết ở đây đều là tỷ giá giao ngay.
Để khai thác cơ hội kinh doanh thu lợi nhuận acbit, nhà kinh doanh lẽ
thực hiện các giao dịch sau:

×