Các vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
ngân hàng thương mại
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất trong nền
kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển
của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Trong số đó NHTM
chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô thị phần, số lượng cũng như về qui mô tài
sản.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh
toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế
Theo luật các TCTD 1997 và sửa đổi bổ sung 2004 thì:” hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh tiền tề và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán”
1.1.1.2 Đặc điểm
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế.
Ngân hàng bao gồm nhiều lọai tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường
chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất.
Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy
là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định
kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng là một tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền
kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là người
thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng
ủa nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu với các doanh
nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước.
Do tiền ngân hàng thực hiện cung cấp tín dụng chủ yếu là tiền gửi của dân cư
và các tổ chức kinh tế nên hoạt động kinh doanh ngân hàng đòi hỏi sự kiểm soát
chặt chẽ. Việc kiểm sóat chặt chẽ này xuất phát từ hoạt động kinh doanh tiền tệ
của ngân hàng. Do hàng ngày ngân hàng thực hiện việc lưu chuyển một khối
lượng lớn tiền trong nền kinh tế nên một ngân hàng đổ vỡ có thể gây ra những
ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế. Một sự đổ vỡ nhỏ của ngân hàng có thể gây
ra hiệu ứng đôminô dẫn đến một sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng.
Hoạt đông kinh doanh ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Do xuất
phát từ việc kinh doanh tiền và là trung gian tài chính hoạt động cung cấp nhiều
dịch vụ khác nhau nên hoạt động ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro
như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro tác
nghiệp….
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của các NHTM nhằm thu hút vốn để ngân hàng
thực hiện việc kinh doanh thông qua các hoạt động sử dung vốn. Các hình thức
huy động vốn gồm có:
Thư nhất huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu thông qua việc góp vốn của các
cổ đông
Thứ hai huy động từ nguồn vốn nợ gồm việc nhận tiền gửi của các tổ chức
và cá nhân và việc đi vay trên thị trường vốn thông qua phát hành các giấy nợ,
vay các TCTD hay vay NHTƯ
Ngoài ra nguồn vốn huy động của ngân hàng có thể có từ một số hoạt động
khác như nguồn vốn ủy thác….
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng chính là việc ngân hàng thực hiện
kinh doanh nguồn vốn huy động được. Các hoạt động sử dụng vốn chính gồm
có:
Thứ nhất là hoạt động cho vay với các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.
Đây là hoạt động cơ bản nhất trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM và mang
lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM
Thứ hai là hoạt động kinh doanh tiền tệ. Hoạt động này ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng và góp phần tăng thu nhập của
ngân hàng. Hoạt động kinh doanh tiền tệ có hai hoạt động chính là hoạt động
kinh doanh ngoại tệ và hoạt động đầu tư chứng khoán các loại: cổ phiếu, trái
phiếu, các loại hàng hóa phái sinh…
1.1.2.3 Các hoạt động khác
Ngoài 2 hoạt động chính trên thì ngân hàng còn thực hiện nhiều hoạt động
dịch vụ khác. Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thì các hoạt động này
của ngân hàng ngày càng đa dạng ngoài 2 nghiệp vụ truyền thông trên như:
• Hoạt động bảo lãnh
• Hoạt động chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
• Hoạt động cho thuê thiết bị trung và dài hạn
• Cung cấp các dịch vụ ủy thác và tư vấn ủy thác
• Dịch vụ bảo quản vật có giá
• Dịch vụ quản lý ngân quỹ
• Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
• Dịch vụ bảo hiểm
• Dịch vụ đại lý….
1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm
KDNT là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối
các nhu cầu về ngoại tệ ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận trực tiếp thông qua
chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau
Như vậy ngân hàng thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ để thu lợi cho ngân
hàng và cũng là cung cấp một dịch vụ tài chính cho nền kinh tế khi ngân hàng
đứng ra thu mua hay bán các loại ngoại tệ.
Ngoại tệ ở đây được hiểu theo một nghiã hẹp không giống như ngoại hối bao
gồm tất cả các đồng tiền khác nhau hay các ngoại tệ, vàng, bạc, đa quí, các
phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có gía...
mà chỉ là tiền tệ của các nước khác nhau sau đây gọi chung là ngoại tệ. Trong
suốt chuyên đề này, thuật ngữ ngoại tệ sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp như vậy và
thuật ngữ thị trường ngoại hối cung sẽ được hiểu là thị trường ngoại tệ.
Từ khái niệm hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên có thể rút ra một số đặc
trưng của hoạt KDNT như sau:
Thứ nhất, là hoạt động KDNT gắn chặt với các hoạt động thương mại quốc
tế. Bởi hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên quan đến việc mua bán các ngoại tệ
trên thị trường. Mà các loại ngoại tệ được các doanh nghiệp chủ yếu giao dịch
thông qua hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra trong một số trường hợp
ngoại tệ được dùng làm phương tiện cất giữ giá trị hay đầu cơ. Tuy nhiên, hoạt
động này rất ít và nó chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trong các giao dịch ngoại
tệ và được thực hiện chủ yếu bởi các cá nhân.
Thứ hai, là hoạt động KDNT gắn chặt với tỷ giá. Tỷ giá phản ánh biến động
của các loại ngoại tệ nên để thực hiện thành công hoạt động này cần theo sát các
biến động tỷ giá trên thị trường ngoại tệ quốc tế.
Thứ ba, hoạt động KDNT là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Một trong
những đặc trưng của họat động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt
động KDNT nói riêng đó là có chứa đựng rất nhiều rủi ro. Các rủi ro chủ yếu
mà hoạt động KDNT phải đối mặt là rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất. Ngoài ra còn
mốt số rủi ro khác nhưng có ít tác động đến hoạt động KDNT đó là rủi ro thanh
khoản, rủi ro đạo đức, rủi ro tín dụng…. Để phòng ngừa rủi ro thị trường các
NHTM thường sử dụng các công cụ thị trường phái sinh như hợp đồng kỳ hạn,
hợp đồng hoán đổi lãi suất, hơp đồng quyền chọn để làm cân bằng trạng thái
luồng tiền và cố định các mức tỷ giá và lãi suất giao dịch.
1.2.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ với NHTM
Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra càng mạnh mẽ, sự cạnh tranh
giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì vai trò của KDNT càng quan trọng
với các NHTM
Thứ nhất, nó đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. KDNT thông qua việc mua
bán để hưởng chênh lệch tỷ giá hay thông qua việc đầu cơ dựa trên những dự
báo về biến động lãi suất có thể đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho
ngân hàng.
Thứ hai, nó mở rộng họat động của ngân hàng thông qua việc thúc đẩy và tài
trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Rõ
ràng rằng nếu một ngân hàng không có đủ trạng thái ngoại tệ cần thiết hay
không huy động đủ lượng ngoại tệ cần thiết thì sẽ rất khó có thể giúp các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu thanh toán hay làm ngân hàng đại lý, ngân hàng chiết
khấu trong phương thức tín dụng chứng từ. Ngoài ra việc đáp ứng nhu cầu thu
mua ngoại tệ giúp các cá nhân trong việc học tập, công tác cũng như di lịch, qua
đó cũng góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu chênh lêch tỷ
giá mua và bán. Với những hoạt động như vậy giúp ngân hàng mở rộng hoạt
động đồng thời làm tăng vị thế cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Thứ ba, nó giúp ngân hàng phòng chống rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh.
Thực hiện việc KDNT là một cách thức đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngân
hàng nhằm phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng nhằm phục
vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tăng khả năng cạnh tranh của ngân
hàng trên thị trường. Hơn nữa ngân hàng cũng có thể xử lý một cách linh động
hơn trước những biến động của đồng nội tệ.
1.2.3 Các hình thức kinh doanh ngoại tệ cơ bản của NHTM
Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM tập trung vào 4 hình
thức chính như sau:
Thứ nhất NHTM mua và bán ngoại tệ cho khách hàng để tài trợ cho thanh
toán xuất nhập khẩu thông qua phương thức tín dụng chứng từ là chủ yếu hoặc
thông qua tín dụng cho vay ngoại tệ.
Thứ hai NHTM mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho mình nhằm
mục đích thực hiện đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thứ ba NHTM mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích cân bằng trạng thái
ngoại tệ hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Thứ tư NHTM mua và bán ngoại tệ nhằm kinh doanh hưởng chênh lệch tỷ
giá và lãi suất hoặc đầu cơ kiếm lời khi tỷ giá thay đổi.
Để thực hiện việc mua bán các loại ngoại tệ thì ngân hàng thực hiện thông
qua các giao dịch ngoại tệ chính sau:
1.2.3.1 Giao dịch giao ngay (Spot)
a.Spot
Giao dịch giao ngay là giao dịch mà việc chuyên giao giữa các đồng tiền
được thực hiện trong vòng 2 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng. Thị trường giao
ngay được biết đến như là một thị trường rất lớn và sôi động với khối lượng tiền
cực lớn luân chuyển qua thị trường.
Thị trường giao ngay bao gồm 2 thị trường là thị trường bán buôn và thị
trường bán lẻ. Thị trường bán buôn có doanh số lớn hơn rất nhiều so với thị
trường bán lẻ do đó thông thường người ta coi thị trường giao ngay là thị trường
bán buôn. Ngòai ra thị trường bán buôn này cũng được gọi là thị trường liên
ngân hàng vì thị trường này thực hiện giao dịch giữa các ngân hàng với nhau và
mỗi một giao dịch với khối lượng rất lớn. Còn với thị trường bán lẻ thì giao dịch
thực hiện giữa ngân hàng với các khách hàng lẻ. Tỷ giá được hình thành trên thị
trường bán buôn hay thị trường liên ngân hàng gọi là tỷ giá bán buôn hay tỷ giá
liên ngân hàng do các ngân hàng trực tiếp giao dịch với nhau và do mức cung
cầu trên thị trường mà tạo nên tỷ giá này. Dựa trên cơ sở tỷ giá này thì các ngân
hàng sẽ qui dịnh tỷ giá bán lẻ áp dụng cho khách hàng lẻ. So với tỷ giá bán
buôn thì độ rộng (spread) của tỷ giá bán lẻ rộng hơn (khoảng cách giữa tỷ giá
bán và tỷ giá mua của ngân hàng). Các ngân hàng không nhất thiêt phải tham
gia giao dịch liên ngân hàng thì mới có được tỷ giá bán lẻ mà có thể cập nhập số
liệu giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thông qua một mạng máy tính nối
mạng với nhau để có thể đưa ra tỷ giá bán lẻ của ngân hàng
Ở Mỹ cũng như ở nhiều nước phát triển khác, thị trường ngoại hối giao
ngay có hai cấp. Cấp thứ nhất đó là thị trường liên ngân hàng trực tiếp giữa các
ngân hàng, đây là thị trường tập trung, liên tuc, đấu giá mở và giao dịch hai
chiều. Cấp thứ hai là thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới, đây
là thị trường bán tập trung, liên tục đặt lệnh có giới hạn thông qua phương thức
đấu giá một chiều.
Đối với các giao dịch giao ngay, lãi và lỗ được xác định trên cơ sở tính giá
trị luồng tiền ròng cuối ngày ứng với tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch đó.
b.Arbitrage
Nghiệp vụ acbit là một dạng của nghiệp vụ giao ngay. Theo nghĩa đơn giản
thì hiểu nghiệp vụ acbit là là việc sử dụng chênh lệch tỷ giá giữa các đồng tiền
khác nhau để thu lợi thông qua việc mua và bán ngoại tệ.
Nghiệp vụ này được tiến hành thông qua việc mua bán ngoại tệ đồng thời
trên các thị trường ngoại hối khác nhau theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ và bán ở
nơi đắt hay mua với tỷ giá thấp và bán với tỷ giá cao
Nghiệp vụ này có hai cách thức hiện giao dịch đó là kinh doanh đơn giản và
kinh doanh phức tạp. Kinh doanh đơn giản được thực hiện thông qua việc mua
bán trên 2 thị trường khác nhau trong cùng một thời điểm. Kinh doanh phức tạp
thực hiện thông qua nhiều thị trường mà thông thường là 3 thị trường.
1.2.3.2 Giao dịch kỳ hạn (Forward)
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch được thảo thuận ngày hôm nay nhưng việc
thực hiện giao dịch là vào một ngày trong tương lai với mức tỷ giá đã thỏa
thuận trước, thông thường ngày trong tương lai thường là 30, 60, 90, 120 hay
180 ngày.
Tỷ giá áp dụng trong giao dịch kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay goi là tỷ giá
kỳ hạn. Tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn được thỏa thuận ngay từ ngày hôm
nay và sẽ là tỷ giá thực hiện cho giao dịch trong tương lai. Công thức để xác
định tỷ giá kỳ hạn được xác định như sau:
FR = SR + (-) FM
Trong đó: FR: forward rate - tỷ giá kỳ hạn
SR: spot rate – tỷ giá giao ngay
FM: forward point – điểm kỳ hạn
Dấu + khi dự đoán các yếu tố tác động làm cho FM > SR gọi là
premium
Dấu – khi dự đoán các yếu tố tác động làm cho FM < SR goi là
discount
Điểm kỳ hạn FM được tính toán dựa trên chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền
theo công thức sau:
FM = Tỷ giá giao ngay * số ngày kỳ hạn * chênh lệch lãi suất 2 đồng